Chàm sữa ở trẻ có nguy hiểm không?
Chàm sữa là bệnh lí thường gặp ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Các triệu chứng ngứa ngáy, rát đỏ da gây khó chịu cho bé khiến bé quấy khóc, bỏ bữa. Điều này khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng, không biết chàm sữa có gây nguy hiểm cho bé hay không? Để tìm câu trả lời cũng như hiểu hơn về bênh chàm sữa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Chàm sữa ở trẻ có nguy hiểm không?
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, đây là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng viêm da thường gặp ở trẻ em. Độ tuổi dễ mắc nhất là từ 2 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi các tình trạng:
- Viêm da
- Ngứa ngáy
- Mẩn đỏ
- Nổi mụn nước
- Bong tróc vảy
- Da sần sùi, thô ráp
Chàm sữa ở trẻ thường không nguy hiểm, thậm chí bệnh sẽ tự khỏi trước khi bé trưởng thành. Tuy nhiên, các đặc tính của bệnh như diễn biến dai dẳng, tái phát nhiều lần khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Các cơn ngứa ngáy điển hình của bệnh chàm có thể khiến trẻ mất ngủ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều giờ mỗi ngày (trẻ từ 3 tháng cần ngủ 10-16 tiếng mỗi ngày). Không ngủ đủ giấc có thể khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con.
Những trường hợp chàm chuyển biến nặng hơn, thói quen gãi ngứa của con khiến lớp da bị trợt xước, chảy máu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, vùng da bị thương tổn sẽ điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm tấn công gây viêm nhiễm, mưng mủ, nguy cơ hình thành chàm bội nhiễm sẽ rất cao. Lâu dài dẽ để lại sẹo, gây mất tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bé.
Thông thường chàm sẽ tự khỏi khi trẻ hơn 2 tuổi. Lúc này hệ thống miễn dịch của con đã dần hoàn thiện. Nhưng trên thực tế, chức năng tự chữa của còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa của bé. Nếu sau 4 tuổi, các triệu chứng của bệnh chàm không thuyên giảm, khả năng cao nó sẽ chuyển thành viêm da cơ địa và đeo đẳng con suốt cuộc đời.
Chính vì thế mặc dù chàm có khả năng tự khỏi, không nguy hiểm song một số chuyên gia da liễu khuyến cáo bố mẹ buộc phải chữa trị cho con càng sớm càng tốt.
➤ Xem thêm: Hình ảnh nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh
2. Mức độ nguy hiểm của chàm sữa qua từng giai đoạn
Các chuyên gia về da liễu cho biết, chàm sữa là bệnh hay gây ngứa, gây nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ. Mức độ ngứa và độ nguy hiểm của bệnh sẽ tùy vào tùng giai đoạn.
Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia thường chia bệnh chàm sữa ở trẻ thành 5 giai đoạn từ giai đoạn tấy đỏ đến bong tróc da với mức độ biểu hiện khác nhau. Điều trị chàm sữa ở giai đoạn càn sớm thì kiểm soát bệnh càng tốt.
Giai đoạn 1: Da bị nổi các mảng hồng ban
- Dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là da bé bắt đầu xuất hiện mẩn đỏ hay còn gọi là hồng ban, hơi cộm nhẹ và không có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh
- Vị trí thường gặp là 2 bên má, thường xuất hiện đối xứng nhau, nếu không kịp thời phát hiện có thể lan ra đầu, cổ, tay chân và cả thân mình.
- Quan sát kỹ ở vùng da xung huyết nhận thấy các sẩn tròn nhỏ (thực chất là mụn nước sắp nổi)
- Ở giai đoạn này, tổn thương da thường gây ngứa dữ dội
Giai đoạn 2: Nổi mụn nước trên da
- Mụn nước bắt đầu nổi ở bề mặt vùng da bị tấy đỏ
- Số lượng mụn nước nhiều, kích thước khoảng 1 – 2mm và tập trung thành đám, có thể lan ra các vùng da xung quanh
- Mụn nước mọc nông, có màu trong suốt. Kèm theo đó có thể gây ngứa ngáy kéo dài, không thuyên giảm
Giai đoạn 3: Chảy nước
- Mụn nước trên da trẻ có xu hướng tự vỡ và chảy nước
- Khi mụn nước vỡ, xuất hiện thêm lớp mụn nước đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác và có tính chất tuần hoàn. Tình trạng này thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
- Mụn nước vỡ gây chảy dịch vàng, khô lại và đóng vảy trên da
- Giai đoạn chảy nước này thời điểm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu mẹ không vệ sinh da bé cẩn thận vùng da bị chàm có thể bị chảy máu
Giai đoạn 4: Lên da non
- Sau một thời gian chảy dịch, da bắt đầu khô lại, đóng lớp vảy tiết dày
- Các lớp da non bắt đầu hình thành còn những lớp khô cứng sẽ từ từ bong ra
- Khi lớp vảy bong ra để lại bên dưới lớp da nhẵn bóng và có màu sẫm hơn vùng da xung quanh
- Giai đoạn lên da non xảy ra tương đối ngắn, khoảng 1-3 ngày tuy nhiên lớp da non khiến bé ngứa ngáy và khó chịu trong suốt thời gian dài
Giai đoạn 5: Bong tróc vảy
- Lớp da mỏng vừa hình thành ở giai đoạn 4 rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám
- Lâu ngày, lớp da bị tổn thương ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp
- Các vết nứt, hằn da nổi rõ ở vùng da bị tổn thương. Giai đoạn này được gọi là liken hóa trên da
3. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở trẻ bị chàm sữa
Theo quan niệm thông thường, các mẹ thường nghĩ bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh có thể tự khỏi nhanh chóng, mẹ chỉ cần để im và không can thiệp bất cứ điều gì, hay một số khác thì áp dụng các biện pháp dân gian như tắm cho trẻ bằng lá cây,… Chính những điều này khiến cho bệnh tiến triển và gây ra những hậu quả khó lường.
