Tổ đỉa bội nhiễm: nguyên nhân và hướng điều trị!

Tổ đỉa bội nhiễm là dạng tiến triển nặng của bệnh tổ đỉa. Không đơn giản là ngứa ngáy hay khó chịu, tổ đỉa bội nhiễm gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Để giúp độc giả hiểu hơn về tình trạng tổ đỉa bội nhiễm, bài viết hôm nay sẽ gửi đến bạn những phân tích chi tiết nhất.

I. Tổ đỉa bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Tổ đỉa bội nhiễm là căn bệnh bắt nguồn từ bệnh tổ đỉa (Dyshidrotic eczema hay pompholyx) nhưng nặng hơn do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn hoặc vi nấm vào vết thương hở trên da.

tổ đỉa bội nhiễm
Tổ đỉa bội nhiễm khiến da tổn thương nặng nề

Tổ đỉa bội nhiễm khiến người bệnh mệt mỏi bởi triệu chứng đau, nhức ngứa dữ dội ở các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Không chỉ vậy, người bệnh còn tự ti bởi lớp mụn nước sần sùi xuất hiện dày đặc trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, người bị tổ đỉa bội nhiễm có thể phải đối diện với nhiều nguy cơ như:

  • Biến dạng móng: Nhiễm khuẩn gây ra các ổ lở, loét ăn sâu vào khe móng tay, móng chân. Tình trạng này gây sưng, viêm hạch bạch huyết dẫn đến các móng bị biến dạng. Mức độ biến dạng móng tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương của hạch bạch huyết.
  • Sẹo vĩnh viễn: Tổ đỉa bội nhiễm gây ra các ổ nhiễm trùng lớn làm mô da tổn thương nặng nề. Hệ quả là sau điều trị, trên da hình thành các sẹo vĩnh viễn ăn sâu vào mô. Tệ hơn là sẹo sâu xuất hiện tại các vùng khớp gây tổn thương đến hệ thống thần kinh – cơ khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.
  • Viêm mô tế bào: Xuất hiện ở giai đoạn tổ đỉa bội nhiễm nặng. Các ổ nhiễm trùng tấn công đến lớp sâu nhất của da. Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ cao phải đối diện biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm trùng máu: Là biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh nhân tổ đỉa bội nhiễm khi ổ loét ăn sâu vào hệ thống mạch máu. Nhân cơ hội này, các loại virus, vi khuẩn, vi nấm nhanh chóng theo vết tổn thương phân tán vào máu. Các biến chứng về sau như: Viêm màng não, suy tim, suy hô hấp có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Có thể thấy, tổ đỉa bội nhiễm là căn bệnh khá nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải tất cả người bị tổ đỉa đều triến triển thành tổ đỉa bội nhiễm. Vậy, nguyên nhân khiến tổ đỉa bội nhiễm xuất hiện do đâu?

II. Nguyên nhân tổ đỉa bội nhiễm “tìm” đến bạn

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây tổ đỉa bội nhiễm có thể chia làm 2 nhóm gồm: Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

2.1 Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp gây bội nhiễm ở vùng da tổ đỉa là các vi trùng, gồm: vi khuẩn, virus và vi nấm. Những vi trùng này tấn công lên vết thương hở trên da, kích thích phản ứng viêm và gây nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân tổ đỉa bội nhiễm
Staphylococcus aureus có thể gây tổ đỉa bội nhiễm

Chi tiết về từng loại vi trùng như sau:

  • Vi khuẩn: Phổ biến nhất là: Tụ cầu (Staphylococcus aureus) và liên cầu (streptococcus typ A). Trong điều kiện bình thường, những vi khuẩn này sinh sống hòa bình trên da và lấy chất tiết của da làm thức ăn. Tuy nhiên, khi vùng da tổ đỉa có vết thương hở, nó có thể nhân cơ hội này xâm nhập vào trong da và gây bội nhiễm.
  • Virus: Chủ yếu do chủng virus Herpes simplex. Tuy nhiên, tổ đỉa bội nhiễm do Herpes simplex chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với dịch từ mụn nước của người nhiễm virus trước đó.
  • Vi nấm: Ở điều kiện thường, các loại nấm như: Candida, Trichophyton và Epidermophyton chỉ gây bệnh ở lớp thượng bì của da. Khi da tổn thương, chúng có thể tấn công da và gây ra tổ đỉa bội nhiễm.

