Bệnh chàm eczema có lây không?

Chàm (Eczema) là một bệnh về da mãn tính với các triệu chứng đặc trưng như nổi các mảng hồng ban, mụn nước, ngứa ngáy, khô da,… ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của người bệnh. Do đó, nhiều người thường lo sợ và thắc mắc rằng bệnh chàm có lây không để bảo vệ chính mình. Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh eczema

1. Nguyên nhân gây bệnh eczema 1
Tiếp xúc với hóa chất là nguyên nhân gây bùng phát eczema

Trước tiên, để biết được chàm eczema có lây không, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân nào gây nên bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng thì chàm eczema có thể lây.

Nguyên nhân gây nên bệnh chàm khá phức tạp tới nay vẫn chưa xác định được rõ ràng. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng chàm phát sinh là do di truyền kết hợp với các tác nhân bên ngoài bao gồm:

Di truyền

Di truyền được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh Eczema hàng đầu hiện nay. Theo thống kê có tới 55% người mắc bệnh eczema di truyền từ những người thân cận huyết trong gia đình. Vì vậy, nếu bạn có bố, mẹ hoặc những người có người thân trong gia đình từng mắc eczema thì nguy cơ rất cao bạn cũng sẽ mắc bệnh.

Cơ địa mẫn cảm

Cơ địa mẫn cảm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh Eczema. Đối với những người không may có cơ địa mẫn cảm thì chỉ cần bị một tác động nhỏ cũng rất dễ khiến họ gặp phải các rối loạn một số chức năng của cơ thể như bài tiết, nội tiết, tiêu hóa làm sức đề kháng sụt giảm nghiêm trọng và tạo điều hiện cho bệnh Eczema tấn công.

Vì thế những người có cơ địa mẫn cảm nên hết sức chú ý trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò, trứng, sữa bò…

Tiếp xúc hóa chất

Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: Chất tẩy rửa gia dụng, hóa chất tạo mùi hương, chất bảo quản,… Tất cả các yếu tố này đều có nguy cơ cao mắc phải bệnh eczema. Vì vậy, nếu công việc hàng ngày yêu cầu phải tiếp các hóa chất thì người bệnh cần đeo đầy đủ găng tay và khẩu trang

Vệ sinh không sạch sẽ

Ở những người lười tắm rửa, không vệ sinh sạch sẽ, giặt giũ thường xuyên cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh Eczema, điều này tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, virut sinh sôi và phát triển.

Để phòng tránh bệnh, hàng ngày bạn nên chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên, giặt giũ quần áo ngay sau khi thay ra. Ngoài ra, nếu mắc bệnh Eczema, người bệnh không nên dùng nước xả vải khi giặt quần áo vì dễ gây kích ứng da.

Dị ứng

Đối với một số người bị dị ứng lông chó, mèo thì việc không may tiếp xúc với lông thú nuôi có thể khiến họ có nguy cơ mắc bệnh Eczema. Ngoài ra các yếu tố dị ứng khác như khói thuốc, đất bùn, bụi bẩn, phấn hoa, … cũng làm bệnh bùng phát hoặc nặng thêm.

Do nhiễm một số bệnh

Một số bệnh liên quan có thể làm tăn nguy cư mắc phải bệnh eczema phổ biến như: Bệnh hen suyễn, viêm xoang mũi họng, viêm da tiết bã, ghẻ lở… Do đó, những người đang mắc sẵn các bệnh này cũng dễ mắc eczema. Không chỉ vậy, nếu các bệnh này mà “liên thủ” lại với nhau thì sẽ càng khó khăn trong việc chữa trị.

Ngoài các yếu tố này ra, nguyên nhân gây eczema có thể là do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày gây nên. Chẳng hạn, việc thường xuyên tắm nước nóng hoặc tiếp xúc với nước khá lâu chính là tác nhân khiến da trở nên khô và dễ nhạy cảm.

Đọc thêm: Bệnh chàm và cách phân loại

2. Bệnh chàm Eczema có lây không?

2. Bệnh chàm Eczema có lây không? 1
Chàm (eczema) có lây không?

Bệnh Chàm (Eczema) không gây nguy hiểm đến tính mạng, song với tính chất tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ trở thành mãn tính và rất khó chữa trị. Hiện nay, chưa có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân mắc eczema. Mục đích của việc điều trị là làm giảm tổn thương trên da, cải thiện ngứa ngáy ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm làm kiểm soát tình trạng bệnh tái phát.

