Trị ngứa bằng nước muối là phương pháp vẫn thường xuyên được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ người Việt. Bạn đã từng nghe qua phương pháp này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng giảm ngứa hiệu quả của nước muối qua bài viết dưới đây nhé. Mục lụcVì sao nước muối có thể trị ngứa?Cách lựa chọn muối để trị ngứaCách trị ngứa bằng nước muối hiệu quảTắm nước muối trị ngứa cho da khô hoặc bị viêm da cơ địaTắm nước muối trị ngứa do dị ứng hoặc do viêm da kích ứngVệ sinh da bằng nước muối sinh lý cho người viêm da cơ địaLưu ý khi trị ngứa bằng nước muốiSodermix – giải pháp an toàn chặn đứng cơn ngứa Vì sao nước muối có thể trị ngứa? Muối có thể giúp cải thiện tình trạng viêm và ngứa ngáy trên da Muối có đặc tính sát khuẩn cao, việc sử dụng nước muối để vệ sinh da đúng cách sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại, hạn chế sự sinh sôi của nấm, vi khuẩn,… Ngoài ra, trong muối có chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chống viêm rất tốt cho da. Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm đẹp chứa thành phần muối biển bởi chúng có khả năng tẩy tế bào chết, tăng cường lưu thông máu dưới da, làm mềm và giữ ẩm da. Hơn nữa, nước muối đã được chứng minh có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị các triệu chứng ngứa ngáy trên da do dị ứng, bệnh chàm, vảy nến,… nhờ khả năng chống viêm, giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra nước muối cũng có thể được dùng trong điều trị mụn, làm dịu da bị kích ứng,… Cách lựa chọn muối để trị ngứa Khi sử dụng muối để trị ngứa da, người bệnh nên lựa chọn những loại muối sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không lẫn tạp chất. Cụ thể, tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn nên chọn những loại muối sau: Muối biển tự nhiên có độ tinh khiết cao Nước muối sinh lý Muối tắm chuyên dùng không có thành phần hóa chất Lưu ý khi lựa chọn muối tắm: Người bệnh cần chú ý không nên sử dụng các loại muối có lẫn tạp chất vì chúng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, khiến tình trạng ngứa ngáy và các vấn đề trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cũng không nên sử dụng muối i-ốt để tắm vì chúng có thể khiến da bị dị ứng. Cách trị ngứa bằng nước muối hiệu quả Ngâm mình trong bồn tắm chứa nước muối có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da Tắm nước muối trị ngứa cho da khô hoặc bị viêm da cơ địa Nếu trên da xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy do quá khô hoặc bạn bị viêm da cơ địa dẫn đến tình trạng khô da, bạn có thể áp dụng phương pháp tắm bằng nước muối dưới đây để cải thiện tình trạng ngứa: Chuẩn bị: 1 – 2 chén muối sạch, 1 muỗng canh dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân, ngoài ra cũng có thể sử dụng thêm bột yến mạch. Thực hiện: Bỏ muối sạch vào bồn tắm cùng với một lượng nước ấm vừa đủ, sau đó hòa cho muối tan hết. Bỏ thêm dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào nước muối vừa pha, dùng tay khuấy cho dầu tan đều vào nước. Tắm và ngâm mình trong bồn khoảng 12 phút, sau khi tắm xong nên dùng khăn bông mềm thấm khô người. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả. Tắm nước muối trị ngứa do dị ứng hoặc do viêm da kích ứng Để làm dịu cơn ngứa do dị ứng, bạn có thể áp dụng biện pháp tắm nước muối theo cách sau: Chuẩn bị: 1 chén muối sạch, một chậu/bồn nước ấm Thực hiện: Đổ chén muối sạch vào chậu/bồn nước đã chuẩn bị, sau đó dùng tay để khuấy đều sao cho muối tan hết trong nước. Tắm và ngâm mình trong bông tắm chứa nước muối ít nhất 20 phút. Để tăng thêm hiệu quả giảm ngứa, chống viêm, bạn có thể thêm 3 – 4 giọt dầu tràm nước muối tắm. Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý cho người viêm da cơ địa Người bệnh viêm da cơ địa có thể dùng nước muối sinh lý để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu với cách làm như sau: Chuẩn bị: Nước muối y tế 0.9%, bông y tế. Thực hiện: Làm sạch vùng da bị viêm da cơ địa bằng nước mát, thấm khô với khăn mềm Dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh Giữ bông trên da khoảng 12 phút để nước muối làm dịu vùng da bị bệnh và làm giảm cảm giác ngứa ngáy. Với biện pháp này, người bệnh nên thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần để thấy hiệu quả, đồng thời giúp kích thích vùng da bị tổn thương được tái tạo, phục hồi tốt hơn. Lưu ý khi trị ngứa bằng nước muối Khi sử dụng muối tắm chữa trị ngứa và dị ứng bạn nên lưu ý những điều sau đây để mang lại kết quả cao: Không áp dụng biện pháp này nếu trên da có biểu hiện viêm da nặng và có vết thương hở. Tránh lạm dụng nước muối quá nhiều vì ngoài khả năng sát khuẩn, nước muối cũng có tính tẩy nhẹ, có thể làm mòn da. Chỉ nên tắm/ngâm với nước muối 2 – 3 lần mỗi tuần. Việc sử dụng nước muối quá đặc hoặc quá thường xuyên sẽ khiến da khô hơn, đồng thời tình trạng ngứa ngáy sẽ gia tăng và các bệnh ngoài da (nếu có) cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm da cơ địa, bạn nên tráng lại người với nước ấm sạch sau khi tắm nước muối. Nên tránh xa các tác nhân gây ngứa và dị ứng để tránh tình trạng ngứa ngáy nặng thêm. Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng và làm ngứa ngáy gia tăng như như tôm, cua ghẹ, trứng, sữa, thịt bò,… Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gãi cào khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn. Trị ngứa bằng nước muối là phương pháp đơn giản với nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp thích hợp với các trường hợp ngứa ngáy mới khởi phát, kết quả điều trị còn tùy thuộc vào từng cơ địa. Ngoài ra biện pháp này chỉ mang tính kết hợp, người bệnh sẽ cần áp dụng song song với các phương pháp chăm sóc và điều trị khác. Trong trường hợp ngứa ngáy không thuyên giảm hoặc xuất hiện do bệnh lý, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc da tại nhà. Sodermix – giải pháp an toàn chặn đứng cơn ngứa Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới có chứa enzyme SOD, được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu có khả năng trung hòa các gốc tự do, từ đó nhanh chóng làm dịu cảm giác ngứa ngáy do các bệnh ngoài da gây nên như viêm da, dị ứng, chàm, tổ đỉa,… Sodermix là liệu pháp an toàn, hiệu quả, giúp bạn giải quyết nhanh cơn ngứa trên da Ngoài ra, kem bôi Sodermix còn chứa thành phần dầu trái bơ và các dầu khoáng thiên nhiên, giúp làm dịu da, cung cấp độ ẩm khiến da trở nên mềm mại, mịn màng hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng khô da và thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi vùng da bị tổn thương. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hoàn toàn không chứa Corticoid và được các chuyên gia da liễu hàng đầu trong và ngoài nước tin dùng. Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ “TẠI ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nói lời tạm biệt với những cơn ngứa ngáy khó chịu. Chúc bạn sớm lấy lại được làn da khỏe mạnh, mịn màng. Xem thêm: Nước Anolyte chữa viêm da cơ địa – Sự thực hay chỉ là lời đồn? Hiểu hơn bệnh á sừng tay sau vài phút! Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu? Tổ đỉa ở trẻ em nguyên nhân từ đâu điều trị thế nào? Chia sẻ14
Tin tức
*Mới: Mua 2 Tặng 1 - Mua 2 Sodermix 15gr tặng ngay 1 Kem dưỡng ẩm hướng dương Helia 25gr (trị giá 120.000đ)
