Chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần, giải pháp trị dứt điểm

Chàm sữa là một bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm hoặc tự khỏi khi trẻ được 2-4 tuổi. Nhưng nếu qua 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa khỏi thì khả năng chàm đã chuyển biến thành chàm thể tạng hay còn gọi là chàm sữa tái đi tái lại nhiều. Vậy làm sao để chữa dứt điểm tình trạng chàm sữa tái phát nhiều lần, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

I. Chàm sữa – Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

chàm sữa tái đi tái lại
Chàm sữa phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da cơ địa mãn tính phổ biến ở trẻ em và không có tính lây lan. Theo thống kê, tỷ lệ chàm sữa ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 20%, tức là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi.

Chàm sữa phổ biến ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi với các biểu hiện thường gặp nhất là ở 2 bên má, có thể lan ra tay, chân hoặc toàn thân. Biểu hiện ban đầu có thể chỉ là một số nốt màu hồng (khó quan sát vì da em bé mới sinh ra đều hồng hào). Sau đó có thể xuất hiện các mụn nước rải rác hoặc khu trú tại 1 vị trí, vỡ ra, tiết dịch, đóng vảy và tróc da. Kèm theo đó là các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, bong tróc vảy.

Chàm sữa tuy không ảnh hướng đến tính mạng. Song những ngứa ngáy, đau rát khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí là bỏ ăn, mất ngủ. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển , trưởng thành tự nhiên của trẻ.

II. Nguyên nhân khiến chàm sữa tái đi tái lại

Thông thương, kể từ khi mắc bệnh, chàm sữa sẽ khỏi từ sau 1-2 tuần. Lâu hơn, bệnh sẽ thuyên giảm dần khi trẻ được 2-4 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần, tình trạng lần sau nghiêm trọng hơn lần trước, về lâu dài sẽ tiến triển xấu thành chàm thể tạng khó chữa.

Vậy vì sao chàm sữa ở trẻ tái đi tái lại nhiều lần?

Trước hết, cần xem xét nguyên nhân ban đầu gây ra chàm sữa ở trẻ em. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ địa dị ứng ở trẻ có liên quan mật thiết đến tình trạng chàm sữa. Khi trẻ còn nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, điều này khiến trẻ dễ mắc chàm sữa.

Vì liên quan đến cơ địa dị ứng, nên việc chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần do 2 nguyên nhân chính:

2.1 Chưa loại trừ được tác nhân, căn nguyên gây dị ứng

2.1 Chưa loại trừ được tác nhân, căn nguyên gây dị ứng 1
Tiếp xúc thường xuyên với lông động vật như chó, mèo cũng là nguyên nhân khiến chàm sữa tái phát nhiều lần.

Các tác nhân gây dị ứng bao gồm:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng, đồ dầu mỡ,…
  • Quần áo: Da trẻ bị chàm thường mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, khi mặc quần áo chất liệu tổng hợp hoặc sợi len ó thể gây kích ứng trên da.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Các chất gây dị ứng có thể đến từ hóa chất trong các loại sữa tắm, bụi bẩn nấm mốc trong môi trường sống của bé như chăn màn, ga trải giường, thảm hay đồ chơi. Ngoài ra, lông động vật cũng có thể gây dị ứng.
  • Với trẻ đang bú sữa mẹ, các tác nhân gây dị ứng có thể xuất phát thói quen ăn uống của mẹ, truyền qua sữa và gây dị ứng chàm sữa cho bé.

2.2 Chăm sóc da bị chàm sữa chưa đúng cách

2.2 Chăm sóc da bị chàm sữa chưa đúng cách 1
Sai lầm trong cách chăm sóc da bị chàm sữa khiến bệnh khó chữa dứt điểm

Dị ứng dường như là nguyên nhân chính gây nên chàm sữa. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn lại là nguyên nhân chính khiến chàm sữa chậm lành, dễ tái lại. Các vết chàm sữa trong tình trạng viêm, rất dễ bội nhiễm bởi vi khuẩn, nấm mốc khiến cho viêm da càng trở nên nặng nề. Kết hợp thêm tâm lí nóng lòng muốn nhanh chóng điều trị cho bé của các bậc phụ huynh dễ dẫn đến những sai lầm trong quá tình trị chàm sữa khiến bệnh càng lâu khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.

