Bé bị chàm sữa mãi không khỏi, mẹ phải làm sao?

Mặc dù cha mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau xong chàm sữa ở trẻ mãi không khỏi. Điều này khiến cha mẹ lo lắng và khiến cuộc sống gia đình xáo trộn nặng nề. Vậy các mẹ cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bé bị chàm sữa mãi không khỏi, mẹ phải làm sao? 1

Lý do khiến bé bị chàm mãi không khỏi là gì?

Có rất nhiều lý do khiến chàm sữa ở trẻ mãi không khỏi, tuy nhiên trường hợp cha mẹ đã sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng chàm sữa vẫn tái lại nhiều lần thì nguyên nhân nằm ở sai lầm trong cách điều trị của phụ huynh.

Lý do khiến chàm sữa mái không khỏi có thể đến từ sai lầm trong phương pháp điều trị của phụ huynh.
Lý do khiến chàm sữa mái không khỏi có thể đến từ sai lầm trong cách điều trị của phụ huynh.

Trẻ mắc chàm sữa thường quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ, sụt cân khiến cha mẹ rất lo lắng vì thương con, do đó hay dẫn tới tâm tý muốn nhanh chóng để chữa bệnh triệu để cho bé. Chính những suy nghĩ này khiến chàm sữa dai dẳng, khó chữa hơn. Một số sai lầm trong điều trị mà phụ huynh hay mắc phải bao gồm:

  • Không vệ sinh vùng da vị chàm sữa: Không giữ cho vùng da bị chàm thoáng mát, không tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho da bé khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập và gây hại là nguyên nhân khiến chàm khởi phát và chuyển biến nặng hơn.
  • Sử dụng các loại lá (theo dân gian) để tắm cho trẻ khi chưa hiểu rõ về cách sơ chế, tác dụng, hay không có nguồn gốc rõ ràng khiến trẻ bị kích ứng da làm chàm sữa nặng hơn có thể gây bội nhiễm.
  • Tắm cho trẻ bằng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa, bảo quản cao: Trẻ mắc chàm sữa có làn da yếu, nhạy cảm khi sử dụng những hợp chất hóa học này trên da khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Không dưỡng ẩm cho da bé: Khi mắc chàm sữa, da trẻ thường khô ráp. Nếu trong quá trình điều trị cha mẹ không thường xuyên dững ẩm cho bé sẽ làm da trẻ nứt nẻ, rát đỏ, da căng tức có thể khiến chảy máu. Điều này làm bệnh lâu khỏi hơn.
  • Lạm dụng kem bôi chứa corticoid: Nhiều mẹ khi thấy con mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu liền nôn nóng tìm các loại thuốc bôi có chứa corticoid vì chúng có tác dụng lập tức lên vết thương, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng, corticoid không tốt cho da trẻ. Việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da, mất màu da và suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
  • Điều trị rập khuôn: Chàm sữa là bệnh lý về da có diễn biến phức tạp và phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Bởi vậy, ở mỗi giai đoạn cần có sự điều trị tương ứng, việc rập khuôn theo một phương pháp hoặc kết hợp cùng lúc quá nhiều phương pháp khác nhau sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
  • Chủ quan: Giai đoạn đầu của chàm sữa có các biểu hiện giống với rôm sảy, nẻ da thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ thường chủ quan. Việc chủ quan, thờ ơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, khó điều trị sứt điểm hoặc nghiêm trọng hơn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ cần quan tâm đến con hơn nhất là vấn đề nhỏ, đừng để phải trả giá đắt vì sự chủ quan với chàm sữa.
  • Tâm lý nôn nóng: Tâm lí muốn trị thật nhanh chàm sữa chỉ trong 1-2 lần điều trị là sai lầm thường gặp ở 90% các bậc phụ huynh. Cha mẹ cần nhớ rằng “dục tốc bất đạt”. Điều trị khỏi nhanh hay chậm còn dựa vào cơ địa của từng bé. Việc nôn nóng muốn trẻ khỏi nhanh không những khiến phụ huynh lựa chọn sai cách chữa mà còn làm bệnh tái đi tái lại nhiều lần và khó chữa hơn.

➤  Xem đầy đủ tại: Nguyên nhân, dấu hiệu báo bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa mãi không khỏi, cần phải làm gì?

Chàm sữa là một bệnh dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Mục đích của việc điều trị là giúp làm giảm bớt các triệu chứng và tránh nguy cơ bội nhiễm. Trường hợp chữa mãi không khỏi, tái phát thường xuyên cha mẹ cần đưa mau chóng đưa bé đến bác sĩ chuyên môn để được thăm khám sớm nhất. Tùy vào thể trạng của bé, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo 4 cách dưới đây:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Mẹ nên tránh những thực phẩm tanh, nhiều dầu mỡ. Tăng cường đồ ăn nhiều chât sxow và vitamin
Tránh những thực phẩm tanh, nhiều dầu mỡ, nên ăn các món thanh đạm, có nhiều chất cơ như rau xanh, trái cây.

