Bệnh chàm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chàm tai là một trường hợp của bệnh chàm eczema khi mà các triệu chứng xuất hiện ở vùng da tai hoặc xung quanh tai. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ người lớn cho tới trẻ nhỏ với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như những rủi ro có thể xảy ra, mọi người cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về chứng bệnh này. Cụ thể các thông tin về chàm tai chúng tôi sẽ cung cấp qua bài viết dưới đây.

Bệnh chàm tai là gì? Có mấy loại?

Bệnh chàm tai là gì? Có mấy loại? 1

Chàm tai là một dạng của bệnh chàm, khi đó vùng da bên trong hoặc bên ngoài ống tai bị phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, kích ứng,… Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng này, chẳng hạn như di truyền, hệ miễn dịch, tiếp xúc chất dị ứng, kích ứng,…

Thông thường, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người bị viêm da tiết bã, vẩy nến sẽ có nguy cơ mắc chàm tai cao hơn bình thường. Bệnh không có khả năng truyền nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường nhưng lại rất dễ lan rộng sang các vùng da lành khác trên cơ thể người mắc.

➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm – Nguyên nhân, phân loại và cách chữa hiệu quả

Dưới đây là 3 loại chàm phổ biến thường xuất hiện ở vùng tai:

  • Chàm dị ứng: Thường xuất hiện ở phía sau tai hoặc trong ống tai với biểu hiện gồm da khô, ngứa ngáy, nứt nẻ,…
  • Chàm bã nhờn: Hình thành do sự rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tác động của nấm Malassezi. Xuất hiện nhiều ở vùng da đầu, cổ, tai,…
  • Chàm da: Gặp nhiều ở người cao tuổi và tác nhân gây bệnh thường là do thay đổi thời tiết

Nguyên nhân gây chàm tai

Nguyên nhân chính xác gây chàm tai cho đến hiện tại vẫn chưa xác định rõ ràng. Chỉ biết bệnh có liên quan đến đột biến gen di truyền và sự rối loạn hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Theo đó, các đột biến gen này gây ảnh hưởng đến một prtein tên Filaggrin khiến da dễ bị kích ứng, viêm nhiễm.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ bùng phát chàm tai, cụ thể như:

  • Dị ứng với các dị nguyên như mạt bụi, phấn hoa, lông động vật, thức ăn,…
  • Thời tiết thay đổi, khô hanh, nóng lạnh đột ngột,…
  • Đeo trang sức, khuyên tai bằng kim loại dễ gây kích ứng như Niken.
  • Sử dụng khăn mặt hoặc đội mũ bằng chất liệu như len, dạ,… rất dễ gây kích ứng da.
  • Không vệ sinh mặt, tóc, da đầu, tai sạch sẽ hoặc sử dụng những sản phẩm làm sạch không phù hợp.
  • Thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
  • Căng thẳng, stress kéo dài

Dấu hiệu nhận biết chàm tai

Dấu hiệu nhận biết chàm tai 1

Cũng giống như các bệnh chàm khác, khi bị chàm tai người bệnh sẽ gặp các triệu chứng cơ bản như:

  • Khô da, tróc vảy ở khu vực ống tái hoặc xung quanh tai.
  • Da tai nổi các mẩn có màu đỏ hoặc hồng nhạt, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Vùng da xung quanh tai có thể bị phù nề, sưng đỏ và viêm.
  • Có thể có dịch lỏng chảy ra từ bên trong tai.
  • Các tổn thương có thể ảnh hưởng đến vùng da lân cận phía sau tai, gáy,…

Các triệu chứng này thông thường sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng. Với trường hợp nặng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Khu vực nhiễm bệnh da trở nên sưng, đỏ, thậm chí là đổi màu.
  • Da khô ráp, nhạy cảm, dễ kích ứng gây đau rát.
  • Vùng da tổn thương nứt nẻ, chảy máu.
  • Da bên trong ống tai bị nhiễm trùng.