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý khách đã ủng hộ và tin dùng kem bôi Sodermix trong thời gian qua. Để tri ân quý khách hàng, chúng tôi đã có thêm chương trình Mua 2 tặng 1. Cụ thể: Khi mua 2 tuýp kem Sodermix 15gr, Quý khách sẽ được tặng thêm 1 tuýp kem dưỡng ẩm hướng dương Helia 25gr trị giá 120.000đ. Kem dưỡng ẩm hướng dương Helia là sản phẩm kem bôi có tác dụng giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm khô da, bong tróc. Sử dụng kết hợp kem dưỡng ẩm Helia với kem bôi Sodermix sẽ giúp tăng cường khả năng dưỡng ẩm và phục hồi, tái tạo làn da cho những người bị viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa,… Công dụng – Dưỡng ẩm, làm mềm da – Giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng da khô rát, nứt nẻ, bong tróc, cho làn da mềm mại, khoẻ mạnh hơn – Góp phần làm dịu các vùng da bị ngứa rát, khó chịu Cách dùng – Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị khô, nứt nẻ, ngày dùng 2-3 lần (Thoa sau khi bôi Sodermix khoảng 30 phút) – Sử dụng kem hàng ngày giúp da luôn mềm mại Cách thức tham gia chương trình Mua 2 tặng 1: Chương trình Mua 2 tặng 1 được áp dụng khi Quý khách mua Sodermix trực tiếp tại nhà thuốc hoặc đặt hàng online. Xem ngay danh sách nhà thuốc TẠI ĐÂY hoặc đặt hàng Online TẠI ĐÂY để được giao hàng, thanh toán tận nhà. Chương trình này được áp dụng đồng thời với chương trình Mua 3 tặng 1 bằng hình thức Tích điểm. Cụ thể: Mỗi tuýp kem bôi Sodermix 15gr có 1 tem tích điểm, mỗi tem này sẽ tích được 2 điểm. Khi tích đủ 6 điểm (tương ứng với 3 tuýp 15gr), Quý khách sẽ được tặng 1 tuýp Sodermix 7gr trị giá 205.000đ, tiết kiệm được 45.000đ trên mỗi tuýp 15gr Cách thức tham gia chương trình Tích điểm Mua 3 tặng 1: Cách 1: Tích điểm qua trang website Bước 1: Truy cập vào website quatang.tmp.vn hoặc Scan QR code trên tem (Sử dụng Zalo, QR scan hoặc camera) Bước 2: Quý khách vui lòng cào nhẹ phần tráng bạc của tem trên nắp hộp để lấy mã tem tích điểm Bước 3: Tích điểm theo hướng dẫn trên website Bước 4: Khi tích đủ 6 điểm, tương đương với 3 mã cào, Quý khách sẽ được tự động gửi tặng 1 tuýp 7gr đến tận nhà theo địa chỉ do Quý khách đăng kí trên website Cách 2: Tích điểm bằng hình thức nhắn tin qua điện thoại Quý khách vui lòng cào phần tráng bạc của tem trên nắp hộp để lấy mã và nhắn tin theo cú pháp: TMP <Mã tem tích điểm> và gửi tới 8079 Lưu ý: (Phí: 1000đ/1 tin nhắn) Hướng dẫn nhắn tin tích điểm của Sodermix Với mỗi tin nhắn hợp lệ, Quý khách sẽ tích lũy được 02 điểm. Khi Quý khách tích lũy đủ 06 điểm, chúng tôi sẽ liên hệ lại và gửi tặng ngay Quý khách 01 tuýp Sodermix 7gr qua đường bưu điện đến tận nhà Quý khách. Lưu ý: Quý khách chỉ sử dụng 01 số điện thoại duy nhất để nhắn tin (Mọi chi tiết quý khách xem thêm tại tờ hướng dẫn tích điểm có trong hộp sản phẩm). Mỗi 6 tháng quý khách được tặng tối đa 12 hộp sản phẩm. Sodermix dùng cho các trường hợp: Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Ngứa, Vảy nến, Tổ đỉa, Sẹo lồi, Sẹo thâm, Sẹo phì đại,… Thời gian để thấy hiệu quả của Sodermix: Đối với Viêm da, chàm sữa, ngứa…: Sau khoảng 2-3 ngày sẽ thấy giảm ngứa và sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm ngứa, mẩn đỏ giảm rõ rệt. Tuy nhiên, sau khi thấy tình trạng được cải thiện thì nên bôi duy trì thêm 3-4 tuần tiếp theo để tái tạo lớp màng bảo vệ da, từ đó giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả Đối với sẹo: Sau khi kiên trì bôi 3 lần/ ngày thì sau khoảng 3-4 tuần sẽ thấy vùng da sẹo sáng lên rõ rệt. Sau khoảng 1,5 – 2 tháng sẽ thấy sẹo lồi co, xẹp dần. Để đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần kiên trì ít nhất 3 tháng Ngoài ra, bạn có bất cứ thắc mắc nào về điểm tích hoặc chương trình tích điểm, có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1167 để được giải đáp. Sản phẩm hiện có bán tại nhiều nhà thuốc, quý khách có thể tham khảo mua sản phẩm tại khu vực của bạn bằng cách xem danh sách nhà thuốc TẠI ĐÂY hoặc đặt hàng Online TẠI ĐÂY để được giao hàng, thanh toán tận nhà. Chia sẻ1004
Khắc phục tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy
Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều người khi đang gặp phải tình trạng này mà không rõ nguyên nhân. Để biết mức độ nghiêm trọng và tìm ra các biện pháp xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng, bạn hãy theo dõi đến cuối bài viết! Mục lụcDa bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không?Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có thể là dấu hiệu bệnh gì?Bệnh vẩy nếnBệnh viêm da dị ứngBệnh chàm (eczema)Hội chứng RosaceaBệnh viêm da dầuBệnh dày sừng quang hóaDị ứng thời tiếtBệnh suy giápBệnh lupus ban đỏKhi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?Giải pháp cho tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩyChăm sóc da mỗi ngàyXây dựng chế độ ăn khoa họcDuy trì lối sống lành mạnhDùng kem bôi Sodermix giúp chống viêm, giảm ngứa an toàn của Pháp Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không? 80% nguyên nhân gây ra tình trạng này bắt nguồn từ các bệnh lý ngoài da. Bệnh có thể kéo dài trong một thời gian, không những gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nặng nề. Tuy nhiên, các bệnh lý ngoài da thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Da bị nổi mẩn đỏ, ngứa và tróc vẩy là dấu hiệu khá phổ biến Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá chủ quan vì hiện tượng da bị đỏ, ngứa kèm theo bong tróc vẩy còn là dấu hiệu khởi phát của các bệnh lý như suy giáp, lupus ban đỏ,… Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có nhiều biến chứng phức tạp, tổn hại lớn đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có thể là dấu hiệu bệnh gì? Da bị mẩn đỏ ngứa tróc vẩy thường xuất hiện khi da quá khô, có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Bệnh vẩy nến Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn bắt nguồn từ cơ thể bệnh nhân. Nguyên nhân là do các tế bào da mới tăng sinh quá mức, trong khi sự tiêu hủy các tế bào già cỗi chưa đáp ứng kịp, dẫn đến hình thành các mảng da đỏ ửng, sần sùi, bong tróc vẩy trắng với kích thước khác nhau. Bệnh nhân bị vẩy nến thường có da rất khô, đôi khi có biểu hiện nứt nẻ, chảy máu, ngứa rát, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Bệnh viêm da dị ứng Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm khi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, hóa chất, lông động vật, hải sản, thuốc,… Bệnh nhân có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người, đặc biệt là các vùng da hở như chân, tay, mặt, cổ, lưng,… Đôi khi còn nổi các mụn nước nhỏ, sau khi mụn nước vỡ ra, nó có xu hướng đóng vẩy và bong tróc gây ngứa rát. Dị ứng khiến da nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa Bệnh chàm (eczema) Bệnh chàm đặc trưng bởi các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, da mẩn đỏ, xuất hiện các đốm vàng và khô ráp. Đây là một bệnh tự miễn, chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, bệnh chàm thường có liên quan đến một số loại vi khuẩn, nấm bám trên da. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng trên hay nghi ngờ mình bị chàm (eczema), hãy kết nối qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được Chuyên gia tư vấn, giải đáp nhanh nhất. Hội chứng Rosacea Hội chứng Rosacea (chứng đỏ mặt) thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên ngoài 30 tuổi. Bệnh nhân có các triệu chứng nổi mẩn đỏ, nhất là vùng má, mũi hơi phồng, cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, muốn gãi, da có xu hướng dễ bong tróc, nổi mạch máu dưới da. Hội chứng Rosacea hay còn gọi là Chứng đỏ mặt Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng đỏ mặt. Các bác sĩ cho rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến rối loạn thần kinh và vận mạch. Bệnh viêm da dầu Viêm da dầu hình thành khi tuyến nhờn làm việc quá mức dẫn tới dư thừa lượng dầu trên da. Bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa, da nhờn, bong tróc vẩy gây ra không ít khó chịu cho bệnh nhân. Thông thường, các vết mẩn ngứa xuất hiện ở trên mặt là chủ yếu, một số xuất hiện ở phần ngực trên và lưng. Hình ảnh bệnh nhân bị viêm da dầu nổi mẩn đỏ, bong tróc vẩy Bệnh dày sừng quang hóa Là hiện tượng lichen hóa da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Da bệnh nhân thường dày lên, sần sùi như giấy nhám. Sau một thời gian, da có xu hướng đóng thành vảy tạo nên các mảng bám. Mặc dù khó phát hiện bằng mắt thường nhưng khi dùng tay xoa lên da, bạn sẽ cảm thấy đau. Nếu không điều trị kịp thời, 10% bệnh nhân có tiến triển lên ung thư biểu mô tế bào vẩy. Dị ứng thời tiết Bệnh nhân dễ bị dị ứng khi thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh. Vì thế, da dễ bị khô do mất nước, đôi khi nứt nẻ, bong tróc vẩy, da trở nên sần sùi trên diện rộng. Bệnh thường diễn ra trong một giai đoạn nhất định và có thể tái phát mỗi khi chuyển mùa hàng năm. Dị ứng thời tiết là một dấu hiệu rất điển hình và nhiều người gặp phải Bệnh suy giáp Khi gặp bất kỳ nguyên nhân nào làm cho tuyến giáp suy giảm chức năng hoạt động, nó đều tác động xấu đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Suy giáp gây biến chứng trên làn da với các biểu hiện đặc trưng như khô ráp, ngứa ngáy, sừng hóa, bong tróc vẩy,… Bên cạnh đó, bệnh còn gây biến chứng lên tim mạch, suy giảm trí nhớ, sút cân không rõ nguyên nhân, yếu sinh lý,… Bệnh lupus ban đỏ Bệnh lupus ban đỏ hình thành do sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là phát ban đỏ hình cánh bướm trên mặt. Ngoài ra, các mẩn đỏ còn xuất hiện ở tay, chân. Tổn thương do lupus ban đỏ gây ra còn có dạng mụn nước, khi vỡ ra gây bỏng rát, chảy máu. Bệnh có biến chứng nguy hiểm lên nhiều cơ quan như tim, phổi, thận, thần kinh,… Phát ban đỏ hình cánh bướm trên mặt là dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ? Nếu có biểu hiện da bị tróc vảy và ngứa nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc vẩy đi kèm với các triệu chứng đặc trưng của từng bệnh lý, bạn nên tìm tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị y khoa kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Giải pháp cho tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy 80% nguyên nhân gây ra tình trạng này bắt nguồn từ các bệnh lý ngoài da. Bệnh có thể kéo dài trong một thời gian, không những gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nặng nề. Tuy nhiên, các bệnh lý ngoài da thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Cần có sự tư vấn của chuyên gia trước khi tự ý mua và dùng thuốc khi da có dấu hiệu mẩn đỏ, bong tróc. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá chủ quan vì hiện tượng da bị đỏ, ngứa kèm theo bong tróc vẩy còn là dấu hiệu khởi phát của các bệnh lý như suy giáp, lupus ban đỏ,… Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có nhiều biến chứng phức tạp, tổn hại lớn đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm, cách điều trị bệnh tương đối khác nhau. Để được đánh giá chi tiết về tình trạng cụ thể của bản thân, bạn có thể liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc Zalo 0862.241.650 để được Chuyên gia giải đáp tận tình. Đối với các bệnh ngoài da, mục tiêu điều trị thường tập trung vào làm giảm các triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt hơn, hạn chế bệnh tái phát. Biện pháp được áp dụng để cải thiện tình trạng da bị mẩn đỏ, ngứa tróc vảy do các bệnh da liễu bao gồm: Chăm sóc da mỗi ngày Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, bạn cần chăm sóc da toàn thân mỗi ngày, tẩy da chết đều đặn hàng tuần. Nên sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm skin care có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với làn da của mình để hạn chế gây kích ứng da. Chăm sóc da mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng da mẩn ngứa, tróc vẩy Tắm rửa hàng ngày là việc làm rất cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây hại bám trên da như một số vi khuẩn, nấm,… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm da bội nhiễm khi bạn đang gặp bệnh lý về da liễu. Mỗi ngày chỉ nên tắm 15 phút, dùng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Thói quen này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng khô da, ngứa ngáy, bong tróc. Bạn cũng đừng quên dùng những sản phẩm có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm cho làn da. Cung cấp độ ẩm cho da không những giúp tránh được tình trạng da bị khô gây ngứa ngáy, bong tróc mà còn giúp cho làn da luôn căng mịn, làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, làn da đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên cần dùng kem chống nắng để bảo vệ da mỗi khi bạn phải đi ngoài trời nắng. Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF trên 30 và dùng các vật dụng có tác dụng che chắn như áo chống nắng, mũ, nón, ô,… để da được bảo vệ tối ưu nhất, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh chàm, ung thư da. Xây dựng chế độ ăn khoa học Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cải thiện các bệnh về da liễu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tối ưu cho da, giúp da nhanh chóng cải thiện tình trạng khô rát, ngứa ngáy, bong tróc vẩy. Uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng khô da Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cần tránh các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… vì chúng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể nói chung và làm tình trạng da nổi mẩn ngứa thêm nặng hơn. Duy trì lối sống lành mạnh Tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát tình trạng nổi mẩn ngứa. Hạn chế tiếp xúc với những hóa chất độc hại, phấn hoa, mỹ phẩm nếu bạn có cơ địa mẫn cảm. Dùng kem bôi Sodermix giúp chống viêm, giảm ngứa an toàn của Pháp Các biện pháp nói trên chỉ là biện pháp kết hợp, giúp giảm các triệu chứng một cách tạm thời và hạn chế nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và đôi khi các triệu chứng không thuyên giảm, nhất là đối với viêm da cơ địa, viêm da dị ứng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số loại thuốc mỡ, kem bôi ngoài da để giảm ngứa một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn, đó là sử dụng Kem bôi da Sodermix. Kem Sodermix – giải pháp hiệu quả cho tình trạng da bị mẩn đỏ, ngứa, tróc vẩy Đây là sản phẩm được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong điều trị viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa,… Kem có tác dụng cắt đứt cơn ngứa một cách nhanh chóng chỉ sau 2-3 ngày sử dụng. Thêm vào đó, Sodermix còn giúp giảm bong tróc, nứt nẻ, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả. Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Hiện nay Sodermix được bán lẻ với giá 310.000đ/tuýp 15gr (dùng được khoảng 1 tháng). Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại hơn 5.000 nhà thuốc trên khắp toàn quốc. Để tìm kiếm nhà thuốc gần nhất bán Sodermix, hãy tra cứu TẠI ĐÂY Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về kem bôi Sodermix hoặc cần tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 1800.6225 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ luôn luôn lắng nghe và đem sự hài lòng đến cho bạn! Xem thêm: Ngứa ở hai cẳng chân – nguyên nhân và cách trị triệt để Muốn chữa viêm da cơ địa mất vân tay – Click xem ngay! Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em và người lớn Bị viêm da cơ địa quanh miệng phải làm sao? Viêm môi dị ứng – làm gì để nhanh khỏi? Chia sẻ5
Đâu là thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em tốt nhất?
