Bệnh tổ đỉa và Cách chữa theo từng mức độ

Bệnh tổ đỉa và Cách chữa theo từng mức độ 1

Tổ đỉa là bệnh rất khó chữa trị bởi nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng. Không những thế, bệnh còn dễ tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, sau khi điều trị bệnh thuyên giảm hoặc khỏi hẳn, bệnh nhân vẫn phải tuân thủ nguyên tắc điều trị mà bác sĩ đưa ra, để tránh bệnh tái phát. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách điều trị bệnh tổ đỉa đúng đắn và hiệu quả, kèm theo cách phòng bệnh hữu hiệu.

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là gì?

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một thể của bệnh chàm – Eczema. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước sâu, mọc khu trú hoặc rải rác ở lòng bàn tay và bàn chân. Các mụn nước thường có kích thước khoảng 1–2 mm.

Sau khi bùng phát, các triệu chứng của bệnh thường tồn tại trong khoảng vài tuần và thuyên giảm dần. Tình trạng bệnh này xuất hiện lặp đi lặp lại có thể gây ra những vết nứt và dày da.

Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da phổ biến thứ 3 ở bàn tay. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần đàn ông. Ước tính có đến một nửa số những người bị bệnh tổ đỉa cũng bị viêm da cơ địa, một hình thức phổ biến của bệnh chàm.

Dựa vào tổn thương lâm sàng, bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể như sau:

Thể giản đơn: mụn nước xuất hiện li ti, chứa dịch trong và nằm sâu dưới da, ít gây cảm giác ngứa.

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là gì? 1

Hình ảnh tổ đỉa bàn chân thể giản đơn

Thể bọng nước: mụn nước phát triển hơn so với thể giản đơn, to bằng hạt bắp trở lên, rất dễ diễn biến nguy hiểm do dị ứng với hóa chất.

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là gì? 2

Hình ảnh tổ đỉa bàn tay thể bọng nước, nhiễm trùng

Thể nhiễm khuẩn: mụn nước chứa dịch mủ, sưng tấy và dễ bị viêm nhiễm.

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là gì? 3

Hình ảnh tổ đỉa bàn chân thể nhiễm khuẩn

Thể khô: không có mụn nước khu trú, thay vào đó làn da có dấu hiệu khô, đỏ, rát và tróc vảy. Các triệu chứng của tổ đỉa thể khô thường nghiêm trọng hơn vào mùa xuân.

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là gì? 4

Hình ảnh tổ đỉa bàn tay thể khô

Phân biệt tổ đỉa với bệnh chàm, nấm da

Chàm thông thường: Chàm thông thường có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào. Nếu xảy ra ở mu bàn tay và bàn chân, bệnh có thể gây ra các mụn nước nông. Sau đó mụn nước có xu hướng tự vỡ gây nhiễm cộm và liken hóa. Trong khi đó, tổ đỉa gây mụn nước sâu, dày cứng, khó vỡ và có xu hướng tự tiêu.

Nấm da và nấm kẽ do Trychophyton rubrum: Vi nấm Trychophyton rubrum có thể gây tổn thương da ở dạng mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân. Để phân biệt với bệnh lý này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nấm (+).

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng bệnh khởi phát do yếu tố cơ địa, di truyền, rối loạn nội tiết, tăng tiết mồ hôi ở tay chân, suy giảm miễn dịch, nhiễm liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus, nhiễm nấm kẽ tay chân, dị ứng thuốc và hóa chất…

Tổ đỉa có những dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết như:

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa 1

– Các mụn nước sâu trong cấu trúc da, thường chìm khảm dưới da và chỉ có một số mụn nổi cộm trên bề mặt.

– Mụn nước chắc chắn, khó vỡ với đường kính khoảng 1 – 2mm, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm.

Các mụn nước nhỏ có thể gia tăng kích thước dần theo thời gian.

Mụn nước thường không tự vỡ, có xu hướng tự tiêu sau khoảng vài tuần. Khi mụn tổ đỉa tiêu biến sẽ để lại vảy tiết màu vàng, sau đó bong vảy và để lộ nền da màu hồng, bóng và viền vằn vèo.

