Chàm ướt là gì, cách điều trị hiệu quả!
Chàm (eczema) là bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ đến 20% tổng số các ca bệnh da liễu tại Việt Nam. Chàm ướt là một trong hai dạng thường gặp nhất của căn bệnh này. Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh chàm ướt và cách chăm sóc điều trị hiệu quả, bạn hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh chàm ướt là gì?
Chàm hay còn gọi là eczema là bệnh viêm da mãn tính đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, đỏ da, phát ban,… Dựa vào các đặc tình trên bề mặt da tổn thương, thông thường bệnh được chia làm hai dạng là chàm khô và chàm ướt.
- Chàm khô: Bề mặt da khô, có thể nổi ban, ngứa, bong tróc, nứt nẻ,…
- Chàm ướt: Xuất hiện các lớp mụn nước li ti, những nốt mụn này có thể bị vỡ ra, chảy dịch hoặc chảy mủ làm bề mặt da bị dính ướt.
Nhìn chung, hai dạng bệnh đều gây ảnh hưởng xấu đến làn da, gây các thương tổn không mong muốn. Tuy nhiên, chàm ướt được đánh giá là thể bệnh nặng hơn so với chàm khô do sự xuất hiện của các mụn nước khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy khó chịu, hơn nữa lớp mụn nước còn có xu hướng lan rộng ra các vùng da khác.
Chàm ướt xảy ra ở mọi đối tượng và ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, nhưng phổ biến hơn là ở những nơi tiếp xúc thường xuyên với nước và các tác nhân dễ gây kích ứng như vùng da tay, da chân, da mặt,…
Nguyên nhân gây bệnh chàm ướt là gì?
Cũng như những bệnh ngoài da khác, nguyên nhân chính xác gây chàm ướt vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên theo các bác sĩ, tình trạng này có thể liên quan đến những yếu tố như:
- Di truyền: Nếu bạn sinh ra trong gia đình có người thân có tiền sử bị viêm da, hen suyễn thì nguy cơ bị chàm ướt là rất cao.
- Tác nhân tiếp xúc: Việc thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân bên ngoài như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm ướt.
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa từ nóng sang lạnh rất dễ gây bệnh chàm ướt cũng như khiến bệnh trở nặng hơn.
- Vi sinh vật: Khi da bị tổn thương, chảy dịch mủ tạo điều kiện chi vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập gây nhiễm trùng ở bệnh chàm.
Triệu chứng của chàm ướt như thế nào?
Triệu chứng bên ngoài của chàm ướt tương đối giống với những bệnh ngoài da khác, cụ thể là:
- Xuất hiện các lớp mụn nước khiến người bệnh ngứa dữ dội, cảm giác rất khó chịu.
- Các mụn nước có thể lan dần ra các vùng da khác trên cơ thể.
- Bề mặt da bị tổn thương ướt dính vì có mủ, dịch tiết màu trắng hoặc vàng vỡ ra từ những mụn nước khi bề mặt da bị xây xát do gãi hoặc ma sát với vật khác.
- Da bị thương tổn sau khi chảy dịch có dấu hiệu đóng vẩy khô sần sùi gây mất thẩm mỹ.
Chàm ướt có nguy hiểm không?
Chàm ướt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu người bệnh gãi hay chà xát có thể khiến nốt mụn vỡ ra, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Khi nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện như ớn lạnh, sốt, nhức mỏi, sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc bẹn,… Một số loại nhiễm trùng vùng da bị chàm ướt thường gặp là:
- Nhiễm khuẩn: Tụ cầu là một loại vi khuẩn được tìm thấy phổ biến trên da của người khỏe mạnh và người bị bệnh chàm. Nó không gây ra tác động xấu đối với da khỏe mạnh, nhưng khi da bị tổn thương do mụn nước bị vỡ, vi khuẩn này có thể xâm nhập vào các lớp sâu hơn của da, gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình chữa lành. Nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.
- Nhiễm virus: Loại virus Herpes simplex có thể gây nhiễm trùng thứ cấp. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tạo sẹo, mù lòa hoặc tử vong, tuy nhiên trường hợp này ít gặp.
- Nhiễm nấm: Candida albicans là một loại nấm men gây nhiễm trùng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh chàm. Ngoài mụn nước, trên da còn có thể xuất hiện những mảng da đỏ, ngứa, có vảy.
Nếu không được khám chữa kịp thời, chàm ướt sẽ tái phát liên tục nhiều đợt trong năm gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, công việc hàng ngày và mất thẩm mỹ cho làn da. Ngứa nhiều vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, lâu dần khiến cơ thể bị suy nhược, giảm chất lượng cuộc sống.
Cách chữa chàm ướt hiệu quả hiện nay!
Hiện nay, có nhiều cách chữa trị chàm ướt khác nhau. Nếu áp dụng phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của từng người, tác động đúng căn nguyên sẽ nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.
Phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian được áp dụng khá phổ biến trong việc chữa trị bệnh chàm ướt. Cách này vừa giúp làm giảm các triệu chứng, vừa tiết kiệm chi phí lại khá an toàn cho người bệnh.
