Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa dứt điểm

Bệnh chàm có chữa khỏi được không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Do căn nguyên và cơ chế khởi phát phức tạp nên bệnh lý chưa rõ ràng. Do đó, việc bệnh có chữa được không vẫn là câu hỏi của hầu hết người bệnh. Ngoài ra, chàm còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy có rất nhiều người quan tâm đến cách làm thế nào để trị dứt điểm căn bệnh này. Để trả lời cho câu hỏi: ” Bệnh chàm có chữa được không? Cách trị dứt điểm?” Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh chàm là gì?

1. Bệnh chàm là gì? 1
Biểu hiện chung của chàm là: ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, có khi gây khô căng da khó chịu

Chàm hay còn có tên khoa học là eczema, là một bệnh lí về da thường thấy ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Chúng phổ biến trên khắp thế giới khi có khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Trong đó, ở Việt Nam, bệnh chàm chiếm 25% tổng số các bệnh ngoài da và là một trong những lý do hàng đầu khiến người bệnh phải đến khám ở những bệnh viện da liễu.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng vì cơ chế hình thành bệnh rất phức tạp. Tuy nhiên, nghiên cứu của của các bác sĩ da liễu đã cho thấy rằng bệnh chàm khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân ngoài môi trường bao gồm: di truyền, cơ địa mẫn cảm, tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng,…

Chàm có tính dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Biểu hiện chung của chàm là: ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, có khi gây khô căng da khó chịu. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh. Do đó, bệnh chàm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đọc thêm thông tin bệnh tại:Bệnh chàm eczema và những điều bạn cần biết!. Hoặc muốn nhanh hơn, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được tư vấn, giải đáp tận tình.

2. Bệnh chàm có chữa được không?

2. Bệnh chàm có chữa được không? 1
Bệnh chàm không thể điều trị hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát tổn thương và giảm tần suất tái phát

Bệnh chàm có tác động gây tổn thương da mãn tính, điển hình là tình trạng da nổi mụn nước gây ngứa ngáy, sờ tay vào sẽ có cảm giác khô sần, bong tróc vảy, nứt nẻ. Bệnh chàm có xu hướng phát triển mãn tính, dai dẳng và tái phát nhiều lần. Thống kê cho thấy, bệnh có thể thuyên giảm sau khi trưởng thành ở 50% trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên ở một số người, bệnh cũng có thể phát triển trong suốt cả cuộc đời.

Mặc dù chỉ biểu hiện lâm sàng ngoài da nhưng chàm lại có cơ chế hình thành khá phức tạp. Dù đã được nghiên cứu trong nhiều năm nhưng cho đến nay căn nguyên và cơ chế sinh bệnh vẫn có nhiều điểm chưa sáng tỏ. Chính vì vậy hiện nay, điều trị bệnh chàm còn gặp nhiều khó khăn.

Sau khi điều trị, tổn thương da có thể thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với các yếu tố kích thích (các chất dị nguyên, khói thuốc lá, thay đổi thời tiết,..), bệnh có thể tái phát trở lại.

Như vậy, bệnh chàm không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích của quá trình điều trị là cải thiện, giảm mức độ tổn thương da, hạn chế cơn ngứa và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Ngoài ra để kiểm soát bệnh, tránh tình trạng bội nhiễm cần kết hợp giữa việc điều trị với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát.

Dù chưa thể điều trị và phòng ngừa hoàn toàn nhưng chàm là bệnh lý tương đối lành tính, chỉ gây thương tổn ngoài da và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Xem thêm: Bé bị chàm sữa có thể tự khỏi không?

3. Nguyên tắc điều trị bệnh chàm

Việc điều trị bệnh eczema còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nhau như tuổi tác, tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay có nhiều cách để chưa trị chàm da, từ phương pháp hiện đại như sử dụng thuốc tây đến cách chữa cổ truyền theo các bài thuốc đông ý, hay áp dụng các mẹo chữa theo dân gian.