Tổn thương đi kèm với ngứa ngáy dai dẳng, đôi khi gây đau và nóng rát.

Tổn thương chỉ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón, mặt dưới ngón tay…  không bao giờ vượt quá cổ tay và cổ chân.

Móng tay, móng chân bị biến dạng, thường gặp ở người bệnh tổ đỉa lâu năm.

Trường hợp gãi cào và ma sát mạnh vào mụn nước, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát:

  • Nổi các mụn mủ và quầng viêm đỏ
  • Bàn tay, bàn chân sưng tấy, đau rát và phù nề
  • Sưng hạch lân cận kèm sốt cao

☛ Có thể bạn quan tâm: Bệnh tổ đỉa có lây không?

Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa

Điều trị sớm bệnh tổ đỉa là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bội nhiễm da và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Nếu xử lý và chăm sóc đúng cách, bệnh tổ đỉa sẽ hết trong khoảng 3-4 tuần. Kế hoạch điều trị bệnh tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh.

1. Điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nhẹ

1. Điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nhẹ 1

Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở mức độ nhẹ

– Ngâm và chườm mát: ngâm hoặc chườm mát vùng da bị tổ đỉa từ 2 đến 4 lần một ngày, mỗi lần 15 phút. Cách làm này rất hiệu quả để làm khô mụn nước. Sau mỗi lần ngâm hoặc chườm mát cần bôi kem hoặc thuốc mỡ như corticosteroid.

– Corticosteroid: giúp giảm viêm và loại bỏ mụn nước. Tuy nhiên, thuốc mỡ corticoid có thể gây ra các tình trạng như teo da, mỏng da, dày sừng nang lông hay làm suy giảm đề kháng nếu quá lạm dụng.

– Thuốc chống ngứa: chống dị ứng, giúp giảm ngứa, tránh gãi gây tổn thương da.

– Pramoxine: có chứa trong các mỡ bôi hoặc kem dưỡng da, tác dụng giảm đau và giảm ngứa.

– Kem dưỡng ẩm: giảm khô da và tránh tái phát bệnh tổ đỉa. Nên thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tắm và rửa tay.

– Thuốc điều trị nhiễm trùng: nếu vùng da tổ đỉa bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xác định loại loại vi trùng và kê cho bạn đơn thuốc chống nhiễm trùng thích hợp.

2. Điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nặng

2. Điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nặng 1

Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở mức độ nặng

Nếu bệnh đã tiến triển lên mức độ nặng, hoặc các phương pháp điều trị bệnh ở trên không có tác dụng, bác sĩ da liễu có thể chỉ định điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nặng bằng các phương pháp sau:

– Tiêm botulinum (botox): Botulinum (Botox) một loại thuốc được FDA phê chuẩn để điều trị nếp nhăn và chứng tăng tiết mồ hôi ở nách. Đây cũng là thuốc trị tổ đỉa hiệu quả cho trường hợp tổ đỉa thể nặng. Botulinum có tác dụng ức chế các dẫn truyền thần kinh, thư giãn các cơ và giảm tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân.

Tiêm botulimum được chỉ định trong trường hợp điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nặng hoặc bệnh hay tái phát, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường.

2. Điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nặng 2

Botulinum (Botox) được chỉ định trong trường hợp điều trị bệnh tổ đỉa mức độ nặng

– Chích hút mụn nước lớn: bác sĩ da liễu sẽ dùng bơm kim tiêm chích hút mụn nước lớn. Tuyệt đối không tự làm ở nhà vì có thể dẫn đến nhiễm trùng, khiến tình trạng bệnh tổ đỉa trầm trọng hơn.

– Corticosteroid toàn thân: trường hợp bệnh tổ đỉa mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống hoặc tiêm chứa corticoid có nguy cơ cao phát sinh tác dụng ngoài ý muốn nên chỉ được cân nhắc khi thật sự cần thiết.

