Viêm da cơ địa ở tay là một chứng bệnh da liễu thường gặp gây nhiều khó khăn và bất tiện cho người mắc. Khi đó da tay bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng khô rát, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, bong tróc,…cực kỳ khó chịu. Viêm da cơ địa ở tay nếu không được điều trị sớm sẽ gây những biến chứng khó lường. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến viêm da cơ địa ở tay và cách chữa bệnh hiệu quả nhất qua các thông tin dưới đây.
Mục lục
Viêm da cơ địa ở tay là gì?
Viêm da cơ địa ở tay là tình trạng tổn thương da mãn tính xảy ra ở tay, bệnh còn có tên gọi khác là liken đơn dạng mãn tính, eczema ở tay, hoặc chàm thể tạng ở tay,… Bệnh xảy ra phổ biến do da tay thường phải tiếp xúc nhiều hơn với hóa chất, bụi bẩn, nấm mốc,… nên khả năng phát sinh triệu chứng cao hơn những vị trí khác.
Cũng giống như viêm da cơ địa thông thường, các triệu chứng viêm da cơ địa ở tay thường khởi phát thành từng đợt, có thể bùng phát và biến mất trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng thì các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài liên tục trong vài năm và nguy cơ bội nhiễm cao, đặc biệt là khi người bệnh gãi hoặc chà xát mạnh.
So với viêm da cơ địa ở các vùng khác như mặt, ngực, bụng,lưng,… thì viêm da cơ địa ở tay dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên da tay luôn phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố gây hại nên bệnh thường rất dễ tái phát và dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa mãn tính.
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở tay khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, bứt rứt, mất tập trung, hạn chế khả năng sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống.
☛ Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay
Tuy chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm da cơ địa ở tay nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền và những rối loạn hệ miễn dịch có liên quan mật thiết đến chứng bệnh này. Ngoài ra, viêm da cơ địa ở tay cũng có thể xảy ra do một số yếu tố kích thích như:
- Hóa chất: Tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, nước rửa chén, nước tẩy rửa công nghiệp, dầu luyn,…có thể kích thích viêm da cơ địa ở tay bùng phát
- Căng thẳng: Khi bị stress, căng thẳng thần kinh thì hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng tăng nồng độ IgE và gây bùng phát các triệu chứng của viêm da cơ địa
- Dị ứng: Bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với phấn hoa, nhựa độc cũng có thể khiến vùng da tay bị kích ứng, phát sinh các triệu chứng viêm da cơ địa như ban đỏ, ngứa, nổi mụn nước,…
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin, dưỡng chất cần thiết cũng khiến làn da yếu hơn và dễ mắc các bệnh da liễu
- Yếu tố khác: Các yếu tố như nhiễm trùng cấp, thời tiết thay đổi đột ngột, da quá khô,…cũng là nguyên nhân khiến viêm da cơ địa ở tay khởi phát mạnh mẽ
Các dấu hiệu của chứng bệnh viêm da cơ địa ở tay
Cũng giống như các loại viêm da cơ địa khác, hình thái tổn thương và triệu chứng cơ năng của bệnh viêm da cơ địa ở tay thường phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay trong giai đoạn cấp tính:
- Da tay xuất hiện các vết ban đỏ không có ranh giới rõ ràng
- Bề mặt vùng da tay tổn thương xuất hiện các đám sẩn ngứa hoặc mụn nước nhỏ nhưng không có vẩy da
- Sau một thời gian, mụn nước vỡ gây tiết dịch và đóng vảy, nếu gãi có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm
- Các tổn thương da ban đầu có thể đi kèm với triệu chứng sưng đau và ngứa âm ỉ
Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay trong giai đoạn bán cấp:
Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường biểu hiện ở mức độ nhẹ, da không phù nề và không tiết dịch
Triệu chứng trong giai đoạn mãn tính:
- Các tổn thương da tay bắt đầu có dấu hiệu lichen hóa, thâm sạm, dày sừng và xuất hiện nhiều vết nứt
- Ngứa âm ỉ và chuyển sang ngứa dữ dội vào ban đêm. Việc gãi ngứa sẽ khiến vùng da tay bị tổn thương nghiêm trọng.
Các giai đoạn viêm da cơ địa ở tay
Giai đoạn viêm da cơ địa ở tay cấp tính
Giai đoạn cấp tính là giai đoạn đầu tiên của bệnh, khi đó các triệu chứng bắt đầu khởi phát nhanh chóng và rõ ràng. Tuy nhiên những dấu hiệu này có thể biến mất ngay sau đó.
Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như da tay sần, xuất hiện nhiều nốt mụn nước li ti trên da nhưng không xuất hiện vẩy da. Lúc này nếu người bệnh không điều trị ngay thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khiến cảm giác ngứa ngáy dai dẳng kéo dài kèm theo đó là dịch mủ xuất hiện tại những vết sần ban đầu.
Cảm giác ngứa ngáy tay do viêm da cơ địa gây nên khiến người bệnh phản xạ gãi nhiều có thể gây chảy máu, nhiễm khuẩn các vùng da xung quanh khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Giai đoạn viêm da cơ địa ở tay bán cấp
Viêm da ở địa ở tay trong giai đoạn này thì bắt đầu xuất hiện những vết ban đỏ có hình tròn nổi bật và ranh giới của các nốt đỏ này cũng không rõ ràng khiến vùng da đỏ trải dài trên diện rộng. Ở giai đoạn bán cấp, những mụn nước li ti vẫn xuất hiện và cảm giác ngứa ngáy càng trở nên dữ dội hơn, bệnh có thể lan ra hết cả lòng bàn tay
Ngoài ra, ở giai đoạn này người bệnh còn cảm thấy đau nhức khó chịu, da tay khô, dày hơn và nứt nẻ. Nếu không điều trị ngay lập tức, bệnh sẽ hình thành nên những vết sẹo và chảy máu trên da rất khó có thể lành lại.
Giai đoạn mãn tính
Viêm da cơ địa ở tay mãn tính là giai đoạn bệnh nặng nhất với các triệu chứng vô cùng khó chịu. Lúc này da sẽ bị lichen hóa, trở nên dày hơn và cảm giác khó chịu trên da ngày càng rõ rệt. Cùng với đó thì trên vùng da bị tổn thương cũng xuất hiện nhiều mảng sẫm màu và các vết nứt kéo dài do tình trạng khô da gây nên.
Ở giai đoạn này, rất nhiều người bệnh mắc phải tình trạng da bong tróc, ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội kéo dài. Ngoài ra việc điều trị sẽ tốn rất nhiều thời gian và nguy cơ biến chứng cũng cao hơn.
Cách chữa viêm da cơ địa ở tay hiệu quả
Viêm da cơ địa ở tay là căn bệnh mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát nên quá trình điều trị bệnh cần lâu dài và đúng cách. Người bệnh không nên chủ quan, nóng vội mà điều trị sai cách dẫn đến những biến chứng khó lường. Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở tay, dưới đây là các phương pháp phổ biếnL
Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng thuốc tây y
Dù y học ngày nay rất hiện đại nhưng chúng ta vẫn chưa thể tìm ra loại thuốc hay phương pháp đặc hiệu trị dứt điểm viêm da cơ địa. Việc điều trị này chủ yếu tập trung vào làm giảm các triệu chứng của bệnh và chữa lành các tổn thương. Các thuốc thường được sử dụng như:
Các loại kem làm mềm da, dưỡng ẩm da
Các loại kem dưỡng ẩm này giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm mềm da, ngăn chặn tình trạng da khô ráp, ngứa ngáy. Tuy nhiên để đạt hiệu quả như mong muốn thì người bệnh cần bôi các loại chất dưỡng ẩm này nhiều lần trong ngày hoặc khi cảm thấy da tay bị khô.
Thuốc mỡ và kem chứa steroid
Thuốc mỡ và kem chứa steroid là những chất được quy định dùng để điều trị các bệnh liên quan đến da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa ở tay. Công dụng của các loại thuốc này là giúp làm dịu da và hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy vây, các loại thuốc này chỉ được áp dụng điều trị hai lần trong ngày ở những vùng da mỏng, chưa bị sừng hóa và người bệnh cần ngưng sử dụng khi viêm da cơ địa ở tay đã giảm. Không nên sử dụng quá liều tránh trường hợp bào mòn và gây teo da. Lưu ý khi sử dụng cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc kháng Histamin H1
Thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng làm giảm ngứa và giúp ức chế sự hình thành histamin – một trong những chất có liên quan mật thiết tới tình trạng sốc phản vệ, phản ứng viêm, dị ứng, dẫn truyền thần kinh,… Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng mang lại hữu ích trong việc điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng Histamin có thể gây tác dụng phụ an thần, làm tăng cảm giác buồn ngủ. Vì vậy, những người cần tập trung cao hoặc đang tham gia lái xe,… không nên dùng thuốc, để tránh gây nguy hiểm.