Chính vì chưa thể điều trị dứt điểm nên khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Eczema có lây không?”. Với những điều đã trình bày ở mục 1, ta có thể thấy được nguyên nhân gây chàm eczema là sự kết hợp giữa yếu tố từ gen di truyền, cơ địa từng người với các tác nhân ngoài môi trường. Bệnh không do bất kỳ loại virus, vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng nào gây ra. Do đó, eczema không có khả năng lây nhiễm qua giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Tuy vậy, eczema lại có thể lan rộng ra những vùng da khỏe mạnh. Để giải thích nguyên lý này, ta có thể hiểu đơn giản: Chàm da thông thường gây ngứa ngáy, từ đó tạo phản xạ gãi ngứa. Hành động này làm mụn nước vỡ gây chảy dịch. Hành động này làm những mụn nước vỡ ra, dịch từ mụn nước lây sang vùng da khác rồi phát triển tạo thành vùng da nhiễm bệnh mới. Đặc biệt, tình trạng này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do các bé không kiểm soát được hành động gãi ngứa, chưa có ý thức vệ sinh chăm sóc da, đồng thời có sức đề kháng yếu.

Ngoài ra, chàm eczema còn có khả năng di truyền. Nếu mẹ bầu mang thai mắc bệnh chàm thì khả năng con bị di truyền bệnh cũng rất cao. Vì vậy, dù không lây lan, nhưng tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, bạn cần chú ý thăm khám và điều trị từ khi bệnh mới bắt đầu. Để được tư vấn rõ hơn, bạn có thể kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 và nhận giải đáp nhanh nhất.

➤ Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh chàm eczema tại nhà đơn giản mà hiệu quả

3. Các biện pháp phòng ngừa chàm eczema

Chàm (eczema) chỉ gây ra các trạng thái tổn thương ở ngoài da, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Điều này, khiến cho nhiều người chủ quan, thường bỏ qua bệnh ở những giai đoạn ban đầu. Lâu dần, bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng gây ra một số biến chứng như viêm da thần kinh, chàm bội nhiễm và nguy cơ để lại thâm sẹo vĩnh viễn.

Eczema có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền nên không thể phòng ngừa hoàn toàn. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể làm giảm nguy cơ tái phát bệnh với các biện pháp phòng ngừa sau:

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ 1
Để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong việc sử dụng thuốc điều trị chàm

Mặc dù không thể chữa trị hoàn toàn nhưng can thiệp điều trị y tế và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế nguy cơ chàm tái phát. Do đó khi eczema khởi phát, việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là đến ngay bệnh viện thăm khám.
Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý cũng như các xét nghiệm khác để kết luận chính xác về bệnh. Từ đó sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Các biện pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm da cơ địa, bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc bôi như dung dịch sát trùng, kem dưỡng ẩm, thuốc bôi chứa corticoid, thuốc ức chế calcineurin, thuốc chứa axit salicylic,…
  • Kết hợp với một số loại thuốc uống như thuốc kháng histamine H1, thuốc ức chế IgE, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, corticoid đường uống,…
  • Ngoài ra, viêm da cơ địa cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng: Với những trường hợp bệnh không đáp ứng thuốc bôi hoặc bệnh thường hay tái phát, sẽ áp dụng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này sử dụng tia UVA và UVB nhân tạo. Phương pháp điều trị này có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng trên da và ngăn chặn hình thành các đám tổn thương mới. Tuy nhiên, nếu sử dụng liệu pháp này lâu dài có thể gặp tác dụng phụ bao gồm lão hóa da sớm và cũng làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, liệu pháp ánh sáng hạn chế sử dụng ở trẻ nhỏ và tuyệt đối không được dùng cho trẻ sơ sinh.