Da của trẻ nhở bao giờ cũng nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn so với thông thường. Một sốn trường hợp nặng hơn có thể khiến da bị bội nhiễm vì thói quen gãi ngứa liên tục khiến da bị chảy máu, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập làm da nhiễm trùng.
Với lối suy nghĩ chủ quan của phụ huynh nghĩ rằng chàm sữa nhanh khỏi mà không có biện pháp điều trị thích hợp, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Nhiễm trùng da và bội nhiễm nghiêm trọng
Xuyên suốt các giai đoạn, tình trạng chàm sữa gây ngứa kéo dài và không có dấu hiệu chấm dứt. Bỏi lẽ đó, trẻ thương gãi nhiều, gái liên tục để bớt ngứa. Tuy nhiên, thói quen này làm da bị trầy xước, tăng nguy cơ thâm nhập của các vi khuẩn nấm, vi khuẩn tụ cầu vàng hay nguy hiểm hơn là virut herpes simplex (HSV- 1). Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ mắc chàm bội nhiễm.
Khi trẻ mắc chàm bội nhiễm, các biễu hiện ngoài da sẽ trở nên nặng nề như: da sưng phù, tụ mủ, lở loét nghiêm trọng,… Tình trạng này thường diễn ra ở má, trán, da đầu, cánh tay… Trường hợp điều trị khỏi cũng sẽ để lại sẹo thâm vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ trên da bé sau này.
Nhiễm trùng da chính là nguyên nhân gây nên biến chứng nhiễm trùng máu ở trẻ. Biến chứng này xảy ra khi các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và virus tấn công qua da, đi vào tuần hoàn máu gây nhiễm khuẩn huyết. Tình trạng này có thể khiến bé sốt cao, co giật, nếu không điều trị kịp sớm có thể làm suy giảm chức năng nội tặng như: suy tim, suy hô hấp, viêm màng não và thậm chí là tử vong.
Biến chứng ở mắt
Chàm sữa có xu hướng bùng phát ở vùng da hở như cổ, mặt và da đầu. Thống kê ghi nhận da mặt có khả năng mắc bệnh rất cao. Khi tổn thương lan rộng, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào bên trong giác mạc và gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, khi chàm sữa xảy ra ở vùng gần mắt, mẹ có thói quen đắp lá, tăm nước lá hoặc bôi thuốc bừa bãi – đây chính là nguyên nhân dẫn đén việc bé mắc phải chứng đục thuỷ tinh thể, nghiêm trọng hơn chính là rối loạn thị giác, dẫn đến mù loà nếu không được điều trị kịp thời.
Suy thận
Corticoid chính là liều thuốc vô cùng hiệu quả giúp giảm bớt các biểu hiện dị ứng ngoài da. Bởi nó có đem lại hiệu quả nhanh chóng nên đôi khi bố mẹ thường hay lạm dụng corticoid để bôi vào da trẻ.
Tuy nhiên liều thuốc này như là con dao hai lưỡi dành cho các bé, đặc biệt là trẻ đang ở độ tuổi sơ sinh. Sử dụ corticoid quá liều khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, gây teo da, tổn thương da, khiến da bị vi khuẩn xâm nhập.
Hơn nữa, corticoid có khả năng chuyển hoá lượng đạm, đường; phá vỡ hệ thống cân bằng của cơ thể như muối khoáng, nước, hệ tim mạch, thần kinh, khớp xương; đặc biệt chính là suy giảm tuyến thượng thận.
4. Mách mẹ cách giảm mức độ nguy hiểm khi bé bị chàm sữa
Bên cạnh những cách điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, bạn cần chăm sóc da của bé và tránh những chất kích thích có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cơ bản mà mẹ cần lưu ý khi điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh:
Vệ sinh cho bé
Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ những nguy cơ gây nhiễm trùng da. Việc tắm rửa đúng cách góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.
