Kem sodermix

Tư vấn miễn cước 18006225

  • Trang chủ
  • SODERMIX®
  • Sẹo
  • Chàm
  • Viêm da cơ địa
  • Điểm bán
  • Tin tức
  • Hỏi đáp
  • Chứng minh lâm sàng
Trang chủ / Các loại chàm

Người bị bệnh eczema nên kiêng ăn những thực phẩm nào?

Để điều trị bệnh Eczema hiệu quả thì ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh còn phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình! Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh Eczema nên kiêng ăn tuyệt đối, nếu như không muốn bệnh ngày càng nặng và liên tục tái phát!

Mục lục

  • Thông tin cơ bản về bệnh chàm eczema
  • Cơ chế khiến bạn nổi chàm eczema qua đường thực phẩm
  • Cách xác định những thực phẩm gây chàm eczema
  • Người mắc bệnh eczema nên kiêng ăn gì?
    • Đồ tanh
    • Thực phẩm chứa nhiều chất béo
    • Nội tạng động vật
    • Thực phẩm có hàm lượng đường cao
    • Sữa và các chế phẩm từ sữa
    • Đầu nành
    • Rượu, bia và chất kích thích
  • Thời gian kiêng trong bao lâu

Thông tin cơ bản về bệnh chàm eczema

Thông tin cơ bản về bệnh chàm eczema 1
Chàm eczema là một bệnh lí phổ biến về da

Eczema hay còn được dân gian gọi là chàm – là một bệnh lý phổ biến vè da. Eczema tồn tại có nhiều dạng gồm: Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xsuc, tổ đỉa, viêm da dạng đồng tiền, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã nhờn. viêm da ứ đọng. Dù tồn tại dưới dạng nào thì bệnh cũng đều mang đến cho người bệnh cảm giác khó chịu, mệt mỏi, da ngứa ngáy, tấy đỏ và nổi mụn.

Đến nay, eczema vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Trên thực tế, quá trình chữa bệnh này khá tốn thời gian, đòi hỏi sự kiên trì. Để kiểm tốt nhất các triệu chứng của bệnh, bên cạnh sử dụng các biện pháp điều trị thì việc thay đổi trong lối sống, sinh hoạt phải cẩn thận như tắm giặt, ăn mặc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng đóng vai trò quan trọng.

➤ Đọc thêm: Bệnh chàm eczema và những điều bạn cần biết!

Cơ chế khiến bạn nổi chàm eczema qua đường thực phẩm

Cơ chế khiến bạn nổi chàm eczema qua đường thực phẩm 1
Cơ chế nổi chàm eczema do dị ứng thực phẩm

Bạn có biết rằng, có những thực phẩm mang lại kết quả tốt trong việc điều trị bệnh chàm, nhưng cũng có những thực phẩm sẽ làm bệnh nặng hơn.

Có một số loại thực phẩm làm cho bệnh eczema trở nên tồi tệ hơn. Bởi, chúng có thể kích hoạt các tế bào lymphoT, gây ra phản ứng viêm, cũng như làm giảm số lượng IgE – kháng thể mà cơ thể tạo ra để đối phó với chứng viêm. Với cơ chế trên, thực phẩm dị ứng hoàn toàn có khả năng làm bùng phát bệnh chàm eczema.

Thông thường, bệnh eczema dị ứng với thực phẩm thường không xảy ra ngay lập tức mà khoảng 6 đến 24 giờ sau khi ăn. Các triệu chứng như phát ban (đỏ da) và ngứa tăng dần là các biểu hiện ban đầu. Những triệu chứng trên sẽ tiến triển khác nhau, tùy thuộc cơ thể và tuân thủ điều trị của từng bệnh nhân.

Cách tốt nhất để kiểm soát các dấu hiệu của bệnh, ngoài việc sử sụng các biện pháp điều trị thì người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tránh những thực phẩm gây dị ứng là điều quan trọng mà người bệnh mắc eczema cần quan tâm hàng đầu trong lúc này.

Cách xác định những thực phẩm gây chàm eczema

Để xác định loại thực phẩm nào có thể gây ra phản ứng, bác sĩ thường sẽ khuyến nghị một chế độ ăn kiêng. Chế độ ăn kiêng này bao gồm việc tránh một số loại thực phẩm phổ biến nhất được biết là gây ra bệnh chàm.

Trước khi loại bỏ bất kỳ loại thực phẩm nào, một người sẽ cần phải thêm từ từ từng loại thực phẩm vào chế độ ăn uống của họ và theo dõi bệnh chàm của họ trong 4 đến 6 tuần để xác định xem họ có nhạy cảm với bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào hay không.

Nếu các triệu chứng của một người trở nên tồi tệ hơn sau khi thêm một loại thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống, người bệnh nên xem xét việc tránh nó trong tương lai. Ngược lại, nếu các triệu chứng của một người không được cải thiện khi loại bỏ một loại thực phẩm thì họ có thể không cần loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống của mình.

Trên đây là cách cơ bản giúp người bệnh có thể tự xác định các thực phẩm gây dị ứng cần tránh khi đang mắc chàm eczema một cách dễ dàng và hiệu quả.

Người mắc bệnh eczema nên kiêng ăn gì?

Những người bị bệnh chàm thường có kháng thể trong hệ thống cao hơn người khỏe mạnh. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng có phản ứng dị ứng hơn. Vỡi những người bị chàm bên có chế độ cắt giảm các chất gây dị ứng.

Dưới đây là một số loại thực phẩm phổ biến có thể làm bùng phát bệnh chàm eczema mà bạn cần loại bỏ khỏi chế độ ăn uống bao gồm:

Đồ tanh

Đồ tanh 1
Hải sản là nhóm thực phẩm đầu tiên được xếp đầu tiên trong danh sách những thực phẩm cần kiêng khi bị chàm.

Những món ăn từ hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá, mực, hến, sò, hàu, nghêu,… đều là những thực phẩm thuộc nhóm đồ tanh. Chúng được xếp đầu tiên trong danh sách những thực phẩm cần kiêng khi bị chàm. Hải sản tuy chứa nhiều đạm và vitamin có lợi cho sức khỏe, song chúng chỉ tốt với những người khỏe mạnh bình thường. Còn đối với người bị eczema thì nó lại là nhóm thực phẩm gây hại và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những đồ tanh, sống thường có tính hàn, chứa nhiều chất gây kích ứng, các histamin tự nhiên làm nặng thêm tình trạng bệnh chàm. Khi vào cơ thể, nồng độ các chất này cao và tập trung nhiều tại các thụ thể để thực hiện phản ứng dị ứng. Đây là căn nguyên gây ra bệnh chàm eczema cho cơ thể.

Đối với bệnh nhân bị eczema, đồ tanh dễ gây mưng mủ, sưng tấy vùng da bị chàm. Nhẹ thì nổi mụn nước li ti, ngứa ngáy và tấy đỏ. Nặng hơn thì lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể, hoặc chúng sẽ nổi lên ở những vùng da chưa từ bị ảnh hưởng và bắt đầu nhiễm trùng.

Do đó, nếu không muốn bệnh chàm nặng thêm thì bạn nên tránh đồ tanh, đặc biệt là hải sản. Kiêng những thực phẩm trên giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của chàm.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo 1
Chất béo có thể kích thích phản ứng viêm làm tăng mức độ sưng viêm và đau rát.

Chất béo có chia làm hai loại theo lợi ích đem lại là chất béo có hại và có lợi. Những chất béo có lợi như omega – 3, omega – 6 hay các axit béo no,… chúng là những chất cần thiết cho cơ thể như các loại cá, dầu thực vật, các loại hạt,…. Ngược lại là các chất béo có hại cho cơ thể, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bệnh chàm tình trạng nặng hơn.

Những lại thức ăn như đồ chiên rán, các món xào nấu nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên,… đều là những thực phẩm cung cấp nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Chúng làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc và một số vấn đề da liễu khác. Các chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này có thể kích thích phản ứng viêm tại vùng da tổn thương, làm tăng mức độ sưng viêm và đau rát.

