Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Nguyên nhân và điều trị

Trẻ em là đối tượng có làn da nhạy cảm, khi tiếp xúc trực tiếp với những nguyên nhân gây kích ứng sẽ có thể dẫn đến mắc các bệnh về da và điển hình là bệnh viêm da tiếp xúc. Nếu bạn đang nghi ngờ con mình mắc viêm da tiếp xúc hay muốn tìm hiểu về bệnh này thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé!

Thế nào là viêm da tiếp xúc?

Viêm da tiếp xúc là bệnh hay gặp về da, bệnh thể hiện bởi tình trạng da phản ứng lại khi tiếp xúc với các tác nhân có chứa yếu tố tiếp xúc như chất gây dị ứng, kích ứng. Khi bị bệnh người bệnh sẽ có các biểu hiện da khô, ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo da khô và đóng vảy,…

Để hiểu rõ hơn, các bạn xem tại: Viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc) là bệnh gì? hoặc liên hệ ngay với chuyên gia theo Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi tổng đài miễn cước 1800.6225  để được giải đáp nhanh nhất.
Thế nào là viêm da tiếp xúc? 1
Sưng đỏ và kèm theo nốt sẩn ở vùng mặt của trẻ em

Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị mắc viêm da tiếp xúc. Dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Xảy ra khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng và tạo ra phản ứng viêm. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh là:

  • Da của trẻ tiếp xúc với thực vật có chứa chất độc như cây thường xuân độc,…
  • Da tiếp xúc với các hoá chất (như thuốc nhuộm tóc hay thuốc duỗi thẳng tóc), chất tạo hương có trong mỹ phẩm (xà phòng, sữa tắm, dầu gội, một số loại kem dưỡng).
  • Da bị dị ứng với kim loại, điển hình là kim loại Niken
  • Dị ứng với cao su latex.
  • Dị ứng với một số loại trái cây có múi, điển hình như các loại vỏ trái cây, cam quýt,…
  • Dị ứng với một số loại thuốc sử dụng ngoài da.

☛ Tham khảo thêm: Chứng viêm tiếp xúc da dị ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Là nguyên nhân phổ biến hơn, ở loại này chất kích ứng ở lại trên bề mặt da và gây dị ứng, viêm da sẽ càng nghiêm trọng nếu chất kích ứng ở càng lâu trên da. Một số nguyên nhân gây dị ứng ở loại này như:

  • Các loại hoá chất: pin có chứa axit, hoá chất tẩy rửa …
  • Các chất dịch của cơ thể: nước tiểu, nước bọt,…
  • Dị ứng với một số loại cây: cây ớt, cây trạng nguyên,…
  • Những người đã từng mắc bệnh này thì nguy cơ kích ứng sẽ cao hơn những người chưa từng mắc.

Ngoài ra còn có một dạng viêm da tiếp xúc ít gặp hơn là viêm da tiếp xúc ánh sáng. Loại viêm da này xảy ra khi làn da của cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời say khi sử dụng một loại sản phẩm bôi lên da.

☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Chứng viêm tiếp xúc da kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng 1
Cây thường xuân độc gây kích ứng da khi tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ có nguy hiểm không?

Bạn đang thắc mắc bệnh viêm da tiếp xúc này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ? thì câu trả lời còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, cách chăm sóc của cha mẹ và thăm khám chữa trị kịp thời.

Có 2 biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ bị viêm da trong thời gian dài như:

  • Nhiễm trùng da: Trẻ gãi ngứa nhiều làm trầy xước, xây xát da, khi cha mẹ không để ý chăm sóc dễ khiến vết thương bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da. Trong đó, vi khuẩn herpes hay được tìm thấy là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
  • Tăng sắc tố sau viêm, sẹo xấu: Quá trình bội nhiễm thường gây nên tổn thương sâu và để lại sẹo, thâm da, mảng da màu sắc bất thường. Với những trẻ có làn da nhạy cảm thì sẹo và thâm sẽ rất khó bị mất đi.

Nếu trẻ mắc viêm da tiếp xúc, cha mẹ không nên quá lo lắng bởi bệnh không gây ảnh hưởng tính mạng hay các cơ quan bộ phận trên cơ thể ngoài vùng da, và bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì bệnh gây ra nhiều phiền toái như gây ngứa ngáy, dát đỏ, mụn nước, có khi loét trợt hoại tử. Kèm theo đó bệnh thường có tiến triển dai dẳng, hay tái phát nếu không phát hiện và loại trừ được dị nguyên.

Các dấu hiệu của bệnh cha mẹ nên chú ý!