Mẩn ngứa ở trẻ em luôn là vấn đề đau đầu đối với các bậc phụ huynh, bởi làn da các con rất nhạy cảm, dễ bị tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em loại nào an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp các cha mẹ giải đáp thắc mắc, hãy cùng theo dõi nhé! Mục lụcMẩn ngứa ở trẻ là gì?Top thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thường dùng!Kem bôi điều hòa miễn dịchThuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em Acid SalicylicThuốc trị ngứa cho trẻ em CorticoidKem bôi kháng sinh, kháng nấmThuốc bôi trị ghẻThuốc bôi phối hợp nhiều hoạt chấtKem dưỡng da trị mẩn ngứa cho bé!Thuốc dân gian giúp giảm mẩn ngứa cho bé!Tắm lá chè xanhTắm lá trầu khôngDùng muốiLưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa cho trẻ emSodermix – Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em an toàn hiệu quả Mẩn ngứa ở trẻ là gì? Các nốt mẩn đỏ trên da mặt của trẻ. Mẩn ngứa là một tình trạng da liễu cực kỳ phổ biến đối với trẻ em, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện điển hình như những nốt mẩn đỏ nhỏ như hạt gạo xuất hiện ở những vùng da như tay, chân, má, cổ,…hoặc trên toàn thân. Những nốt này sau đó sẽ hình thành các mọng nước, rỉ dịch vàng và đóng thành vảy, khiến trẻ bị khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc. Đây là biểu hiện thường thấy của nhiều bệnh như viêm da cơ địa, dị ứng, rối loạn chuyển hóa, thường xuất hiện khi trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, như dị ứng với khói bụi, thức ăn, thuốc, sữa tắm, bột giặt,…Do môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết hanh khô hoặc khi thiếu vitamin B-complex. Khi các dị nguyên xâm nhập vào trong cơ thể trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt, cụ thể là khi các tế bào mast ở da giải phóng histamin để phản ứng lại các tác nhân bên ngoài. Histamin gây giãn lòng mạch và tăng tính thấm của thành mạch đối với tế bào bạch cầu và một số protein. Kết quả là lưu lượng máu tăng, hoạt động miễn dịch tại nơi có dị nguyên ‘xâm nhập” sẽ tăng theo. Khi đó sẽ gây ra các tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da của bé. Top thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thường dùng! Các dạng thuốc bôi ngứa cho trẻ em thường là ưu tiên hàng đầu của các bà mẹ do ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống, giúp bé dễ chịu, giảm bớt ngứa. Một số kem bôi ngứa cho bé phổ biến mà phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng đến như: Kem bôi điều hòa miễn dịch Hiện nay đang sử dụng phổ biến Tacrolimus và Pimecrolimus trong kiểm soát mẩn ngứa trên da do thuốc có tác dụng ức chế calcineurin tại chỗ. Khi thuốc xâm nhập vào tế bào T sẽ khiến cho Cytokines không thể tạo ra để đưa ra ngoài được. Do đó các quá trình dị ứng, viêm và mẩn ngứa sẽ không thể xảy ra. Tacrolimus 0,03% có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Loại kem trị ngứa cho bé này phù hợp nhất vùng da nhạy cảm như các nếp gấp, mặt, hậu môn, áp dụng trên tất cả các vùng da khác hoặc thay thế Corticoid trong điều trị viêm da cơ địa, mẩn ngứa. Không cần lo lắng quá nhiều về tác dụng phụ do thuốc khá an toàn, tuy nhiên khi sử dụng cho trẻ em vẫn có thể bị châm chích hoặc nóng rát. Hiện nay thuốc bôi ngứa cho trẻ sơ sinh Tacrolimus 0,03% và Pimecrolimus 1% có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và dùng được lâu dài. Thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em Acid Salicylic Acid salicylic giúp làm bong tróc lớp sừng và sát khuẩn nhẹ đối với viêm da cơ địa. Có nhiều dạng bào chế khác nhau của Acid Salicylic trong điều trị mẩn ngứa do viêm da cơ địa ở trẻ em như dạng thuốc mỡ, gel bôi, thuốc dán. Ưu điểm của thuốc này là khả năng làm bong tróc lớp sừng trên da và sát khuẩn nhẹ. Thường được chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa nặng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các mẹ cần thận trọng tránh bôi thuốc vào mắt, hậu môn, những vùng da nhạy cảm khác. Nếu bé có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng cũng không nên sử dụng. Thuốc trị ngứa cho trẻ em Corticoid Thường được chỉ định cho bệnh nhân trong trường hợp không thể đáp ứng được các điều trị cơ bản khác. Một số thuốc có thể sử dụng đối với trẻ em như: Hydrocortisone 1%, Clobetasone butyrate 0,05%, Thuốc giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy, giảm viêm trong các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,… Korcin phối hợp giữa Corticoid và kháng sinh kìm khuẩn. Các thuốc Corticoid tuy giúp giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc lại rất nhiều, nhất là đối với trẻ em, tác dụng phụ tại chỗ do bôi bao gồm đỏ da, mỏng da, rậm lông, giãn mạch….Dùng trong thời gian dài có thể có nguy cơ gây suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có nguy cơ mắc tác dụng phụ nhiều hơn người lớn đối với nhóm thuốc này. Nhóm thuốc Corticoid chỉ dùng trong thời gian ngắn từ 5-7 ngày! Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa cho trẻ em Corticoid với kháng sinh trong một số chế phẩm để vừa kháng khuẩn, kháng viêm, và chống dị ứng. Kem bôi kháng sinh, kháng nấm Mupirocin là kháng sinh có tác dụng đối với nhiễm trùng ngoài da, mụn nhọt, chốc lở. Được dùng khi nguyên nhân của mẩn ngứa là do nấm, có nhiễm trùng. Một số thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thuộc nhóm kháng sinh này thường được chỉ định như Ketoconazol, Mupirocin 2%, Acid fusidic,…Tuy nhiên trước khi dùng nên có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo thuốc điều trị đúng bệnh và hạn chế các tác dụng phụ hay đề kháng thuốc không mong muốn. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh chỉ nên bôi ở diện dích nhỏ trên da của bé trước, nếu thấy trẻ không có phản ứng gì khác lạ mới dùng ở diện tích da rộng hơn. Ngoài ra, khi dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ kể cả khi tình trạng mẩn ngứa đã thuyên giảm để tránh trường hợp nhờn thuốc, kháng thuốc. Nếu điều trị ngắt quãng có thể khiến đợt mẩn ngứa mới bùng phát mạnh hơn! Thuốc bôi trị ghẻ Ghẻ có thể là nguyên nhân gây tình trạng mẩn ngứa ở trẻ em, chính vì thế việc sử dụng thuốc trị mẩn ngứa cho bé là cần thiết. Hiện nay D.E.P (diethylphtalat) là thuốc trị ghẻ được sử dụng phổ biến nhất, mỗi ngày chỉ cần bôi một lần duy nhất sau khi tắm. Ghẻ ở trẻ em với các nốt mụn nước, mẩn đỏ, ngứa vào ban đêm. Đối với trẻ em, khi điều trị ghẻ cần điều trị ở cả những người xung quanh có tiếp xúc với trẻ như trong gia đình, trường học, nhà trẻ,…Cần chú ý bôi vào những vùng kẽ như kẽ ngón tay, ngón chân, nách, bẹn, vùng da sau tai. Tránh thuốc bôi dính vào mắt, tránh để nước dây vào vùng da đang bôi thuốc ít nhất 12 tiếng. Lưu ý: Thuốc bôi trị ghẻ chỉ sử dụng cho trường hợp mẩn ngứa ở trẻ được chẩn đoán do bị ghẻ! Thuốc bôi phối hợp nhiều hoạt chất Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem bôi trị ngứa cho bé được bào chế từ nhiều hoạt chất khác nhau với ưu điểm của dạng thuốc này là nâng cao hiệu quả điều trị. Một số sự kết hợp với nhau như: thuốc chống viêm với kháng sinh, kháng viêm với kháng nấm,… Tuy nhiên, đối với trẻ em khi sử dụng những thuốc này trong điều trị mẩn ngứa cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên ngành để đảm bảo an toàn. Kem dưỡng da trị mẩn ngứa cho bé! Ngoài thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em thì các loại kem dưỡng ẩm cũng được chứng minh