Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? 7 Thực phẩm cần tránh

Thức ăn chủ yếu của các bé sơ sinh luôn là sữa mẹ. Sữa mẹ lại có liên quan đến những chất có từ việc ăn uống hàng ngày của mẹ. Do đó, nếu mẹ ăn phải thực phẩm gây dị ứng, hay ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng khiến bé không thể hấp thụ và tiêu hóa hết đường qua đường sữa mẹ có thể khiến cơ thể bé nổi chàm. Vậy bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì
Chàm sữa khởi phát sớm, thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi.

I. Chàm sữa xuất hiện từ sớm?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, đây là một thể bệnh thuộc viêm da cơ địa. Căn bệnh ngoài da này với các triệu chứng đặc trưng như nổi mẩn đỏ, trên bề mặt da xuất hiện các mụn nước mọc thành đám. Mụn nước có xu hướng tự vỡ gây tiết dịch, đóng vảy và cuối cùng là bong tróc vảy.

Chàm sữa phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo số liệu thống kê, chàm sữa ảnh hưởng đến 20% trẻ em. Nghĩa là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi. Điều này cho thấy rằng chàm sữa xuất hiện rất sớm.

trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì
Chàm sữa là bệnh mà trẻ em dưới 2 tuổi thường mắc phải, trong khi viêm da cơ địa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Không giống với các thể chàm khác, chàm sữa khởi phát sớm. Những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này có thể xuất hiện ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Đặc biệt nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Tuy khởi phát sớm xong bệnh có xu hướng thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ hơn 2 tuổi vì lúc này hệ thống miễn dịch của con đã dần hoàn thiện. Nếu sau 4 tuổi, các triệu chứng của bệnh chàm vẫn không thuyên giảm, khả năng cao sẽ chuyển thành chàm thể tạng và đeo đẳng con suốt đời.

Để được giải đáp về Chàm sữa, các bố mẹ có thể kết nối ngay với chuyên gia thông qua qua Zalo 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được tư vấn nhanh nhất.

II. Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

em bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì
Chế độ ăn dinh dưỡng hợp lí giúp giảm tình trạng chàm sữa ở con.

Thức ăn chủ yếu của trẻ trong độ tuổi sơ sinh luôn là sữa mẹ. Sữa mẹ lại có liên quan đến những chất có từ việc ăn uống hàng ngày của mẹ. Do đó, khi con mắc chàm sữa, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến bệnh lí này của con.

Khi mẹ ăn những thực phẩm lành mạnh, con sẽ hấp thụ những chất dinh dưỡng tốt khiến cơ thể con khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Ngược lại, nếu mẹ ăn phải nhóm thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao và không tốt cho tình trạng chàm thì chúng sẽ truyền qua sữa mẹ. Từ đó, trẻ xuất hiện các phản ứng dị ứng da và khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng và lâu khỏi hơn.

Vì vậy, chế độ ăn uống của mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh chàm của con. Bởi chế độ dinh dưỡng hợp lí của mẹ sẽ giúp cho con có năng lượng chống lại bệnh những cũng đồng thời có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh. Đối với những trẻ bị chàm nặng khi còn nhỏ tuổi, mẹ ăn uống hợp lí có thể tác động tích cực đến tình trạng bệnh của con.

III. Biểu hiện khi con bị chàm sữa do dị ứng thực phẩm

Có một số loại thực phẩm mà khi trẻ bị chàm mẹ nên tránh xa. Các loại thực phẩm này có thể làm cho trẻ bị chàm cảm thấy ngứa ngáy, dẫn đến tình trạng cào gãi và chà sát da nhiều hơn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm.

trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì
Chàm sữa xuất hiện ở hai bên má và dưới cằm.

Đa số những loại thực phẩm ít phổ biến thường dễ gây dị ứng ở trẻ, bao gồm cả tình trạng nổi chàm. Thông thường các biểu hiện của bệnh sẽ nổi liền ngay sau khi mẹ ăn hoặc xuất hiện vào đầu ngày bao gồm sưng tấy ở mặt, môi hoặc mắt; ói mửa, mề đây hay khó thở. Những triệu chứng này xảy ra trong vòng 30 phút sau khi ăn những thực phẩm dị ứng. Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Để đề phòng tốt nhất tình trạng chàm sữa, các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cần thận trọng trong khâu lựa chọn thực phẩm. Trang bị những kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm nên ăn, nên tránh không những bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn hỗ trợ quá trình điều trị chàm sữa của con.

IV. Nhóm thực phẩm mẹ nên kiêng ăn khi con bị chàm sữa

Chàm sữa là bệnh dị ứng dễ gặp ở trẻ em trong thời gian bú mẹ. Do đó, trong thời gian bé bị bệnh chàm, các mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp kiểm soát bệnh và tăng hiệu quả điều trị.