Can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách giúp kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn và giảm nguy cơ bệnh tái phát. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Muốn biết cách chữa chàm eczema hiệu quả nhất, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình

Cách ly với yếu tố kích thích

Cách ly với yếu tố kích thích 1
Kiểm soát căng thẳng giúp giảm nhanh triệu chứng của chàm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một trong những cách điều trị eczema hiệu quả nhất là cần tránh xa các yếu tố kích ứng trên da. Các yếu tố kích thích có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh chàm. Chúng có thể khiến bệnh tái phát bà tổn thương da nghiêm trọng.

Do đó, để phòng ngừa eczema khởi phát, người bệnh cần chủ động tránh xa các yếu tố sau:

  • Tránh gãi ngứa: Gãi ngứa là một phản xạ tự nhiên của người bệnh nhằm giải tỏa cơn ngứa tức thì. Tuy nhiên tác động này trên da có thể gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được gãi lên vùng da bị tổn thương do chàm.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: Một trong những tác nhân phổ biến nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm là những sản phẩm chứa hóa chất độc hại như:
  • Chất tẩy rửa: Bao gồm xà phòng rửa tay, nước rửa chén, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, hoặc chất khử trùng.
    hóa chất tạo mùi hương, chất tẩy rửa mạnh hoặc những sản phẩm sử dụng trực tiếp trên da bạn.
  • Chất tạo mùi hương: có trong nước hoa, xà phòng, kem dưỡng ẩm và dầu gội đầu.
  • Chất bảo quản: Những chất này có mặt trong hầu hết các nhu yếu phẩm hằng ngày, các sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm để tăng hạn sử dụng.
  • Tránh tắm nước nóng: Nhiều người lầm tưởng rằng, tắm bằng nước nóng giúp giảm viêm, tiêu sưng và ngứa ngáy trên da. Nhưng thực tế, việc thường xuyên tắm nước nóng có thể khiến cho da bị khô, từ đó làm bùng phát eczema.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng, stress là một trong những yếu tố kích thích chàm bùng phát. Vì vậy, để làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh, người bệnh cần kiểm soát tốt vấn đề stress của bản thân bằng cách sinh hoạt – làm việc khoa học, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng.
  • Không mặc quần áo có chất liệu len dạ vì chúng có thể cọ xát hoặc gây bí da, từ đó có thể gây kích ứng và khiến bệnh thêm trầm trọng. Người bệnh nên chọn quần áo rộng rãi, chất liệu vải lanh, cotton dễ thấm hút mồ hôi, làm da thông thoáng.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng dị ứng cao như rượu bia, hải sản, đậu phộng, đậu tương, lúa mì,… Ngoài ra, người mắc eczema không nên hút thuốc lá. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn kích thích hệ miễn dịch và gây bùng phát chàm. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen này để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa tổn thương da tái phát.

Sodermix – giải pháp KHÔNG Corticoid và ngừa tái phát cho Chàm da

Nếu như bạn đang băn khoăn, sản phẩm nào không chứa Corticoid mà lại có tác dụng nhanh trong việc hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm đặc biệt là chàm da mặt thì Sodermix cream chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bạn có thể yên tâm dùng SODERMIX® CREAM trên da mặt bởi thành phần 100% tự nhiên, an toàn với da. Chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một loại enzyme chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể, do đó có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác ngứa, giảm triệu chứng khó chịu của bệnh chàm.

Sodermix - giải pháp KHÔNG Corticoid và ngừa tái phát cho Chàm da 1

Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix còn có tinh dầu paraffin từ quả bơ làm giữ ẩm và phục hồi vùng da bị chàm. Để chàm da mặt khỏi nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da, tốt nhất bạn nênsử dụng kem bôi Sodermix ngay từ khi bệnh bắt đầu hình thành những triệu chứng.

Công dụng của sản phẩm trong việc trị chàm là giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và phục hồi tổn thương đã được chứng minh lâm sàng, được tin dùng với nhiều chuyên gia da liễu.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề “chàm (eczema) có lây không?”. thực tế, eczema không lây nhiễm từ người sang người nhưng lại là bệnh có khả năng di truyền. Do đó, để được tư vấn rõ hơn về các biện pháp điều trị và dự phòng tái phát, bạn nên chủ động thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời kết họp thêm luyện tập thể dục và ăn uống khoa học để đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng kết nối ngay qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp.

Nguồn: Sodermix.vn

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...