là có tác dụng giảm ngứa ở trẻ nhỏ do khả năng cấp ẩm cho da, giúp hàng rào bảo vệ của da được phục hồi, hạn chế nhu cầu sử dụng các loại thuốc đặc trị nên rất được các bác sĩ tin dùng. Trong khi đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần có nguồn gốc thiên nhiên, hạn chế được các tác dụng phụ trên da. Để dưỡng ẩm da một cách hiệu quả nhất, phụ huynh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm từ 2- 3 lần sau khi tắm và trước khi bôi thuốc điều trị khoảng 30 phút. Kem dưỡng ẩm da giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa ở trẻ. Một số sản phẩm giữ ẩm thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị mẩn ngứa cho trẻ như: Dạng sáp hoặc kem: Eucerin ato control cream, Saforelle Bebe cream, Atopiclair lotion/cream, A-DermaExomega DEFI Emollient,…Các kem dưỡng ẩm này thường thoa sau khi tắm trong vòng 2 – 3 phút, mỗi ngày từ 2 – 4 lần. Dạng sữa tắm: Cetaphil, Eucerin pH5, Saforelle Bebe Gel Lavante,…Lấy một lượng nhỏ sữa tắm, thoa lên bông tắm hoặc tay, hòa với nước cho đến khi tạo bọt, massage đều trên cơ thể. Thuốc dân gian giúp giảm mẩn ngứa cho bé! Không chỉ có kem dưỡng, kem bôi trị ngứa cho bé mới là phương pháp trong điều trị mẩn ngứa mà trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc trị ngứa cho bé với nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên cực lành tính cho da. Những thảo dược này đã được ghi chép trong y học cổ truyền và y học hiện đại nay cũng đã có nhiều nghiên cứu nhận thấy trong chúng chứa nhiều chất giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa. Những cách trong dân gian giúp trẻ giảm mẩn ngứa thường được sử dụng là: Tắm lá chè xanh Đây là loại thảo dược thường được sử dụng bằng cách nấu nước uống hàng ngày để giải độc, thanh nhiệt, chống oxy hóa. Với những tác dụng như tiêu viêm, giảm ngứa nên lá chè thường được dùng để chữa nổi mề đay, nổi mẩn, nhất là các bệnh da liễu ở trẻ em. Các thành phần có trong lá chè như EGCG, quercetin, catechin,…Giúp viêm nhiễm được giảm bớt, phục hồi và tăng cường hàng rào bảo vệ da, hạn chế được các độc tố gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể. Dùng lá chè để tắm cho trẻ là một trong những biện pháp lành tính giúp giảm bớt khó chịu do ngứa ngáy. Hướng dẫn sử dụng lá chè xanh để tắm khi trẻ bị mẩn ngứa: Dùng khoảng 2 – 3 lá chè, rửa thật sạch và để cho ráo nước. Đun sôi nước vừa đủ, vò nát lá chè rồi bỏ vào nước, tiếp tục đun trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Để yên cho nước nguội bớt, đổ nước lá ra thau và vớt bỏ bã, có thể hòa thêm một ít nước nếu thấy vẫn còn nóng. Dùng nước này tắm hàng ngày, tình trạng mẩn ngứa, phát ban sẽ giảm dần sau 3 – 5 ngày. Tắm lá trầu không Trong y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính nóng, mùi đặc trưng, có tác dụng giảm ngứa, giảm phát ban do mề đay và dị ứng thời tiết. Y học hiện đại đã chứng minh rằng, lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và diệt được một số virus gây bệnh. Chính vì những tác dụng đối với các bệnh về da liễu nên lá trầu không thường được các bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ giảm mẩn ngứa cho trẻ. Lá trầu không hỗ trợ giảm mẩn ngứa ở trẻ em mà ít gây tác dụng phụ. Hướng dẫn sử dụng lá trầu không để giảm ngứa ở trẻ: Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch, để cho ráo nước. Cắt nhỏ hoặc vò nát, đun sôi nước vừa đủ rồi cho lá trầu không vào, đậy nắp kín trong 10 – 15 phút sau đó tắt bếp. Đợi cho nước nguội bớt rồi đổ ra thau, vớt hết cặn lá. Dùng nước này tắm hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn. Dùng muối Nếu như phụ huynh không có các thảo dược nói trên, mẩn ngứa xuất hiện đột ngột và lan nhanh, làm cho trẻ quấy khóc, bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng bằng mẹo nhỏ từ muối dưới đây. Đặc biệt tác dụng của việc chữa bằng muối sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu được kết hợp dùng cùng với thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em. Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng cho hầu hết các bé dù là trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm. Dùng muối tắm là biện pháp an toàn giúp bé giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Cách dùng muối để giảm mẩn ngứa ở trẻ: Lau người bằng nước muối: hòa tan khoảng 1 – 2 muỗng muối với một ít nước ấm, dùng khăn sạch để thấm nước muối đã pha, lau thật kỹ những vùng da bị mẩn ngứa. Pha muối với một số thảo dược: có thể sử dụng kết hợp các thảo dược kể trên như lá trầu không, lá chè xanh,…Khi nấu nước thảo dược, có thể hòa thêm một ít muối. Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa cho trẻ em Cần quan sát biểu hiện của trẻ trong quá trình sử dụng thuốc. Đặc trưng của trẻ, nhất là trẻ nhỏ là làn da mỏng, nhạy cảm, sức đề kháng của các em vẫn còn yếu nên khi sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa cần đặc biệt cẩn trọng để tránh những tác dụng phụ tại chỗ hay lâu dài không mong muốn, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Một số lưu ý mà các phụ huynh cần chú ý đến như: Vệ sinh và lau bằng khăn khô thật sạch sẽ trước khi bôi thuốc. Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc, kể cả những loại thuốc không kê đơn. Hiểu rõ cách dùng, một số loại thuốc bôi không được bôi trực tiếp lên vết thương hở hay không bôi thuốc lan sang các vùng da lành lặn xung quanh. Tuyệt đối không tự ý dùng đơn thuốc của người khác để dùng cho trẻ. Tránh bôi các thuốc có độ kích ứng mạnh trên da bé, trong trường hợp bắt buộc phải dùng, phải tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều lượng. Khi trẻ có các dấu hiệu như quấy khóc, mẩn ngứa không giảm hay càng nặng hơn khi dùng thuốc, cần ngưng ngay thuốc đó và liên hệ bác sĩ điều trị. Dùng đúng thuốc, đúng chỉ định, đúng liều lượng theo yêu cầu, không tự ý tăng hay giảm liều. Sodermix – Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em an toàn hiệu quả Sodermix là sản phẩm chuyên dành cho tình trạng da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm và các loại sẹo. Được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, phân phối rộng rãi trên 104 quốc gia khác nhau. Ngoài thành phần giúp giảm nhanh triệu chứng, Sodermix còn chứa các dưỡng chất có trong dầu trái bơ, dầu khoáng, giúp dưỡng ẩm, giảm bong tróc da. Sodermix an toàn với trẻ em. Kem bôi da Sodermix có thể sử dụng dành cho trẻ em, bởi thành phần an toàn. Các dược chất có trong Sodermix hoàn toàn từ thiên nhiên, chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, dầu khoáng, dầu trái bơ,…Không chứa chất gây kích ứng hay Corticoid gây hại cho trẻ. Lời kết Trên thị trường hiện nay tuy có rất nhiều sản phẩm thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho trẻ em giúp giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn cho bé. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn, mọi thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, quyết định điều trị của bác sĩ mới là chỉ định cuối cùng cho trẻ. xem thêm: Bị viêm da cơ địa quanh miệng phải làm sao? Viêm môi dị ứng – làm gì để nhanh khỏi? 7 loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả – bạn đã thử chưa? Lưng nổi mẩn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả? Bị ngứa gãi nổi cục khắp người là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào? Chia sẻ11
Lưng nổi mụn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả?
