Nguyên nhân nổi mẩn ngứa: Lộ diện “thủ phạm” gây bệnh

Bỗng nhiên một ngày những đám mẩn ngứa xuất hiện khắp cơ thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Bạn đã rà soát một lượt các yếu tố xung quanh nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nổi mẩn ngứa? Đừng quá lo lắng, hãy đọc ngay bài viết này vì rất có thể, điều bạn tìm kiếm đang ở ngay đây!

Nhận diện tình trạng mẩn ngứa bạn đang gặp phải!

Trên thực tế, nguyên nhân nổi mẩn ngứa thường liên quan mật thiết với các triệu chứng trên cơ thể người bệnh. Vậy nên, đầu tiên, bạn hãy quan sát xem mẩn ngứa đang biểu hiện như thế nào trên cơ thể mình.

Nhận diện tình trạng mẩn ngứa bạn đang gặp phải! 1
Bạn cần nhận diện được tình trạng mẩn ngứa trên cơ thể mình

Một số dạng mẩn ngứa thường gặp nhất gồm có:

  • Da mẩn ngứa như muỗi đốt: Biểu hiện bằng các cục sẩn màu đỏ, hồng hoặc tương tự như màu da. Cục sẩn nổi cộm lên so với bề mặt da xung quanh, khi sờ vào thấy cứng chắc. Kèm theo đó là cảm giác ngứa âm ỉ, nóng rát, châm chích hay thậm chí là ngứa dữ dội.
  • Da mẩn đỏ và ngứa khắp người: Là tình trạng các mảng da xuất hiện mẩn đỏ, sần sùi khiến da dày lên và bị tróc vảy. Bên cạnh đó, vùng da này ngứa ngáy và nóng râm ran nhiều hơn vào buổi đêm.
  • Da nổi mẩn nhưng không ngứa: Trên da xuất hiện các đốm mẩn đỏ, không nổi cục, mụn và không gây ngứa. Ngoài sự biến đổi của sắc tố da, người bệnh không gặp phải bất cứ triệu chứng khó chịu nào khác.
  • Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn: Triệu chứng chủ đạo là ngứa, ngoài ra, ban đầu trên da không xuất hiện như mẩn đỏ, sẩn, mụn hay sưng tấy. Chỉ đến khi người bệnh gãi ngứa nhiều mới xuất hiện các tổn thương trên da.
  • Triệu chứng mắc kèm: Bên cạnh triệu chứng mẩn, ngứa trên da, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như: mệt mỏi, tiêu chảy, mọc mụn nước, phù môi, mắt, loạn nhịp tim,…

Tùy vào nguyên nhân nổi mẩn ngứa mà người bệnh có thể gặp phải một hoặc đồng thời nhiều triệu chứng. Để chắc chắn về tình trạng của mình, bạn nên liên hệ với bác sĩ để có được kết luận chính xác
.

Lộ diện 7 nguyên nhân nổi mẩn ngứa thường gặp nhất

Xác định nguyên nhân nổi mẩn ngứa là việc làm đầu tiên trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Dựa trên triệu chứng bệnh và yếu tố khởi phát bệnh, bệnh nhân có thể phán đoán sơ bộ được vấn đề của mình.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý cấp tính xảy ra khi da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng. Trong đó, viêm da kích do ứng gây cảm giác đau hơn là ngứa và ngược lại, viêm da do dị ứng cho cảm giác ngứa hơn là đau. Triệu chứng trên da thay đổi từ ban đỏ đến bọng nước và sang loét. Bệnh có thể xuất hiện tại vị trí bất kỳ trên cơ thể, nơi vùng da tiếp xúc với yếu tố gây bệnh.

Viêm da tiếp xúc 1
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da bị dị ứng hoặc kích ứng

Xét về yếu tố khởi phát, viêm da tiếp xúc thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với:

  • Hóa chất mạnh: Điển hình như: thuốc nhuộm tóc, thuốc ép tóc, sơn móng tay, sơn, nước xịt rửa đa năng, dầu gội, mỹ phẩm chăm sóc da,… Những chế phẩm này có thể chứa chất dị ứng gây viêm da và trở thành nguyên nhân nổi mẩn ngứa.
  • Chất liệu quần áo: Thường gặp nhất là quần áo được làm từ len, lông thú, da thú, cao su, kim loại,…. Nhiều người có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi da tiếp xúc với những chất liệu này.
  • Thực vật: Thường gặp ở một số loại cây như: thường xuân, sơn độc, mắt mèo,… Một số trường hợp, người bệnh có thể dị ứng khi tiếp xúc với tinh dầu trên vỏ của các loại trái cây họ cam, quýt.
  • Yếu tố khác: Một số yếu tố tồn tại trong môi trường như: vi khuẩn, bụi bẩn, lông thú cưng,… cũng có thể trở thành yếu tố dị ứng.

