ECZEMA có lan rộng không? Cách chăm sóc để tránh lan rộng

Eczema không lây từ người sang người, nhưng lại có thể lan rộng trên những vùng da xung quanh. Để trả lời rõ ràng hơn cho thăc mắc “Eczema có lan rộng không? Cách chăm sóc để tránh lan rộng?” Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khái quát về Eczema

1. Khái quát về Eczema 1
Biểu hiện chung của eczema là có ngứa, mụn nước mọc thành, da khô và bong tróc vảy

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa (chàm) là trạng thái viêm lớp nông của da. Biểu hiện chung của eczema là có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hay tái phát, có khi gây khô căng da, khó chịu.

Bệnh eczema phát sinh do hai yếu tố: cơ địa và dị ứng nguyên. Có thể chia làm hai loại eczema là eczema khô và eczema ướt. Eczema khô thường có biểu hiện nứt nẻ, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa… Eczema ướt biểu hiện khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm.

Như một số căn bệnh ngoài da khác, chàm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, song những tổn thương mà bệnh gây trên da cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh eczema không thể trị dứt hẳn được. Việc điều trị bệnh hiện còn là một vấn đề khó khăn do bệnh có liên quan đến cơ địa dị ứng, môi trường sống của người bệnh. Việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.

➤  Đọc thêm: Bệnh chàm eczema và những điều bạn cần biết!

2. Phân biệt khái niệm lây nhiễm và lan rộng

Nhiều người mắc eczema còn đang nhầm lẫn, chưa phân biệt được thế nào là trạng thái lây nhiễm và lan rộng. Do đó, đa số bệnh nhân vẫn còn hoàng mang và cho rằng eczema có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Từ đó nảy sinh tâm lí kì thị những người mắc bệnh khiến họ trở nên tự ti, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trầm cảm.

Phân biệt rõ khái niệm lan rộng và lây nhiễm cũng là một cách tìm hiểu kiến thức cơ bản về bệnh chàm, giúp người bệnh phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  • Lây nhiễm: Là tình trạng lây từ người này sang người khác, xảy ra trong cộng đồng bằng tiếp xúc túc thông thường. Thực chất, để xảy ra tình trạng lây nhiễm giữa người với người, trước tiên nguyên nhân gây chàm eczema phải là do vi sinh vật (như vi khuẩn, virus, nấm hay kí sinh trùng).
  • Lan rộng: Là tình trạng chu vi của mảng tổn thương trên da do chàm để lại ngày càng tăng. Từ những đốm mẩn đỏ có kích thước nhỏ như hạt đậu, dưới sự tác động bên ngoài như gãi ngứa, xà sát da, chúng lan rộng ra các vùng da khỏe mạnh xung quanh tạo thành những mảng lớn khiến người bệnh đau rát và khó chịu.

3. Chàm eczema không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường nhưng lại lan rộng ra các vùng da xung quanh

3. Chàm eczema không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường nhưng lại lan rộng ra các vùng da xung quanh 1
Chàm eczema không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường nhưng lại lan rộng ra các vùng da xung quanh

Bệnh Chàm (Eczema) với tổn hương đặc trưng trên da là mụn nước có thể tự vỡ gây chảy dịch. Điều này khiến một số người thiếu hiểu biết nghĩ rằng eczema có thể lây, dẫn đến tình trạng xa lánh, kì thị những người mắc bệnh. Điều này khiến họ tự ti, xấu hổ, ngại giao tiếp thậm chí là trầm cảm.

Các chuyên gia da liễ đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây chàm là sự kết hợp giữa yếu tố từ gen di truyền, cơ địa từng người với các tác nhân ngoài môi trường. Bệnh không do bất kỳ loại virus, vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng nào gây ra. Do đó, eczema không có khả năng lây nhiễm.

Bởi vì eczema không có khả năng lây lan giữa người với người qua tiếp xúc thông thường, do đó những người khỏe mạnh hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình tiếp xúc, sinh hoạt chung với người mắc bệnh mà không sợ nhiễm bệnh. Qua đó, bệnh nhân mắc chàm cũng loại bỏ được rào cản tâm lí, tự tin tiếp xúc với mọi người xung quanh.

➤  Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể đọc bài: Bệnh chàm eczema có lây không?