Lưng nổi mụn đỏ ngứa là tình trạng mà bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, các vết mẩn đỏ và tình trạng ngứa ngáy còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Bạn đang tìm hiểu nổi mụn đỏ ở lưng là do đâu? Điều trị thế nào cho hiệu quả? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. Mục lụcLưng nổi mụn đỏ ngứa là gì?Lưng nổi mụn đỏ ngứa có nguyên nhân từ đâu?Dị ứng mỹ phẩmViêm da dị ứngViêm nang lôngViêm da cơ địaRôm sảyBệnh chàm (Eczema)Các bệnh lý về gan, thậnBệnh mề đayChế độ sinh hoạt không phù hợpCăng thẳng, áp lực kéo dàiThay đổi nội tiết tố trong cơ thểTriệu chứng của tình trạng lưng nổi mụn đỏVậy lưng nổi mụn đỏ ngứa có nguy hiểm không?Khi có triệu chứng nào cần gặp bác sĩ gấp?Cách điều trị tình trạng mẩn đỏ ngứa ở lưng là gì?Điều trị bằng thuốc TâyÁp dụng các phương pháp tự nhiênSử dụng kem bôi Sodermix trị mẩn ngứa, viêm da Lưng nổi mụn đỏ ngứa là gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là tình trạng vùng lưng xuất hiện nhiều nốt mẩn, nốt sần to, nhỏ khác nhau, có màu đỏ, hồng nhạt kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy trên da. Tùy nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người mà triệu chứng ngứa sẽ có mức độ nặng nhẹ và thời gian kéo dài khác nhau. Hình ảnh nổi mẩn đỏ ngứa trên lưng Tình trạng ngứa lưng nổi mẩn đỏ kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thể tập trung vào công việc, sinh hoạt. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra ở trẻ em có thể khiến bé bỏ bữa, quấy khóc nhiều, tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi bị ngứa trên lưng, một phản xạ tự nhiên là đưa tay lên gãi. Cảm giác ngứa ngày càng nặng thì phản ứng gãi càng gia tăng. Việc này có thể khiến da bị trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng và để lại trên cơ thể những vết sẹo không mong muốn. Tình trạng lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể phát triển mạnh, phức tạp và lan rộng đến các vị trí khác trên cơ thể nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, việc tìm hiểu sớm nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng để có phương hướng điều trị kịp thời, đúng cách là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm. Các bạn có thể kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp. Lưng nổi mụn đỏ ngứa có nguyên nhân từ đâu? Mụn mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng đều là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhất là việc lưng nổi sần ngứa không chỉ để lại làn da sần sùi nó còn gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Vậy đâu là nguyên nhân gây tình trạng này? Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như phản ứng của da trước các tác nhân xấu hay do các bệnh lý về da. Dưới đây là những nguyên nhân gây mẩn đỏ ngứa trên lưng thường gặp. Nổi mẩn đỏ ở lưng có rất nhiều nguyên nhân Dị ứng mỹ phẩm Dùng kem chống nắng, dưỡng ẩm body không hợp với làn da hoặc những sản phẩm chăm sóc làn da khác có thành phần gây dị ứng với da cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng. Đặc biệt khi dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc, sản phẩm kém chất lượng rất dễ gây mụn và gây tổn thương vùng da ở lưng. Không những vậy, khi chọn sai sản phẩm còn khiến cho tuyến bã nhờn bị mất đi sự cân bằng. Và khi lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều sẽ làm lỗ chân lông bị bít tắc từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển tạo nên mụn. Viêm da dị ứng Viêm da dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm lưng nổi mụn đỏ. Đây là một bệnh mãn tính do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch cơ thể trước các yếu tố lạ và có tính di truyền. Khi mắc bệnh, vùng da lưng, bụng, tay chân… sẽ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ và gây ngứa trên diện rộng. Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng do viêm da dị ứng thường phát triển nặng và khó kiểm soát do vùng lưng thường xuyên phải tiếp xúc, ma sát với quần áo. Do đó, để bệnh không lan rộng, bạn nên tránh mặc quần áo có chất liệu thô cứng như jean, len để giảm chà xát lên vùng da bệnh gây tổn thương và trầy xước. Viêm nang lông Da bạn có thể nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khi bị viêm nang lông ở lưng Tình trạng lưng nổi mụn đỏ ngứa có thể xuất hiện khi bạn bị viêm nang lông. Trên cơ thể, lưng là vùng có nhiều tuyến mồ hôi và khó làm sạch hơn so với các khu vực khác. Việc không chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên vùng lưng sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại trên da như bụi bẩn, vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông, tấn công vào các nang lông trên lưng gây viêm. Lưng xuất hiện nhiều nốt sần đỏ và có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Viêm da cơ địa Rất có thể bạn bị viêm da cơ địa khi lưng nổi nhiều nốt mẩn đỏ và ngứa dữ dội Khi bị viêm da cơ địa, lưng bạn có thể bị nổi rất nhiều nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy dữ dội thường xuyên. Cơn ngứa gia tăng về đêm khiến bạn mất ngủ, lâu dần gây suy nhược cơ thể. Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính, có tính di truyền, khó chữa dứt điểm và khả năng tái phát cao. Bệnh thường xuất hiện rất sớm, có thể theo bạn ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Rôm sảy Rôm sảy thường gây nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em Rôm sảy là tình trạng tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn dẫn đến mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn bít kín làn da khiến da bị viêm, nổi nhiều nốt đỏ nhỏ mọc thành đám và rất ngứa. Do có nhiều tuyến mồ hôi nên lưng là khu vực rất dễ bị rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ngứa. Hiện tượng lưng nổi mụn đỏ do rôm sảy thường xảy ra nhiều vào mùa hè và đặc biệt hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bệnh chàm (Eczema) Lưng bị mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh chàm da (eczema). Bệnh lý này gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh thường có tỷ lệ mắc cao hơn cả. Bệnh chàm có thể khiến vùng da ở lưng bị nổi mẩn gây ngứa ngáy kèm theo các nốt mụn đỏ mọc thành đám trên da. Nếu không được chăm sóc, điều trị sớm và đúng cách, các tổn thương trên lưng có thể bị bội nhiễm gây sưng phù và có mủ. Các bệnh lý về gan, thận Gan và thận là các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố, các chất có hại, giúp thanh lọc cơ thể. Bất kỳ bệnh lý nào tại các cơ quan này như nóng gan, xơ gan, nhiễm độc gan, viêm gan, suy thận… đều có thể khiến chức năng gan, thận của bạn bị suy yếu, dẫn đến độc tố bị ứ đọng và chuyển sang đào thải nhiều qua da. Tình trạng này không chỉ khiến lưng bị nổi mụn đỏ ngứa mà ngứa có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là đối với trường hợp suy thận nặng còn có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân. Bệnh mề đay Bệnh mề đay là nguyên nhân khởi phát khiến lưng nổi mẩn đỏ ngứa Nổi mề đay xảy ra khi hệ miễn dịch bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên trong và ngoài môi trường như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, thành phần thức ăn. Bệnh mề đay khi ảnh hưởng đến lưng có thể gây ra các nốt mẩn đỏ tập trung thành từng mảng trên lưng kèm theo tình trạng ngứa ngáy, có thể lan ra toàn thân và cơn ngứa sẽ càng tăng nặng hơn khi bạn gãi. Chế độ sinh hoạt không phù hợp Bên cạnh các bệnh lý da liễu, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cũng có thể do ảnh hưởng của một số thói quen xấu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn như vệ sinh da không sạch sẽ (đặc biệt là vùng lưng), tâm lý căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng thuốc không đúng cách hoặc dùng thức ăn gây kích thích da như bia, rượu, đồ ăn cay nóng… Căng thẳng, áp lực kéo dài Căng thẳng áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn ở lưng mà ít ai biết. Khi cơ thể bị stress sẽ làm tăng tiết hormone Cortisol khiến sức đề kháng suy giảm. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào da gây viêm nhiễm, ngoài ra tình trạng rối loạn hormone còn làm cho lượng dầu nhờn tiết ra nhiều hơn bình thường gây mụn viêm. Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân khiến lưng nổi mụn đỏ nhất là khi bước vào độ tuổi dậy thì. Khi này hoạt động tuyến bã nhờn ở lưng, mặt nhiều hơn gây bít tắc lỗ chân lông từ đó khiến vùng da các vị trí này dễ bị nổi mụn. Bên cạnh đó, mụn lưng còn xuất hiện nhiều ở phụ nữ mang thai, người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng tình trạng này sẽ bình thường và giảm đi sau khi lượng hormone giảm. Triệu chứng của tình trạng lưng nổi mụn đỏ Ngoài việc nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Đau nhức toàn thân Tê hoặc ngứa ran vùng lưng Phát ban nguyên lưng hoặc toàn thân Xuất hiện các mụn nước hoặc vết sưng ở lưng Cấu trúc da vùng lưng bị thay đổi có vẩy hoặc sần sùi Tất cả các triệu chứng này có thể xuất hiện cùng nhau trên 1 vùng khu trú hoặc khắp lưng. Tuy nhiên việc tự nhận biết được sự thay đổi trên da đặc biệt là vùng lưng khá khó khăn bởi người bệnh khó quan sát trừ khi có người theo dõi tình trạng giúp. Vậy lưng nổi mụn đỏ ngứa có nguy hiểm không? Nhìn chung việc lưng nổi mẩn đỏ ngứa không quá nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm hay không phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Nếu mẩn đỏ ngứa ở lưng do bệnh lý về gan thận hoặc mề đay gây ra có khả năng bệnh nhân sẽ gặp biến chứng. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng đều đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị, càng điều trị sớm bệnh càng nhanh khỏi. Ảnh hưởng đầu tiên của việc lưng nổi mẩn ngứa đó chính là cảm giác khó chịu, người bệnh không tập trung được vào công việc, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát sớm có thể lây rộng ra các vị trí khác. Bạn nên liên hệ với chuyên gia để được hướng dẫn cách xử trí hiệu quả. Để nhanh nhất, bạn có thể kết nối qua Zalo chuyên TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 . Khi có triệu chứng nào cần gặp bác sĩ gấp? Nếu các triệu chứng mẩn ngứa ở lưng không được cải thiện khi bạn áp dụng: Chờm mát lưng Giữ ẩm cho da Thay đổi quần áo đang mặc sang loại thoải mái….. Thì bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do một tình trạng cơ bản về chuyển hóa, huyết học hoặc thần kinh đang gây ra ngứa , bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị tình trạng đó trước tiên. Nếu các triệu chứng mẩn ngứa này là do một nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ tiến hành tìm nguyên nhân và đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp nhất. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng ngày càng nặng hơn và có biến chứng khác Đặc biệt trong trường hợp lưng bạn xuất hiện các ổ áp xe phát triển về kích thước hoặc trở nên đau dữ dội, bạn bị sốt cao, buồn nôn hoặc nôn bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán kịp thời tránh việc nhiễm trùng áp xe. Cách điều trị tình trạng mẩn đỏ ngứa ở lưng là gì? Lưng nổi mụn đỏ thường không quá nguy hiểm nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề nào đó về sức khỏe. Do đó, việc điều trị sớm và đúng cách là rất quan trọng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng và tình trạng cơ thể, bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp, an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất. Điều trị bằng thuốc Tây Thuốc Tây đem lại hiệu quả điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng nhanh chóng ➤ Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin phù hợp với người bị mẩn đỏ ngứa ở lưng do phản ứng dị ứng. Thuốc có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa, tuy nhiên có thể khiến bạn buồn ngủ và mất tập trung. Do đó, bạn nên sử dụng thuốc vào buổi tối và tránh sử dụng nếu phải lái xe hay làm những việc đòi hỏi tập trung cao. ➤ Thuốc Corticoid: Corticoid có tác dụng giảm viêm rất mạnh, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng viêm da, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu ở lưng. Mặc dù đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng loại thuốc này lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, tăng huyết áp, mỏng da, ứ nước, loãng xương… Vì vậy, bạn không nên sử dụng thuốc Corticoid liên tục trong thời gian dài. ➤ Thuốc gây tê tại chỗ: Loại thuốc này giúp gây tê bề mặt da, giúp tình trạng ngứa ngáy dữ dội trên da thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc gây tê tại chỗ thường được sử dụng nếu bạn bị mẩn đỏ ngứa ở lưng do viêm da tiếp xúc. ➤ Các thuốc khác: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh (trong trường hợp có nhiễm khuẩn), acid salicylic,… Lưu ý: chữa lưng nổi mụn đỏ ngứa bằng thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó trong quá trình điều trị bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh dùng quá liều hay tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Áp dụng các phương pháp tự nhiên Các phương pháp tự nhiên được ưa dùng để làm giảm mẩn đỏ ngứa trên lưng Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà để hỗ trợ làm giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên lưng: ☛ Nha đam: Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm da, làm mát, làm dịu vùng da bị bị mẩn ngứa. Dùng phần gel trong suốt của nha đam thoa trực tiếp lên da rồi rửa sạch lại bằng nước ấm sẽ giúp vùng da lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa nhanh chóng phục hồi và cải thiện. ☛ Lá bạc hà: Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn. Để giảm bớt các triệu chứng mẩn ngứa do viêm da, bạn có thể đun sôi lá bạc hà khoảng 10 phút sau đó thêm vài hạt muối, dùng nước đó để tắm hoặc lau người 2 lần mỗi ngày. ☛ Rau má: Rau má giúp làm dịu vùng da mẩn ngứa, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm. Bạn có thể giảm nhanh các cơn ngứa bằng cách dùng rau má tươi cùng 20g lá gấc đem giã nhuyễn, thêm vài hạt muối rồi đắp lên vùng da lưng đang mẩn đỏ hai lần mỗi ngày. ☛ Lá trà xanh: Trà xanh có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn và làm sạch da. Uống nước trà xanh hoặc dùng lá trà đun nước tắm không chỉ làm dịu vùng lưng mẩn ngứa mà còn rất tốt cho sức khỏe. Lá trà xanh có tác dụng làm dịu và sát khuẩn cho da Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bằng phương pháp tự nhiên có ưu điểm là an toàn, dễ dàng thực hiện tại nhà và giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, chỉ có tác dụng trong những lần đầu sử dụng chứ không thể trị dứt điểm bệnh. Bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất. Sử dụng kem bôi Sodermix trị mẩn ngứa, viêm da Kem bôi Sodermix là giải pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng và các nguyên nhân gây nên tình trạng trên như viêm da dị ứng, bệnh chàm, vẩy nến… Sản phẩm được sản xuất tại Pháp và được Bộ y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn và sử dụng. Kem bôi Sodermix trị viêm da cơ địa, chàm ngứa của Pháp Sodermix là sản phẩm đầu tiên trên thị trường sử dụng thành phần chính là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) thiên nhiên được chiết xuất từ cà chua xanh. Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh, SOD có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ rất tốt. Ngoài ra, các thành phần tự nhiên khác trong Sodermix như dầu khoáng, dầu quả bơ,.. cũng có tác dụng làm mềm da, dưỡng ẩm, làm dịu và khôi phục vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid, do đó sản phẩm rất an toàn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào như thuốc Corticoid. Sản phẩm có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Thành phần thiên nhiên, an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao giúp Sodermix trở thành lựa chọn hoàn hảo dành cho người bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng lưng nổi mụn đỏ cả về nguyên nhân cũng như cách điều trị. Nếu quá trình điều trị tại nhà không đem tới hiệu quả thì hãy chủ động đến chuyên khoa da liễu để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất. Xem thêm: Bị ngứa gãi nổi cục khắp người là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào? Top 6 thuốc bôi viêm da cơ địa trẻ em an toàn và tốt cha mẹ cần biết Top #11 thuốc trị tổ đỉa hiệu quả được bác sĩ da liễu khuyên dùng Tổ đỉa á sừng có phải là 1 bệnh? Tổ đỉa chàm dạng trứng sam? Phải làm sao? Chia sẻ3
7 loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả - bạn đã thử chưa?
