Viêm da cơ địa ở chân giải pháp điều trị hiệu quả!

Viêm da cơ địa là chứng bệnh da liễu mãn tính, nó có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó viêm da cơ địa ở chân được coi là chứng bệnh rất phổ biến. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng mà chúng mang đến lại vô cùng khó chịu, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy giải pháp nào hiệu quả trị chứng viêm da cơ địa ở chân và người bệnh cần lưu ý những gì khi mắc phải chứng bệnh này. Các bạn cùng theo dõi các thông tin dưới đây.

Viêm da cơ địa ở chân giải pháp điều trị hiệu quả! 1

Viêm da cơ địa ở chân là gì?

Viêm da cơ địa ở chân được coi là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi các triệu chứng khô da, ngứa ngáy và nứt nẻ. Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, ngứa ngáy và xảy ra tình trạng bong tróc ở các vị trí như lòng bàn chân, mu bàn chân, ngón chân hoặc xung quanh mắt cá chân.

Viêm da cơ địa ở chân thường tiến triển qua hai giai đoạn đó là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột và bùng phát mạnh. Còn ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương trên da sẽ tiến triển chậm hơn đồng thời kèm theo là các dấu hiệu ngứa âm ỉ.

Đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có cách nào điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở chân nói riêng. Các biện pháp điều trị hiện tại mục đích chỉ là cải thiện các triệu chứng, làm giảm các tổn thương da, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế bệnh tái phát.

☛ Tìm hiểu thêm: Những thông tin về bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân, triệu chứng của viêm da cơ địa ở chân

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia da liễu thì nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở chân vẫn chưa xác định được cụ thể. Tuy nhiên bệnh có liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền và sự rối loạn hệ miễn dịch. Do đó, nhiều trường hợp viêm da cơ địa không chỉ gây nên các tổn thương da mà kèm theo đó là sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…

Ngoài yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch thì bệnh viêm da cơ địa ở chân có thể khởi phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như:

  • Bị nhiễm trùng: Nếu bị nhiễm trùng toàn thân hoặc khu trú ở chân thì rất dễ kích hoạt các triệu chứng viêm da cơ địa ở chân bùng phát.
  • Đi giày chật: Thường xuyên đi giày chật sẽ làm tăng độ ma sát lên da bàn chân khiến nguy cơ mắc viêm da cơ địa tăng cao hơn
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất: Hay phải tiếp xúc với các loại hóa chất có tính tẩy mạnh như bột giặt, nước lau sàn, nước tẩy rửa chuyên dụng hoặc sử dụng xà phòng làm sạch có độ pH cao cũng khiến vùng da chân bị kích thích, tổn thương dẫn đến bùng phát viêm da cơ địa ở chân.
  • Bị rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những yếu tố tác động đến hoạt động của hệ miễn dịch. Do đó ngoài các triệu chứng cơ bản như kinh nguyệt không đều, suy nhược cơ thể, mất ngủ,… thì rối loạn nội tiết tố có thể kích thích các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát.
  • Một số yếu tố khác như thời tiết khô hanh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, căng thẳng thần kinh kéo dài, chế độ ăn không phù hợp, béo phì, lạm dụng bia rượu,… cũng kích thích viêm da cơ địa ở chân khởi phát.

Triệu chứng

Do vùng da chân tương đối dày và ít bị tác động hơn so với các vùng da khác như da mặt, da lưng, cổ tay,.. nên các triệu chứng viêm da cơ địa ở chân giai đoạn cấp tính và mãn tính tương đối đồng nhất. Các dấu hiệu có thể kể đến như:

  • Vùng chân xuất hiện các mảng da khô có màu đỏ hoặc hồng
  • Trên bề mặt các vùng da bị tổn thương nổi các mụn nước nhỏ, mọc khu trú và gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Tiếp sau đó mụn nước sẽ vỡ ra khiến da chảy dịch, đóng vảy
  • Lâu dần các tổn thương da sẽ có dấu hiệu dày sừng, thâm nhiễm và khô ráp

Những triệu chứng viêm da cơ địa ở chân thường bùng phát rầm rộ và thuyên giảm trong vài tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thì vùng da bị tổn thương sau đó có thể bị dày hơn, sừng hóa, nứt nẻ kéo dài. Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời thì các tổn thương này có khả năng bị nhiễm trùng, lở loét, mưng mủ – được gọi là viêm da cơ địa bội nhiễm.

Viêm da cơ địa ở chân có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu phát sinh trên diện rộng, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn làm tăng nguy cơ viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng và sốt cỏ khô. Ngoài ra nếu không được điều trị sớm thì viêm da cơ địa sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp một số biến chứng như:

  • Bội nhiễm da: Khi các tổn thương da ở chân do viêm da cơ địa gây nên bị nhiễm trùng bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Lúc này da sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, nóng, mưng mủ, kèm với đó là ngứa rát, sưng đau và cực kỳ khó chịu.
  • Da bị hoại tử: Biến chứng này thường phát sinh trong các trường hợp viêm da cơ địa bị bội nhiễm nhưng không được kiểm soát và điều trị đúng cách
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm: Triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và kéo dài dai dẳng mà viêm da cơ địa ở chân gây ra khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ suy giảm khiến cơ thể suy nhược, làm giảm khả năng làm việc cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm da cơ địa có nguy hiểm? – Giải đáp chính xác

Điều trị viêm da cơ địa ở chân bằng cách nào?