Tuy không lây nhiễm, xong eczema có thể lan rộng ra những vùng da khỏe mạnh. Để giải thích nguyên lý này, ta có thể hiểu đơn giản: Eczema thường gây ngứa. Các cơn ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội kéo dài trong suốt thời gian mắc bệnh khiến người bệnh bứt rứt, rất khó chịu, từ đó hình thành phản xạ gãi ngứa nhằm giảm nhanh chóng cảm giác ngứa ngáy. Hành động này làm mụn nước vỡ ra gây chảy dịch. Dịch từ mụn nước lây sang các vùng da khác rồi phát triển tạo thành vùng da nhiễm bệnh mới.

Như vậy, eczema từ những mẩn đỏ có kích thước nhỏ hoàn toàn có thể lan rộng, tạo thành một mảng tổn thương lớn trên da nếu không biết cách chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt tình trạng này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do các bé không kiể soát được hành động gãi ngứa, chưa có ý thức vệ sinh chăm sóc da, đồng thời sức đề kháng yếu.

Cách tốt nhất để tránh chàm lan rộng là điều trị từ khi chúng mới bắt đầu hình thành bằng nhiều cách đơn giản như tự chăm sóc da tại nhà, thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý, hoặc có thể tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị cụ thể.

4. Các phương pháp điều trị eczema

Phải tùy vào độ tuổi của người nhiễm bệnh, mức độ tổn thương trên da mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh và bôi các dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian…

Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng. Các thuốc mỡ chứa corticoid có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, không nên dùng để bôi trong các trường hợp eczema đã nhiễm khuẩn.

Cụ thể các loại thuốc điều trị eczema được chia như sau:

Điều trị toàn thân

Điều trị toàn thân 1
Trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh

Điều trị toàn thân đối với bệnh eczema chủ yếu là sử dụng thuốc uống và các biện pháp nâng cao hệ miễn dịch. Thuốc uống được sử dụng trong điều trị eczema, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng bằng cách ức chế chất trung gian histamine. Thuốc kháng histamine có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy va giảm mức độ thương tổn da.
  • Thuốc uống chứa corticoid: Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng dị ứng và chống viêm mạnh. Do nguy cơ và rủi ro cao nên loại thuốc này chỉ được dùng trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh hoặc xuất hiện ban dị ứng thứ phát.
  • Kháng sinh: Kháng sinh thông thường được chỉ định khi vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn. Lúc này, người bệnh có biểu hiện như tăng thân nhiệt, nổi hạch, da sưng tấy, đau nhức và có vảy tiết. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng từ 7 – 10 ngày. Sau 10 ngày tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng thuốc.
  • Viên uống bổ sung: Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với các loại viên uống bổ sung như vitamin C, E, Omega 3, Kẽm,… nhằm tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe.

Điều trị tại chỗ

Điều trị tại chỗ 1
Kem bôi ngoài da nhằm làm khô thương tổn da, giảm ngứa, sát khuẩn, làm dịu da, chống viêm,

Điều trị tại chỗ bao gồm sử dụng dung dịch và kem bôi ngoài da nhằm làm khô thương tổn da, giảm ngứa, sát khuẩn, làm dịu da, chống viêm,… Bác sĩ sẽ cân nhắc về giai đoạn phát triển và mức độ triệu chứng ở từng trường hợp để chỉ định loại thuốc thích hợp.

Thuốc điều trị tại chỗ trong giai đoạn eczema cấp tính, bao gồm:

  • Dung dịch sát khuẩn và làm dịu da: Khi da trợt loét và chảy dịch, nên đắp gạc dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, thuốc tím pha loãng 1/4000, dung dịch Yarish, Rivanol 1% hoặc Nitrat bạc 0.25%.
  • Thuốc tím metin 1%: Nếu thương tổn bị nhiễm khuẩn hoặc trợt loét nhiều, có thể thoa thuốc tím trực tiếp lên da.
  • Hồ nước: Hồ nước có chứa Calcium carbonate giúp kìm hãm – ức chế hoạt động của vi khuẩn. Thuốc này được sử dụng phối hợp với một số loại thuốc/ dung dịch sát trùng có tác dụng làm dịu da, giảm sưng và đau nhức.
  • Dung dịch Milian: Dung dịch này chứa xanh methylene và tím gentian, có tác dụng ức chế virus gây bệnh ngoài da. Thuốc được sử dụng trong giai đoạn cấp nhằm ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.
  • Trong giai đoạn cấp tính – đặc biệt là khi thương tổn da rỉ dịch, chỉ sử dụng thuốc ở dạng nước (dung dịch) để giữ da khô ráo, nhanh khô và đóng vảy. Sử dụng thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ trong thời gian này có thể khiến da bị trợt loét kéo dài và chậm lành.