Việc tránh tiêu thụ những thực phẩm gây dị ứng là rất quan trọng. Bởi khi mẹ ăn thực phẩm chứa chất gây dị ứng, các protein có thể truyền qua sữa mẹ và khiến bé bị phản ứng, nổi mẩn ngứa.

Vậy con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà mẹ cần tránh xa:

4.1 Thực phẩm có nhiều chất tanh

con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì
Hải sản là thực phẩm mẹ cần kiêng cử để giảm chứng chàm sữa cho bé.

Những món ăn từ hải sản như tôm, cua, cá nước ngọt, hến, sò, hàu, nghêu,… đều là những thực phẩm thuộc nhóm chứa nhiều chất tanh. Chúng được xếp đầu tiên trong danh sách những thực phẩm mẹ cần kiêng cử để giảm chứng chàm sữa cho bé.

Trong hải sản có chứa rất nhiều phân tử protein kích thước nhỏ – đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ. Hiểu một cách đơn giản là khi mẹ ăn nhiều hải sản, protein trong thức ăn phản ứng với thành phần có trong sữa mẹ tạo ra chất gây dị ứng. Hợp chất này truyền vào cơ thể bé qua đường cho con bú, gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ dù mẹ không bị gì.

Vì sức đề kháng của các mẹ cao, lại từng ăn những thực phẩm này nên cơ thể miễn nhiễm mà không gây dị ứng. Ngược lại, trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu rất dễ dị ứng khi ăn hải sản, gây nên bệnh chàm sữa. Do đó, mẹ nên kiêng nhóm thực phẩm này trong suốt thời gian bé đang bị chàm giúp cải thiện tình trạng bệnh của con.

4.2 Thực phẩm giàu chất béo

trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì
Nội tạng động vật là một món ăn có chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao

Những đồ ăn có nhiều chất béo bao gồm: Đồ chiên rán, các món xào nấu nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên,…

Trường hợp mẹ có con nhỏ bị chàm nhưng lại ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ sẽ khiến cho tình trạng bệnh của con nặng hơn. Các nốt ban mới xuất hiện thêm nhiều, các nốt chàm cũ sẽ ngứa dai dẳng và lâu hỏi hơn.

Đặc biệt, nội tạng động vật là một món ăn có chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Chúng gây ra phản ứng miễn dịch của cơ thể, phóng thích histamin gây ra dị ứng ở bé sơ sinh. Việc mẹ ăn nhiều nội tạng động vật trong giai đoạn đang cho con bú dễ khiến chàm sữa lan nhanh, bé gào khóc vì ngứa ngáy dữ dội, thậm chí là lở loét, để lại sẹo lên da của bé.

Nếu trẻ đang gặp các dấu hiệu trên, mẹ hãy nhanh chóng cho bé đi khám tại cơ sở y tế hoặc nhận tư vấn ngay tại nhà bởi chuyên gia da liễu thông qua Zalo TẠI ĐÂY hay gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.

4.3 Đồ ăn cay nóng

bé bị chàm sữa kiêng ăn gì
Món ăn có gia vị cay nóng gây chuỗi phản ứng ngứa ngáy và khiến bé bị chàm nặng hơn.

Nếu các bà mẹ có thói quen thích ăn đồ cay nóng thì nên thay đổi trong giai đoạn cho con bú, nhất là khi bé đang bị chứng chàm sữa. Về cơ bản thì những loại vị này kích thích tiêu hóa khá tốt, nhưng nó lại sinh ra hàng loạt các chuỗi phản ứng bất lợi gây ngứa ngáy và khiến bé bị chàm nặng hơn.

Đồ ăn cay nóng dễ gây kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều. Khi mẹ ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bị nóng, thông qua nguồn sữa khiến những nốt chàm trên cơ thể bé sưng ngứa nhiều hơn. Do đó các mẹ cần kiêng hẳn những món quá chua cay trong 3 tháng đầu cho con bú.

4.4 Sữa bò và các chế phẩm từ sữa

trẻ bị chàm kiêng ăn gì
Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò là nguồn thực phẩm dễ gây ra chàm sữa ở bé sơ sinh.

Sữa là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người mới ốm dậy hay phụ nữ mới sinh. Tuy nhiên đây cũng là nhóm đồ có khả năng gây dị ứng da hàng đầu.

Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò như phô mai, sữa chua, váng sữa, sữa bò tươi… là nguồn thực phẩm dễ gây ra chàm sữa ở bé sơ sinh. Sữa bò có chứa hơn 30 chất có khả năng gây dị ứng cao. Do vậy khi bé sơ sinh uống sữa bò hoặc mẹ uống sữa bò, con sẽ dễ bị dị ứng đạm sữa bò và mắc bệnh chàm sữa.