– Điều trị bệnh tổ đỉa bằng ánh sáng: tia cực tím (UV) được chiếu lên vùng da tổn thương. Điều trị bệnh tổ đỉa bằng ánh sáng tia cực tím có kết quả rất khả quan, hơn 90% bệnh nhân có kết quả tốt đến xuất sắc sau 6 đến 8 tuần điều trị.

– Thay đổi chế độ ăn: nhiều trường hợp bệnh tổ đỉa vẫn bị tái phát mặc dù bệnh nhân đã tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong những trường hợp như thế, bác sĩ da liễu sẽ xem xét đến chế độ ăn uống của bạn để tìm ra các thực phẩm gây dị ứng.

Nhiều loại thực phẩm có chứa niken hoặc coban. Nếu bạn bị dị ứng với một trong hai, bác sĩ da liễu sẽ hướng dẫn chế độ ăn cho bạn để tránh các thực phẩm có chứa chất này

Lưu ý: Trên đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo. Bạn cần đến khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ để điều trị đúng bệnh và hạn chế những tác dụng phụ của thuốc.

Cải thiện tình trạng tổ đỉa từ dược liệu thiên nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, giảm gánh nặng dùng thuốc.

Chữa tổ đỉa bằng muối biển

Chữa tổ đỉa bằng muối biển 1

Muối có tính sát khuẩn cao

Muối có tính sát khuẩn cao, được dùng để kháng khuẩn, ngăn chặn các mầm móng phát triển như vi khuẩn, nấm… rất hiệu quả. Đồng thời, với khả năng chống viêm, muối còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, không làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, trong muối hạt có chứa các thành phần khác như phốt pho, kali, sắt, kẽm, canxi, vitamin C, magie, iốt, mangan,… Các chất này giúp tẩy tế bào chết cho da, sát trùng vết thương, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, ngăn ngừa vết thương lan rộng ra các vùng da xung quanh.

Cách thực hiện: Cho 200gr muối biển vào chảo rang đều tay trên lửa nhỏ, không để muối bị cháy. Sau khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội.  Dùng muối đắp lên vùng da bị tổ đỉa (đã được vệ sinh sạch sẽ), dùng khăn mỏng để bó cố định phần muối này lại. Để im trong khoảng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch. Thực hiện 3 lần/ngày

☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Chữa tổ đỉa bằng muối có an toàn cho da?

Trị tổ đỉa bằng lá trầu không

Trị tổ đỉa bằng lá trầu không 1

Lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh

Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ…và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không và vò xát nhẹ, cho vào 1,5 lít nước đang đun sôi, để khoảng 5 phút rồi tắt bếp, đổ ra thau. Thêm nước lạnh vào và ngâm chân/ tay trong khoảng 15 phút. Có thể sử dụng bã lá trầu không để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa để có khả năng kháng khuẩn tốt hơn. Sau đó lau khô da. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.

Chữa bệnh tổ đỉa với tỏi

Chữa bệnh tổ đỉa với tỏi 1

Tỏi có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh

Tỏi chứa hoạt chất allicin, có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh, được dân gian dùng nhiều trong việc điều trị bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện: Củ tỏi tươi 1 củ, bóc vỏ và nghiền nát, ép lấy dịch và hòa với 1 ít nước, thoa lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2 lần/ ngày

Chữa tổ đỉa bằng muối hạt và rau răm

Chữa tổ đỉa bằng muối hạt và rau răm 1

Muối kết hợp với rau răm sẽ giúp chống viêm, sát khuẩn

Dùng muối kết hợp với rau răm sẽ giúp chống viêm, sát khuẩn, cải thiện được hiện tượng ngứa ngáy, hỗ trợ chữa trị tổ đỉa dạng mụn nước, dạng trứng sam…

Cách thực hiện: Rửa sạch 200gr rau răm, vớt ra và để ráo nước. Cho 100gr muối hạt vào cùng rau răm, giã nhuyễn cho đến khi thành hỗn hợp sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Để im trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Nên thực hiện 2 lần một tuần để bệnh mau chóng khỏi.

