Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ - điều mẹ phải biết!
Chàm sữa là một bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát khiến bé khó chịu, dễ bỏ ăn và khó ngủ. Vậy khi bé bị chàm sữa, các mẹ nên làm gì? Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Chàm sữa (lác sữa) là gì?
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Chàm sữa tuy không nguy hiểm xong các cơn ngứa dữ dội thường gây khó chịu cho con trẻ khiến bé biếng ăn, quấy khóc, sụt cân.
Lác sữa thường sẽ khỏi khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Sau đó nếu trẻ vẫn còn gặp phải tình trạng chàm thì bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát và phát triển thành chàm thể tạng. Bệnh này ở trẻ tuy không lây lan thế nhưng khó điều trị nếu để lâu.
2. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ
Theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa, đặc biệt nhiều nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thương tổn thường xuất hiện ở trên mặt, đối xứng hai bên má và có thể lan ra toàn thân.
Ban đầu, chàm sữa khởi phát là những nốt mẩn đỏ, rồi hình thành các mụn nước nhỏ li ti, màu đỏ. Các mụn nước này gây nứt da, rịn nước gây bết dính lên vùng chàm tạo thành lớp vảy cứng. Sau khoảng 1 tuần, da non tái tạo làm bong tróc vảy. Ở những vùng da bị lác sữa, khi chạm vào sẽ có cảm giác thô ráp kèm theo vảy nhỏ li ti, da rất khô và căng. Những mảng da khô và mẩn đỏ này thường xuất hiện ở trên mặt và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân.
Khi bị lác sữa, những vùng da tổn thương bị ngứa khiến trẻ khó chịu. Chính vì thế, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, đôi khi trẻ cũng hay dụi mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến các mụn nước vỡ ra gây chảy máu. Nếu như không được vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm khuẩn (thậm chí bội nhiễm), khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại thâm sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.
Chàm sữa có thể kèm thêm các triệu chứng dị ứng của bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn. Điều này khiến bé rất khó chịu nên thường xuyên có biểu hiện quấy khóc, ngủ không ngon giấc hoặc không chịu bú mẹ. Thông thường, chàm sữa sẽ thuyên giảm (khi trẻ trên 1 tuổi) và có thể tự khỏi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.
➤ Xem chi tiết hơn: Dấu hiệu chàm sữa giúp mẹ phân biệt
3. Tại sao trẻ nhỏ lại bị chàm sữa?
Trẻ bị chàm sữa có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:
- Di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bé từng có tiền sử bệnh nấm da như chàm, mề đay, hắc lào,… thì bé có tỷ lệ cao sẽ bị chàm.
- Do cơ địa dị ứng: Do cơ địa dễ dị ứng nên da bé thường sẽ nhạy cảm. Điều này khiến bé dễ mắc chàm sữa và các bệnh dị ứng ngoài da.
- Chế độ ăn của mẹ: Thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Vì thế nếu mẹ không chú ý đến chế độ dinh dưỡng có thể khiến bé dễ mắc bệnh. Việc ăn quá nhiều đồ tanh, hải sản, thực phẩm giàu đạm khiến bé không thể hấp thụ và tiêu hóa hết qua đường sữa mẹ. Đây cũng cũng nguyên do khiến bé bị chàm sữa.
- Các tác nhân từ bên ngoài: Việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như lông động vât, phấn hoa hoặc do ăn phải các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá biển có thể khiến trẻ bị chàm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do một số yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, thời tiết hanh khô, vệ sinh da kém, dị ứng thành phần xà phòng tắm, các loại thuốc tẩy, nước giặt,…
4. Chàm sữa ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám gấp?
Về cơ bản, bệnh chàm sữa ở trẻ em được xem là triệu chứng tạm thời, không quá nguy hiểm đến sức khỏe cũng như không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé.
Nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra khi bé bị chàm đó là cào gãi nhiều dẫn đến bội nhiễm và nhiễm trùng da. Hoặc các phụ huynh không có biện pháp điều trị kịp thời cho bé, khiến chàm sữa phát triển thành chàm thể tạng. Lúc này, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ để lại sẹo cao hơn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống của trẻ sau này.
Nhất là trong các trường hợp sau, cần đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất:
- Những tổn thương da mà chàm sữa gây ra trở nên nghiêm trọng, thậm chí lở loét, chảy máu.
- Xuất hiện nhiễm trùng, bội nhiễm tại vùng da bị chàm sữa.
- Các triệu chứng của chàm sữa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, bú ít hoặc bỏ bú,… ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng không mang lại kết quả, chàm sữa không thuyên giảm mà lại tiến triển nặng hơn.
- Chàm sữa có nguy cơ gây những biến chứng nghiêm trọng trên da.
5. Khi bé bị chàm các mẹ nên làm gì?
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm và hoàn toàn có thể hạn chế và tìm cách khắc phục để bệnh không diễn biến nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Muốn được như vậy, cha mẹ cần chú ý tới bé và bản thân phải biết cách chăm trẻ sao cho đúng. Dưới đây là những giải pháp cho mẹ khi chăm sóc con bị chàm sữa.
Bôi kem dưỡng ẩm cho bé
Nguyên nhân gây ra chàm sữa chính là do lớp da bảo vệ bé bị tổn thương, chính vì thế mà bố mẹ cần phải chăm sóc da bé thật tốt bằng cách bôi kem dưỡng da cho bé, để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Có hai sản phẩm dưỡng ẩm thường được khuyên dùng trong việc điều trị chàm: thuốc mỡ và kem. Các loại kem này có tác dụng ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da, cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô, hạn chế nứt nẻ, ngừa bệnh tái phát.
Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu. Mẹ nên làm ẩm da cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày và nên thoa vào buổi tốt trước khi đi ngủ.
➤ Đọc thêm: Có nên dùng kem dưỡng ẩm khi bé bị chàm sữa?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Với trẻ sơ sinh, chế độ ăn cho mẹ hay cho bé đều quan trọng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong thời kỳ đầu. Mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian càng lâu càng tốt khi trẻ đang trong độ tuổi sơ sinh. Trong quá trình cho con bú, mẹ ăn gì thì con cũng sẽ được hấp thụ những chất dinh dưỡng đó. Do đó với những trẻ bị chàm mẹ nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, trứng, các loại thực phẩm lên men, thực phẩm cay và nhiều chất béo.
Chỉ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Nên ăn những món thanh đạm, nhiều chất xơ, và ít gia vị để bé học ăn từ từ.
Vệ sinh thân thể bé thường xuyên
Làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tác nhân bên ngoài tấn công gây chàm da. Chính vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ thân thể cho con cũng là cách chữa chàm sữa ở trẻ. Bạn nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ, tuy nhiên mẹ không nên tắm quá lâu, chỉ khoảng 5-10 phút. Lưu ý không chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa vì điều này có thể khiến da bé bị xước dẫn đến nhiễm khuẩn
Tắm cho bé bằng nước ấm có pha chút tinh dầu tràm trà làm giảm tình trạng ngứa ngáy đồng thời làm giảm khả năng nhiễm khuẩn da. Sau khi tắm xong, dùng một chiếc khăn bông sạch và thấm thật khô nước trên da bé để giữ cho da bé thoáng mát.
Luôn cố gắng giữ người bé khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều gây ẩm ướt khó chịu. Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn.
➤ Mách mẹ: Trẻ bị chàm tắm lá gì cho nhanh khỏi?
Sử dụng xà phòng riêng cho trẻ bị chàm
Lưu ý khi lựa chọn xà phòng, sữa tắm cho bé cần lựa chọn những sản phẩm lành tính và phù hợp dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối hạn chế các loại sữa tắm không rõ nguồn gốc hay chứa các chất tẩy rửa có thể khiến làn da trẻ bị dị ứng với những sản phẩm hoá học.
Trên thị trường hiện có bày bán khá nhiều loại sữa tắm gội toàn thân dành cho trẻ bị chàm da, bạn có thể sử dụng chúng để tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, cần hỏi kĩ bác sĩ trước khi dùng, tránh trường hợp da trẻ không phù hợp hoặc mua nhầm hàng kém chất lượng.
Ngoài ra, các mẹ có thể tìm mua các loại xà phòng dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên, ít màu, ít hương liệu và dành cho da nhạy cảm. Đây cũng là một cách để có thể làm giảm chàm sữa trên da bé. Tuy nhiên, với loại xà phòng này chỉ nên tắm cho bé từ 3-4 lần/tuần đồng thời phải pha thật loãng vào nước, và sau đó tắm lại với nước mát.
Lựa chọn trang phục thoáng mát
Một việc đơn giản mà các mẹ vẫn hay quên, đó là chú ý đến quần áo của con mình. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên chọn những trang phục thoáng mát, dễ chịu, dễ thấm hút mồ hôi như: các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát.
Bên cạnh đó, bậc làm cha mẹ nên hình thành thói quen giặt thật sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Việc làm này sẽ có thể loại bỏ bụi bẩn cùng các tác nhân gây hại bám vào quần áo (nếu có).
Sử dụng kem bôi ngoài da trị chàm sữa
Thông thường bệnh chàm sữa có thể tự khỏi được, nhưng để giảm ngắn thời gian tổn thương da cho bé, giúp bé sớm vui khỏe, các mẹ có thể lựa chọn các loại kem bôi trị chàm sữa. Có rất nhiều loại kem bôi có cùng tác dụng này tuy nhiên các mẹ nên lựa chọn các loại kem không chứa corticosteroid. Với trẻ nhỏ bởi da thường mỏng và nhạy cảm, việc dùng trong thời gian dài có thể làm teo da, mất màu da hoặc có thể gây suy tuyến thượng thận.
Sodermix cream là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – thành phần tự nhiên chiết xuất từ cà chua xanh an toàn với làn da trẻ trong kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác viêm ngứa. Đồng thời sản phẩm còn chứa hoạt chất dầu Paraffin giúp dưỡng ẩm, mềm da khôi phục phần da bị tổn thương của bé nhanh hơn.
Để tìm địa chỉ gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “XEM TẠI ĐÂY”
“BẤM VÀO ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà.
Tuyệt đối không nên trì hoãn việc điều trị
Chàm sữa là một dạng viêm da dị ứng, tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé nên các mẹ không nên xem thường căn bệnh này. Nếu sau 1 tuần áp dụng các phương pháp điều trị trên mà tình trạng chàm sữa trên da bé không tiến triển, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khác và điều trị cụ thể.
Hãy nhớ, đừng trì hoãn việc điều trị chàm sữa cho trẻ nhỏ, bởi càng để lâu bệnh càng nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm. Tất cả các loại thuốc sử dụng trong việc điều trị cần làm theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống đủ thuốc và đúng liều lượng. Tái khám đúng hẹn để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Hi vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con bị chàm sữa theo phương pháp an toàn nhất cho bé. Nếu bạn còn câu hỏi về chứng bệnh này, hãy kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.