Viêm da mủ - Nguyên nhân và điều trị

Vào mùa nắng nóng, chảy mồ hôi nhiều là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm da mủ bùng phát gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người mắc. Vậy các bạn đã biết viêm da mủ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng bệnh này như thế nào chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin dưới đây nhé.

Viêm da mủ - Nguyên nhân và điều trị 1

Viêm da mủ là gì? Triệu chứng của bệnh

Viêm da mủ còn được gọi với tên khác là hội chứng bong vẩy da do tụ cầu. Đây là một loại nhiễm trùng da cấp tính do ngoại độc tố của tụ cầu gây ra.

Thông thường trên da có rất nhiều tạp khuẩn, trong số đó chủ yếu là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn, chúng tập trung nhiều ở những khu vực có nhiều lông hoặc dễ đọng mồ hôi như các nếp kẽ, lỗ chân lông. Khi cơ thể suy nhược, vệ sinh kém, da bị trầy xước, tổn thương,… những tạp khuẩn này gặp được điều kiện thuận lợi liền tăng sinh, tăng độc tố, xâm nhập vào da dẫn đến tình trạng viêm da mủ. Đối tượng dễ bị mắc bệnh này nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch còn non yếu cũng như khả năng đào thải độc tố còn yếu kém.

Những triệu chứng đầu tiên khi bị viêm da mủ tương đối đơn giản, chỉ là xuất hiện những nốt mẩn đỏ, những mụn phỏng nước trên da kèm theo đó là sốt và mệt mỏi. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, các triệu chứng này sẽ lan rộng ra xung quanh gây phù nề, đau nhức cho người bệnh.

Ban đầu các mụn phỏng nước trong và chuyển thành mủ đục rất nhanh chóng. Các mụn phỏng này rất mềm, dễ trợt loét gây đau rát, tổn thương da. Nhiều trường hợp các mụn phỏng liên kết với nhau thành từng mảng gây bong trợt da trên diện rộng, khiến người bệnh đau rát và cực kỳ khó chịu. Ở những trường hợp nặng, người bị viêm da mủ có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng toàn thân, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân và phân loại viêm da mủ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da mủ đó là do sự phát triển và gây hại của các loại tạp khuẩn trên da, điển hình là hai loại chính: tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Với mỗi loại tạp khuẩn lại gây nên những thể bệnh hoặc hình thái tổn thương khác nhau, cụ thể như sau:

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn 1

Tụ cầu khuẩn chủ yếu gây nên những tổn thương ở nang lông và những thể bệnh viêm da mủ được gây nên bởi tụ cầu khuẩn gồm:

  • Viêm nang lông nông: Thể này là tình trạng viêm nông ở đầu lỗ chân lông, ban đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ và đau, sau đó sẽ hình thành các mụn mủ nhỏ, quanh chân lông có quầng viêm hẹp. Vài ngày sau mụn mủ khô, để lại vẩy tiết màu nâu sẫm, vẩy bong sẽ không để lại sẹo
  • Viêm nang lông sâu: Khi đó quanh nang lông sẽ sưng tấy thành nhiều cụm và quanh lỗ chân lông xuất hiện mụn mủ. Những mụn mủ này có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng đám đỏ, gồ ghề, cộm cứng, nặn thấy ra mủ. Viêm nang lông sâu thường gặp ở vùng cằm, gáy, da đầu,… Đặc điểm của chúng là tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát
  • Nhọt: Đây cũng là một tình trạng viêm nang lông gây ra bởi tụ cầu khuẩn. Nếu xuất hiện nhọt to, số lượng nhiều thì triệu chứng kèm theo có thể là sốt, sưng hạch bạch huyết. Nếu nhọt nổi ở quanh miệng (đinh râu) thường khá nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới tử vong. Nhọt thường xuất hiện nhiều ở những người thể trạng suy nhược, sức đề kháng kém hoặc mắc các bệnh khác như đái tháo đường, kém ăn, nghiện rượu,… Khi đó nhọt có độc tính rất cao, không xử lý đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, tử vong.
  • Nhọt ổ gà: Đây là tình trạng viêm nang kèm theo viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách dẫn đến hình thành một túi mủ sâu ở bì và hạ bì. Những tổn thương này nổi thành cục ở vùng nách, ban đầu rất cứng, sau sẽ mềm dần và vỡ mủ. Trong một hố nách có thể có một hoặc nhiều ổ nhọt gà, chúng thường tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát, đặc biệt là vào mùa hè, khi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn 1