☛ Chi tiết về bệnh xem tại link: Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mãn tính, có thể trị khỏi nhưng dễ tái phát trở lại khi cơ thể bị kích thích. Ở giai đoạn đầu, người bệnh bị viêm da cơ địa thường xuất hiện những đám da mẩn đỏ, ngứa ngáy, đặc biệt khó chịu hơn vào ban đêm. Trong giai đoạn sau, sắc tố da tại vùng viêm chuyển sang màu nâu, xám hoặc xuất hiện mảng da dày hơn do bị chà xát nhiều.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa được biết tới như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Xuất hiện khi người bệnh: mang thai, dậy thì, tiền mãn kinh, dùng thuốc nội tiết,… Nội tiết tố thay đổi kích thích phản ứng viêm, phản ứng dị ứng trong cơ thể và gây ngứa.
  • Thời tiết: Triệu chứng viêm da cơ địa có thể khởi phát bởi yếu tố thời tiết hoặc môi trường như: quá nóng, quá lạnh, quá khô, quá ẩm,.. Những yếu tố này khiến da trở nên quá ẩm hoặc quá khô làm gây kích thích protein trong cơ thể dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, phù, xung huyết, mề đay.
  • Hóa chất: Điển hình như: chất bảo quản, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, keo, sơn, xịt tóc,… Những hóa chất này có thể gây ra tình trạng mất nước trên da, làm tổn thương da dẫn đến kích thích phản ứng viêm, dị ứng và gây ngứa.
  • Yếu tố khác: Bao gồm các loại: vi khuẩn, vi nấm, bụi bẩn, phấn hoa,….Yếu tố này khi bám trực tiếp lên da khiến da bị kích ứng và mẩn ngứa.

☛ Chi tiết tham khảo tại nội dung: Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là bệnh do cái ghẻ – rệp Sarcoptes scabiei gây ra. Khi rệp cái đào hang để đẻ trứng trên da vào ban đêm khiến người bệnh ngứa dữ dội. Nếu không kiểm soát được hành động, người bệnh gãi và chà xát nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lở loét, nhiễm trùng da.

Bệnh ghẻ nước 1
Bệnh ghẻ gây ra những cơn ngứa dữ dội.

Những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho rệp Sarcoptes scabiei tấn công vào da gồm có:

  • Môi trường ô nhiễm: Được mô tả bởi tình trạng khói bụi, nấm mốc, ô nhiễm nguồn nước,… Đây là điều kiện thuận lợi để cái ghẻ sinh trưởng.
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: Những người ít tắm gội, thường xuyên đổ mồ hôi, làm việc tại nơi ô nhiễm nhưng không làm sạch cơ thể mỗi ngày sẽ có nguy cơ cao bị rệp Sarcoptes scabiei  tấn công.
  • Ngập lụt: Nguồn nước ô nhiễm khắp nơi, môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để loại ghẻ này sinh sôi và tiếp cận với vật chủ để gây bệnh.

Bệnh mề đay

Mề đay do phóng thích và các chất hoạt hóa thành mạch khác từ tế bào mast và tế bào đa nhân ái kiềm ở trung bì nông, dẫn đến phù nề da do giãn mao mạch, tĩnh mạch và đôi khi do thâm nhiễm bạch cầu.

Bệnh mề đay xuất hiện khi các chất dị ứng xâm nhập vào cơ thể kích thích phản ứng dị ứng. Phản ứng này phóng thích ra các hoạt chất hóa học gồm: histamin, kallikrein, bradykinin và các chất hoạt hóa thành mạch trong tế bào mast và tế bào đa nhân ái kiềm tại trung bì nông. Hệ quả là gây giãn mao mạch, tính mạch và thâm nhiễm bạch cầu dẫn đến da bị phù nề, và sưng.

