Thuốc trị ngứa ngoài da lựa chọn như thế nào?

Ngứa ngoài da là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai trong chúng ta đã từng gặp. Chúng có thể chỉ là biểu hiện đơn thuần khi da tiếp xúc với các dị nguyên gây ngứa nhưng trong nhiều trường hợp chúng lại là dấu hiệu của những căn bệnh da liễu khác. Vậy bị ngứa ngoài da là do đâu? Điều trị như thế nào? Tiêu chí lựa chọn và cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị ngứa ngoài da? Hãy cùng tìm câu trả lời qua các thông tin bài viết dưới đây.

Thuốc trị ngứa ngoài da lựa chọn như thế nào? 1

Bị ngứa ngoài da là do đâu?

Ngứa da là một trong những loại bệnh lý về da, khiến người bệnh luôn cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,… chúng có thể đi kèm một số biểu hiện khác như nổi sần, sưng viêm, tấy đỏ

Ngứa da có thể do các yếu tố bên ngoài như dị ứng, thời tiết, tiếp xúc với dị nguyên hoặc do các yếu tố bệnh lý từ bên trong. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa da cơ bản:

Do dị ứng

Dị ứng với thời tiết, môi trường, mỹ phẩm, thực phẩm, lông động vật,… sẽ khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy:

  • Dị ứng thực phẩm: đây cũng là một bệnh lý khá phổ biến, nhất là ở những người cơ địa nhạy cảm. Ngoài các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, đậu phộng,… thì các loại thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại cũng không tốt cho cơ thể, là yếu tố gây nên tình trạng ngứa ngáy, dị ứng, nổi mẩn ngoài da.
  • Dị ứng thời tiết: Với những người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết thì có thể bị ngứa náy, nổi mẩn da vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhất là trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiều trường hợp, người bệnh gặp tình trạng ngứa, sần da, tróc vảy khi đang ở nơi thời tiết nóng chuyển qua nơi thời tiết lạnh và ngược lại. Ngoài ra cũng có một số người sẽ bị ngứa da theo mùa, đặc biệt là vào mùa hè, mồ hôi đổ nhiều, cảm giác ngứa ngáy có thể lan ra toàn thân, càng gãi càng ngứa,…
  • Dị ứng nước: Tiếp xúc với nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nhiều tạp chất bẩn cũng khiến da bị kích ứng và là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng, ngứa da.
  • Dị ứng do côn trùng cắn: Mới đầu, các vết côn trùng cắn (kiến, muỗi, ong,…) thường chỉ là các vết thương nhỏ, nhưng nếu không được chú ý, xử lý kịp thời chúng sẽ sưng to, phản ứng với hệ miễn dịch của cơ thể dẫn đến tình trạng ngứa da dữ dội, sưng đỏ, phát ban ở vị trí bị đốt.

Do bệnh lý

Mắc các bệnh lý ngoài da như mề đay, vảy nến, lang ben, viêm da cơ địa, á sừng, hắc lào,… hay các bệnh bên trong như suy giảm chức năng gan thận khiến cơ thể thải độc kém, độc tố bị tích tụ nhiều dẫn đến ngứa da, phát ban,…

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có chứa thành phần gây dị ứng hoặc rối loạn hormone nên sau khi sử dụng nhiều người bệnh xuất hiện tình trạng ngứa da, dị ứng,…

Các bệnh lý gây ngứa da thường gặp

Nổi mề đay

Mề đay là một trong những bệnh liên quan đến miễn dịch của cơ thể, đây là tình trạng các niêm mạc, mao mạch dưới da phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, từ đó gây nên tình trạng da sưng phù, nổi sần, ngứa ngáy khó chịu. Mề đay có thể xuất hiện ở một vùng da, một vùng niêm mạc hoặc có thể xuất hiện ở nhiều vùng cùng lúc trên cơ thể người bệnh

Vảy nến

Các bệnh lý gây ngứa da thường gặp 1

Vảy nến là bệnh ngoài da mà rất nhiều người mắc phải, khi đó trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mảng đỏ đóng thành vảy trắng đục, tuy nhiên khi ấn vào thì mảng đỏ đó lại biến mất. Nếu gãi có thể thấy rơi ra các mảng da màu trắng đục, nhìn như sáp nến. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do rối loạn hệ miễn dịch, sinh hóa của cơ thể bị xáo trộn hoặc người bệnh bị chấn thương tâm lý.

