Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những bệnh lý thuộc nhóm viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng tổn thương trên da mà 2 bệnh này gây nên có nhiều đặc điểm giống nhau. DO đó, câu hỏi đặt ra ở đây là “Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

1. Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không? 1
Phân biệt chàm sữa và viêm da cơ đại giúp người bệnh chủ động trong việc phòng và chữa bệnh

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề thường gặp về da. Với những biểu hiện khá giống nhau, nhiều người vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt 2 căn bệnh về da trên.

Chàm sữa (hay còn được dân gian gọi là lác sữa): Thuộc thể bệnh viêm da dị ứng. Là một dạng tổn thương do viêm da cơ địa. Bệnh dễ hình thành, tái phát nhiều lần và có khả năng cao tiến triển thành mãn tính.

Viêm da cơ địa có tên gọi khoa học là Eczema, hay còn được dân gian gọi là chàm. Bệnh xảy ra do rối loạn chức năng ở da và vó thể phát triển thành mãn tính nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Như vậy, ta có thể thấy được cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều thuộc thể bệnh chàm. Ngoài ra, các triệu chứng trên da mà 2 căn bệnh này mang lại đó có nét tương đồng nhau: ví dụ như khởi phát đều là những nốt mẩn đó, sau đó mụn nước xuất hiện, bong tróc vảy và ngứa ngáy. Chính vì thế mà khiến cho nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân biệt 2 căn bệnh về da trên.

Kết luận: Trả lời cho câu hỏi đặt ra ở tiêu đề của bài, chúng tôi khẳng định: “Chàm sữa và viêm da cơ địa là hai căn bệnh khác nhau”. Tuy vậy, hai căn bệnh này cũng có một số điểm tương đồng và khác biệt lớn. Để phân biệt được dễ dàng hai căn bệnh này, hãy cùng chúng đọc chi tiết bài viết dưới đây. Hoặc bạn đọc cũng có thể nhận giải đáp nhanh chóng bằng cách liên hệ Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để nhận tư vấn.

2. Điểm giống nhau bất ngờ giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Là hai bệnh lý về da khác nhau khác nhau nhưng bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa vẫn có những điểm giống nhau nhất định. Đó là lý do rất nhiều người nghĩ rằng chàm sữa là viêm da cơ địa và ngược lại, bao gồm:

Đặc điểm chung: Cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường gặp ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh: Chàm sữa và viêm da cơ địa đều có nguyên nhân và cơ chế gây bệnh khá giống nhau đó là cả hai bệnh đều chịu tác động của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Cụ thể hơn về nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Nếu chàm sữa thường gặp ở trẻ có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay thì yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da cơ địa.
  • Bên cạnh đó, viêm da cơ địa cũng có liên quan đến một số gen. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra: có khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh.
  • Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò động lực để gây ra bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ. Cụ thể ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, các dị nguyên có trong bụi nhà, lông thú bông, lông súc vật, quần áo và đồ dùng gia đình… đều là những tác nhân làm gia tăng hoặc trầm trọng hơn các bệnh lý này.

3. Phân biệt điểm khác nhau giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa chàm sữa và viêm da cơ địa. Sự nhầm lần này có thể dẫn tới điều trị sai phương pháp khiến hiểu quả đạt được không như mong muốn, hay thậm chí tệ hơn là bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng.

Nhằm giúp người đọc có thể phân biệt dễ dàng giữa chàm sữa và viêm da cơ địa, bài viết sẽ chia thành các mục nhỏ làm nổi bật sự khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng mắc của 2 bệnh trên. Hãy cùng chúng tôi đọc chi tiết bài viết dưới đây.

Đối tượng mắc bệnh

Đối tượng mắc bệnh 1
Chàm sữa thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, trong khi viêm da cơ địa có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng.

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những bệnh lý thuộc nhóm viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo thống kê có hơn 60% trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa trong 3 tháng đầu đời, và tỷ lệ trẻ sơ sinh viêm da cơ địa thậm chí còn cao hơn.

Chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi (có trường hợp trẻ 4-5 tuổi vẫn mắc bệnh). Bệnh chiếm khoảng 15% các vấn đề về da của trẻ nhỏ.