Lưu ý: Người bệnh chàm tai có thể sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy và khó chịu, tuy nhiên mọi người cần tránh cào gãi hay ma sát mạnh ở vùng da này vì như vậy sẽ khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

Chẩn đoán chàm tai như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chàm tai và đánh giá tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng bên ngoài đồng thời tiến hành kiểm tra tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm da để chẩn đoán chàm tai cũng như xác định tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi một số câu về yếu tố cơ địa dị ứng của người bệnh hoặc người thân trong gia đình họ để xác định bệnh chàm do di truyền.

Chẩn đoán chàm tai như thế nào? 1

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da tai sau khi tham khảo lịch sử y tế của người bệnh. Việc làm này sẽ giúp bác sĩ loại bỏ các bệnh lý tương tự như vảy nến, viêm da dày sừng,…

Chàm tai có nguy hiểm? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tương tự như các bệnh chàm da khác, chàm tai không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng mà chúng gây ra lại ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và thẩm mỹ của người mắc. Chàm tai tiến triển dai dẳng qua nhiều giai đoạn, khó điều trị và rất dễ tái phát. Nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh sẽ trở nặng, gây khó khăn cho quá trình chữa trị, thậm chí gây bội nhiễm da, để lại sẹo vĩnh viễn.

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm chàm tai, các phương pháp hiện tại đều nhằm khắc phục triệu chứng, ngăn bệnh tái phát trở lại. Vì vậy, mọi người cần chủ động nhận biết, đi khám da liễu ngay khi thấy có triệu chứng nghi ngờ mắc chàm tai để ngăn ngừa và điều trị bệnh tốt hơn.

Ngoài ra, trong các trường hợp sau, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục phù hợp:

  • Chàm tai tái đi tái lại liên tục, thời gian tái phát ngày càng rút ngắn.
  • Triệu chứng không thuyên giảm sau một thời gian áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm ở vùng da bị bệnh.

Biện pháp điều trị chàm tai hiện nay

Vì chàm tai được xem là bệnh da liễu mãn tính, kéo dài dai dẳng nên việc điều trị đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Điều trị chàm càng sớm thì thời gian điều trị càng được rút ngắn, nguy cơ tái phát càng thấp. Ngược lại, nếu chủ quan, để mặc kệ, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính rất khó điều trị, tái phát liên tục và dễ gặp biến chứng.

Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện bệnh chàm tai hiệu quả, mọi người có thể tham khảo

1. Tránh xa dị nguyên

Một trong những yếu tố phổ biến gây bùng phát chàm tai đó là tiếp xúc với các dị nguyên, chẳng hạn như: mỹ phẩm, dầu gội, phấn hoa, lông động vật, ánh nắng mặt trời, gió,…

Vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngoài da của bệnh, cần xác định được yếu tố dị nguyên gây kích ứng, đồng thời có các biện pháp loại bỏ cũng như chủ động tránh xa chúng.

1. Tránh xa dị nguyên 1

Tránh xa các loại mỹ phẩm gây kích ứng da

Tóm lại, để kiểm soát tốt được các bệnh lý chàm nói chung và chàm tai nói riêng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến yếu tố dị nguyên như sau:

  • Tránh xa các loại mỹ phẩm, dầu gội chứa hoặc nghi ngờ chứa các chất gây kích ứng da.
  • Loại bỏ các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… ra khỏi thực đơn
  • Không mặc trang phục hoặc đội mũ làm bằng chất liệu có thể gây ngứa như len, dạ,…
  • Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo,…) hoặc đồ vật có lông trong nhà. Chăn, ga, gối cũng nên dùng loại có bề mặt trơn nhẵn.
  • Kiểm soát tốt tâm trạng, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài gây rối loạn nội tiết, dẫn tới phát ra các bệnh lý ngoài da.
  • Không đeo trang sức, khuyên tai bằng kim loại, đặc biệt là Niken

Cách ly người bệnh với các yếu tố kích thích được coi là biện pháp đầu tiên cần thực hiện giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Loại bỏ được căn nguyên gây bệnh kết hợp với điều trị triệu chứng thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, bệnh cũng nhanh chóng được khắc phục.