Chữa chàm ướt bằng trà xanh
Trong lá trà xanh chứa nhiều thành phần hóa học như tanin, cafein, flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm khá tốt. Do đó, từ lâu trà xanh đã được sử dụng phổ biến chữa bệnh chàm ướt. Người bệnh chỉ cần lấy khoảng 200gr lá trà xanh tươi, rửa sạch, đun với chút muối và 1.5 lít nước. Sau đó, để nước nguội rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
Dùng dầu dừa chữa chàm ướt
Theo nghiên cứu, các hoạt chất có trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu da bị tổn thương rất tốt. Từ đó cải thiện tình trạng nứt nẻ, làm mềm vết sẹo trên da và lành vết thương nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần bôi dầu dừa lên vùng da tổn thương mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm thiểu triệu chứng bệnh.
Chữa chàm ướt bằng lô hội
Tinh chất trong gel lô hội mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh chàm ướt. Gel lô hội cung cấp độ ẩm cần thiết giúp làm dịu da, cải thiện ngứa ngáy, kháng viêm, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Bạn có thể cắt lá lô hội tươi, rửa sạch, lấy phần gel trong suốt bên trong và thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Để yên trong 15 phút, rồi rửa lại với nước ấm. Lưu ý rửa sạch phần dịch mủ vàng trong lá lô hội vì có thể gây kích ứng da khi sử dụng.
Dùng thuốc điều trị
Dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh chàm ướt, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc để giảm thiểu triệu chứng khó chịu, kìm hãm sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa bội nhiễm.
Các nhóm thuốc dùng trong điều trị chàm ướt có thể được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
- Thuốc chứa Corticoid: Có tác dụng giảm viêm và ngứa nhanh chóng.Tuy nhiên thuốc gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là đối với trẻ em. Do vậy, khi sử dụng thuốc chứa corticoid cần hết sức thận trọng.
- Thuốc ức chế calcineurin: Có tác dụng ngăn chặn phản ứng miễn dịch gây rối loạn chức năng giúp giảm sưng đỏ và ngứa.
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Được sử dụng với mục đích làm giảm phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với các chất gây dị ứng.
- Thuốc khác: Khi bệnh chàm ướt có dấu hiệu nhiễm trùng da thì người bệnh cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Dung dịch rửa, vệ sinh da: Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch permanganat kali 0.1% (hay còn gọi là thuốc tím) để vệ sinh vùng da tổn thương hàng ngày và rửa sạch dịch mủ chảy ra từ các mụn nước.
Quang trị liệu
Quang trị liệu là liệu pháp sử dụng sóng ánh sáng cực tím hướng vào da nhằm mục đích làm giảm tổn thương da. Đây là phương pháp điều trị được khuyến cáo sử dụng khi các phương pháp khác không mang đến hiệu quả.
Mục đích của phương pháp này là cải thiện triệu chứng của chàm ướt và được xem như một cách điều trị duy trì đối với người bệnh chàm mãn tính. Biện pháp này giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng lại có nguy cơ tái phát cao. Do vậy, người bệnh nên tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có nên thực hiện hay không.
Chăm sóc tại nhà
Việc chăm sóc vùng da bị chàm ướt đúng cách có thể giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và rút ngắn thời gian điều trị. Bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da dưới đây:
- Luôn đảm bảo da được đủ ẩm bằng cách dưỡng ẩm da. Các vết nứt trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Tránh gãi vùng da bị chàm ướt để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bị ngứa dữ dội, cơn ngứa trở nên khó chịu, bạn hãy sử dụng một miếng gạc lạnh để giảm ngứa.
- Tắm rửa vệ sinh cơ thể thường xuyên bằng nước ấm để loại bỏ da chết và vi khuẩn gây hại trên da. Tránh sử dụng xà phòng hoặc các loại kem dưỡng da chứa hóa chất gây kích ứng da.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mềm mịn và làm bằng cotton giúp giảm nguy cơ kích ứng da.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng. Tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền hay tập yoga giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp nâng cao sức đề kháng, chống viêm ngứa. Hạn chế những loại thực phẩm có thể gây kích ứng da như rượu bia, các chất kích thích,…
Sodermix “đánh bay” chàm ướt hiệu quả, an toàn!
Hiện nay, bệnh chàm ướt đã không còn trở thành nỗi lo của nhiều người khi họ biết đến sản phẩm kem bôi Sordermix – giải pháp ưu việt cho người đang gặp các vấn đề về da như viêm da cơ địa, chàm da, khô da, ngứa ngày,… Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên 108 quốc gia trên toàn thế giới.
Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường cho tới hiện nay có chứa enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ cà chua xanh. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, khử gốc tự do mạnh, từ đó nhanh chóng cắt đứt phản ứng viêm, đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước,… Đồng thời bảo vệ da tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát và hạn chế sẹo để lại.
Không chỉ vậy, Sodermix còn cấp ẩm cho da nhờ thành phần dầu bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp làm giảm bong tróc, làm mềm và tái tạo vùng da tổn thương, rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương da.
Sodermix có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa corticoid rất phù hợp với những người có làn da nhạy cảm kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai mà không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), BẤM TẠI ĐÂY
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh chàm ướt. Đây là tình trạng thường gặp và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh cho nên cần có biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để hạn chế triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Mong rằng qua bài viết này có thể giúp bạn tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất!
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.