2.2 Nguyên nhân gián tiếp

Trên thực tế, nguyên nhân gây tổ đỉa bội nhiễm đa phần là do sai lầm của người bệnh trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nguyên nhân trực tiếp tấn công da và gây bệnh.

Nguyên nhân tổ đỉa bội nhiễm
Vặn vẹo, chà xát ngón tay khiến da dễ bị tổn thương

Những sai lầm điển hình phải kể đến như:

  • Chủ quan trong điều trị tổ đỉa: Đa số bệnh nhân tổ đỉa đều biết đây là bệnh mạn tính, tái phát thường xuyên. Bệnh lặp lại nhiều lần khiến người bệnh sinh ra tâm lý “cứ kệ nó tự khỏi”. Sự chủ quan này khiến bệnh tổ đỉa dễ lan rộng và bị vi trùng tấn công gây viêm nhiễm nặng nề.
  • Cào gãi mạnh: Hành động gãi ngứa quá mạnh gây xước da, vỡ mụn nước và tạo ra vết thương hở. Nhờ đó, các vi trùng theo miệng vết thương này tấn công da và gây bệnh.
  • Lười vệ sinh: Điều này khiến bùng phát “dân số” vi khuẩn trên da. Da trở nên yếu và dễ tấn công hơn.
  • Lạm dụng thuốc nhóm Corticoid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Tuy nhiên, khi dùng kéo dài, nó có thể gây ức chế miễn dịch khiến da yếu đi và dễ bị nhiễm trùng.

Có thể thấy, chỉ cần bạn kiểm soát tốt những nguyên nhân trên thì gần như không cần lo về tình trạng tổ đỉa bội nhiễm.

III. Bạn đang ở giai đoạn nào của tổ đỉa bội nhiễm?

Dựa trên những triệu chứng xuất hiện trên cơ thể, người bệnh có thể phán đoán mình đang đang ở giai đoạn nào của tổ đỉa bội nhiễm. Cụ thể:

– Giai đoạn 1: Dưới da hơi nóng, đau rát nhẹ

Ở giai đoạn này, vùng da dưới bàn chân, bàn tay và các kẽ ngón tay, chân xuất hiện cảm giác đau nhẹ, đỏ ửng, hơi nóng và tăng tiết mồ hôi nhiều hơn. Quan sát kỹ sẽ thấy các sẩn tròn lấm tấm dưới da như hạt gạo. Dấu hiệu này cho thấy, tổ đỉa đang dần hình thành và phát triển.

tổ đỉa bội nhiễm
Giai đoạn đầu của bệnh tổ đỉa da xuất hiện sẩn tròn lấm tấm như hạt gạo

Đặc trưng của giai đoạn này là cảm giác ngứa ngáy dữ dội và càng gãi thì càng ngứa. Hiện tượng bội nhiễm ít khi xảy ra trong giai đoạn này.

– Giai đoạn 2: Mụn nước mọc nhiều

Khi người bệnh gãi ngứa càng nhiều, các nốt sẩn bắt đầu trồi dần lên trên bề mặt da. Người bệnh càng gãi thì mụn nước mọc càng dày đặc và lan rộng. Các nốt mụn nước phát triển thành cụm, ban đầu chứa dịch lỏng trong hoặc hơi hồng, sau đó chuyển dần thành dịch trắng. Sờ vào bề mặt da lúc này sẽ cảm thấy da dày hơn, nổi cộm và sần sùi.

tổ đỉa bội nhiễm
Mụn nước mọc day đặc trên vùng da tổ đỉa

Những vùng da xuất hiện mụn nước dày đặc và nổi rõ, bề mặt da xuất hiện cảm đau, tê rần làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đây là giai đoạn tiệm cận với tình trạng tổ đỉa bội nhiễm nhất.

