Hình ảnh bệnh chàm bìu và cách chữa dứt điểm

Anh em nam giới đang gặp tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu vùng kín rất có thể là đã bị mắc chàm bìu. Để nhận diện vấn đề đang gặp phải, xác định xem có phải mình mắc chàm bìu không, các bạn có thể tìm hiểu triệu chứng và xem một số hình ảnh bệnh chàm bìu dưới đây.

Hình ảnh bệnh chàm bìu và cách chữa dứt điểm 1

Một số thông tin về bệnh chàm bìu

Chàm bìu là một bệnh da liễu khá phổ biến ở nam giới, khi đó da bìu của người bệnh sẽ bị tổn thương, viêm nhiễm, ngứa ngáy, nổi mẩn, thậm chí là sưng loét, bong tróc,… Nếu chuyển biến nặng, các triệu chứng này có thể lan rộng ra khắp bộ phận sinh dục, mông, bẹn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Theo các chuyên gia da liễu, chàm bìu được chia làm 4 loại chính gồm:

  • Type 1: Bệnh mức độ nhẹ, viêm cấp, da khô.
  • Type 2: Thể khô, mãn tính, mức độ nặng hơn.
  • Type 3: Thể ướt, mãn tính.
  • Type 4: Thể loét phù.

Nguyên nhân khiến nam giới dễ bị chàm bìu là do cấu trúc da khu vực này lỏng lẻo, nhiều mạch máu, dễ bị sưng đỏ, phù nề khi có phản ứng viêm. Cùng với đó, vùng bìu thường được bao bọc bởi nhiều lớp quần áo, hay ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho chàm bùng phát. Ngoài ra, một số yếu tố sau được xem là có thể làm tăng nguy cơ mắc chàm bìu:

  • Di truyền
  • Hệ miễn dịch kém.
  • Tâm lý căng thẳng, stress
  • Tiếp xúc với tác nhân kích ứng như: chất liệu quần áo, bao cao su, thuốc,…
  • Công việc thường xuyên phải tiếp xúc với dầu nhờn, dầu khoáng, diesel
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng như:  ghẻ, rận, giang mai, HIV,…
  • Mắc các bệnh nội khoa như: đái tháo đường, suy thận mạn,…
  • Cơ thể thiếu các vi chất như: kẽm, riboflavin, nicotinic acid
Một số thông tin về bệnh chàm bìu 1
Kích ứng với bao cao su gây chàm bìu

Chàm bìu là căn bệnh không lây nhiễm thông qua tiếp xúc vật lý hay quan hệ tình dục nhưng chúng lại có khả năng lây lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể người mắc. Đây được đánh giá là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu chủ quan, không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, thoát vị bẹn, nặng hơn là ung thư tinh hoàn.

Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng chàm bìu, người bệnh nên chủ động đi thăm khám sớm để được tư vấn, áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Chàm bìu dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nào?

Các triệu chứng của chàm bìu rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác vì có đôi nét tương đồng. Vậy nên, cần chẩn đoán phân biệt chàm bìu với những bệnh này để nhận diện đúng bệnh đồng thời có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với chàm bìu:

1. Hội chứng miệng – mắt – sinh dục

Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do cơ thể thiếu kẽm hoặc riboflavin. Triệu chứng thường gặp phải gồm viêm môi, viêm góc miệng, viêm lưỡi, sợ ánh sáng, đau và mờ mắt, xuất hiện các vết đổ nổi gồ lên trên bề mặt da, khu vực bìu có vết loét hở gây đau đớn,…

2. Nấm nông

Chàm bìu dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nào? 1
Hắc lào là một trong những loại nấm nông phổ biến

Nguyên nhân do các vi nấm ký sinh ở vùng thượng bị hoặc thành phần phụ của da như lông, tóc, móng gây ra. Điều kiện thuận lợi để nấm nông phát triển là vệ sinh kém, ra nhiều mồ hôi, ẩm ướt,… nên vùng da bìu được xem là khu vực khá phù hợp để các vi nấm phát triển gây bệnh.