Trong quá trình điều trị chàm sữa, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là những mẹ đang cho con bú. Mẹ cần tránh những thực phẩm tanh, thực phẩm quá nhiều chất đạm và đồ ăn nhiều chất béo.

  • Thực phẩm tanh: các loại hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ,…
  • Thực phẩm quá nhiều đạm: trứng, sữa bò và các chế phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm nhiều chất béo: đồ ăn chiền xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra còn các các loại hạt như lạc, đậu cũng chứa nhiều chất béo.

Hải sản dễ gây kích ứng, ngoài ra đồ ăn quá nhiều dinh dưỡng khiến trẻ khó tiêu hóa hết cũng kích thích các triệu chứng của chàm sữa bùng phát. Vì vậy, các mẹ nên tránh những thực phẩm trên, thay vào đó, mẹ nên ăn các món thanh đạm, có nhiều chất cơ như rau xanh, trái cây, bổ sung đạm từ thịt lợn nạc, thịt gà để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé đồng thời giúp ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh.

Giảm số lần bú mẹ

Nếu như điều chỉnh chế độ ăn uống mà các triệu chứng chàm sữa ở trẻ vẫn không thuyên giảm, mẹ có thể phải giảm số lần cho con bú. Rất nhiều trường hợp bé bị chàm sữa do dị ứng với thành phần có trong sữa mẹ, do đó mẹ phải giảm số lần cho con bú, thay thế bằng sữa ngoài. Nếu bé đáp ứng tốt tức là sữa mẹ có vấn đề.

Lưu ý: Áp dụng phương pháp này, tuyệt sối không ngắn sữa mẹ hoàn toàn vì trẻ vẫn đang trong thời lỳ sơ sinh. Mẹ chỉ cho con bu ít đi, sau khi trẻ bình ổn có thể cho con bú trở lại.

Thay đổi phương pháp điều trị

Nếu trong phương pháp điều trị cũ mẹ có sử dụng thuốc bôi nhưng tình trạng bênh vẫn không thuyên giảm, mẹ nên xin ý kiến các sĩ về việc bổ sung thêm thuốc uống. Thuốc uống sẽ có tác dụng toàn thân, điều trị triệu chứng chàm bùng phát ở những giai đoạn mạnh mẽ.

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống thích hợp. Tất cả các loại thuốc cần uống theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa được sứ đồng ý của bác sĩ tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

☛ Tham khảo thêm tại: Mách mẹ cách trị chàm sữa (lác sữa) cho trẻ 

Vệ sinh sạch sẽ da bé

Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa
Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa.

Tắm rửa và vệ sinh cơ thể bé mỗi ngày là việc cần thiết trong điều trị chàm sữa ở trẻ.  Mẹ nên tắm cho bé từ 1-2 lần/ngày, chỉ nên tắm khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu. Các mẹ lưu ý sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến da bé bị khô gây ngứa hơn.

Mẹ nên thận trọng khi lựa chọn sữa tắm cho bé. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé, mẹ nên chọn sản phẩm dành riêng cho bé, lành tính với da của trẻ. Ưu tiên dạng sữa tắm ít bọt, có nguồn gốc tự nhiên. Tránh nhưng sản phẩm có chất tạo mùi, tạo bọt sẽ gây kịch ứng da trẻ, khiến chàm sữa nặng hơn.

Quần áo cũng rất quan trọng mà mẹ thương không để ý đế. Nên lựa chọn những loại quần áo rộng rãi, thoàng mát, chất liệu cotton, tránh dùng len hay sợi tổng hợp có thể gây cọ xát lên vùng da bị chàm.

➤  Tìm hiểu thêm giải pháp: Trẻ sơ sinh bị chàm sữa các mẹ nên làm gì?

Ngoài ra, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và đồ dùng của bé thường xuyên cũng hạn chế khả năng tái phát chàm sữa ở trẻ.

Khi bé bị chàm mãi không khỏi bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để tìm ra những biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Để kiểm soát được bệnh, mẹ cần kiên trì điều trị trong khoảng thời gian dài. Nếu dùng các kem bôi chàm sữa, mẹ nên sử dụng các sản phẩm không chứa corticoid điển hình như SODERMIX® CREAM

Cách tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế, kiểm tra bởi các bác sĩ có chuyên môn để tìm được cách điều trị thích hợp cho con. Bệnh càng để lâu sẽ càng khó điều trị và có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp phụ huynh giải đáp được thắc mắc “tại sao bé bị chàm sữa mãi không khỏi?” và đưa ra một số gợi ý giúp mẹ tìm ra hướng giải quyết an toàn cho sức khỏe của bé.

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...