Vì không thể điều trị dứt điểm viêm da cơ địa ở chân nên các nguyên tắc điều trị của chứng bệnh này chính là cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa xảy ra biến chứng và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở chân thường được dùng nhất

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc 1

Các thuốc để dùng điều trị viêm da cơ địa ở chân bao gồm thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Việc chỉ định sử dụng thuốc cần dựa trên mức độ tổn thương da, giai đoạn phát bệnh, khả năng đáp ứng thuốc và độ tuổi của người bệnh.

Một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa ở chân gồm:

  • Kẽm oxide 10%: Thường được dùng khi viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính, có tác dụng tạo màng bảo vệ, làm dịu da và sát khuẩn
  • Thuốc bôi Corticoid: Đây là loại thuốc được dùng chủ yếu trong điều trị viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở chân nói riêng. Lúc đầu các bác sĩ thường chỉ định các corticoid có hoạt tính nhẹ và vừa như Dexamethason, Hydrocoritison, Triamcinolon acetonid. Nhưng nếu bệnh nhân không có đáp ứng với các loại trên, bác sĩ có thể thay thế bằng các corticoid mạnh như Betamethasone valerat và Hydrocortison butirat.
  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng là chống dị ứng và giảm ngứa cho người bị viêm da cơ địa. Với trường hợp người bệnh chỉ ngứa nhẹ thì có thể sử dụng thuốc kháng H1 ở dạng bôi tại chỗ. Còn nếu bị ngứa ngáy dữ dội và kéo dài thì thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng histamine ở dạng uống.
  • Thuốc chống viêm không steorid (NSAID) và steroid: Trường hợp viêm da cơ địa khiến da chân bị viêm nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống viêm không steroid và steroid. Thông thường thuốc chống viêm không steroid sẽ được ưu tiên chỉ định luôn vì steroid đường uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Các loại thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm: Nhóm các loại thuốc này được chỉ định khi các tổn thương da chân có dấu hiệu bội nhiễm. Lúc này bác sĩ sẽ sinh thiết mủ hoặc mô da để xác định nguyên nhân gây bội nhiễm và chỉ định loại thuốc phù hợp.

☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị viêm da cơ địa loại nào tốt?

Các thuốc trị viêm da cơ địa ở chân như thuốc corticoid dạng bôi và steroid đường uống thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Vì nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nên rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm, các bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định sang các loại thuốc an toàn hơn như  thuốc bôi kháng histamine H1 và các loại kem dưỡng ẩm lành tính nhằm bảo vệ da, ngăn ngừa nứt nẻ và giảm ngứa ngáy.

Liệu pháp ánh sáng

Sử dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị viêm da cơ địa ở chân là phương pháp tương đối mới và khá hiện đại đang được áp dụng điều trị phổ biến. Phương pháp này sử dụng các bức xạ cực tím giúp ức chế miễn dịch tại chỗ và làm giảm viêm. Sử dụng liệu pháp ánh sáng chữa viêm da cơ địa cho hiệu quả điều trị khá nhanh nhưng chi phí điều trị tương đối cao và cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm da cơ địa ở chân nào cũng có thể điều trị bằng liệu pháp ánh sáng này, phương pháp này chỉ được chỉ định trong trường hợp viêm da nặng hoặc không đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc vì tia cực tím có thể gây hại cho da, khiến da dễ lão hóa và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Điều trị viêm da cơ địa ở chân tại nhà

Cùng với các phương pháp y tế thì người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị trị viêm da cơ địa ở chân tại nhà giúp giảm ngứa và phục hồi da. Áp dụng thường xuyên các biện pháp này không những làm tăng tốc độ phục hồi da mà còn giảm nguy cơ người bệnh phải phụ thuộc nhiều vào thuốc. Chưa kể là một số loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây mỏng da, giãn tĩnh mạch, teo da,…

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở chân tại nhà bao gồm:

Ngâm chân

Điều trị viêm da cơ địa ở chân tại nhà 1

Người bị viêm da cơ địa ở chân có thể ngâm chân với một số thảo dược như gừng, lá trầu không, lá chè xanh, lá khế, bạc hà, muối biển,… giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, ngăn ngừa bội nhiễm và làm mềm vùng da bị tổn thương. Sau khi ngâm chân xong, người bệnh cần lau khô chân với khăn sạch rồi hẵng sử dụng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng dầu dừa

Nếu các vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa trở nên khô ráp và nứt nẻ nghiêm trọng thì người bệnh có thể bôi dầu dừa lên để dưỡng ẩm và phục hồi da. Có thể thay thế dầu dừa bằng dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân trong trường hợp người bệnh bị dị ứng dầu dừa.