Bệnh có thể biểu hiện ở hầu hết các vùng da trong cơ thể tuy nhiên nó thường hay xuất hiện ở chỗ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Để nhận biết trẻ bị viêm da tiếp xúc hay không hãy dựa vào các đặc điểm sau:

  • Da đỏ (hay còn gọi là ban đỏ): Thấy xuất hiện những vùng da màu đỏ hay gặp ở mặt, bụng, mặt trong cẳng tay…
  • Vết phồng rộp kích thước nhỏ (còn gọi là mụn nước), vết có kích thước lớn (còn gọi là bóng nước).
  • Sưng da (phù nề): Thấy các mảng da với kích thước khác nhau nổi lên trên bề mặt da của trẻ.
  • Khô hoặc đóng vảy trên da, nứt nẻ da, lớp da dày lên có lớp lót (hiện tượng lichen hoá).
  • Sắc tố da tăng hoặc giảm
Nếu bé đang gặp các triệu chứng này, các mẹ hãy nhanh chóng đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế hoặc nhận tư vấn trực tiếp về bệnh viêm da tiếp xúc từ chuyên gia thông qua Zalo TẠI ĐÂY hay gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 
Các dấu hiệu của bệnh cha mẹ nên chú ý! 1
Viêm da tiếp xúc nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm da bội nhiễm

Chẩn đoán bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em như thế nào?

Bác sĩ khám sẽ chẩn đoán bệnh cho trẻ dựa trên quá trình thăm khám và chỉ định một số xét nghiêm cần thiết.

Thăm khám dấu hiệu ngoài da

Biểu hiện tổn thương cơ bản sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, vị trí và thời gian bị bệnh viêm da tiếp xúc mà có thể phân chia thể  cấp, bán cấp hoặc mạn tính.

Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính: tổn thương biểu hiện là vùng dát đỏ có ranh giới rõ ràng, da phù nề, trên mặt da có mụn nước, sẩn, trong trường hợp phản ứng mạnh có thể có bọng nước kết hợp lại với nhau thành mảng. Khi bọng nước vỡ để lại vết trợt trên da sau đó nó tiết dịch và đóng vảy tiết. Trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp: Tổn thương biểu hiện là những mảng dát đỏ nhẹ, kích thước vùng da nhỏ, trên da có xuất hiện vảy da khô, đôi khi trên da có kèm theo những đốm màu đỏ, kích thước nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn.

Khi tiến triển mạn tính: thường có hiện tượng lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, lúc đó bạn có thể thấy da bong vảy cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng. Để lại trên da trẻ những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

Mô bệnh học: Là xét nghiệm quan trọng nhất, trên kết quả Mô bệnh học thể hiện như sau:

  • Thể cấp tính của viêm da tiếp xúc có hình ảnh xốp bào rất mạnh, phù gian bào kèm theo thâm nhiễm các lympho bào và bạch cầu ái toan vào thượng bì, cũng có thể thấy hình ảnh bạch cầu đơn nhân và mô bào ở trung bì.
  • Thể mạn tính cùng với xốp bào như thể cấp là hiện tượng tăng gai làm mào liên nhú kéo dài xuống kèm theo hiện tượng dày sừng và thâm nhiễm lympho bào.

Các test da: Đây cũng là xét nghiệm quan trọng nó phục vụ Bác sĩ trong việc chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh bằng cách: thực hiện các thử nghiệm lâm sàng như test lẩy da, test áp.

Xét nghiệm cạo nấm: Tiến hành cạo da sau đó tiến hành soi dưới kính hiển vi và nuôi cấy có thể loại trừ nguyên nhân nhiễm nấm.

Test dimethylgloxime: Là test để kiểm tra tại chỗ xem sản phẩm có chứa niken không.

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán 1
Xét nghiệm thử phản ứng của thuốc trên da

Những dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay!

Bạn cần chú ý theo dõi sức khoẻ con mình liên tục đặc biệt là vùng da đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có biểu hiện:

  1. Trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, mất ngủ và hay gãi
  2. Làn da của trẻ bị tổn thương nhiều, đỏ rát ở mặt, lưng và ở bụng
  3. Nghi ngờ làn da của trẻ bị nhiễm khuẩn
  4. Cha mẹ đã thử các bước tự chăm sóc cho con mà không thành công
  5. Nghi ngờ bệnh viêm da tiếp xúc của con là do các yếu tố trong môi trường sống gây nên

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ có điều trị dứt điểm được không?

Bệnh viêm da tiếp xúc này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Việc của bạn là phát hiện bệnh sớm và đưa con đến các bác sĩ để được thăm khám chẩn đoán cúng như điều trị hiệu quả.

Để nhận tư vấn và cách điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể kết nối qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ

Tại cơ sở y tế trẻ được theo dõi, điều trị với đơn thuốc và liều lượng phù hợp với lứa tuổi hoàn toàn dưới chỉ định của bác sĩ.