Vảy nến có thể chữa khỏi nhưng người bệnh cần lưu ý trong việc chăm sóc da và phòng ngừa đúng cách, tránh bệnh tái phát nhiều lần. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tránh xa các yếu tố gây khởi phát bệnh như căng thắng, stress, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sử dụng một số loại thuốc mãn tính,…

Tổ đỉa

Tổ đỉa hay có tến gọi khác là chàm da (Eczema), là một loại bệnh gây viêm và ngứa da phổ biến. Triệu chứng điển hình là nổi mụn nước dưới da gây ngứa ngáy, trợt loét, da nứt nẻ, đau rát, thậm chí nhiều trường hợp còn kèm theo tình trạng nóng sốt.

Tổ đỉa thường xuất hiện ở các vị trí như gót chân, bàn chân, bàn tay,… gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Bệnh này có thể chữa khỏi nhưng cần chữa sớm và chữa dứt điểm, tránh để lâu khó điều trị, thậm chí tái đi tái lại mãi không hết.

Xem chi tiết về bệnh: Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei hay còn gọi là cái ghẻ gây ra, bệnh có thể lây từ người này qua người khách qua tiếp xúc trực tiếp. Vì rất dễ truyền nhiễm nên bệnh ghẻ thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sinh hoạt,…

Các bộ phận như kẽ tay, kẽ chân, bụng, bộ phận sinh dục, bẹn,… là nơi dễ bị ghẻ tấn công. Triệu chứng cơ bản của bệnh này là ngứa da, nổi mụn nước, đau rát ở vùng da phát bệnh.

Bệnh nấm da (nấm da đầu)

Nấm da đầu là một bệnh ngoài da gặp nhiều ở trẻ nhỏ, tuy nhiên là cũng có rất nhiều người lớn mắc phải chứng bệnh này. Bệnh do chủng nấm Trichophyton và Microsporum gây ra với các dấu hiệu ban đầu là  xuất hiện nhiều gàu, tiếp theo da đầu sẽ nổi sẩn thành các mảng lớn ngoài rìa và bên trong có vảy mỏng, khiến người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng do virus gây thủy đậu là varicella-zoster gây ra. Virus này thường khu trú trong các hạch thần kinh cảm giác, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tái hoạt động, tác động lên các sợi thần kinh cảm giác gây đau rát và ngứa ngáy toàn thân.

Triệu chứng của zona là những vết ban hoặc dải mụn nước ở một bên của cơ thể, trên cổ hoặc mặt. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này có thể gây đau đớn và kéo dài dai dẳng.

Có thể ngăn ngừa zona bằng cách tiêm vaccine. Còn trong trường hợp bị mắc bệnh thì người bệnh nên điều trị sớm giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh cũng như giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Các bệnh lý về gan

Các bệnh lý gây ngứa da thường gặp 2

Gan là bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể có chức năng chuyển hóa chất dinh dưỡng cũng như thải độc tố ra ngoài. Khi gan gặp các vấn đề bệnh lý hay bị tổn thương sẽ khiến độc tố trong cơ thể bị tích tụ lại, phát tán ra ngoài da gây mụn nhọt, ngứa ngáy,… và nếu không được chữa trị, cải thiện chức năng gan kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…

Lựa chọn thuốc trị ngứa ngoài da như thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng ngứa da, nguyên nhân gây ngứa da, cơ địa của người bệnh hoặc các yêu cầu, mong muốn khi điều trị mà tiêu chí lựa chọn thuốc điều trị ngứa ngoài da là khác nhau. Chẳng hạn:

Dựa theo tình trạng ngứa da

Nếu trường hợp ngứa da nhẹ chúng ta có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để tắm rửa, làm dịu các triệu chứng. Còn tình trạng ngứa da nặng hơn, lúc này các bài thuốc dân gian không mang lại tác dụng, chúng ta sẽ phải áp dụng các phương pháp đặc trị hơn như dùng thuốc tây hoặc liệu pháp ánh sáng,…

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh

Nếu nguyên nhân gây ngứa da chỉ đơn thuần là do dị ứng khi ăn uống hay tiếp xúc với dị nguyên, thời tiết,… thì chúng ta chỉ cần tránh xa dị nguyên, làm sạch, giữ ẩm, chăm sóc và bảo vệ da tốt là được.