4.5 Đậu nành

bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì
Trẻ nhỏ bị dị ứng với protein trong sữa bò thì cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành.

Đây cũng là loại thực phẩm chứa protein cao, khiến trẻ bị dị ứng nặng hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ nhỏ bị dị ứng với protein trong sữa bò thì cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành.

Đậu nành có rất nhiều dạng chế phẩm như sữa đậu nành, đậu phụ, dầu đậu nành, giá đậu,… Chính vì thế, khi bé có dấu hiệu của chàm sữa, trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên loại bỏ đậu nành và những món ăn từ đậu ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại dầu thực vật có lợi khác như dầu gạo, dầu hướng dương để thay thế dầu đậu nành. Để được tư vấn lựa chọn loại dầu ăn thay thế phù hợp nhất cho trẻ, các mẹ có thể kết nối với chuyên gia để qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.

4.6 Đậu phộng (lạc)

Hạt đậu phộng cũng thuộc nhóm thực phẩm có nguy cơ rất cao gây ra tình trạng dị ứng, đặc biệt đối với những gia đình có tiền sử bị dị ứng thực phẩm này cũng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh của trẻ cao hơn bình thường.

bị chàm sữa kiêng ăn gì
Lạc (hay đậu phộng) có nguy cơ rất cao gây ra tình trạng dị ứng

Ngoài ra, các hạt protein trong đậu phộng có thể khiến cho bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ trở nên trầm trọng hơn và khó chữa hơn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bé và giúp cho quá trình phục hồi chàm sữa của bé trở nên nhanh hơn, mẹ nên kiêng ăn những món ăn được chế biến từ đậu phộng.

4.7 Các chất kích thích

Bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích… là những thứ mà các mẹ cần tránh xa. Đây là nhóm không chỉ gây hại cho sức khỏe của mẹ mà còn có thể khiến bé bị dị ứng, chàm sữa nặng hơn. Do đó, mẹ cần tuyệt đối kiêng nhóm thực phẩm này dù đang trong giai đoạn đnag cho con bú hay không.

V. Con bị chàm sữa, mẹ nên ăn gì?

Chàm sữa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bé khó chịu vì luôn gây cảm giác ngứa ngáy, mất ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Ngoài ra nến không điều trị kịp thời, tổn thưởng trên da do chàm sữa để lại cũng gây mất thẩm mỹ rất nhiều.

Mẹ hoàn toàn có thể thúc đẩy nhanh quá trình tự lành các vết chàm sữa ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là những thực phẩm mẹ sau sinh nên bổ sung nếu bé bị chàm sữa, bao gồm:

5.1 Các loại cá béo

bé bị dị ứng sữa mẹ nên kiêng ăn gì
Axít béo omega-3 trong cá rất tốt cho da của bé

Một món ăn nữa cũng cần bổ sung trong thực đơn của mẹ khi con đang mắc chàm sữa đó là các loại cá béo. Ăn nhiều cá béo sẽ giúp tăng ARA, một axít béo omega-3 rất tốt cho da của bé có tác dụng chống lại dị ứng và hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh chóng.

Ngoài ra, cá béo còn giúp duy trì cân bằng giữa chất béo omega-3 và omega-6 trong cơ thể. Điều này làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cả mẹ và bé. Từ đó sẽ giúp bé chống lại được những bệnh lí thông thường và bảo vệ sức khỏe.

Những loại cá béo mẹ nên bổ sung như: Cá mòi, cá thu, các trích, cá hồi,…

5.2 Bổ sung Vitamin thiết yếu

bé bị chàm mẹ kiêng ăn gì
Vitamin C có tác dụng ngăn sản sinh histamin và kháng viêm hiệu quả.

Chế độ ăn nhiều vitamin cũng rất tốt cho sức khỏe của con khi bé đang bị chàm sữa, mẹ nên cân bằng vitamin và chất khoáng giúp bé cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Một số loại vitamin tốt trong việc điều trị bệnh chàm cho con mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày bao gồm:

