Cách phân biệt lác sữa với các loại bệnh chàm khác
Triệu chứng của lác sữa dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn với một số loại chàm khác. Việc phân biệt lác sữa với các loại chàm khác sẽ giúp các mẹ hiểu rõ các dấu hiệu khi con mắc bệnh đồng thời tìm ra phương án điều trị thích hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ được sự khác biệt này.
Mục lục
1. Tại sao cần phần biệt lác sữa với các loại bệnh chàm khác?
Lác sữa là tên gọi khác của bệnh chàm sữa. Khi bị lác sữa, trẻ thường chà tay lên mặt hoặc dụi vào gối cho bớt ngứa. Cảm giác khó chịu và đau đớn cũng khiến con quấy khóc, kém bú, mất ngủ, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các triệu chứng của lác sữa như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, bong tróc vảy,.. khiến phụ huynh dễ nhầm lẫn với các bệnh chàm khác hay các tình trạng ngoài da khác như rôm sảy, nẻ da, mề đay, hắc lào,… Việc này dẫn đến điều trị chầm trễ, khiến lác sữa trở thành mãn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bé.
Việc phân biệt lác sữa với các bệnh chàm khác giúp các mẹ nắm rõ các thông tin về căn bệnh này cũng như những biểu hiện của tình trạng lác sữa ở trẻ. Từ đó phát hiện sớm, đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ trên làn da bé.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh chàm – phân loại, và cách chữa
2. Phân biệt nguyên nhân gây ra bệnh
Tất cả các loại bệnh chàm, bao gồm cả lác sữa đều không có khả năng lây nhiễm. Do đó, chàm sữa và một số loại chàm khác đều có nguyên nhân gây bệnh khá giống nhau là yếu tố bên trong và tác nhân bên ngoài:
- Yếu tố bên trong bao gồm: Gen di truyền, sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm.
- Tác nhân bên ngoài: Thay đổi thời tiết, tiếp xúc với các dị nguyên, ăn phải thực phẩm gây dị ứng,…
Một số nguyên nhân khác nhau giữa lác sữa và các loại chàm khác.
Nguyên nhân gây lác sữa ở trẻ nhỏ
- Di truyền: Trong gia đình bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh ngoài da khiến bé cơ nguy cơ cao bị lác sữa.
- Bé có cơ địa mẫn cảm: Một số bé có cơ địa nhạy cảm hơn, bề mặt da khô hơn tạo điều kiện thuận lợi cho lác sữa phát triển.
- Sức đề kháng: Trẻ có sức đề kháng yếu làm hàng rào bảo vệ da cũng bị ảnh hưởng, điều này khiến cho các tác nhân bên ngoài dễ tấn công gây lác sữa ở trẻ nhỏ.
➤ Xem chi tiết hơn: Tổng hợp nguyên nhân gây chàm sữa – lác sữa ở trẻ
Nguyên nhân gây ra các loại chàm khác
Không giống như lác sữa, các loại chàm khác khó xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác mà chỉ xác định được các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Tiếp xúc với dị nguyên như các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, kim loại, lông động vật, dung môi công nghiệp, … dễ làm da bị kích ứng và gây nên chàm (chàm dị ứng tiếp xúc).
- Người bị bệnh hen xuyễn, mề đay , hắc lào cũng là đối tượng dễ mắc viêm da cơ địa.
- Người bị tổn thương gan, thận: Gan và thận là hai bộ phận có chức năng đào thải độc tố ra bên ngoài. Hai bộ phận này bị tổn thương đồng nghĩa với độc tố tích tụ lại. Gây ra sự kích ứng mạnh mẽ cho cơ thể.
3. Phân biệt đối tượng mắc lắc sữa và các loại chàm
Đối tượng mắc bệnh ở chàm cũng khác nhau. Đây là một dấu hiệu nhận biết khác rõ ràng giúp cha mẹ nhận định, phân loại bệnh chàm đúng nhất. Từ đó, đưa ra các phương án điều trị thích hợp.
Đối tượng mắc lác sữa
Lác sữa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thống kê cho thấy 65% trẻ mắc lác sữa sẽ trải qua các triệu chứng của bệnh ở những năm đầu đời, và 90% trẻ phát triển các triệu chứng trước 5 tuổi.
Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm dần (khi trẻ trên 1 tuổi) và có thể tự khỏi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng (tỷ lệ này chỉ chiếm 10%).