Thuốc điều trị tại chỗ trong giai đoạn eczema bán cấp:

  • Kem bôi chứa Kẽm: Loại thuốc này được sử dụng khi tổn thương da khô lại và ngưng chảy dịch. Kẽm có tác dụng sát trùng nhẹ, giảm ngứa và làm dịu da.
  • Thuốc mỡ corticoid + kháng sinh: Thuốc mỡ kết hợp kháng sinh và corticoid thường được dùng ngay khi tổn thương da có dấu hiệu khô lại. Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, ngăn ngừa bội nhiễm và giữ ẩm da.
  • Thuốc điều trị tại chỗ trong giai đoạn eczema mãn tính:
  • Thuốc mỡ corticoid: Ở giai đoạn mãn tính, thương tổn da hình thành lớp dày cộm nên hầu như không có khả năng nhiễm khuẩn. Do đó trong giai đoạn này, bác sĩ chủ yếu chỉ định thuốc mỡ corticoid đơn thuần.
  • Thuốc mỡ corticoid kết hợp với axit salicylic: Hoạt chất này có tác dụng loại bỏ tế bào sừng, làm mềm da và sát trùng nhẹ.
  • Liệu pháp ánh sáng: Với những trường hợp không có đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này sử dụng tia UV nhân tạo nhằm giảm tình trạng bong vảy, dày sừng và nhiễm cộm do bệnh chàm gây ra. Tuy nhiên, nếu sử dụng liệu pháp này lâu dài có thể gặp tác dụng phụ bao gồm lão hóa da sớm và cũng làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, liệu pháp ánh sáng hạn chế sử dụng ở trẻ nhỏ và tuyệt đối không được dùng cho trẻ sơ sinh.

Can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách giúp kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn và giảm nguy cơ bệnh tái phát. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.

5. Biện pháp chăm sóc tại nhà tránh eczema lan rộng

5. Biện pháp chăm sóc tại nhà tránh eczema lan rộng 1
Cần dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng công việc và ngủ đủ giấc

Song song với việc sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và áp dụng liệu pháp ánh sáng, người bệnh có thể có thể làm giảm thương tổn và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, tránh để chàm lan rộng trên da với một số biện pháp tại nhà như:

  • Giữ cho cơ thể luôn được sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày để loại sạch ký sinh trùng và bụi bẩn bám trên da. Lưu ý tắm bằng nước mát, không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ và an toàn cho da.
  • Bệnh nhân eczema nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, lông động vật, phấn hoa,…
  • Trong thời gian điều trị chàm, người bệnh không bắt buộc phải sử dụng quá nhiều sản phẩm tẩy rửa vì chúng có khả năng sẽ gây kích ứng cho da.
  • Mặc quần áo rộng, có chất liệu thấm hút và mềm để giảm ma sát trên da.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng dị ứng cao như rượu bia, hải sản, đậu phộng, đậu tương, lúa mì,…
  • Ngoài ra, người mắc eczema không nên hút thuốc lá. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn kích thích hệ miễn dịch và gây bùng phát chàm. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen này để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa tổn thương da tái phát.
  • Tránh gãi ngứa: Gãi ngứa là một phản xạ tự nhiên của người bệnh nhằm giải tỏa cơn ngứa tức thì. Tuy nhiên tác động này trên da có thể gây trầy xước da, khiến chàm lan rộng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được gãi lên vùng da bị tổn thương do chàm.
  • Căng thẳng thần kinh và rối loạn cảm xúc có thể khiến triệu chứng của bệnh tiến triển phức tạp và lan tỏa rộng. Vì vậy trong thời gian phát bệnh, nên giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập yoga, đọc sách và chia sẻ với người thân những suy nghĩ tiêu cực.

Phía trên là những những thông tin cần thiết về “Eczema có lan rộng không?” mong rằng sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất. Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

➤  Bài viết liên quan

Nguồn: Sodermix.vn

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...