Gần đây, rất nhiều sản phẩm được quảng cáo rầm rộ là “thuốc đặc trị tổ đỉa” có khả năng “điều trị dứt điểm” bệnh. Vậy liệu các thuốc này có hiệu quả như quảng cáo? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Tổ đỉa là bệnh gì?
Tổ đỉa (Dyshidrotic eczema) là một dạng của bệnh chàm (Eczema). Tình trạng này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh thường xảy ra ở rìa ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hàng hàng ngày.

Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây được cho rằng có liên quan đến sự khởi phát hoặc làm bệnh trầm trọng thêm:
- Dị ứng: Người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết thay đổi, hóa chất, khói bụi ô nhiễm, kim loại (Coban, Niken,…) tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa khởi phát.
- Di truyền: Trong gia đình có bố mẹ có tiền sử mắc bệnh tổ đỉa thì tỷ lệ con mắc bệnh khá cao (khoảng 45%).
- Căng thẳng, stress: Thường xuyên bị căng thẳng, stress gây rối loạn hàng rào bảo vệ da, làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tổ đỉa.
- Đổ mồ hôi nhiều: Tổ đỉa khởi phát phổ biến ở nơi khí hậu ấm nóng, mùa xuân hè, đặc biệt là ở người đổ nhiều mồ hôi có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
- Nhiễm nấm: Một số nghiên cứu cho thấy, tổ đỉa khởi phát sau nhiễm nấm (kể cả nhiễm nấm vị trí xa hay gần).
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu cảnh báo tổ đỉa
Tổ đỉa có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Tổ đỉa là bệnh da liễu mạn tính, dễ tái phát nhiều lần. Hơn nữa, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa được xác định chính xác nên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết mục tiêu điều trị tổ đỉa hiện nay nhằm làm giảm triệu chứng bệnh, hạn chế tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đặc biệt, trường hợp mắc tổ đỉa do yếu tố di truyền hoặc liên quan đến cơ địa mẫn cảm thì tổ đỉa có thể tái phát lại nhiều lần mà chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Kể cả khi người bệnh đã được chữa khỏi nhưng nếu vẫn phải tiếp tục làm việc trong môi trường nóng ẩm, ô nhiễm, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng thì bệnh rất dễ tái phát.
Ngoài ra, quá trình điều trị bệnh cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như mức độ tổn thương da, phương pháp điều trị, sự đáp ứng của bệnh nhân, hoặc các triệu chứng, biến chứng khác kèm theo. Vì vậy, hiện nay chưa có biện pháp nào có thể cam kết 100% điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa.
Có hay không “thuốc đặc trị” tổ đỉa?

Như đã nói ở trên, hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa và cũng chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo rầm rộ là “thuốc đặc trị” nhằm đánh vào tâm lý người bệnh muốn khỏi bệnh nhanh chóng, điều trị dứt điểm không tái phát. Hầu hết các “thuốc” này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được chứng minh về hiệu quả tác dụng cũng như độ an toàn.
Mặc dù bệnh tổ đỉa chưa có thuốc đặc trị, nhưng hiện nay một số thuốc được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng bệnh đồng thời ngăn ngừa các biến chứng bệnh. Các thuốc trị triệu chứng tổ đỉa được bác sĩ kê đơn là:
- Thuốc Corticosteroid: Có thể dùng dạng bôi hoặc uống giúp làm giảm ngứa, chống viêm. Tuy nhiên, thuốc gây nhiều tác dụng phụ như teo da, mỏng da, suy giảm đề kháng nếu quá lạm dụng, đặc biệt là với trẻ em nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng Histamin: Bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa hiệu quả.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Có tác dụng làm giảm đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh.
- Thuốc sát trùng: Tím methyl 1%, dung dịch bạc nitrat 0,5%,… rửa vùng da tổn thương hàng ngày giúp ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn, nấm,…
- Thuốc chống nấm: Ketoconazol, Clotrimazol,… bôi ngoài da hoặc Griseofulvin đường uống có tác dụng kháng nấm, phù hợp với những người mắc bệnh tổ đỉa có nguyên nhân do nhiễm nấm.
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp tổ đỉa có bội nhiễm vi khuẩn, đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện mụn mủ, chảy dịch mủ,…
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt?
Giải pháp an toàn, đẩy lùi tổ đỉa với kem bôi Sodermix!
Người bệnh tổ đỉa có xu hướng ưa chuộng các giải pháp từ thiên nhiên, không chỉ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh mà còn đảm bảo an toàn, không gây hại sức khỏe. Trong số đó, nổi bật là kem bôi Sodermix – không chứa Corticoid giúp đẩy lùi triệu chứng tổ đỉa nhanh chóng, an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm, kể cả với trẻ em!

Điểm nổi bật trong bảng thành phần của kem Sodermix là bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên – chiết xuất từ trái cà chua xanh. SOD có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, từ đó giúp làm giảm triệu chứng viêm, ngứa hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm còn chứa dầu bơ và dầu khoáng giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, tạo lớp màng bảo vệ thúc đẩy hồi phục tổn thương da nhanh chóng.
Thành phần của Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa Corticoid nên rất an toàn trên làn da trẻ em, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú. Sản phẩm được nhập khẩu từ Pháp và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà)
Tổ đỉa là bệnh mạn tính, dễ tái phát nhiều lần và chưa có thuốc điều trị dứt điểm, vì vậy người bệnh cần hết sức tỉnh táo. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng hơn về “thuốc đặc trị” tổ đỉa, tránh vì cả tin mà “tiền mất tật mang”.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/320831
- https://emedicine.medscape.com/article/1122527-overview
- http://www.benhvien103.vn/to-dia/
- https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-to-dia-co-nguy-hiem-khong-chua-tri-the-nao-cho-hieu-qua-s107-n23216