  • Kẽm: Đây là thực phẩm giúp bé tăng sức đề kháng hiệu quả, chúng có nhiều trong hạt bí, chocolate đen, thịt heo…
  • Vitamin C: Tăng cường tiêu thụ hoa quả giàu vitamin C như các loại trái cây họ nhàn cam quýt, bưởi, chanh,… Ngoài ra còn có dâu tây, dưa hấu, táo,…dâu tây, cam, dưa hấu, táo,…có tác dụng ngăn sản sinh histamin và kháng viêm hiệu quả. Đồng thời các thành phần dinh dưỡng trong trái cây có khả năng tăng sức đề kháng cho bé và mẹ.
  • Vitamin E: Giúp da mịn màng và giảm ngứa, các thực phẩm chứa nhiều vitamin E như dầu dừa, dầu hạnh nhân, hạt dướng dương, quả bơ,…
  • Vitamin D: Giúp tăng cường sản sinh tế bào, thay đổi tế bào mới. Cách tốt nhất để mẹ có thể bổ sung vitamin D cho con đó là nên cho con ra ngoài trời từ 7-9 giờ sáng. Ánh nặng mặt trời vào thời điểm này giúp con hấp thụ vitamin D hiệu quả. Ngoài cách trên, mẹ có thể cung cấp vitamin D từ các nguồn thức ăn như uống sữa, ăn nhiều trứng, nấm, phô mai,…
Tuy nhiên việc bổ sung Vitamin cũng cần được cân nhắc kĩ về liều lượng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong từng giai đoạn. Các mẹ nên liên hệ với chuyên gia thông qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được tư vấn cụ thể về cách bổ sung Vitamin đúng đắn.

5.3 Rau xanh

bé bị chàm sữa mẹ nên ăn gì
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn hàng ngày

Các nghiên cứu cho thấy, dầu rosmarinic đưuọc tìm thấy trong lá của các loại rau xanh có tác dụng chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, rau xanh cũng chứa chiều chất xơ và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Bởi vậy, mẹ bỉm sữa nên tăng cường các món ăn từ rau xanh, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa an toàn cho con.

Một số loại rau xanh tốt cho mẹ có con bị chàm sữa: Súp lơ xanh, rau cải, rau bina, rau ngót,… Bên cạnh đó, một số loại rau củ nhưu bắp cải tím, củ cải đường, cà rốt,… cũng nên được bổ sung vào thực đơn của mẹ.

5.4 Thịt nạc lợn, gà

Chất đạm từ thịt là một trong những chất dinh dưỡng quan trong, không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ. Mẹ nên sử dụng thịt nạc từ lợn, gà để thay thế cho thịt bò trong các bữa ăn để giúp bé nhanh khỏi chàm sữa.
Nguồn đạm tư thịt nạc lợn và gà là những nguồn dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ khiến bé bị chàm sữa. Ngoài ra, hàm lượng đạm cao sẽ giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của mẹ và bé.

5.5 Tỏi

chàm kiêng ăn gì
Tỏi giúp cả thiện hệ miễn dịch của bé, ngăn ngừa dị ứng và cải thiện chàm sữa.

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong các món ăn mà theo quan niệm của Đông y, chúng còn là một loại kháng sinh tự nhiên tuyệt vời. Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng và làm ấm đường ruột, lợi tiêu hóa. Mẹ ăn nhiều tỏi khi bé bú sẽ có thể nâng cao được hệ miễn dịch của bé, ngăn ngừa dị ứng và cải thiện chàm sữa.

VI. Sodermix – Sự lựa chọn hoàn hảo cho trẻ bị chàm sữa

6.1 Sodermix kem bôi trị chàm sữa không Corticoid

Corticoid nguy hiểm như vậy, các bậc phụ huynh cần tránh xa chúng khi lựa chọn thuốc bôi ngoài da cho con bị chàm. Nếu như các mẹ đang băn khoăn, sản phẩm nào không chứa corticoid mà lại có tác dụng nhanh trong việc hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ thì SODERMIX Cream chính là sự lựa chọn phù hợp nhất của các bậc phụ huynh.

chàm kiêng ăn gì

Kem trị chàm sữa Sodermix của Pháp

SODERMIX® là kem bôi độc đáo hoàn toàn không chứa corticoid. Sản phẩm với thành phần được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, tuyệt đối an toàn và lành tính đối với làn da nhạy cảm, kể cả trẻ nhỏ lẫn phụ nữ có thai. Do đó, mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng Sodermix cho con bị chàm sữa trong thời gian dài.

Sodermix là một dạng kem dưỡng nhưng lại có tác dụng không thề thua các loại thuốc đặc trị trong quá trình trị chàm sữa. Với công thức độc đáo bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể có chiết xuất từ cà chua xanh.

Enzyme này có tác dụng trung hòa các gốc tự do – điều này tác động trực tiếp lên nguyên nhân hình thành chàm sữa. Từ đó nhanh chóng làm giảm các trứng ngứa ngáy đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng chàm sữa trên da bé.

Ngoài ra, SODERMIX® còn chứa chiết xuất từ quả bơ và dầu khoáng (Paraffinum liquidum) có tác dụng giữ ẩm, phục hồi vùng da bị tổn thương.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Trên đây là những thông tin về việc bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe. Cần lưu ý rằng mặc dù chàm sữa là biểu hiện tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên mẹ cũng cần cho bé đến các phòng khám da liễu để được theo dõi và giám sát trong suốt quá trình điều trị.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...