Các axit béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này còn gây ức chế quá trình phục hồi khiến da bị lở loét lâu ngày, chậm lành và dễ nhiễm trùng. Từ đó khiến tình trạng chàm trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ tích dần chất béo có hại, ảnh hưởng đến cơ quan trong cơ thể. Một trong những hậu quả là rối loạn chức năng tạng như gan, thận,… làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh như tim mạch, đái tháo đường,… Những bệnh này đều là bệnh lý nền, nguyên nhân cơ địa gây bệnh chàm.

Ngoài ra, chất béo có ảnh hưởng đến tuyến bã nhờn dưới da. Chúng làm rối loạn tuyến bã nhờn, tích tụ độc tố dưới da, dẫn đến bùng phát chàm eczema, rất dễ tái phát. Bệnh bùng phát càng nhanh và nặng thì mức độ kiểm soát bệnh càng khó khăn. Nếu không kiểm soát tốt có thể làm bệnh diễn biến xấu hơn và khó điều trị.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật 1
Ăn nhiều nội tạng động vật có thể xảy ra tình trạng kích ứng da mạnh và nhanh

Mặc dù những loại thực phẩm này chứa nhiều đạm, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên đối với người bị chàm lại là một món ăn độc hại, gây các tình trạng nghiêm trọng về da.

Nội tạng động vật có thể chứa nhiều vi khuẩn, đồng thời hàm lượng đạm cao khiến người bệnh eczema khi ăn vào có thể xảy ra tình trạng kích ứng da mạnh và nhanh. Điều này khiến cơ thể người bệnh ngứa ngáy hơn, dễ xảy ra tình trạng viêm nếu còn tiếp tục sử dụng.

Thực phẩm có hàm lượng đường cao

Thực phẩm có hàm lượng đường cao 1
Nạp nhiều đường  tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn từ đó khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng

Đường là nguyên liệu được coi là thành phần thiết yếu của cơ thể vì chúng sản sinh ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Nếu thiếu đường cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, tụt đường huyết, chân tay run,…

Bệnh chàm do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân do vi khuẩn. Môi trường ngọt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi nạp quá nhiều đường vào cơ thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Từ đó khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng như: chảy dịch vàng, nổi mụn li ti liên tục làm cho việc điệu trị trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, ăn nhiều đường có thể bị béo phì, cơ thể sản sinh ra nhiều lượng mỡ thừa do cơ thể không dùng hết trong việc tạo ra năng lượng và gan phải hoạt động nhiều để chuyển hóa thành chất có ích cho cơ thể. Việc này dẫn đến các rối loạn chức năng gan, làm bệnh nặng hơn.

Các thực phẩm có hàm lượng đường cao như sữa, chocolate, chè, kẹo, bánh kem,… mặc dù làm tăng nguy cơ bệnh eczema. Nhưng không phải kiêng là cắt hoàn toàn chúng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn được khuyến khích ăn ít đường, chỉ ăn vừa phải để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, không nên ăn quá nhiều. Do đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ nhiều đường giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, giảm thời gian và chi phí điều trị.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa 1
Đạm trong sữa làm kích hoạt các phản ứng gây viêm, dị ứng, ngứa tăng lên

Sữa được biết đến là sản phẩm cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, rất tốt đời với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người mới ốm dậy hay phụ nữ mới sinh. Tuy nhiên đây cũng là nhóm đồ có khả năng gây dị ứng da hàng đầu.

Sữa rất giàu đạm, và chính hàm lượng đạm cao làm tăng nguy bùng phát chàm eczema ở người có cơ địa nhạy cảm. Đạm trong sữa làm kích hoạt các phản ứng gây viêm, dị ứng, ngứa tăng lên. Do đó bị bệnh chàm nên kiêng uống sữa bò và các chế phầm từ sữa như phomai, bơ, váng sữa, sữa chưa qua tiệt trùng.