Bạn bị mẩn ngứa tay chân hoặc khắp người? Những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu khiến bạn “muốn phát điên”? Hãy tham khảo một số loại lá tắm trị mẩn ngứa dưới đây để cải thiện tình trạng này nhé. Mục lụcCác loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quảTắm lá trà xanh trị mẩn ngứaTắm lá kinh giới trị mẩn ngứaTắm lá khế trị mẩn ngứaTắm lá trầu không trị mẩn ngứaTắm lá tía tô trị mẩn ngứaTắm lá sài đất trị mẩn ngứaTắm lá lốt trị mẩn ngứaCần lưu ý gì khi dùng lá tắm trị mẩn ngứa?Sodermix – giải pháp an toàn giúp giảm nhanh cơn ngứa Các loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả Hiện tượng mẩn ngứa trên da có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nóng trong người, dị ứng, chàm, viêm da cơ địa,… Để xoa dịu cơn ngứa, bạn có thể áp dụng một số mẹo sử dụng lá tắm theo phương pháp dân gian dưới đây: Tắm lá trà xanh trị mẩn ngứa Lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa rất hiệu quả Trà xanh có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả nhờ chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa EGCG. Ngoài ra trong lá trà xanh còn chứa vitamin C, kaempferol cùng nhiều kháng chất khác giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương da. Do đó, sử dụng lá trà xanh để tắm có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa trên da. Bạn có thể áp dụng phương pháp tắm lá trà xanh như sau: Chuẩn bị: 20g lá trà xanh tươi, rửa sạch, nên ngâm qua nước muối để loại bỏ tạp chất. Thực hiện: Đun lá trà xanh cùng 1 lít nước sạch, chờ nước sôi vài phút thì tắt bếp. Chắt nước trà xanh ra thau, hòa thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Với biện pháp này bạn nên thực hiện liên tục trong 3 ngày liền để cảm nhận được hiệu quả, tình trạng ngứa ngáy và các vết mẩn đỏ sẽ dần biến mất. Tắm lá kinh giới trị mẩn ngứa Lá kinh giới thường được lựa chọn để điều trị mẩn ngứa Theo Đông y, lá kinh giới có mùi thơm, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tán hàn, chống dị ứng. Đồng thời, trong lá kinh giới có chứa các hoạt chất giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Bạn có thể sử dụng lá kinh giới để làm nước tắm như sau: Chuẩn bị: 1 nắm lá kinh giới tươi. Thực hiện: Nhặt bỏ các lá kinh giới bị úa, sâu bệnh. Sau đó ngâm chúng với nước muỗi loãng và rửa thật sạch. Đun sôi khoảng 1,5 lít nước sạch trong nồi, sau đó cho lá kinh giới vào và đun tiếp trong khoảng 10-15 phút. Chắt nước lá kinh giới đã đun vào chậu tắm, hòa cùng nước ấm vừa đủ để tắm/ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa. Nên áp dụng phương pháp này 1 lần/ngày để thấy được hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể tận dụng phần bã lá kinh giới để đắp lên da để tăng hiệu quả giảm ngứa. Tắm lá khế trị mẩn ngứa Tắm bằng nước lá khế là phương pháp điều trị mẩn ngứa đã được lưu truyền trong dân gian ở nước ta qua rất nhiều thế hệ. Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, lợi tiểu. Do đó, loại lá này thường có trong danh sách lá tắm trị mẩn ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sử dụng nước lá khế để tắm sẽ giúp kháng viêm, giảm ngứa, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi da hư tổn. Để tăng hiệu quả điều trị, khi nấu nước tắm bằng lá khế bạn nên sử dụng cả phần hoa (bông) khế, kết hợp cùng muối sạch. Cách làm nước tắm bằng lá khế như sau: Chuẩn bị: Một nắm lá khế, một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa lá khế và ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các tạp chất. Sau khi rửa sạch, vớt lá khế ra, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng nước sạch và một ít muối hạt. Chắt nước lá khế đã đun sôi vào chậu, chế thêm nước ấm có nhiệt độ vừa phải để tắm. Có thể tận dụng phần bã lá khế chà nhẹ lên vùng da tổn thương để tăng hiệu quả trị ngứa. Tắm lá trầu không trị mẩn ngứa Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, lá trầu không có thể cải thiện tốt tình trạng mẩn ngứa trên da Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng kháng khuẩn và thải độc vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa thành phần hoạt chất như tinh dầu, tanin, cineol,… giúp ức chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, tiêu diệt virus và làm lành các tổn thương trên da. Việc sử dụng lá trầu không để tắm sẽ giúp giảm ngứa trên da một cách nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Để làm nước tắm với lá trầu không ta thực hiện như sau: Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi. Cách làm: Rửa sạch lá trầu không, có thể ngâm qua nước muối, sau đó vớt ra, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước cho tinh dầu tiết ra hết. Chắt nước lá trầu không đã đun ra thau sạch, chế thêm nước nguội vừa đủ để tắm. Tắm lá tía tô trị mẩn ngứa Sử dụng lá tía tô để tắm không chỉ giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mà còn giúp phục hồi tổn thương da Ngoài là cây gia vị, lá tía tô cũng là một vị thuốc hữu hiệu thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Trong lá tía tô có chứa các thành phần như phốt pho, sắt, canxi, vitamin A, C, tinh dầu perillaldehyde, acid,… giúp chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện, phục hồi hiệu quả các tổn thương trên da. Để sử dụng lá tía trị mẩn ngứa ta làm theo các bước sau: Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô tươi và một ít muối hạt sạch. Thực hiện: Rửa sạch lá tía tô, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Cho lá tía tô vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Chắt nước lá đã đun ra chậu tắm, hòa thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Có thể tận dụng phần bã lá tía tô để chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Bạn nên áp dụng phương pháp tắm lá tía tô đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tuần để cảm nhận được hiệu quả giảm ngứa. Tắm lá sài đất trị mẩn ngứa Tắm lá sài đất trị mẩn ngứa là bài thuốc dân gian quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Theo Đông y, sài đất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm mẩn đỏ và các nốt sần, ngứa trên da. Bạn có thể áp dụng phương pháp này tại nhà một cách vô cùng đơn giản như sau: Chuẩn bị: Khoảng 200g lá sài đất tươi. Thực hiện: Rửa thật sạch lá sài đất với nước và ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất. Vò nát lá sài đất, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 5 phút. Chắt nước lá sài đất vừa đun (lọc bỏ bã) vào chậu, pha thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Bạn nên áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày/1 lần, liên tục trong 3 tuần để đạt được hiệu quả rõ rệt. Tắm lá lốt trị mẩn ngứa Sử dụng lá lốt để tắm cũng là phương pháp giảm ngứa hiệu quả trong dân gian, chúng thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như vẩy nến, viêm da cơ địa. Tắm lá lốt là phương pháp trị mẩn ngứa đơn giản tại nhà mà ta không nên bỏ qua. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, có khả năng giảm đau, chống phong hàn nhẹ, đau đầu do cảm lạnh, khó tiêu, mẩn ngứa,… Ta có thể chuẩn bị nước tắm với lá lốt theo cách sau: Chuẩn bị: Một nắm lá lốt tươi, muối hạt. Thực hiện: Ngâm lá lốt với nước muối và rửa thật sạch để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn. Sau đó vớt lá lốt ra, vò nát. Đun sôi 2-3 lít nước, sau đó cho lá lốt đã vò nát vào đun cùng. Chắt nước ra chậu, thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Sau khi tắm với nước lá nên tắm tráng lại với nước sạch để loại bỏ các vụn lá trên da. Cần lưu ý gì khi dùng lá tắm trị mẩn ngứa? Phương pháp điều trị mẩn ngứa bằng tắm các loại lá kể trên thường có nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên các phương pháp này thường chỉ đem lại hiệu quả tốt cho những trường hợp mẩn ngứa nhẹ. Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp tắm lá trị mẩn ngứa người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Không phải tất cả các trường hợp mẩn ngứa đều có thể sử dụng nước lá để tắm. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi áp dụng biện pháp này. Cần đảm bảo các loại lá dùng để tắm đã được làm sạch, ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất trước khi sử dụng. Không sử dụng nước lá để tắm nếu trên da có các vết trầy xước, vết thương hở hoặc đang có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,… Nếu tắm nước lá vào lúc này có thể khiến tình trạng tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi tắm nước lá, cần tắm tráng lại với nước sạch để loại bỏ các vụn lá trên da, tránh tình trạng kích ứng và nhiễm khuẩn. Phương pháp tắm lá trị mẩn ngứa thường mang lại tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì trong thời gian thực hiện. Đa phần tình trạng mẩn ngứa sẽ xuất hiện do dị ứng và các bệnh da liễu, do đó nhiều khi chỉ áp dụng biện pháp tắm lá sẽ không thể cải thiện được tình hình do không thể điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nếu gặp tình trạng mẩn ngứa kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại kem bôi giảm ngứa chuyên biệt, an toàn, lành tính như kem bôi Sodermix. Sodermix – giải pháp an toàn giúp giảm nhanh cơn ngứa Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa đặc hiệu mạnh nhất trong cơ thể, giúp phân giải các gốc tự do một cách nhanh chóng, từ đó giúp chống viêm, giảm ngứa đặc biệt hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa tinh dầu trái bơ và các thành phần dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu và mềm da, tái tạo, phục hồi những tổn thương trên da. Kem bôi Sodermix là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp giảm ngứa, tái tạo và bảo vệ làn da Hãy để kem bôi Sodermix xoa dịu cơn ngứa và trả lại cho bạn làn da mềm mại, mịn màng. Sodermix hoàn toàn không chứa corticoid, đặc biệt an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm thích hợp dùng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Để tìm mua Sodermix tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm kem bôi Sodermix, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0862 241 650 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bản giải quyết được tình trạng mẩn ngứa, khó chịu mà bản thân đang gặp phải. Xem thêm: Lưng nổi mẩn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả? Bị ngứa gãi nổi cục khắp người là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào? Top 6 thuốc bôi viêm da cơ địa trẻ em an toàn và tốt cha mẹ cần biết Top #11 thuốc trị tổ đỉa hiệu quả được bác sĩ da liễu khuyên dùng Tổ đỉa á sừng có phải là 1 bệnh? Chia sẻ15