Những nguyên nhân gây bệnh mề đay được biết tới gồm có:

  • Chất gây dị ứng: Nhựa, nước bọt động vật, bụi, phấn hoa…
  • Một số loại thuốc: Thuốc ức chế cyclooxygenase (NSAIDs), thuốc trực tiếp giải phóng tế bào Mast (opioids, succinylcholine, vancomycin, curare, chất cản quang), thuốc tăng bradykinin (nhóm ức chế ACE).
  • Kích thích vật lý lên cơ thể: Hoạt động làm tăng đổ mồ hôi, ánh sáng mặt trời, thay đổi nhiệt độ,…
  • Nhiễm trùng: Nhiễm các loại vi khuẩn (Liên cầu nhóm A, Helicobacter pylori), ký sinh trùng (Toxocara canis, Strongyloides stercoralis, Giardia lamblia,….), virus (viêm gan A, B, C, hay HIV, CMV, EBV,…)
  • Thực phẩm gây dị ứng: Thường gặp như: đậu phộng, các loại hạt, hải sản, lúa mì, trứng, sữa, đậu nành,…)

☛ Tham khảo thêm: Mề đay mẩn ngứa chữa thế nào?

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài

Ít ai ngờ tới, tâm lý cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân nổi mẩn ngứa. Các chuyên gia cho biết, tình trạng stress, căng thẳng, trầm cảm, lo âu,… khiến cho lớp tế bào ngoài cùng yếu đi. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi sinh vật tấn và gây ra các bệnh lý về da.

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài 1
Stress kéo dài cũng có thể gây mẩn ngứa khắp người

Ngoài ra, tâm lý bất ổn kéo dài quá mức khiến phản ứng giải tỏa căng thẳng của cơ thể bị quá tải. Điều này tác động đến hệ thống thần kinh và khiến người bệnh xuất hiện cảm giác ngứa ngáy hoặc bỏng rát trên da, thường gặp nhất là ở da đầu, mặt, cánh tay và chân.

Tương tự như những nguyên nhân nổi mẩn ngứa khác, ngứa do tâm lý cũng khiến người bệnh đối diện với nguy cơ về tổn thương da, nhiễm trùng nếu gãi hoặc chà xát vùng da này quá mạnh.

Suy giảm chức năng gan

Nguyên nhân nổi mẩn ngứa trên cơ thể có thể xuất phát từ suy giảm chức năng gan. Khi rơi vào tình trạng này, cơ thể người bệnh sẽ giảm khả năng thải độc. Những độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ra triệu chứng mẩn ngứa, mề đay.

Suy giảm chức năng gan thường gặp trong các trường hợp:

  • Nhiễm các loại virus như: Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C,…
  • Sử dụng các chế phẩm có hại cho gan như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Sử dụng thuốc tây gây tác dụng phụ trên gan: Thuốc kháng sinh, thuốc chống kháng virus, thuốc giảm đau,…
Tình trạng mẩn ngứa trên da chỉ là cảnh báo ban đầu. Người bệnh nếu không được điều trị đúng phương pháp có thể khiến bệnh tiến triển âm thầm gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, viêm gan,…

Suy thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc bỏ cặn bã khỏi máu. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận bị giảm đi. Điều này làm tăng tích tụ các chất thải trong cơ thể, khiến cơ thể phải tăng đào thải qua da. Hệ quả là gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận gồm có:

  • Chế phẩm có hại như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: thức khuya, làm việc quá sức,…
  • Ăn nhiều thực phẩm không tốt như: Thực phẩm quá béo, quá mặn hoặc thành phần đạm quá cao trong khẩu phần ăn
  • Một số bệnh lý khác như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, trào ngược bàng quang niệu quản, các bệnh lý về thận (sỏi thận, viêm cầu thận, viêm ống thận,…),…

Rất khó để phân biệt mẩn ngứa do suy thận và mẩn ngứa do những nguyên nhân khác. Do đó, khi xuất hiện tình trạng mẩn ngứa trên da, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám điều trị sớm nhất.

Cải thiện tình trạng mẩn ngứa bằng cách nào?

Cách xử lý tốt nhất là ngay khi xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người, bạn cần chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ. Trường hợp đã nắm rõ nguyên nhân nổi mẩn ngứa do có tiền sử bệnh rõ ràng, bạn có thể tham khảo một trong những gợi ý dưới đây để làm dịu cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Mẹo giảm triệu chứng mẩn ngứa đơn giản

Đây là những phương pháp mang tính tạm thời giúp bạn giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, hiệu quả những cách này chưa có nghiên cứu và thống kê cụ thể. Vậy nên, nếu cơn ngứa của bạn không được kiểm soát sau khi áp dụng, bạn đừng quá bối rối mà hãy tìm đến sự cố vấn của bác sĩ.