– Giai đoạn 3: Tổ đỉa bội nhiễm do chăm sóc sai cách

Khi bị tác động bởi các yếu tố vật lý hoặc hóa học như: gãi ngứa, chà xát, chất tẩy mạnh,… vùng da tổ đỉa có thể bị trầy xước hoặc vỡ mụn nước gây ra vết thương hở. Nếu không được xử lý đúng cách, vùng tổn thương này sẽ trở thành “ngôi nhà” lý tưởng của các loại vi khuẩn, virus, vi nấm. Các vi trùng nhanh chóng xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm.

tổ đỉa bội nhiễm
Tổ đỉa bội nhiễm gây mưng mủ trên da

Người bệnh có thể dễ dàng nhận diện tình trạng tổ đỉa bị nhiễm trùng thông qua các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau nhức và chảy mủ tại vùng da này. Nặng nề hơn, vết thương có thể xuất hiện mùi tanh, hôi khó chịu. Miệng vết thương không thể khép lại bằng các phương pháp chăm sóc thông thường.

– Giai đoạn 4: Lành bệnh

Trường hợp tổ đỉa không bị bội nhiễm thì khi mụn nước vỡ, vết thương sẽ tự kết vảy. Sau vài ngày, lớp vảy này tự bong để lộ ra vùng da non căng bóng khác biệt với vùng da bình thường. Tốc độ phục hồi vết thương tùy thuộc vào chế độ chăm sóc của người bệnh.

tổ đỉa bội nhiễm
Vùng da tổ đỉa bội nhiễm khi lành trở nên căng bóng và đậm màu

Những bệnh nhân bị tổ đỉa bội nhiễm cần có sự can thiệp và theo dõi của nhân viên y tế. Vùng da bị nhiễm trùng có thể bị lở loét dẫn đến sẹo lớn, sâu hay biến dạng móng tay, móng chân sau khi lành bệnh.

Trên thực tế, bệnh tổ đỉa là bệnh mãn tính. Vậy nên, các giai đoạn trên sẽ trở thành vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Điều này có nghĩa là nguy cơ tổ đỉa bội nhiễm luôn thường trực mỗi lần bệnh tái phát. Do đó, dù bệnh đã xuất hiện và khỏi nhiều lần, bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà cần tuân thủ nghiêm các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

IV. Phương pháp chẩn đoán tổ đỉa bội nhiễm

Để chẩn đoán tình trạng tổ đỉa bội nhiễm, người bệnh cần phải thực hiện theo trình tự như sau:

tổ đỉa bội nhiễm
Xét nghiệm cận lâm sàng cho phép chẩn đoán chính xác bệnh tổ đỉa
  • Bước 1: Thăm khám lâm sàng. Ở bước này, bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp vùng da tổ đỉa và đánh giá triệu chứng.
  • Bước 2: Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định. Bệnh nhân được phán đoán có nguy cơ tổ đỉa bội nhiễm cần thực hiện sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm hoặc phân tích PCR. Phương pháp này giúp xác định chính xác sự có mặt của các yếu tố gây bội nhiễm trong dịch tiết ở vùng da tổ đỉa.
  • Bước 3: Chẩn đoán. Dựa trên triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ đưa ra kết luận xem bạn có bị tổ đỉa bội nhiễm hay không và hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh.