Đầu nành

Đầu nành 1
Đậu nành chứa nhiều protein cũng khiến tình trạng dị ứng nặng hơn

Đây cũng là loại thực phẩm chứa protein cao, khiến người mắc eczema bị dị ứng nặng hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn bị dị ứng với protein trong sữa bò thì cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành.

Đậu nành có rất nhiều dạng chế phẩm như sữa đậu nành, đậu phụ, dầu đậu nành, giá đậu,… Chính vì thế, khi bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của chàm eczema nên loại bỏ đậu nành và những món ăn từ đậu ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Rượu, bia và chất kích thích

Rượu, bia và chất kích thích 1
Không chỉ khiến bệnh chàm nặng thêm, rượu bia còn có tác hại lớn đến chức năng gan

Rượu, bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,… làm tăng nguy cơ bệnh lý của cơ thể và tác động gián tiếp lên bệnh chàm, làm nặng tình trạng bệnh. Đây là những thực phẩm có tác hại rất lớn đến chức năng gan.

Gan là cơ quan có chức năng thải độc, chuyển hóa những chất có hại cho cơ thể thành chất có lợi hoặc không có hoạt tính. Gan bị tổn thương, quá trình giải độc bị rối loạn, tăng nồng độ trong máu, ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Cơ thể tích tụ độc nhiều nơi, đặc biệt là dưới da, tác động trực tiếp đến vị trí tổn thương, bị eczema. Bệnh tình ngày càng nặng, kiểm soát khó và tăng thời gian điều trị bệnh.

Chưa kể, trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc uống rượu bia hoặc các chất kích thích sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và làm chậm quá trình phục hồi của da.

Không chỉ khiến bệnh chàm nặng thêm, rượu bia và các chất kích thích còn gây ra ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe. Sử dụng thường xuyên có thể khiến đường ruột bị tổn thương, gây viêm loét dạ dày tá tràng, hoặc gây viêm họng, hôi miệng. Do đó, bạn cần tuyệt đối tránh xa nhóm thực phẩm này dù có đang bị chàm hay không.

➤ Đã biết nhóm thực phẩm nên ăn thì bạn cũng không nên bỏ qua bài viết: Thực phẩm nên dùng khi bị chàm eczema

Thời gian kiêng trong bao lâu

Những thông tin trên đã cung cấp cho những người mắc bệnh biết chàm eczema nên kiêng gì, nhưng thời gian kiêng trong bao lâu? Đây là vấn đề khó xác định chính xác vì nó phụ thuộc vào cơ địa của từng người. thông thương khi bạn khỏi bệnh đồng nghĩa bạn cũng có thể dừng ăn kiêng.

Tuy nhiên, chàm eczema là một căn bệnh mãn tính, tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Do đó, rất khó để xá định chính xác khoảng thời gian bạn cần ăn kiêng trong bao lâu. Vì vậy, tốt nhất là người bệnh nên suy trì chế độ ăn hợp lsi vừa cung cấp dinh dưỡng dầy đủ, vừa mang lại hiểu quả điều trị bệnh tốt.

Trên đây là những thực phẩm bạn nên kiêng khi bị chàm eczema. Mặc dù cần tránh những thực phẩm này nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy bạn cần phải xây dựng khẩu phần ăn khoa học, hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Ngoài ra, chàm eczema cũng là chứng bệnh da liễu khó có thể điều trị dứt điểm, do đó song song với việc điều trị, bạn cũng cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát cho bản thân.

Nguồn: Sodermix.vn

Nghiêm Ngọc - 25/08/2020
★★★★★★
Chia sẻ
18006225(Miễn phí cước gọi)

Thông tin về SODERMIX®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Công dụng:

    - Chống viêm, giảm mẩn ngứa

    - Ức chế tăng sinh Collagen quá mức ở người bị sẹo

    - Dưỡng ẩm, sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Vảy nến, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

ĐẶT MUA SODERMIX®

Thông tin hữu ích
  • Thử nghiệm lâm sàng về tác dụng giảm ngứa của SODERMIX®
  • SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa
  • Nghiên cứu lâm sàng của SODERMIX® trên bệnh nhân vảy nến, viêm da cơ địa
  • Nghiên cứu lâm sàng của SODERMIX® trên tình trạng viêm da do xạ trị ở bệnh nhân ung thư
  • Sẹo lồi được cải thiện sau 1 tháng sử dụng SODERMIX®
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận facebook

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất!