Đối tượng mắc các loại chàm khác
Với các bệnh chàm khác như chàm tổ đỉa, chàm đồng tiền, chàm tĩnh mạch,… có nhóm đối tượng mắc bệnh rộng hơn nhiều so với chàm sữa. Ai cũng có thể mắc chàm, tuy nhiên độ tuổi phổ biến từ 5 đến 15 tuổi và từ 40 đến 60 tuổi. Ngoài ra nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
4. Phân biệt triệu chứng của lác sữa và các loại chàm khác
Việc nhầm lẫn giữa chàm sữa với một số loại chàm khác là rất phổ biến bởi vì triệu chứng của các dạng bệnh ngoài da là tương đối giống nhau. Sự nhầm lẫn đó dẫn điều trị sai cách, hiệu quả không tốt thậm chí là gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết.
Triệu chứng của lác sữa
Lác sữa trên da bé dễ dàng quan sát và nhận biết bằng mắt thường. Khi cha mẹ thấy bé có những biểu hiện dưới đây, không nên chủ quan, chần chừ mà cần ngay phương pháp điều trị cho trẻ, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Ban đầu xuất hiện các mảng hồng ban ở hau má, trán và cằm. Trên bề mặt da nổi mụn nước li ti kèm theo cảm giác ngứa ngày khó chịu. Khi sờ tay vào sẽ có cảm giác thô giáp, sần sùi.
Ở giai đoạn này, con thường đưa lên lên mặt hoặc dụi vào gối để làm giảm cám giác ngứa. Điều này có thể khiến mụn nước vỡ ra. Phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn này giúp trẻ nhanh chóng phục hổi và tránh tình trạng tái phát.
Mụn nước có xu hướng tự vỡ, kết hợp với huyết tương đóng thành vảy. Lớp vảy này bong ra để lại lớp da non mỏng, nhắn, sắc tố đậm hơn lúc ban đầu.
Chàm sữa tiến triển một thời gian dài, vùng da tổn thương có màu sẫm rõ rệt so với vùng da xung quanh. Trên các vết chàm có rãnh nhở, nứt nẻ khiến trẻ vô cùng ngứa rát, thậm chí là chảy máu có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Trẻ nhỏ bị lác sữa thường quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên bệnh sẽ thuyên giảm hoặc khỏi hẳn khi trẻ lớn lên.
➤ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Dấu hiệu chàm sữa – lác sữa ở trẻ nhỏ
Triệu chứng của các loại chàm khác
Thông thường triệu chứng của các bệnh chàm có nét giống nhau. Tuy nhiên lác sữa hều hết có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên thì các thể chàm mãn tính khác khó điều tị dứt điểm và thương trở thành chàm mãn tính, tái phát nhiều lần và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh suốt thời gian dài.
Chàm đồng tiền | Chàm tổ đỉa | Chàm da dầu | Chàm tĩnh mạch | |
Triệu chứng | ||||
Da xuất hiện đám tổn thương có hình oval hoặc hình tròn như đồng xu. | Các mụn nước khô, cứng rất khó vỡ mọc sâu ở lòng bàn chân và bàn tay, gây ngứa ngáy dữ dội. | Chàm da dầu xảy ra chủ yếu ở những vùng da có hoạt động bài tiết dầu nhiều như da mặt, da đầu, cổ, ngực, sau tai,… | Thường khởi phát ở người cao tuổi bị giãn tĩnh mạch chi dưới | |
Thương tổn do chàm đồng tiền có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh và thường gây ngứa ngáy dai dẳng. | Triệu chứng của chàm tổ đỉa rất ít khi vượt quá cổ tay hoặc cổ chân | Tổn thương da nhờn, ẩm, đỏ, có vảy bong khô kết hợp. | Triệu chứng: da mỏng, nâu , xuất hiện các đốm hoặc chấm, có thể xuất hiện lở loét | |
Bệnh này ít gây ngứa nhưng có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình của bệnh nhân. | Sưng chân, mắt cá chân kèm theo đau nhức và ngứa ngáy |
Một số hình ảnh minh họa triệu chứng của các loại chàm trên:
Về điều trị bệnh, lác sữa hay các loại chàm khác có những biện pháp khá tương đồng. Các căn bệnh ngoài da này đều có thể tự từ điều trị tại nhà khi đã biết rõ thông ton, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh chàm mình mắc phải. Điều quan trọng nhất trong khâu điều trị các bệnh về da là việc giữ vệ sinh, dưỡng ẩm và chăm sóc da vẫn luôn là điều cần thiết nhất.
Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về sự khác biệt giữa lác sữa và một số các bệnh chàm. Mong rằng bài biết sẽ đem lại cho bạn đọc những thông tin và kiến thức bổ ích!
Nguồn: Tham khảo
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.