Dựa vào kiến thức chuyên môn và thiết bị hiện đại, việc chẩn đoán tổ đỉa bội nhiễm trở nên chính xác và nhanh chóng. Vậy nên, nếu bạn đang nghi ngờ mình bị nhiễm trùng tổ đỉa, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

V. Hướng xử lý khi bị tổ đỉa bội nhiễm!

Chăm sóc bệnh nhân tổ đỉa bội nhiễm là quá trình yêu cầu sự phối hợp đồng thời nhiều phương pháp. Người bệnh càng nghiêm túc trong điều trị thì hiệu quả thu được càng cao và thời gian càng rút ngắn.

5.1 Dùng thuốc điều trị bệnh

Thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng và điều trị hiệu quả nguyên nhân gây bệnh. Thuốc được chia làm 2 nhóm chính gồm: Thuốc điều trị tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân.

– Thuốc điều trị tại chỗ

Tùy vào từng giai đoạn của vết tổ đỉa mà người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc phù hợp:

tổ đỉa bội nhiễm
Thuốc điều trị tại chỗ giúp giảm ngứa và dưỡng da
  • Giai đoạn cấp: Chủ yếu là dung dịch sát khuẩn nhẹ như: chlorhexidine, hexamidine, thuốc tím 1/20.000 để rửa vết thương. Sau đó, dùng hồ nước hay nitrat bạc 1 – 5% để làm khô dịch tiết.
  • Giai đoạn bán cấp: Dùng dung dịch eosin 2% hoặc Milian
  • Giai đoạn mạn: Sử dụng thuốc mỡ corticoid hoặc kem bôi phối hợp corticoid và acid salicylic để tiêu sừng.

Đặc biệt lưu ý, vết thương trong tổ đỉa bội nhiễm rất nhạy cảm, người bệnh không nên tự ý dùng thảo dược hay mẹo dân gian để đắp, rửa vết thương. Điều này có thể khiến tổn thương nặng nề hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

– Thuốc điều trị toàn thân

Đây là thuốc chủ đạo trong điều trị tổ đỉa bội nhiễm. Thuốc được dùng qua đường uống hoặc đường tiêm dựa trên chỉ định của bác sĩ.

tổ đỉa bội nhiễm
Thuốc tây là chỉ định cân có khi điều trị tổ đỉa bội nhiễm
  • Thuốc kháng histamin: Thường gặp nhất là kháng histamin thế hệ I hoặc II giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh: Phổ biến là thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactam để điều trị nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus và streptococcus nhóm A gây ra.
  • Thuốc kháng nấm: Kê đơn cho các trường hợp bội nhiễm do nấm. Thuốc được chỉ định thường là: Griseofulvin, ketoconazole hoặc itraconazole
  • Thuốc Corticoid: Được sử dụng khi xuất hiện tình trạng viêm nặng. Thuốc thường được dùng là prednisolone với liều 0,5mg/kg/ngày x 3 ngày.

Việc sử dụng thuốc tây khiến người bệnh đối diện với nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra việc lạm dụng thuốc hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây ra những tác dụng phụ như teo da, giãn tĩnh mạch, suy giảm miễn dịch, suy thận, loãng xương,… Ngoài ra một số thuốc uống khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,…

5.2 Chú ý dinh dưỡng

Đặc trưng của bệnh tổ đỉa bội nhiễm là phản ứng viêm, dị ứng và nhiễm trùng. Vậy nên, người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm làm tăng viêm, tăng dị ứng, giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, chú ý bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe.

tổ đỉa bội nhiễm
Tổ đỉa bội nhiễm nên tránh thực phẩm gây dị ứng

Một số gợi ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân tổ đỉa bội nhiễm:

  • Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, nhộng, trứng, đậu phộng,… Những thực phẩm này có thể chứa protein lạ hoặc hoạt chất trimelylamin NH(CH3) làm tăng phản ứng miễn dịch khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn.
  • Tránh ăn thực phẩm chứa Gluten: Thường thấy trong các loại lúa mì, lúa mạch. Các nghiên cứu cho thấy, Gluten có thể làm giảm khả năng bảo vệ của thành ruột khiến nhiều chất gây dị ứng đi vào máu hơn. Điều này không tốt cho bệnh nhân tổ đỉa.
  • Tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ: Các món này làm tăng sản sinh gốc tự do, tăng phản ứng viêm và dị ứng khiến bệnh nhân tổ đỉa bội nhiễm khó chịu hơn.
  • Tránh các chất kích thích: Điển hình như rượu, bia, thuốc lá,… Những chế phẩm này chứa các chất có thể phá vỡ tế bào mast, tăng giải phóng chất trung gian gây dị ứng khiến triệu chứng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.
  • Tăng cường những thực phẩm có lợi cho hệ thống miễn dịch như: Các loại rau, quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm chứa men vi sinh, uống nhiều nước,….

5.3 Lưu ý giúp phòng ngừa tổ đỉa bội nhiễm tái phát

Tổ đỉa là bệnh lý dễ tái phát. Điều đó đồng nghĩa rằng nguy cơ bội nhiễm tổ đỉa cũng luôn thường trực. Để bảo vệ mình khỏi biến chứng này, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không chà xát, cào gãi mạnh lên da, đặc biệt khi đã có tổn thương. Hành động này có thể gây chảy máu, mở rộng và làm nặng vùng da bị tổ đỉa, tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Tránh để da bị tổ đỉa tiếp xúc với các chất tẩy, hóa chất mạnh khiến tổn thương nặng nề hơn.
  • Vùng da tổ đỉa cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày với nước sạch và các sản phẩm làm sạch có nguồn gốc organic.
  • Không lạm dụng thuốc corticoid điều trị tại chỗ. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và phải sử dụng đúng hướng dẫn.
  • Điều trị bệnh tổ đỉa càng sớm càng tốt, tránh tâm lý chủ quan để bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng mới điều trị.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong thời gian điều trị chàm tổ đỉa. Điều này giúp người bệnh có thể trạng tốt nhất, tăng khả năng tái tạo, làm lành tổn thương da.

Sodermix – Kem bôi trị tổ đỉa an toàn hiệu quả không tác dụng phụ!

Sodermix cream là dòng kem bôi chuyên biệt trị tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa,… được nhập khẩu nguyên hộp trực tiếp từ Pháp. Sản phẩm hoàn toàn không chứa corticoid , được các bác sĩ chuyên khoa da liễu hàng đầu trong và ngoài nước tin dùng.

tổ đỉa bội nhiễm
Sodermix giảm ngứa tổ đỉa hiệu quả

Kem bôi da Sodermix hoàn toàn từ thảo dược với thành phần độc đáo là chiết xuất cà chua xanh chứa enzyme SOD giúp giảm ngứa hiệu quả. Bằng cơ chế thu dọn gốc tự do, trong cơ thể, SOD giúp ức chế phản ứng viêm, dị ứng. Nhờ đó, tình trạng viêm, ngứa được khắc phục hiệu quả và nhanh chóng.

Dưới sự kết hợp của enzyme SOD, tinh chất quả bơ và dầu khoáng tự nhiên, Sodermix giúp bảo vệ vùng da tổn thương tốt hơn, kích thích quá trình tái tạo và làm lành da nhanh chóng. Nhờ đó, cải thiện triệu chứng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tổ đỉa sang tổ đỉa bội nhiễm.

Sodermix được bào chế dưới dạng kem bôi tan nhanh nên không gây hầm bí trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm lành tính có thể sử dụng cho bệnh nhân tổ đỉa là những đối tượng đặc biệt như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”

Tổ đỉa bội nhiễm là căn bệnh mãn tính nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Vậy nên, bạn không cần quá bối rối khi đối diện với bệnh lý này. Việc bạn nên làm lúc này là giữ tâm lý thoải mái, thăm khám đầy đủ và tuân thủ những hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...