Triệu chứng phổ biến của nấm nông là những tổn thương da có ranh giới rõ ràng và ngứa ngáy nghiêm trọng. Hắc lào và lang ben là 2 loại nấm nông thường gặp nhất. Chẩn đoán nấm nông cần thực hiện xét nghiệm nhuộm soi có nấm hoặc soi trực tiếp.

3. Lichen đơn mạn tính ở bìu

Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da khu vực bìu ngứa ngáy, khô tróc, dày sừng, tăng sắc tố, lichen hóa không có hình xác định hoặc hình ovan, góc cạnh.

4. Bệnh Paget ngoài vú

Đây là bệnh ngoài da tương đối hiếm gặp với các triệu chứng biểu hiện ra ngoài giống hệt bệnh chàm. Ở nam giới, khu vực da bìu thường bị ảnh hưởng với tình trạng viêm, sưng đỏ, thậm chí lở loét. Để chẩn đoán bệnh Paget ngoài vú, bác sĩ sẽ dựa vào hóa mô miễn dịch hoặc mô bệnh học.

Triệu chứng và hình ảnh bệnh chàm bìu ở các giai đoạn

Với mỗi giai đoạn nặng nhẹ khác nhau, triệu chứng ngoài da của chàm bìu sẽ là khác nhau. Mọi người có thể quan sát kỹ những hình ảnh chàm bìu theo từng giai đoạn dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như so sánh với tình trạng bản thân đang gặp phải:

Hình ảnh chàm bìu giai đoạn nổi mẩn đỏ trên da

Hình ảnh chàm bìu giai đoạn nổi mẩn đỏ trên da 1

Hình ảnh chàm bìu giai đoạn nổi mẩn đỏ trên da

Đây là giai đoạn đầu, khi bệnh mới khởi phát, vùng da bìu xuất hiện những vết mẩn đỏ, hơi phù nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ ràng, kèm theo ngứa ngáy. Nhìn kỹ trên các vết đỏ xung huyết có thể thấy những đầu trắng li ti, đây thực chất là mụn nước đang từ dưới nhô lên.

Hình ảnh bệnh chàm bìu giai đoạn nổi mụn nước

Hình ảnh bệnh chàm bìu giai đoạn nổi mụn nước 1

Hình ảnh chàm bìu giai đoạn nổi mụn nước

Giai đoạn này cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu, mụn nước li ti dưới da ngày càng được đẩy lên nhiều, kích thước 1-2mm. Đây là những mụn nước nông, mọc sát nhau, thường tự vỡ, nếu cào gãi có thể gây nên những tổn thương da, chảy dịch, đôi khi cả mủ, vẩy tiết, nguy cơ lan rộng và bội nhiễm da.

Hình ảnh bệnh chàm bìu giai đoạn lên da non

Hình ảnh bệnh chàm bìu giai đoạn lên da non 1

Hình ảnh chàm bìu giai đoạn lên da non

Sau khi các mụn nước vỡ ra, vùng da bìu bị tổn thương sẽ lành sẹo và kéo da non. Lớp da non mới này thường nhẵn bóng, sẫm màu hơn so với vùng da bên cạnh.

Hình ảnh bệnh chàm bìu giai đoạn Liken hóa

Hình ảnh bệnh chàm bìu giai đoạn Liken hóa 1

Hình ảnh chàm bìu giai đoạn liken hóa

Giai đoạn liken hóa, vùng da bìu bị nhiễm chàm lâu ngày càng sẫm màu hơn, tăng nhiễm cộm, bề mặt trở nên sần sùi, thô ráp, các hằn da nổi rõ, sờ thấy cứng và xuất hiện các sẩn dẹt.