Để điều trị viêm tiếp xúc ở trẻ hiệu quả cần đảm bảo trẻ tránh chạm vào các chất gây dị ứng, kích ứng (các nguyên nhân đã nêu ở trên). Kèm theo các biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc:

Điều trị tại chỗ

Sử dụng thuốc bôi ngoài da để điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng. Các thuốc hay được bác sĩ sử dụng trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ như:

  • Thuốc bôi corticoid: thường được sử dụng trong điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng khu trú. Do điều trị ngắn ngày nên hầu như không có tác dụng phụ (tuy nhiên không phải là không có)
  • Các thuốc khác có thể sử dụng như thuốc ức chế calcineurin (như pimecrolimus và tacrolimus) cũng có hiệu quả trong viêm da tiếp xúc dị ứng, thường được dùng trong trường hợp mãn tính.
  • Trong trường hợp tổn thương mụn nước lớn có thể d ùng kim vô khuẩn chọc thoát dịch, tuy nhiên cần giữ nguyên phần da phía trên bọng nước. Đắp gạc đã được tẩm dung dịch Burow hoặc Jarish sau mỗi 2-3 giờ đối với tổn thương cấp tính tổn thương cấp tính.

Điều trị toàn thân

Bên cạnh điều trị tại chỗ cần phối hợp cả điều trị toàn thân để giúp cho quá trình điều trị cho trẻ nhanh và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là các thuốc và phương pháp điều trị toàn thân trẻ mắc viêm da tiêm xúc:

  • Thuốc kháng viêm (steroid) dạng đắp lên da hoặc uống (như prednisone dùng ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc ở dạng kem và thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da)
  • Thuốc kháng histamin (đối với bệnh ngứa) và phương pháp trị liệu miễn dịch để giảm thiểu phản ứng
  • Có thể sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống nếu nhiễm trùng thứ phát.
  • Có thể tắm bằng bột yến mạch để giảm chảy mủ, mẩn ngứa cho trẻ
  • Kem giữ ẩm
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: chất xơ (có nhiều trong rau củ trái cây), vitamin (cam, xoài,…), khoáng chất (thực phẩm giàu khoáng chất như: thịt, đậu trứng,…).
Muốn biết loại thuốc nào phù hợp với bé, mẹ có thể kết nối qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

Sodermix – giải pháp an toàn cho trẻ bị viêm da tiếp xúc!

Sodermix - giải pháp an toàn cho trẻ bị viêm da tiếp xúc! 1
Kem bôi sodermix là sản phẩm hàng đầu trong điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ

Kem bôi sodermix là sản phẩm hàng đầu trong chữa trị viêm da tiếp xúc Sodermix cream là sản phẩm đầu tiên được sản xuất theo cơ chế trung hoà gốc tự do nhờ superoxide dismutase (SOD) giúp bổ sung enzym superoxide dismutase từ tự nhiên (cây cà chua xanh).

Trước đây người ta sử dụng corticoid là sản phẩm đầu tay trong điều trị viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên việc sử dụng corticoid dài ngày ở những bệnh nhân thường dùng corticoid đặc biệt là trẻ nhỏ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

Dựa trên vấn đề này mà Khoa Da liễu và Thẩm mỹ Đại học Y khoa Quốc gia Donetsk – Ukraina đã tiến hành một nghiên cứu, trong nghiên cứu này họ không sử dụng corticoid trong điều trị. Kết quả cho thấy Sodermix là:

  • Liệu pháp an toàn, hầu như không có tác dụng phụ
  • Hiệu quả điều trị nhanh với vảy nến và viêm da tiếp xúc
  • Liệu pháp này có thể thay thế corticoid ở những bệnh nhân mắc viêm da tiếp xúc thể vừa và nhẹ, giảm thời gian sử dụng corticoid cho nhóm bệnh nhân thể nặng đã qua giai đoạn cấp tính
  • Đặc biệt, lựa sodermix hoàn toàn ưu thế với những trường hợp đã từng dùng corticoid kéo dài gây tác dụng không mong muốn trên xương nhất là đối với trẻ em

Sản phẩm sodermix mang lại những công dụng như:

  • Giảm ngứa, giảm mẩn đỏ
  • Hạn chế để lại sẹo do ức chế tăng sinh Collagen quá mức
  • Giúp dưỡng ẩm da, khôi phục vùng da bị tổn thương, làm sáng da
  • Sản phẩm được sản xuất theo chu trình khép kín đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của WHO
  • Giá thành sản phẩm hợp lý, và sử dụng dễ dàng tiện lợi

Vì vậy Sodermix là sản phẩm tin cậy và được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng khi có con bị viêm da tiếp xúc.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Lời kết

Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được những kiến thức quan trọng nhất xung quanh bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em. Từ đó bạn có thể nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị chứng viêm da tiếp xúc kịp thời cho con của mình! Nếu có bất cứ vấn đề nào chưa rõ hãy kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://childrensnational.org/visit/conditions-and-treatments/skin-disorders/contact-dermatitis
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/diagnosis-treatment/drc-20352748
  • https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-viem-da-tiep-xuc-thuoc-va-cach-ieu-tri

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...