Mẹ nên pha nước tắm hơi ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng vì có thể làm da bé bị khô và thêm khó chịu. Một vấn đề cần chú ý là mẹ cũng nên những loại sữa tắm có chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm organic để đảm bảo an toàn và dịu nhẹ cho vùng da bị chàm. Không nên dùng những loại sữa tắm của người lớn hay những sản phẩm có quá nhiều bọt và hóa chất để tắm cho bé.
Dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên
Việc thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên có tác dụng làm giảm khô da, ngứa ngáy, tăng cường độ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Các mẹ nên sử dụng những lọai dưỡng ẩm từ thiên nhiên, không chứa thành phần hương liệu và phải có xuất sứ rõ ràng. Thuốc mỡ là dạng kem dưỡng ẩm chứa các chất làm mềm và ít nước hơn kem dưỡng ẩm nên tốt hơn cho bé mắc bệnh chàm.
Mẹ nên thoa dưỡng ẩm cho bé 2 lần một ngày, thoa vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời điểm thích hợp nhất để thoa kem dưỡng ẩm là khi trẻ vừa tắm xong vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và có độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm?
Giữ cho da luôn thoáng mát
Nếu làn da của con luôn trong tình trạng bí bách, chảy nhiều mồ hôi thì nguy cơ khiến chàm sưa bùng phát là rất cao. Chính vì vậy việc giữ cho da con luôn thoáng mát là điều rất quan trọng trong việc ngăn ngừa chàm sữa quay lại bằng cách:
- Quần áo của con cần chọn những loại vải mềm, chất liệu bông và thấm hút mồ hôi tốt
- Nên mặc bỉm vừa kích cỡ và thay bỉm thường xuyên để con không bị quá bức bí, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Ngoài ra cần giữ cho nơi ở của trẻ luôn phải sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của trẻ. Môi trường trẻ tiếp xúc cần phải thoáng, không khói thuốc, không thú nuôi, không bụi bẩn.
Tránh để trẻ cào gãi lên vùng da bị chàm
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị chàm sữa bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, đặc biệt là vệ sinh tay. Bởi chàm sữa có ngứa sẽ gây khó chịu, mà bé còn quá nhỏ chưa thể ý thức hết sự ảnh hưởng của việc gãi.
Việc bé cào gãi cho bớt ngứa sẽ làm trầy xước vùng da bị chàm, điều này làm tăng nguy cơ bội nhiễm ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý không để trẻ gãi, thay vào đó, phụ huynh có thể xoa nhẹ hoặc thử ấn đè lên da giúp làm giảm cảm giác ngứa cho trẻ. Ngoài ra, nhằm tránh tác hại do gãi các mẹ cần cắt ngắn móng tay hay cho trẻ mang bao tay khi ngủ.
➤ Đọc thêm: Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ bị chàm sữa đúng cách!
6. Trị chàm sữa hiệu quả với Sodermix Cream
Ngứa ngáy có thể khiến bé gãi ngứa khiến mụn nước vỡ ra, nhiễm trùng làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài các biện pháp chăm sóc như trên, mẹ có thể tìm đến 1 biện pháp từ kem trị chàm sữa Sodermix Cream có tác dụng hiệu quả hơn trong việc điều trị chàm sữa giúp làm giảm triệu chứng và phục hồi làn da bị tổn thương do chàm sữa ở trẻ.
Công dụng trong trị chàm sữa cũng đã được kiểm nghiệm lâm sàng. Sodermix cream là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ cà chua xanh an toàn giúp ngăn chặn tức thời cảm giác viêm ngứa. Đồng thời dầu Paraffin có trong quả bơ cũng có tác dụng dưỡng ẩm làm mềm da và khôi phục phần da bị tổn thương của bé nhanh hơn.
Sodermix cream được sản xuất tại Pháp và đến nay đã được phân phối ở khắp nhiều nước, có tác dụng hiệu quả trong việc trị viêm da cơ địa nói chung và chàm sữa nói riêng. Chăm chỉ bôi kem trên làn da bị chàm trong vòng 2 tuần có thể thấy sự cải thiện rõ ràng trên làn da của bé.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Như vậy, với bài viết trên, mẹ đã có thể tự trả lời câu hỏi “chàm sữa có nguy hiểm không” .Chàm sữa sẽ không còn khiến mẹ lo lắng khi mẹ hiểu rõ về chúng và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất là mẹ không nên để bệnh tiến triển quá lâu, khi trẻ bắt đầu có những triệu chứng của chàm sữa như ngứ ngáy, nổi mẩn, mụn nước hãy đưa bé đến ngay bác sĩ da liễu để được tham khám và điều trị cụ thể.
Nguồn: Sodermix.vn
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.