Từ những hình ảnh bệnh chàm bìu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng đây là một căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Đặc biệt, vị trí tổn thương khá nhạy cảm khiến người bệnh luôn thấy mặc cảm, tự ti, xấu hổ, ngại tìm hiểu và chữa trị khiến bệnh tiến triển nặng, tăng nguy cơ biến chứng. Lời khuyên cho các anh em nam giới lúc này là cần gạt bỏ ngay tâm lý xấu hổ, nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán, hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách chữa chàm bìu hiệu quả không nên bỏ qua

Điều trị chàm nói chung và chàm bìu nói riêng chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng đồng thời phục hồi các tổn thương da. Tùy theo mức độ bệnh mà phương pháp chữa trị là khác nhau, có thể kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc. Dưới đây là một số cách chữa chàm bìu mang lại hiệu quả cao, được nhiều người áp dụng:

Dùng thuốc Tây

Thuốc Tây đem lại hiệu quả điều trị triệu chứng nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm nên người bệnh chỉ được dùng sau khi nhận được sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng cũng như tự ý thay đổi liều lượng, thời gian dùng thuốc.

Dùng thuốc Tây 1

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê trong điều trị chàm bìu gồm:

– Thuốc bôi chứa stetoid: Thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm sưng viêm rất nhanh. Tuy nhiên, khu vực bìu da khá mỏng và chứa nhiều mạch máu nên các bác sĩ thường ưu tiên kê các loại thuốc có hoạt lực nhẹ, chẳng hạn như Eumovate, Sylana, Fucicort, Elomest,…

–Thuốc bôi ức chế calcineurin: Thuốc tác động vào hệ miễn dịch giúp kháng viêm, giảm dị ứng tốt, đặc biệt là không gây teo da, giãn tính mạch như stetoid. Hai loại thuốc bôi ức chế calcineurin được dùng phổ biến nhất là Pimecrolimus và Tacrolimus.

– Thuốc kháng Histamine: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cơ chế làm giảm phóng thích chất trung gian hóa học Histamine trong cơ thể, từ đó giúp giảm ngứa, chống dị ứng, hạn chế tổn thương da. Một số loại thuốc kháng Histamine thế hệ 2 như Loratidin, Terfenadin, Acrivastin, Fexofenadin, Astemizol, Cetirizin,… thường được chỉ định trong điều trị chàm bìu bởi chúng ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh khi dùng thuốc vẫn có thể bị buồn ngủ và mất tập trung.

– Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây bệnh và thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp vùng da bị tổn thương có bội nhiễm. Thuốc có thể dùng ở các dạng bôi hoặc uống hoặc kết hợp cả bôi và uống tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

– Kem dưỡng ẩm: Chàm bìu khởi phát có thể là do da bị thiếu ẩm khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát và tiến triển. Vì vậy, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh dùng các loại kem dưỡng ẩm lành tính để giữ ẩm da, hạn chế mất nước, đồng thời tăng đề kháng tự nhiên cho da, giảm nguy cơ mắc chàm.

– Thuốc tiêm: Dupixent là loại thuốc tiêm trị chàm bìu được dùng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc chỉ được chỉ định trong những trường hợp chàm có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt là người bệnh lại không đáp ứng với những loại thuốc bôi/uống khác.

Áp dụng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian trị chàm bìu thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nên tương đối an toàn và lành tính. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng mới khởi phát với tác dụng cải thiện triệu chứng chứ không chữa triệt để được bệnh. Với những trường hợp bệnh nặng thì hầu như không mang lại hiệu quả. Lúc này người bệnh cần tìm phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Dưới đây là một số mẹo dân gian trị chàm bìu được áp dụng nhiều:

Lá trầu không

Áp dụng mẹo dân gian 1
Hình ảnh lá trầu không

Lá trầu không chứa lượng lớn tinh dầu Eugenol có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm tốt. Ngoài ra, hàm lượng uperoxide effutase và catalase dồi dào trong lá trầu không còn kích thích sản sinh collagen, tăng tốc phục hồi da tổn thương. Vì lẽ đó, lá trầu không được xem là dược liệu quý giúp trị các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm mà chàm bìu gây ra.

Chỉ cần lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi nấu cùng 1.5 lít nước. Sau đó lấy nước này rửa vùng da bìu bị tổn thương mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm hẳn.