Dưới đây là một số sai lầm trong điều trị chàm sữa mà phụ huynh hay mắc phải bao gồm:

  • Thái độ Chủ quan: Điều đầu tiên phải kể đến là thái độ “Chủ quan” của cha mẹ. Trong giai đoạn đầu, chàm sữa có các biểu hiện giống với rôm sảy, nẻ da thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ thường chủ quan. Việc chủ quan, thờ ơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, khó điều trị sứt điểm hoặc nghiêm trọng hơn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ cần quan tâm đến con hơn nhất là vấn đề nhỏ, đừng để phải trả giá đắt vì sự chủ quan với chàm sữa.
  • Tâm lý nôn nóng: Tâm lí muốn trị thật nhanh chàm sữa chỉ trong 1-2 lần điều trị là sai lầm thường gặp ở 90% các bậc phụ huynh. Điều trị khỏi nhanh hay chậm còn dựa vào cơ địa của từng bé. Việc nôn nóng muốn trẻ khỏi nhanh không những khiến phụ huynh lựa chọn sai cách chữa mà còn làm bệnh tái đi tái lại nhiều lần và khó chữa hơn.
  • Điều trị rập khuôn: Chàm sữa là bệnh lý về da có diễn biến phức tạp và phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Bởi vậy, ở mỗi giai đoạn cần có sự điều trị tương ứng, việc rập khuôn theo một phương pháp hoặc kết hợp cùng lúc quá nhiều phương pháp khác nhau sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
  • Không vệ sinh vùng da vị chàm sữa: Nếu cha mẹ không giữ cho vùng da bị chàm thoáng mát, không tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho da bé thì sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập. Điều này là nguyên nhân khiến chàm khởi phát và chuyển biến nặng hơn.
  • Tự ý cho trẻ tắm nước lá(theo dân gian) khi chưa hiểu rõ về cách sơ chế, tác dụng, hay không có nguồn gốc rõ ràng khiến trẻ bị kích ứng da làm chàm sữa nặng hơn có thể gây bội nhiễm.
  • Không dưỡng ẩm cho da bé: Khi mắc chàm sữa, da trẻ thường khô ráp. Nếu trong quá trình điều trị cha mẹ không thường xuyên dưỡng ẩm cho bé sẽ làm da trẻ nứt nẻ, rát đỏ, da căng tức có thể khiến chảy máu. Điều này làm bệnh lâu khỏi hơn.
  • Lạm dụng kem bôi chứa corticoid: Nhiều mẹ khi thấy con mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu liền nôn nóng tìm các loại thuốc bôi có chứa corticoid vì chúng có tác dụng lập tức lên vết thương, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng, corticoid không tốt cho da trẻ. Việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da, mất màu da và suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.

III. Cách điều trị dứt điểm chàm sữa tái đi tái lại

Căn cứ vào nguyên nhân gây tái phát chàm sữa, các bác sĩ chuyên khoa nhi đã xây dựng nguyên tắc chung trong điều trị chàm sữa ở trẻ, bao gồm các bước:

  • Ngăn tiếp xúc với các nguồn gây bệnh nguy cơ
  • Làm sạch, kháng khuẩn vết chàm, làm dịu, làm lành
  • Giữ vệ sinh để phòng ngừa tái phát.

3.1 Tránh tiếp xúc với căn nguyên gây chàm sữa

Sự nhạy cảm của trẻ với thức ăn, môi trường, hoàn cảnh xung quanh là khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra, quan sát kỹ và phát hiện ra nguyên nhân gây chàm sữa trong từng trường hợp riêng biệt của trẻ.

Các bước xác định nguyên nhân gây chàm sữa:

  • Bước 1: Dự đoán các nhân tố nguy cơ gây chàm sữa ở trẻ.
  • Bước 2: Loại bỏ các chất gây dị ứng tiềm ẩn, tránh cho trẻ tiếp xúc từ 2 – 4 tuần.
  • Bước 3: Kiểm tra lại để xác định chính xác nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ.

Tiếp tục cho trẻ tiếp xúc với tác nhân nghi ngờ gây chàm sữa. Nếu tình trạng chàm sữa của trẻ không giảm hoặc nặng hơn thì bạn đã tìm được chính xác nguyên nhân gây chàm sữa cho bé rồi đấy.

Khi đã xác nhận được các nguyên nhân gây ra dị ứng, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các căn nguyên dị ứng này. Cách ly ít nhất 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 9-12 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này, hàng rào miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện, vững chắc hơn giai đoạn sơ sinh.

Dưới đây là một số các tác nhân gây chàm sữa mà trẻ cần tránh càng xa càng tốt:

  • Thực phẩm có chất gây tanh: tôm, cua, cá hay tảo cũng không được ăn. Đây là loại thực phẩm dễ gây kích thích phản ứng hệ miễn dịch cao, được gọi là dị ứng. Đối với những bé đang ăn sữa mẹ, khi mẹ sử dụng thực phẩm kể trên, chúng sẽ đi qua sữa mẹ và khi trẻ bú sẽ gây kích thích chuỗi dị ứng.
  • Thực phẩm có chất béo: thịt mỡ, thức ăn chiên rán có nhiều dầu,… Khi mẹ ăn nhiều thức ăn giàu chất béo có thể gây kích hoạt cơ địa dị ứng khiến chàm sữa ở trẻ dễ phát sinh thêm nốt.
  • Thực phẩm có chất cay và tê: ớt, chanh, tiêu. Có thể thấy đây là những loại gia vị kích thích tiêu hóa mạnh thế nhưng chúng có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ bị lác sữa sẽ thêm trầm trọng. Nếu mẹ ăn thức ăn có gia vị mạnh khiến sữa mẹ bị nóng và ảnh hưởng đến trẻ.
  • Tránh để bé tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng có nhiều trong xà phòng tắm, chất tẩy rửa, các loại mỹ phẩm,..
  • Môi trường xung quanh bé chứa nhiều bụi bẩn, lông động vật hoặc phấn hoa cũng có thể là tác nhân khiến chàm sữa tái phát nhiều lần.