Kem bôi Sodermix – giảm nhanh triệu chứng tổ đỉa

Như đã nói ở trên, việc sử dụng các loại thuốc chứa corticoid trị tổ đỉa tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các bác sĩ thường hướng người bệnh đến các sản phẩm an toàn, lành tính mà tác dụng lại rất khả quan, điển hình trong số đó là kem bôi Sodermix.

Sodermix - Kem bôi giảm ngứa, chống viêm không chứa CORTICOID, được nhập khẩu từ Pháp 1

Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị tổ đỉa cũng như bệnh viêm da mãn tính khác.

Sản phẩm có tác dụng cắt đứt nhanh các cơn ngứa ngáy cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi da, cung cấp độ ẩm giúp da mềm mịn, được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh về da liễu như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, chàm sữa, vẩy nến,…

Sodermix là kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, vui lòng XEM TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), hãy BẤM VÀO ĐÂY

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát

“Dai dẳng như tổ đỉa” là câu nói vui mà nhiều bệnh nhân đã đúc kết sau quá trình dài “sống chung với lũ”. Bệnh tổ đỉa thường dai dẳng, khó chữa trị, tái đi tái lại nhiều lần một phần cũng vì sau quá trình điều trị, người bệnh không chú ý đến các phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát:

Chăm sóc da

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Chú ý làm sạch lòng bàn tay và bàn chân khi tắm
  • Tránh gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bị tổ đỉa.
  • Hạn chế tiếp xúc với các bọng nước vì vi khuẩn có thể lây lan từ bề mặt này sang bề mặt da khác.
  • Dùng dầu gội, sữa tắm, xà phòng không kích ứng, dịu nhẹ đối với làn da.
  • Nếu tay và chân đổ nhiều mồ hôi, nên vệ sinh bằng các sản phẩm dịu nhẹ, sử dụng bột hút ẩm và ngâm nước muối thường xuyên. Giữ cho da tay và chân được khô thoáng.
  • Dưỡng ẩm cho da đầy đủ, nhất là khi thời tiết lạnh và có độ ẩm thấp.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc các chất dễ gây dị ứng. Nếu phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa công nghiệp thì phải mang găng tay hoặc ủng để bảo vệ da.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, xăng dầu, kim loại nặng, thực phẩm dễ gây dị ứng… Dùng nước muối pha loãng để sát khuẩn lên các vùng đã tiếp xúc với các chất bẩn hay chất độc hại.
  • Nếu tiền sử có dị ứng với niken (phát ban khi dùng các đồ trang sức giả hoặc khi đeo đồng hồ) thì cần tránh không dùng.
  • Mang giày có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm và thông thoáng. Mang giày quá bít làm tăng tiết mồ hôi và tạo điều kiện để bệnh tổ đỉa tái phát.

Sinh hoạt

  • Giặt quần áo, chăn mền, tất, găng tay thường xuyên.
  • Nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe. Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bạn có thể thử một vài hoạt động giải phóng suy nghĩ tiêu cực như tập yoga, ngồi thiền, bơi lội, nghe nhạc và đọc sách.
  • Cẩn thận các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể kích thích hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và gây bùng phát tổ đỉa.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần hoặc khi có những dấu hiệu bất thường trên da. Nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc sử dụng trước đó để họ đánh giá bệnh được chính xác và tìm ra phác đồ điều trị thích hợp.

Bệnh tổ đỉa nên ăn gì? Kiêng gì?

Một số món ăn cần kiêng cữ như:

  • Các loại hải sản.
  • Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường, các loại nước ngọt, đồ uống có gas.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thịt gà và tôm cua đồng.
  • Rượu bia và chất kích thích.
  • Kiêng thực phẩm có chứa niken hoặc coban

Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế, bệnh nhân nên tăng cường ăn một số món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe như:

  • Các thực phẩm giàu kẽm: ngũ cốc, yến mạch, đậu đen, đậu đỏ…
  • Các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin, nhất là vitamin nhóm B, C rất cần thiết cho da.
  • Uống nhiều nước.

Điều trị bệnh tổ đỉa đòi hỏi sự kiên trì, kết hợp giữa việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ và việc chăm sóc da, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Khi có biểu hiện bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị mà cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...