Những thể bệnh viêm da mủ do liên cầu khuẩn gây nên bao gồm:

  • Chốc lây: Là tình trạng da bị nhiễm trùng nông, xuất hiện các bóng nước nhỏ sau đó lan dần dần ra toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân là do cả tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn phối hợp gây bệnh. Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh này hơn người lớn, các vị trí thường gặp chốc lây là đầu, mặt, cổ, tay chân. Ngoài ra, bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác nên dễ tạo thành dịch. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng viêm cầu thận cấp với những biểu hiện như phù nề, tiểu ít, xét nghiệm có protein niệu,…
  • Chốc loét: Đây cũng là tình trạng nhiễm trùng da, nhưng các tổn thương lan sâu đến trung bì. Bệnh ban đầu cũng xuất hiện bằng những nốt phỏng nước hoặc phỏng mủ nhưng sau đó vùng da xung quanh vết loét tím tái, tiến triển dai dẳng và rất lâu liền sẹo. Chốc loét thường gặp ở những người bệnh suy dinh dưỡng, tiểu đường, nghiện rượu,… ở các vị trí như cẳng chân, cổ chân, đặc biệt ở vùng chân bị giãn tính mạch.
  • Chốc mép: Đây là những tổn thương đơn độc hoặc kèm theo các tổn thương khác do liên cầu khuẩn. Khi đó, kẽ mép bị nứt trợt, chảy dịch và đóng vảy vàng, rất dễ chảy máu, gây đau rát, khó nói chuyện và ăn uống. Bệnh có thể lây nếu dùng chung bát đũa, cốc chén, khăn mặt,…
  • Hăm kẽ: Bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ mập mạp hoặc người lớn béo, ra nhiều mồ hôi. Bệnh đặc trưng bởi những đám đỏ trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, đau rát.  Vị trí thường bị hăm kẽ được kể đến gồm nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai,…

Điều trị viêm da mủ hiệu quả

Theo các chuyên gia da liễu, viêm da mủ nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách thì chỉ 5-7 ngày các tổn thương trên da sẽ nhanh chóng se bề mặt, bong vẩy và người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của viêm da mủ thì người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp dứt điểm bệnh sớm.

Điều trị viêm da mủ hiệu quả 1

Thông thường, việc điều trị viêm da mủ bao gồm điều trị triệu chứng nhiễm khuẩn ngoài da tại chỗ bằng các loại thuốc như kháng sinh, chống viêm, dung dịch sát khuẩn,… kết hợp với các biện pháp nâng cao sức đề kháng như chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết,… đồng thời thường xuyên theo dõi những thay đổi và phản ứng trên cơ thể người bệnh.

Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể kết hợp các mẹo dân gian nhằm hỗ trợ giúp giảm triệu chứng của bệnh như: đắp nghệ mật ong, đắp tỏi tươi, đắp lá bạc hà xay nhuyễn với dưa chuột,…

Việc sử dụng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian cho người bệnh viêm da mủ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Không được tự ý áp dụng bất cứ phương pháp chữa bệnh nào khi chưa nhận được sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn vì điều trị sai cách có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bị viêm da mủ cần lưu ý gì?

Muốn bệnh nhanh khỏi, hạn chế tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì việc điều trị và chăm sóc người bệnh viêm da mủ cần được quan tâm và chú ý đặc biệt, dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Không cào gãi hay chà xát mạnh tại vùng da tổn thương vì như vậy sẽ khiến các phỏng nước, phỏng mủ bị vỡ ra, lây lan cho các vùng da xung quanh
  • Không tự ý nặn, chích những mụn đang bị viêm tấy
  • Người bệnh nên mặc các loại quần áo rộng rãi, ở nơi thoáng mát và nên nghỉ ngơi nhiều
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm vì như vậy sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn
  • Uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp,…
  • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… khi đang điều trị bệnh
  • Không nên tự ý sử dụng các loại lá tắm để chữa bệnh tại nhà khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị vì nhiều trường hợp lá tắm không phù hợp hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc, lở loét ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Viêm da mủ sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị sớm, do đó khi thấy các xuất hiện các vết đỏ bất thường trên da, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, vừa nhanh chóng đẩy lùi bệnh vừa hạn chế mắc các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các bệnh viêm da khác tại:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...