Mẹo giảm triệu chứng mẩn ngứa đơn giản 1
Lá chè xanh giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
  • Chườm khăn mát: Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn mát chườm lên vùng da nổi mẩn ngứa. Nhiệt độ thấp của khăn sẽ gây co mạch, giảm phản ứng viêm, phản ứng dị ứng. Nhờ đó, triệu chứng nổi mẩn ngứa sẽ được giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được với những vùng da nhỏ.
  • Tắm với tinh dầu bạc hà: Hoạt chất menthol trong tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn, chống viêm. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi sử dụng loại tinh dầu này. Cách dùng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong nước tắm của mình. Trường hợp không có tinh dầu tinh chế, bạn có thể sử dụng lá bạc hà tươi cũng cho hiệu quả tương tự.
  • Tắm với lá chè xanh: Lá chè xanh nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa bởi hoạt chất EGCG. Đây cũng là thành phần giúp lá chè có tác dụng kiểm soát tình trạng mẩn ngứa, khó chịu trên da. Bên cạnh đó, thành phần vitamin và chất khoáng trong lá chè còn giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và khiến da khỏe mạnh hơn. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá chè, rửa sạch và ngâm qua nước muối. Sau đó, bạn đun sôi lá chè cùng với nước sạch và tắm như bình thường.

☛ Tham khảo thêm: Mẹo trị mẩn ngứa dứt diểm, an toàn hiệu quả 

Trị giảm mẩn ngứa bằng thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn là những thuốc có thể được sử dụng dưới sự hướng dẫn của dược sĩ mà không cần có chỉ định từ phía bác sĩ. Những thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng và không tạo ra nhiều nguy cơ về tác dụng phụ.

Các thuốc giảm mẩn ngứa được sử dụng phổ biến như:

  • Kem bôi ngứa: Là các chế phẩm chứa menthol hay hoạt chất kháng histamin. Thuốc được dùng trực tiếp trên da để kiểm soát cơn ngứa.
  • Thuốc điều trị toàn thân: Là thuốc được sử dụng theo đường uống. Phổ biến là thuốc chứa hoạt chất kháng histamin như: Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadin,…

Thuốc không kê đơn thường cho hiệu quả kiểm soát cơn ngứa nhanh chóng và rõ rệt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý kỹ những tư vấn sử dụng thuốc từ phía dược sĩ để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng. Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc điều trị mà không có hướng dẫn từ phía bác sĩ hoặc dược sĩ.

Sau khi dùng thuốc, nếu mẩn ngứa không giảm hoặc nhanh chóng tái phát, bạn không nên chủ quan mà sử dụng tiếp các loại thuốc này. Thay vào đó, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám và làm rõ nguyên nhân. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị đặc hiệu phù hợp.

Sodermix giúp kiểm soát ngứa nổi mẩn khắp người hiệu quả

Sodermix là một trong những sản phẩm được nhiều bác sĩ và dược sĩ tin tưởng lựa chọn để tư vấn sử dụng cho những trường hợp mẩn ngứa do các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, ghẻ, mề đay, tổ đỉa…. Có mặt trên thị trường từ năm 2018, Sodermix là một trong những sản phẩm nhận được nhiều đánh giá tích cực nhất từ phía người tiêu dùng.

Sodermix giúp kiểm soát ngứa nổi mẩn khắp người hiệu quả 1
Sodermix giúp khắc phục hiệu quả tình trạng mẩn ngứa khắp người

Theo các chuyên gia, nguyên nhân nổi mẩn ngứa trong da liễu do sự xuất hiện của các phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Trong đó, gốc tự do là yếu tố quan trọng thúc đẩy phản ứng này.

Sodermix được phát triển dựa trên cơ chế trung hòa gốc tự do, ức chế phản ứng viêm nhờ vào thành phần Enzyme SOD từ chiết xuất cà chua xanh. Sau nghiên cứu, sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh được khả năng: Giảm thời gian khởi phát cơn ngứa, giảm thời gian ngứa và giảm mức độ ngứa.

Với bảng thành phần hoàn toàn tự nhiên, Sodermix giúp khắc phục tình trạng mẩn ngứa cho mọi đối tượng, bao gồm cả những đối tượng nhạy cảm như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay phụ nữ đang cho con bú.

Sodermix hiện đang được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm nhà thuốc gần nhất “TẠI ĐÂY”

Để đặt mua online sản phẩm Sodermix vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”

Lời kết

Có thể thấy, không khó để khắc phục triệu chứng nổi mẩn ngứa khắp người, cái khó là làm cách nào để điều trị loại bỏ nguyên nhân, ngăn bệnh tái phát. Đặc biệt là với những bệnh khó kiểm soát được yếu tố khởi phát như: viêm da cơ địa hay viêm da tiếp xúc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đoán được phần nào nguyên nhân nổi mẩn ngứa và lựa chọn được hướng giải quyết tình trạng của mình.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...