Sử dụng tỏi

Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn rất tốt trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm. Nếu trường hợp viêm da cơ địa ở chân gây ngứa dữ dội, người bệnh có thể thoa trực tiếp nước ép tỏi tươi lên để kháng khuẩn, giảm ngứa và tiêu viêm. Tuy nhiên, tỏi có vị cay nồng và nóng nên người bệnh chú ý cần tránh dùng tỏi cho vùng da có vết thương hở và lở loét

Xem thêm: Phân loại và phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả

SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da cơ địa ở chân

Sử dụng thuốc bôi chứa corticoid điều trị viêm da cơ địa trong khoảng thời gian dài sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho làn da. Điều này cũng đã được các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo trước. Vậy nên các bạn có thể tham khảo một giải pháp mới, một loại kem bôi không corticoid, rất an toàn và hiệu quả với người bị viêm da cơ địa – Sodermix® Cream. Sản phẩm được sản xuất tại PHÁP và đã có mặt tại hơn 123 quốc gia trên thế giới. Cơ chế tác động của Sodermix® Cream là phục hồi lớp lipid trên da, giúp da khỏe và mềm mịn hơn, từ đó làm giảm thiểu các triệu chứng viêm da cơ địa gây ra.

Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị viêm da cơ địa.

SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da cơ địa ở chân 1

Cách sử dụng sản phẩm cũng cực kỳ đơn giản: người bị viêm da cơ địa ở chân nên bôi sản phẩm 2 lần/ ngày, mỗi lần bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng, để khô trước khi dùng các sản phẩm kem hoặc mỹ phẩm thông thường. Nên duy trì sử dụng SODERMIX® Cream cho đến khi không có sự cải thiện thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý nhỏ là không bôi SODERMIX® Cream vào vùng da có vết thương hở. Nếu xuất hiện đỏ, đau hoặc khó chịu khi bôi thì nên dừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sỹ. Sản phẩm chỉ dùng để bôi ngoài da, không dùng để uống.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Những lưu ý khi bị viêm da cơ địa ở chân

Để việc điều trị viêm da cơ địa có hiệu quả nhanh đồng thời tránh bệnh tái phát nặng hơn, người bệnh viêm da cơ địa ở chân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên sử dụng các loại giầy dép chật, bít kín mũi chân vì dễ khiến các vùng da chân bị hầm bí, dễ trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Tốt nhất nên chọn các loại giày dép vừa với chân và có khả năng thoáng khí tốt. Ngoài ra người bệnh cũng hạn chế đi tất chân vào mùa nóng, việc đi tất sẽ khiến chân bị bít tắc, các vết thương dễ mưng mủ, nhiễm trùng hơn.
  • Vệ sinh chân và các kẽ chân sạch sẽ vì đây là những vị trí nhiều vi khuẩn trú ẩn. Sau khi rửa xong thì lau khô chân bằng khăn sạch, không nên để chân còn ướt vì như vậy sẽ khiến các nốt mụn dễ lây lan sang các vị trí khác. Lưu ý không nên sử dụng các loại xà phòng có nhiều mùi thơm hoặc chứa nhiều hóa chất tẩy mạnh để rửa chân, sẽ khiến da chân bị kích ứng mạnh, tình trạng viêm da cơ địa ở chân sẽ tồi tệ hơn.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào hoặc gãi ở vùng da bị bệnh. Như vậy sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da, khiến các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.
  • Không nên cắt móng chân quá sâu để tránh xảy ra tình trạng da bị nhiễm trùng, tổn thương và chảy máu. Tuyệt đối không dùng miệng để cắn móng bởi như vậy sẽ khiến da vùng mặt và miệng bị lây lan viêm da cơ địa.
  • Gặp thời tiết hanh khô người bệnh cần bôi kem dưỡng ẩm cho da, vừa cung cấp độ ẩm vừa giúp ngăn ngừa tình trạng da khô ráp, bong tróc. Hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng viêm da cơ địa từ môi trường như khói bụi, phấn hoa, côn trùng,…
  • Nên sử dụng các loại quần áo, tất chân bằng chất liệu cotton, có độ thông thoáng, thấm hút cao. Hạn chế mặc các loại trang phục bó sát gây cọ sát lên da khiến các triệu chứng viêm da cơ địa trở nên tồi tệ hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, thịt bò, sữa, hải sản,… Cần tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm nhiều loại rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A. Kèm theo đó là tích cực uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc và cấp ẩm cho da.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý,… Các biện pháp này không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.

Viêm da cơ địa ở chân tuy là một chứng bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị tích cực bệnh sẽ rất dễ tái phát và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm da cơ địa ở chân. Hi vọng với những thông tin này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc tốt làn da của bản thân và gia đình. Nếu còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về chứng bệnh này thì có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...