Nhưng nếu nguyên nhân gây ngứa da là do các bệnh lý thì cần phải xem xét bệnh lý và sử dụng các loại thuốc hoặc phương pháp đặc trị để cải thiện triệu chứng, đẩy lùi bệnh hiệu quả, như vậy tình trạng ngứa da cũng được khắc phục

Dựa vào cơ địa người mắc

Nếu cơ địa người bệnh quá mẫn cảm, trẻ em hoặc phụ nữa mang thai, cho con bú bị mắc bệnh thì ưu tiên sử dụng các bài thuốc nam, bài thuốc đông y hoặc các sản phẩm chiết xuất tự nhiên, lành tính. Trường hợp bất khả kháng mới nên sử dụng các loại thuốc khác dưới sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Dựa theo mong muốn, hướng điều trị của người bệnh

Nếu người bệnh muốn trị ngứa da nhanh chóng, không có nhiều thời gian hoặc không quan tâm nhiều tới các tác dụng phụ thì có thể sử dụng các loại thuốc tây y. Các loại thuốc tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Còn nếu ai muốn điều trị bằng phương pháp an toàn, lành tính thì có thể sử dụng các bài thuốc đông y, các mẹo dân gian hoặc sử dụng các loại kem bôi giảm ngứa với thành phần tự nhiên.

Dưới đây là một số loại thuốc trị ngứa ngoài da, được dùng phổ biến các bạn có thể tham khảo:

Trị ngứa ngoài da tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

Không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà việc gãi nhiều khi bị ngứa da còn gây nên những tổn thương, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống cũng như ngoại hình của người bệnh. Để giảm bớt tình trạng ngứa da, các bạn có thể tham khảo một số các trị ngứa da tại nhà sau:

Dùng trà xanh giảm ngứa da

Trị ngứa ngoài da tại nhà bằng các bài thuốc dân gian 1

Trong trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt, có thể dùng để giảm ngứa do các bệnh viêm da gây ra. Khi bị ngứa da, người bệnh có thể lấy một nắm là trà xanh tươi đem nấu nước để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày, sau một thời gian sẽ thấy tình trạng ngứa da giảm hẳn.

Sử dụng lá cây hương nhu trị ngứa

Lá hương nhu chứa nhiều thành phần như thymol, eugenol và camphor,… có tác dụng giảm bớt kích ứng da từ đó giảm ngứa ngáy hiệu quả. Dùng lá hương nhu trị ngứa cực kỳ đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy vài lá hương nhu đem rửa sạch sau đó chà trực tiếp lên vùng da bị bệnh hoặc đun nước lá hương nhu sau đó dùng bông thấm dung dịch bôi vào chỗ bị ngứa. Sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả giảm ngứa đáng kể.

Gel nha đam

Gel nha đam giúp dưỡng ẩm và chăm sóc da rất tốt, có thể làm dịu da hiệu quả. Lấy phần thịt nha đam (gel nha đam) đắp lên vùng da bị ngứa giúp làm giảm kích ứng, giảm nhẹ tình trạng ngứa da.

Giấm táo

Axit Axetic trong dấm táo có khả năng khử trùng tự nhiên tốt. Có thể pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên vùng da bị ngứa sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không thoa dấm táo lên vùng da bị trầy xước vì nó có thể gây nóng rát, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu,…

Sử dụng baking soda trị ngứa da

Baking soda có tính kháng nấm và tác dụng rất tốt trong việc trị các bệnh ngoài da. Để khắc phục tình trạng ngứa ngoài da, người bệnh có thể sử dụng baking soda như sau: Pha bột baking soda với nước theo tỷ lệ 1:3 sau đó thoa dung dịch vào vùng da bị ngứa. Trường hợp bị ngứa toàn thân thì pha bột baking soda vào bồn tắm nước ấm rồi ngâm mình 30 phút. Đây là phương pháp trị ngứa bằng baking soda khá hiệu quả.

Điều trị ngứa da tại nhà bằng các bài thuốc dân gian chỉ nên áp dụng với những trường hợp nhẹ, ngứa da do dị ứng tiếp xúc vì đây chỉ là cách điều trị ngứa, giảm triệu chứng tạm thời. Với những trường hợp ngứa không rõ nguyên nhân, ngứa bệnh lý thì cần xác định rõ nguyên nhân sau đó có phương pháp điều trị cụ thể, thích hợp để trị tấn gốc bệnh.

Sử dụng thuốc tây trị ngứa ngoài da

Sử dụng thuốc tây trị ngứa ngoài da 1

Ngoài áp dụng cách phương pháp giảm ngứa tại nhà thì người bệnh có thể sửa dụng thuốc trị ngứa ngoài da để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Dưới đây là một số loại thuốc trị ngứa ngoài da thường được sử dụng:

Thuốc bôi chứa corticoid

Thuốc có tác dụng ức chế các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy do các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, chàm, tổ đỉa, vảy nến, viêm da thần kinh,…

Tuy nhiên việc sử dụng loại này cần hết sức thận trọng vì nếu lạm dụng, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây teo da, viêm nang lông, giảm sắc tố da, rậm lông, giãn mao mạch xuất huyết, tổn thương tuyến thượng thận,… Không những vậy loại thuốc này còn khiến vết thương trên da khó lành, tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm ký sinh trùng, nấm, virus cực nguy hiểm.

Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc có tác dụng gây tê trên bề mặt giúp làm giảm triệu chứng ngứa da mặt, ngứa tay chân và ngứa do côn trùng cắn. Vì thuốc ít hấp thu nên có thể dùng cho vùng da nhạy cảm, vết thương hở.

Thuốc kháng histamin

Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng từ đó giảm tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng rát trên bề mặt da. Có thể dùng thuốc kháng histamin dạng bôi hoặc dạng uống.

Người sử dụng thuốc kháng Histamin dạng uống có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa,… Thậm chí nặng hơn có thể là sốt nhẹ, đau cơ, rối loạn nhịp tim.

Người dùng thuốc kháng sinh Histamin có thể sẽ gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa. Nặng hơn, cơ thể còn có thể sốt nhẹ, đau cơ, rối loạn nhịp tim…

Thuốc kháng sinh, kháng khuẩn, ký sinh trùng

Sử dụng trong trường hợp ngứa do bị ghẻ, bội nhiễm có mủ, ngứa do ký sinh trùng,… Thuốc kháng sinh thường sử dụng trong trường hợp này là Amoxicilin hoặc Cephalosporin,..

Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho liều lượng phù hợp. Cần chú ý là cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định vì bản chất của kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn, nó có thể tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn, do đó nếu sử dụng sai hoặc lạm dụng có thể khiến cơ thể bị loạn khuẩn, suy giảm hệ miễn dịch,…

Ngoài ra sử dụng các loại thuốc này người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, tăng men gan,…

Ưu điểm của thuốc tây trị ngứa ngoài da đó là giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của nó là gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn: nhẹ là đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày,… nặng hơn có thể là dị ứng, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, sốc phản vệ,… Thậm chí nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm bệnh tình tiến triển nặng nề hơn.

Sodermix – Kem trị ngứa ngoài da với chiết xuất tự nhiên được nhập khẩu từ Pháp.

Sử dụng các bài thuốc nam, thuốc dân gian tuy lành tính, an toàn nhưng tác dụng lại chậm và phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, còn nhẹ. Trong khi thuốc tây tác dụng nhanh chóng nhưng lại có quá nhiều tác dụng phụ. Vậy giải pháp trị ngứa nào vẹn cả đôi đường? Đó chính là sử dụng các sản phẩm trị viêm ngứa với chiết xuất tự nhiên, vô cùng an toàn, lành tính mà hiệu quả mang lại cực kỳ cao.  Nổi bật ở dòng này đó là sản phẩm kem bôi Sodermix.

Sodermix - Kem trị ngứa ngoài da với chiết xuất tự nhiên được nhập khẩu từ Pháp. 1

Theo đánh giá của các bác sĩ thì điểm nổi bật của dòng kem bôi này chính là thành phần lành tính, an toàn và KHÔNG CHỨA CORTICOID. Sản phẩm giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu giúp chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ cực nhanh và hiệu quả. Không những vậy, với thành phần chứa bộ đôi dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên, Sodermix còn có tác dụng dưỡng ẩm, sáng da và khôi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương hiệu quả.

Sodermix là kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ngứa ngoài da

Để việc sử dụng thuốc trị ngứa da mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa biết rõ nguyên nhân gây ngứa cũng như chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa
  • Với thuốc tây y, không được lạm dụng thuốc quá đà vì có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc như nhờn thuốc, teo da, giãn tĩnh mạch,…

Cùng với việc sử dụng thuốc trị ngứa ngoài da, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, hỗ trợ điều trị bệnh như:

  • Tuyệt đối không được cào gãi khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, lông động vật, mạt bụi,….
  • Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để duy trì độ ẩm cho da
  • Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều loại rau xanh cũng như vitamin và khoáng chất cần thiết
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường về sức khỏe, từ đó có phương pháp khắc phục phù hợp

Ngứa da tuy không phải là chứng bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng khó chịu mà nó gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Việc sử dụng thuốc trị ngứa da được coi là phương pháp khá hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp các bạn hiểu hơn về chứng bệnh cũng như áp dụng các cách trị ngứa da hiệu quả nhất. Và nếu còn vấn đề nào thắc mắc về tình trạng này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...