Trong khi đó, viêm da cơ địa lại có phạm vi đối tượng mắc bệnh rộng hơn khá nhiều. Bệnh gặp ở tuổi ấu thơ từ 2 tháng đến 2 tuổi được gọi là chàm sữa, viêm da cơ địa ở trẻ nhở dưới tuổi chiếm 80-90% gọi, còn khoảng 10% bện kéo dài đến trưởng thành. Như vậy nói cách khác thì bất cứ ai cũng có thể bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, độ tuổi dễ bị bệnh nhất nằm trong khoảng 5-15 tuổi và từ 40-60 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nhìn chung, viêm da cơ địa và chàm sữa đều là những căn bệnh ngoài da không truyền nhiễm. Phần lớn những nguyên nhân của bệnh xuất phát từ cơ địa, và bệnh có khả năng di truyền cao nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Tuy nhiên, những nguyên nhân được xác định gây ra bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có những điểm khác biệt. Cụ thể là:

☛ Nguyên nhân của bệnh chàm sữa

  • Trẻ có cơ địa mẫn cảm: Chàm sữa có khả năng xảy ra cao hơn ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm hơn so với các trẻ khác. Đặc biệt, nếu như trẻ có làn da khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nốt chàm sữa xuất hiện.
  • Sức đề kháng: Thông thường trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu thì dễ mắc chàm sữa hoặc những vấn đề liên quan đến sức đề kháng như mất cân bằng trong dinh dưỡng, thiếu hoặc thừa các vi chất cũng sẽ khiến cho da trẻ bị kích ứng.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Nghiên cứu cho thấy nếu trẻ có bố hoặc mẹ có cơ đị dị ứng thì 50% con sinh ra có nguy cơ mắc chàm sữa. Trường hợp cả bố và mẹ đề dị ứng thì tỷ lệ này sẽ là 80%.
  • Các rối loạn trong cơ thể: Nếu trẻ gặp phải những rối loạn liên quan đến hệ bài tiết, tiêu hóa, hoạt động nội tiết, chức năng thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ chàm sữa ở trẻ nhỏ.

☛ Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Không giống như chàm sữa, bệnh viêm da cơ địa không có nguyên nhân gây ra bệnh một cách chính xác, mà chỉ có các yếu tố tăng nguy cơ hình thành bệnh như sau:

  • Bệnh hen suyễn: Trẻ sơ sinh có cha mẹ bị bệnh hen suyễn mãn tính có nguy cơ lớn bị di truyền hen suyễn, dị ứng và viêm da cơ địa từ bố và mẹ.
  • Vấn đề tuổi tác và giới tính: Khác với chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, bất cứ ai cũng có thể bị viêm da cơ địa nhưng người ở độ tuổi trung niên thường sẽ mắc bệnh nhiều nhất. Trong đó thống kê ghi nhận, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Tiếp xúc dị nguyên: Thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy tây rửa, các loại sữa tắm hoặc dầu gội có hương liệu, kim loại nặng, phấn hoa, lông động vật,… sẽ khiến da bị kích ứng gây nên viêm da cơ địa.

Triệu chứng nhận biết

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề về da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Những biểu hiện cơ bản là tình trạng đỏ da, sẩn, ngứa, mụn nước hoặc mụn mủ… Tuy nhiên nếu quan sát rõ, phụ huynh sẽ nhận thấy viêm da cơ địa và chàm sữa có triệu chứng tương đối khác nhau.

Dưới đây là các dấu hiệu trên da giúp bạn nhanh chóng phân biệt được bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa.

☛ Triệu chứng của bệnh chàm sữa

Triệu chứng nhận biết 1
Chàm sữa khiến da của trẻ bị khô, bóng tróc sau khi đóng vảy

Chàm sữa thường khởi phát ở trẻ từ 2-3 tuần tuổi, ban đầu ở má, trán (hình móng ngựa), quanh miệng, đầu, sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, …

Tổn thương khởi phát cấp tính với các mảng hồng ban, khô, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, nhỏ, to dần hoặc tập hợp lại thành bóng nước. Các mụn dễ vỡ do bé chà gãi hoặc tự vỡ, chảy dịch xuất tiết và đóng vảy tiết, da khô bong tróc vảy.

Nếu diễn tiến tốt, các triệu chứng biến mất, da sẽ trở về bình thường sau vài tuần. Nếu diễn tiến xấu các tổn thương có thể tiếp tục xuất hiện tại chỗ hoặc lan ra nhiều nơi khác. Tổn thương có thể bị bội nhiễm bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ da cho bé khiến dịch tiết có mủ, bé bị sốt và hạch vùng lân cận sưng đau.

Chàm sữa hay tái phát, mạn tính và rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết hay môi trường sống.

Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng.

☛ Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng nhận biết 2
Viêm da cơ địa ở người trưởng thành

Khác với chàm sữa, triệu chứng của viêm da cơ địa chia thành các giai đoạn với những biểu hiện khác nhau:

* Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Hay còn gọi là viêm da cơ địa nhũ nhi (ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi). Giai đoạn này, viêm da cơ địa ở giai đoạn trẻ sơ sinh chính là tình trạng chàm sữa, vì vậy các triệu chứng của bệnh có thể dùng chàm sữa để hình dung.

* Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ: Từ 2 tuổi đến 12 tuổi

  • Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.
    Vị trí hay gặp nhất là ở nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới, mắt cá hay nếp gấp giữa mông và đùi, ít khi ở mặt duỗi các chi.
  • Xuất hiện triệu chứng cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông động vật, mặc đồ len, dạ… Biểu hiện trên da lúc này là các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy và kèm theo các cơn ngứa ngáy khó chịu.
  • Các cơn ngứa từng đợt, mức độ ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Theo thời gian, các vị trí tổn thương có thể sậm màu hoặc chuyển thành màu trắng do bong vảy nhiều. Lúc này, các vùng da thương tổn sẽ sần sùi, da dầy lên do gãi nhiều – đây là hiện tượng liken hóa. Vùng da dầy lên xuất hiện các nốt sần và ngứa liên tục.
  • Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng.
  • 50% sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi.
  • Khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi khi lớn lên. Còn lại 30% kéo dài dai dẳng.
  • Khoảng 30-50% người bệnh viêm da cơ địa sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

* Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn

  • Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa.
  • Vị trí hay gặp: Nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, gáy, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan toả thì vùng nặng nhất là các nếp gấp. Diện tích thương tổn có thể lan rộng trên cơ thể, thể hiện rõ nhất ở cổ và mặt.
  • Da rất khô, dày sừng, tróc vảy nhiều và gây ngứa liên tục.
  • Viêm da lòng bàn tay, chân: Gặp ở 20-80% người bệnh, là dấu hiệu đầu tiên của viêm da cơ địa ở người lớn.
  • Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú nếu xảy ra với nữ giới
  • Viêm da cơ địa ở người lớn thường tiến triển mạn tính, bệnh ảnh hưởng nhiều bởi các dị nguyên, môi trường, tâm sinh lý người bệnh.

4. Điều trị và chăm sóc chàm sữa và viêm da cơ địa như thế nào?

Về điều trị bệnh, chàm sữa và viêm da cơ địa có những biện pháp khá tương đồng. Cả 2 bệnh đều có thể tự xử lí tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, không cần phải nhập viện theo dõi (trừ trường hợp nặng). Và đối với các bệnh về da thì việc giữ vệ sinh, dưỡng ẩm và chăm sóc da vẫn luôn là điều cần thiết nhất

Nguyên tắc điều trị chung với chàm sữa và viêm da cơ địa

Nguyên tắc điều trị chung với chàm sữa và viêm da cơ địa 1
Chàm sữa và viêm da cơ địa đều làm da khô, vì thế điều quan trọng là cần dưỡng ẩm thường xuyên cho da
  • Điều trị tại chỗ bằng cách sử dụng thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa cho trẻ.
  • Chàm sữa và viêm da cơ địa đều làm da khô, vì thế điều quan trọng là cần dưỡng ẩm thường xuyên cho da. Nếu như trẻ bị chàm sữa và viêm da cơ địa thể nhẹ, da khô và ửng đỏ trong phạm vi nhỏ có thể chỉ cần sử dụng kem dưỡng ẩm. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân bằng sữa tắm có độ ẩm cao, từ 1 đến 2 lần một ngày.
  • Trường hợp trẻ có tổn thương tiết dịch, phụ huynh nên sử dụng thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, thuốc xanh methylen hoặc vệ sinh vùng da bằng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen, kết hợp bôi hồ nước sát khuẩn.
  • Có thể sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng corticoid tùy thuộc chỉ định chuyên khoa, thuốc bôi tại chỗ có corticoid giúp tái tạo lớp hàng rào da bảo vệ cơ thể.
  • Dùng thuốc Corticoid tại chỗ dạng mỡ, đối với trẻ em nên sử dụng diflucortolon,dermovat, diprosalic hoặc betamethasone, … từ 1-2 lần/ngày.
  • Trường hợp da trẻ có dấu hiệu bội nhiễm từ vi khuẩn: Có thể sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ giúp chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Trẻ em dưới 2 tuổi chỉ nên dùng kháng sinh từ 10-14 ngày.
  • Tránh để trẻ dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng, thức ăn lên men.
  • Đồng thời hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như chât stayar rửa, cà phòng tắm, bột giặt, lông động vật, phấn hoa,…
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ với nước ấmhàng ngày từ 1-2 lần và bôi kem dưỡng ẩm da sau khi lau khô người cho trẻ.
  • Tránh cào gãi lên vùng da bị chàm có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Nguyên tắc điều trị riêng đối với chàm sữa và viêm da cơ địa

Ngoài nguyên tắc điều trị chung kể trên, để trị dứt điểm chàm sữa và viêm da cơ địa cần phải áp dụng nguyên tắc điều trị và chăm sóc riêng cho hai bệnh lý. Cụ thể:

➤  Đối với bệnh chàm sữa

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa nên dùng các nhóm thuốc có hoat tính yếu như hydrocortison 1-2,5%. Không dùng thuốc này trên mặt vì có thể gây teo da, sạm da. Tốt nhất là cha mẹ nên tránh các loại thuốc có thành phần corticoid, bởi khi sử dụng liều cao có thể gây ảnh hưởng tuyến thượng thận và sự phát triển của bé.

Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh dạng uống không được sử dụng cho trường hợp trẻ bị chàm sữa khởi phát. Bởi lúc này, da của bé còn mỏng và nhạy cảm, do đó, cha mẹ nên lựa chọn các phương pháp chăm sóc và dưỡng ẩm da là chủ yếu.

➤  Đối với trẻ bị viêm da cơ địa

Trẻ lớn hơn 2 tuổi có thể sử dụng thuốc có hoạt tính trung bình như desonid, clobetason butyrat. Nếu như vùng da của bé có tổn thương sẵn, da mỏng, nhạy cảm nên sử dụng thuốc mỡ corticoid liều lượng nhẹ, duy trì trong thời gian ngắn. Vùng da bị lichen hóa, bề mặt dày sừng thì dùng corticoid mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm.

Thuốc giảm ngứa được sử dụng khi trẻ bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Trong đó nhóm kháng histamin tổng hợp có tác dụng chống ngứa và chống dị ứng đồng thời. Liều dùng thuốc chữa viêm da cơ địa do dị ứng: Chlopheniramin (4mg) 2 viên/ ngày hoặc vitamin C (0,10g) 10 viên /ngày, Histalong 10mg 1 viên / ngày.

Nếu như triệu chứng viêm da cấp tính mới vừa bùng phát, trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Ngoài ra nếu như trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ không được sử dụng chất kích thích hay các loại thực phẩm dễ gây kích ứng để bảo toàn chất lượng sữa.

5. Sodermix – giải pháp không Corticoid cho viêm da cơ địa, chàm sữa

SODERMIX® – Giải pháp điều trị tại nhà KHÔNG CORTICOID cho người viêm da cơ địa, chàm sữa. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh vì vậy lành tính với mọi loại da. Trẻ nhỏ hay phụ nữ mang bầu – những người có làn da nhạy cảm đều có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo về tác dụng phụ. Công dụng trong điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh đã được thử nghiệm lâm sàng. Sử dụng ngày 2 lần giúp kiểm soát bệnh đồng thời ngăn ngừa thâm sẹo để lại.

5. Sodermix - giải pháp không Corticoid cho viêm da cơ địa, chàm sữa 1

Sodermix là một dạng kem dưỡng nhưng lại có tác dụng không thề thua các loại thuốc đặc trị trong quá trình trị viêm da cơ địa, chàm sữa. Với công thức độc đáo bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể có chiết xuất từ cà chua xanh. Enzyme này có tác dụng trung hòa các gốc tự do – điều này tác động trực tiếp lên nguyên nhân hình thành viêm da cơ địa, chàm sữa. Từ đó nhanh chóng làm giảm các trứng ngứa ngáy, mẩn đỏ đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng tổn thương da.

Ngoài ra, SODERMIX® còn chứa chiết xuất từ quả bơ và dầu khoáng (Paraffinum liquidum) có tác dụng giữ ẩm, phục hồi vùng da bị tổn thương.

5. Sodermix - giải pháp không Corticoid cho viêm da cơ địa, chàm sữa 2

Cách sử dụng

  • Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm trước khi bôi.
  • Đây là kem bôi ngoài da nên có thể sử dụng trực tiếp lên vùng da bị chàm.
  • Ngày bôi 1-2 lần, với trẻ nhỏ thì thời điểm thích hợp nhất để bôi là sau khi bé vừa tắm xong.
  • Dùng hàng ngày có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm ngứa ngáy và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Sodermix là một trong những sản phẩm hiếm hoi trong điều trị Chàm sữa ở trẻ em đã được nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nhi khoa tại Ukraine, tiến hành trên 67 trẻ em bị viêm da cơ địa (chàm sữa), được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng Sodermix và nhóm còn lại chỉ dùng dưỡng ẩm. Sau 1 tháng sử dụng, nhóm trẻ dùng Sodermix ghi nhận:

  • 77,1% trẻ giảm ngứa sau 4-5 ngày
  • 85,7% trẻ giảm mức độ tổn thương da sau 5-6 ngày
  • 82,9% trẻ giảm số lượng và kích thước sẩn da sau 2 tuần

6. Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp người đọc trả lời được câu hỏi “Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?”. Ngoài ra với những thông tin cung cấp mang tính tham khảo cũng làm người đọc nhận ra sự khác biệt giữa bệnh chàm về viêm da cơ địa. Chuẩn bị những kiến thức cơ bản giúp bạn chủ động trong việc phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Nếu còn câu hỏi cần giải đáp, bạn cũng có thể nhanh chóng nhận hỗ trợ từ chuyên gia bằng cách liên hệ tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc Zalo 0862.241.650.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...