Bài viết liên quan

  • Chữa bệnh chàm eczema tại nhà đơn giản mà hiệu quả

  • Chàm dị ứng, loại chàm phổ biến nhất

  • Có nên dùng thuốc trị chàm sữa eumovate?

  • Chàm da chân: Căn bệnh khó chịu, gây nhiều phiền toái

Tin về SODERMIX®

Kem bôi Sodermix có tốt không, giá bao nhiêu? Dùng cho đối tượng nào? Dùng bao lâu có hiệu quả?

Kem bôi Sodermix có tốt không, giá bao nhiêu? Dùng cho đối tượng nào? Dùng bao lâu ...

Ưu điểm và hạn chế của kem bôi Sodermix cho viêm da, chàm sữa, sẹo

Ưu điểm và hạn chế của kem bôi Sodermix cho viêm da, chàm sữa, sẹo

*Mới: Mua 3 tặng 1 bằng hình thức tích điểm, tiết kiệm đến 45.000đ/ tuýp (không cần mua liền 1 lúc)

*Mới: Mua 3 tặng 1 bằng hình thức tích điểm, tiết kiệm đến 45.000đ/ tuýp (khô...

Sodermix có tốt không, giá bao nhiêu và sử dụng bao lâu có hiệu quả?

Sodermix có tốt không, giá bao nhiêu và sử dụng bao lâu có hiệu quả?

Những ai nên sử dụng SODERMIX®?

Những ai nên sử dụng SODERMIX®?

Xem thêm

Bài viết đọc nhiều

Da nổi sần ngứa: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Da nổi sần ngứa: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Tình cảm vợ chồng thăng hoa nhờ vết sẹo mờ đi!

Tình cảm vợ chồng thăng hoa nhờ vết sẹo mờ đi!

Bệnh chàm eczema và những điều bạn cần biết!

Bệnh chàm eczema và những điều bạn cần biết!

Nghiên cứu lâm sàng của SODERMIX® trên bệnh nhân vảy nến, viêm da cơ địa

Nghiên cứu lâm sàng của SODERMIX® trên bệnh nhân vảy nến, viêm da cơ địa

Bệnh chàm: Phân loại, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả nhất!

Bệnh chàm: Phân loại, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả nhất!

Hỗ trợ trực tuyến

Dược sĩ Bảo Linh

Dược sĩ Bảo Linh

Nhắn tin ngay

Nhận tư vấn

Dược sĩ Thu Nga

Dược sĩ Thu Nga

Nhắn tin ngay

Nhận tư vấn

Dược sĩ Thu Trà

Dược sĩ Thu Trà

Nhắn tin ngay

Nhận tư vấn

Hotline miễn cước 18006225

Kênh thông tin sản phẩm

Đặt mua SODERMIX®

- Giá bán lẻ: 310.000đ/tuýp.

- Dùng được khoảng 1 tháng, tương đương 10.000-15.000đ/ngày

- MUA 3 TẶNG 1 tiết kiệm đến 45.000đ/tuýp (bằng hình thức tích điểm)

- Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 tuýp

* Tác dụng có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của người dùng.

Đơn vị nhập khẩu:

Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Amazon

Địa chỉ: Số nhà 26, Lô TT6.1, Khu đô thị Ao Sào, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

Sản phẩm được phân phối bởi:

MIỀN BẮC: Công ty Dược phẩm PHÚ KHÁNH

SĐT đặt hàng dành cho nhà thuốc:

  • 0243.2123.868

MIỀN NAM: Công ty Dược phẩm NAM KHÁNH

SĐT đặt hàng dành cho nhà thuốc:

  • 08.683.683.56 – 08.684.802.91
Sản phẩm của Tập đoàn Life Science Investments Ltd (LSI)
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách mua hàng và thanh toán
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
X
1
↑