3.2 Làm sạch, kháng khuẩn, làm dịu, làm lành vết chàm sữa

3.2 Làm sạch, kháng khuẩn, làm dịu, làm lành vết chàm sữa 1
Tắm cho bé bằng nước ấm làm giảm tình trạng ngứa ngáy đồng thời làm giảm khả năng nhiễm khuẩn da.

Song song với việc quan sát, loại trừ nguyên nhân gây chàm sữa, cha mẹ nên tiến hành đồng thời việc chăm sóc da cho bé. Việc làm sạch, kháng khuẩn vùng da bị chàm là tiền đề cho việc tái tạo lại lớp da lành giúp bé nhanh chóng thoát khỏi chàm sữa.

Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh giữu cho da bé luôn khô thoáng, sạch sẽ:

  • Tắm rửa và vệ sinh cơ thể bé mỗi ngày là việc cần thiết trong điều trị chàm sữa ở trẻ.  Mẹ nên tắm cho bé từ 1-2 lần/ngày, chỉ nên tắm khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu. Các mẹ lưu ý sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến da bé bị khô gây ngứa hơn.
  • Mẹ nên thận trọng khi lựa chọn sữa tắm cho bé. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé, mẹ nên chọn sản phẩm dành riêng cho bé, lành tính với da của trẻ. Ưu tiên dạng sữa tắm ít bọt, có nguồn gốc tự nhiên. Tránh nhưng sản phẩm có chất tạo mùi, tạo bọt sẽ gây kịch ứng da trẻ, khiến chàm sữa nặng hơn.
  • Thời tiết nóng bức sẽ khiến cho những cơn ngứa trên vùng da bị chàm sữa trở nên dữ dội hơn. Chính vì vậy luôn giữ cho vết chàm sữa thoáng mát bằng cách cho bé mặc những loại quần áo có vải mềm, rộng rãi.
  • Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên chọn những trang phục thoáng mát, dễ chịu, dễ thấm hút mồ hôi như: các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát.
  • Nên mặc bỉm vừa kích cỡ và thay bỉm thường xuyên (khoảng 3 lần 1 ngày) tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu khiến con bị quá bức bí, gây ngứa ngáy, khó chịu.Ngoài ra nên để con được sống và sinh hoạt trong không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa mát để giảm tình trạng ngứa ngáy cho con.
  • Luôn cố gắng giữ người bé khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều gây ẩm ướt khó chịu. Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn.

3.3 Kết hợp bôi các sản phẩm điều trị chàm sữa

3.3 Kết hợp bôi các sản phẩm điều trị chàm sữa 1
Bôi kem trọ chàm sữa

Để chàm sữa ở trẻ em được chữa khỏi dứt điểm, không tái đi tái lại, cha mẹ cần cho con dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tìm mua thuốc bôi cho con, vừa khó khỏi, còn có thể khiến con bị nhờn thuốc, điều trị không còn dễ nữa. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:

  • Dung dịch kháng khuẩn: Thuốc tím 0,001%, hồ nước, Milian, Eosin,… dùng để rửa sạch vùng da bị tổn thương trên cơ thể bé. Các loại thuốc kháng khuẩn này cần được bôi tại vùng da khoảng 2 – 3 lần/ngày.
  • Kem bôi chứa corticosteroid: Thuốc với nồng độ thấp bôi trực tiếp tại vùng da tổn thương khi chàm sữa đã khô. Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn 7-10 ngày với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, nhanh chóng tái tạo vùng da tổn thương và thay da mới.
  • Thuốc mỡ chứa corticoid hoặc salicylic acid: Sử dụng trong trường hợp các vết chàm sữa ở trẻ em đã bị dày sừng. Cần bôi để lớp da được mềm hơn, dễ bong hơn, kích thích tái tạo da mới khỏe mạnh, mềm mại hơn. Loại thuốc này cũng chỉ được phép bôi trong thời gian ngắn chứ không được lạm dụng.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ được kê đơn khi chàm sữa ở trẻ em có nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ và trẻ bị sốt cao. Thường có các loại được sử dụng cho trẻ nhỏ như oxacillin, erythromycin, cephalexin, cefadroxyl.

Điều quan trọng là cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc da cho con cẩn thận trong suốt quá trình điều trị với thuốc. Như vậy thì bệnh mới mau chóng thuyên giảm và được chữa khỏi hẳn.

Bài viết trên đây đã giải đáp giúp bạn lý do khiến bệnh chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần ở trẻ nhỏ. Đồng thời cung cấp cho cha mẹ thông tin đầy đủ về giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng táo phát này. Hy vọng với thông tin trên, cha mẹ sẽ có biện pháp chăm sóc da cho con an toàn, để con mau chóng khỏi bệnh!

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...