2. Chăm sóc tại nhà

Hiệu quả điều trị chàm tai cũng sẽ phụ thuộc phần nào vào các biện pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tại nhà. Vì thế, quá trình chăm sóc tại nhà, người bệnh cần lưu ý:

– Giữ vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm, tổn thương, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh lây lan sang các vùng da lành khác.

– Bổ sung đầy đủ độ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước mỗi ngày hoặc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho da chàm. Da đủ ẩm sẽ hồi phục và tăng sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

– Để vùng da bị chàm tai luôn được thông thoáng, hạn chế che chắn quá mức.

– Hạn chế chọc ngoáy, chà sát mạnh ở vùng tai, đặc biệt là không nên dùng tay tác động vào khu vực này vì vi khuẩn ở tay có thể theo đó mà xâm nhập vào vùng da bị bệnh gây nhiễm trùng.

– Có thể cải thiện tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy ngoài da bằng cách chườm nóng vùng da tai bị chàm. Nên chườm bằng một chiếc khăn ẩm, đồng thời kiểm soát nhiệt độ nước trước khi chườm, tránh tình trạng nước quá nóng hoặc quá lạnh gây kích ứng vết chàm.

➤ Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp cách chữa bệnh chàm đơn giản tại nhà

3. Dùng thuốc khi cần thiết

Với những trường hợp cần thiết hoặc triệu chứng chàm tai diễn tiến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp sau khi tiến hành kiểm tra, thăm khám. Các nhóm thuốc thường được kê trong điều trị chàm tai gồm:

3. Dùng thuốc khi cần thiết 1

– Thuốc bôi chứa corticoid: Tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài vì sẽ gây teo da, giãn tĩnh mạch, mòn da,…

– Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc gây ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng từ đó hạn chế bùng phát bệnh. Vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh chỉ dùng trong trường hợp cần thiết.

– Thuốc kháng histamin: Tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa ngáy. Thường dùng dưới dạng viên uống, theo toa hoặc không theo toa. Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, mất tập trung nên khuyến cáo dùng thuốc vào ban đêm.

– Corticosteroid đường uống/tiêm: Loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp chàm mức độ nặng, khó kiểm soát. Tùy thuộc vào loại thuốc mà có thể sử dụng theo đường uống hoặc tiêm. Thuốc mang lại hiệu quả khá cao nhưng chỉ được dùng trong một thời gian ngắn nhất định, dùng lâu sẽ gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

– Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp các tổn thương da bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa chàm mà chỉ điều trị các bệnh nhiễm trùng kèm theo. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà liều lượng và thời gian sử dụng thuốc là khác nhau.

Vì những loại thuốc điều trị chàm tai ở trên đều ẩn chứa những tác dụng phụ nguy hiểm nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ đề ra. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng, tự ý thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ. Ngoài ra, nếu gặp bất cứ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc, cần nhanh chóng báo lại cho bác sĩ để có biên pháp xử trí kịp thời.

Sodermix  – Liệu pháp hoàn hảo cho chứng chàm tai

Cùng với các biện pháp điều trị ở trên, mọi người có thể kết hợp cùng với kem bôi Sodermix để đẩy lùi các triệu chứng chàm tai một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Sodermix  - Liệu pháp hoàn hảo cho chứng chàm tai 1

Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SOD này có tác dụng trung hòa các gốc tự do (gốc tự do là căn nguyên gây nên chàm, viêm da cơ địa,…) từ đó giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước,… do chàm gây ra.

Ngoài ra, thành phần Sodermix còn chứa  dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên khác giúp tăng khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ tái tạo làn da bị tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh hiệu quả trong việc trị bệnh viêm da cơ địa – Eczema của Sodermix. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm.

Sodermix  - Liệu pháp hoàn hảo cho chứng chàm tai 2

Đặc biệt hơn cả, Sodermix có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, KHÔNG CHỨA CORTICOID nên cực kỳ an toàn với làn da, có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Sản phẩm thích hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng, người bệnh đã có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh chàm tai cũng như một số phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người đã hiểu rõ hơn phần nào về chứng bệnh này, đồng thời có thêm kiến thức giúp chăm sóc và bảo vệ da tốt hơn. Chúc mọi người có một làn da thật khỏe mạnh!

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...