Dù khác nhau về hình thức nhưng chung quy lại các phương pháp chữa chàm vẫn theo một nguyên tắc nhất định. Đó là tuân theo mục đích kiểm soát các cơn ngứa ngáy, giảm mức độ tổn thương trên da, ngăn ngừa bệnh tiến triển và nguy cơ bội nhiễm.

4. Phương pháp chữa chàm hiệu quả

Sử dụng thuốc điều trị chàm

Thuốc bôi chứa corticoid là một phương pháp được dùng để điều trị các bệnh lí ngoài da thể nặng ở trẻ em, trong đó có bệnh chàm sữa
Thuốc bôi chứa corticoid là một phương pháp phổ biến được dùng để điều trị bệnh chàm

Tùy vào vì trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc điều trị phù hợp, bao gồm:

  • Dung dịch sát khuẩn: Các dung dịch sát khuẩn (Milian, xanh metylen, hồ nước,…) được sử dụng trong giai đoạn da nổi nhiều mụn nước nhằm sát trùng, làm khô vùng da tổn thương và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Thuốc mỡ Corticosteroid: Thuốc này chỉ được sử dụng khi bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn mãn tính, tổn thương trên da dần khô lại. Cơ chế hoạt động của corticoid lên làn da bị chàm là làm giảm chất trung gian trong phản ứng gây viêm, cải thiện tình trạng viêm và ngứa.

Lưu ý: Lạm dụng corticoid trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ như mòn da, teo da, vàng da,… Do đó, chỉ nên dùng corticoid trong điều trị ngắn hạn (không quá 2 tuần). Để được tư vấn sử dụng thuốc Corticoid đúng, hiệu quả các bạn có thể kết nối chuyên gia thông qua Zalo  TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225  để được hỗ trợ nhanh nhất.

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc hoạt động bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1 nhằm ngăn chặn hoạt động phóng thích histamine vào niêm mạc và da do đó thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm da và ngứa ngáy dữ dội. Những loại thuốc thuộc nhóm này có khả năng ứng chế chất trung gian gây viêm, ngứa ngáy, dị ứng, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và cảm giác khó chiu, nhất là vào ban đêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID):  Hiện nay, có một loại thuốc chống viêm mới gọi là crisaborole (Eucrisa) có thể được dùng cho điều trị bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bôi crisaborole 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm da, giúp da trở lại trạng thái bình thường.
  • Corticosteroid dạng uống và tiêm: Dạng thuốc này có hoạt lực mạnh, có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm nghiêm trọng hoặc khó điều trị. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tổn thương da, loãng xương nên chỉ dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng sinh: Gãi nhiều do ngứa ngáy hoặc không vệ sinh da sạch sẽ là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. Đối với những trường hợp chàm bội nhiễm này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh dạng uống như Cephalosporin và Amoxicilin. Nhóm thuốc này được dùng liên tục trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Mẹo dân gian điều trị bệnh chàm

Điều trị chàm khô theo kinh nghiệm dân gian là sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, có mức độ lành tính cao đồng thời cách thực hiện đơn giản để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Một số mẹo dân gian mà bạn có thể áp dụng như:

☛ Chữa chàm bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm. Lá trà xanh có chứa hoạt chất Epigallocatechin gallate (EGCG), ngoài ra còn chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C. Các hoạt chất này có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm.

Cách sử dụng: Đun sôi lá trà xanh với nước, để tăng tính kháng khuẩn bạn có thể cho thêm một chút muối. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị chàm 1 lần/ngày để nhận thấy sự thay đổi.

☛ Chữa chàm bằng lá trầu không

Lá trầu không có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm sữa như: tấy đỏ, mẩn ngứa, mụn nước rất tốt.
Lá trầu không có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: tấy đỏ, mẩn ngứa, mụn nước rất tốt.

Trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước.

Cách sử dụng: Bạn có thể vo nát một nắm lá trầu, sau đó bỏ vào nồi nước sôi tầm 10 phút. Nước đó bạn có thể dùng để rửa vùng da bị tổn thương. Áp dụng liên tục thường xuyên sẽ giúp da đỡ mẩn đỏ, ngứa ngáy, ngăn ngừa bong tróc da.

☛ Chữa chàm bằng nha đam

Trong thân cây nha đam có nhiều chất khoáng và vitamin nên có tác dụng là ẩm da. Không chỉ vậy, các hợp chất acid salicylic, bradykinase, magie… trong nha đam còn giúp giảm sưng viêm, loại bỏ các kích ứng đỏ trên da, ngăn ngừa sự sừng hóa cho vùng da bị chàm.

Cách sử dụng: Gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần lõi trắng bên trong. Giã nát phần nha đam vừa lấy được và bôi lên vùng da bị chàm (vùng da bị chàm phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi). Để trong vòng 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Phương pháp này có thể thực hiện 2-3 lần/ngày.

Ưu điểm của phương pháp chữa chàm theo kinh nghiệm dân gian là nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm, lành tính với da và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm bớt các triệu chứng của chàm chứ không thể giải quyết được căn nguyên gây bệnh. Do đó, phương pháp này chỉ khuyến khích những trường hợp bị chàm nhẹ. Để nhận tư vấn về cách trị chàm hiệu quả, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình

Xem thêm: Tổng hợp cách chữa chàm khô theo dân gian

Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà 1
Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm cho da để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Song song với các biện pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát, đồng thời hỗ trợ làm giảm tổn thương da hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể áp dụng chế độ chăm sóc bệnh chàm như sau:

  • Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm bằng cách tắm rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn các các tác nhân gây bệnh chàm.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì điều này có thể khiến da bị khô, gây nen các cơ ngứa ngáy dai dẳng, khó điều trị dứt điểm
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học: Bổ sung các thoại thực phẩm tốt cho sức khỏe vào thực đơn mỗi ngày như rau, củ quả tươi,…
  • Tránh tiếp xúc với các dị ứng gây bệnh như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất độc hại. Tường xuyên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên, đều đặn từ 2-4 lần/ngày. Thói quen này giúp giảm tình trạng khô da. Nên chọn những loại kem dưỡng dưỡng ẩm có kết cấu kem đặc hoặc dạng mỡ nhằm ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước, giữ ẩm cho da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm và thấm hút để tránh tình trạng da đổ nhiều mồ hôi và kích ứng do ma sát.
  • Tuyệt đối không chà xát và cào gãi lên vùng da bị tổn hương, điều nay có thể dẫn tới tình trạng bội nhiễm chàm gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Như vậy, trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho thắc mắc “bệnh chàm có chữa được không?”. Người bệnh cần lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để bôi lên vùng da bị chàm. Tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để trao đổi về tình trạng và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để đẩy lùi được các triệu chứng về da hiệu quả.

5. Sodermix Cream – Kem bôi hỗ trợ hiệu quả điều trị chàm

Ngoài các biện pháp điều trị trên, các bác sĩ da liễu khuyên người bị chàm nên kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược SODERMIX® CREAM.

Sodermix có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy và hỗ trợ điều trị thâm sẹo để lại
Sodermix có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy và hỗ trợ điều trị thâm sẹo để lại

SODERMIX® là kem bôi độc đáo không chứa corticoid, đây là liệu pháp điều trị đẩu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh được chiết xuất từ cà chua xanh có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Do đó sản phẩm có độ lành tính cao, rất an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài ra, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của chàm.

Tốt nhất để chàm hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da, bạn cần sử dụng kem bôi Sodermxi ngay từ khi các triệu chứng của chàm bắt đầy xuất hiện giúp ngăn chặn kịp thời sự tiến triển và lan rộng của vùng da bị chàm.

Công dụng của Sodermix trong việc điều trị viêm da cơ địa đã được chứng minh lầm sang, bạn có thể xem chi tiết qua bài viết: Sodermix kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả của Pháp

Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc số Zalo 0862.241.650 để được chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

Nguồn: Sodermix.vn

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...