Dùng tỏi

Tỏi được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da, trong đó có chàm bìu bởi trong nó chứa nhiều hoạt chất allicine có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ngừa nhiễm trùng cực tốt.

Cách dùng tỏi chữa chàm bìu như sau:

Lấy 4-5 tép tỏi tươi đã bóc vỏ đem rửa sạch, cho vào cối giã nát. Cho thêm vào một chút nước để vắt lấy nước cốt. Lấy nước cốt tỏi tươi này thoa lên vùng da bìu bị bệnh sau khi đã được vệ sinh sạch trước đó. Để khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Cách này hỗ trợ giảm ngứa ngáy cũng như cải thiện các tổn thương da khá tốt.

Dùng dầu dừa

Các thành phần như acid lauric, caprylic, antioxidant,… có trong dầu dừa được xem là rất tốt trong việc hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa ngáy, bong tróc, lở loét mà chàm bìu gây ra. Không những thế, chất béo và vitamin E của dừa còn có khả năng thúc đẩy hồi phục da sau tổn thương.

Áp dụng mẹo dân gian 2

Người bị chàm bìu chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị bệnh đã vệ sinh sạch và lau khô trước đó, tiếp đó là massage nhẹ nhàng để hoạt chất trong dầu dừa thấm sâu vào da. Giữ dầu dừa trên da khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm cho sạch.

Cách chữa khác

Ngoài các cách chữa chàm bìu ở trên thì vẫn còn những phương pháp khác có thể đáp ứng với các triệu chứng của bệnh. Bao gồm:

– Quang trị liệu: Phương pháp này sử dụng ánh sáng với bước sóng đặc biệt để chiếu vào vùng da bị chàm, từ đó cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, dày sừng mà bệnh gây ra. Tuy nhiên, không phải trường hợp chàm bìu nào cũng có thể áp dụng cách này, bác sĩ chỉ chỉ định cho trường hợp nào cần thiết. Quang trị liệu có thể làm tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da.

– Loại bỏ yếu tố kích thích: Những tác nhân kích thích như gel bôi trơn, bao cao su, thuốc diệt tinh trùng,… có thể khiến các triệu chứng chàm bìu trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý loại bỏ, tránh xa những tác nhân này. Ngoài ra, nếu cơ thể mắc các bệnh lý có thể tác động lên chàm bìu thì cần phải loại bỏ triệt để các bệnh lý đó.

– Trị liệu tâm lý: Yếu tố tâm lý, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng, stress,… được xem là một trong những nguyên nhân khiến chàm bìu bùng phát. Vì vậy, người bệnh nên chú ý đến điều trị tâm lý, hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa tái phát.

– Kiểm soát tác động cơ học: Việc cào gãi, chà xát mạnh có thể khiến chàm bìu tiến triển nặng, thường xuyên tái phát và tăng nguy cơ biến chứng. Vì thế, cần hạn chế tối đa các hành động này để hỗ trợ tốt nhất cho việc kiểm soát, chữa trị bệnh.

Sodermix – Giải pháp tối ưu cho bệnh chàm bìu

Giải pháp nào tối ưu cho chứng bệnh này? Đó chính là kem bôi Sodermix – sản phẩm nhập khẩu từ Pháp, hoàn toàn KHÔNG CORTICOID, an toàn và hiệu quả nhanh chóng với triệu chứng chàm nói chung và chàm bìu nói riêng.

Sodermix - Giải pháp tối ưu cho bệnh chàm bìu 1

Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SOD này là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng trung hòa các gốc tự do (gốc tự do được xem là căn nguyên gây nên các bệnh chàm eczema, viêm da cơ địa,…) từ đó ngăn chặn các phản ứng viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn trên da một cách nhanh chóng.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Trên đây là thông tin chi tiết về triệu chứng và hình ảnh các giai đoạn của bệnh chàm bìu. Cùng với đó là một số phương pháp điều trị chàm bìu hiệu quả cho nam giới. Hi vọng những thông tin này thực sự hữu ích với mọi người. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể để lại ý kiến bên dưới hoặc có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hay gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...