Thuốc uống steroid
Thuốc uống steroid là loại thuốc rất hữu ích trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa ở tay chuyển nặng. Ngoài ra, chúng cũng rất thích hợp dùng để điều trị các triệu chứng viêm da cơ địa cấp tính trong những đợt bùng phát ngắn. Tuy nhiên, thuốc steroid dạng uống không được các bác sĩ khuyến khích dùng lâu dài hoặc dùng khi không có chỉ định vì chúng gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm như đục thủy tinh thể, làm tăng đường huyết và gây loãng xương,…
Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân điều trị viêm da cơ địa là phương pháp được chuyên gia chỉ định để điều trị bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Pimecrolimus và tacrolimus đều là các chất miễn dịch dạng bôi giúp ức chế sự giải phóng cytokine gây viêm. Đối với việc điều trị viêm da cơ địa mãn tính ở tay tính từ nhẹ đến trung bình, pimecrolimus được cho là hiệu quả hơn tacrolimus. Tuy vậy, tác dụng phụ nổi bật của hai loại thuốc này đều là gây ngứa tại chỗ ngay sau khi sử dụng nên người bệnh không được tự ý dùng thuốc.
☛Tham khảo thêm: Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả
Sử dụng liệu pháp ánh sáng điều trị viêm da cơ địa ở tay
Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa viêm da cơ địa ở tay thì người bệnh có thể dùng liệu pháp ánh sáng để điều trị chứng bệnh này. Đặc trưng của phương pháp này đó là sử dụng bức xạ cực tím giúp ức chế miễn dịch tại chỗ và làm giảm viêm. Tuy nhiên phương pháp điều trị này không được áp dụng rộng rãi mà chỉ được chỉ định trong trường hợp viêm da nặng hoặc không đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc bởi tia cực tím có thể gây hại cho da và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng mẹo dân gian
Từ xa xưa trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều phương pháp chữa viêm da cơ địa ở tay bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn như:
- Dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa ở tay: Lá trầu không rửa sạch, đun sôi với nước cùng một chút muối. Để nước nguội bớt thì ngâm rửa vùng tay bị bệnh. Ngoài ra có thể dùng bã vừa nấu chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương giúp triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng.
- Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng lá lốt: Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút sau đó vớt ra để ráo rồi giã nhuyễn. Rửa tay sạch sau đó lấy lá lốt vừa giã chà lên vùng da bị bệnh. Kiên trì thực hiện sẽ thấy tình trạng viêm da cơ địa ở tay cải thiện đáng kể
- Sử dụng tỏi chữa viêm da cơ địa: Lấy vài nhánh tỏi tươi, bóc vỏ rồi giã nát. Dùng bông gòn thấm nước cốt tỏi rồi bôi lên vùng da bị bệnh. Thực hiện trong một thời gian sẽ thấy tình trạng viêm da giảm đi rất nhiều.
Chữa viêm da cơ địa ở tay bằng mẹo dân gian thường sử dụng những nguyên liêu tự nhiên có tính sát khuẩn mạnh, giúp làm giảm bớt phần nào các triệu chứng ngứa rát, nhiễm trùng ngoài da. Mặc dù phương pháp này khá an toàn và không tốn kém nhưng hầu như chúng lại không có tác dụng điều trị. Do vậy người bệnh vẫn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và và việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một loại kem bôi không chứa corticoid giúp đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả, đó là Sodermix® Cream
SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da cơ địa ở tay
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng các thuốc bôi chứa corticoid điều trị viêm da cơ địa trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng bào mòn, giãn tính mạch, teo da. Chính vì vậy Sodermix® Cream được coi là giải pháp không corticoid, vô cùng an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân viêm da cơ địa.
Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị viêm da cơ địa.
Cách sử dụng sản phẩm cũng rất đơn giản: người bị viêm da cơ địa ở tay nên bôi sản phẩm 2 lần/ ngày, mỗi lần bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng, để khô trước khi dùng các sản phẩm kem hoặc mỹ phẩm thông thường. Nên duy trì sử dụng SODERMIX® Cream cho đến khi không có sự cải thiện thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý nhỏ là không bôi SODERMIX® Cream vào vùng da có vết thương hở. Nếu xuất hiện đỏ, đau hoặc khó chịu khi bôi thì nên dừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sỹ. Sản phẩm chỉ dùng để bôi ngoài da, không dùng để uống.
Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng bệnh viêm da cơ địa ở tay. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này, đồng thời có phương pháp chủ động phòng ngừa và điều trị tích cực. Nếu còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về chứng bệnh này thì có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn