Viêm da tiếp xúc côn trùng - Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Viêm da tiếp xúc côn trùng là một bệnh da liễu xảy ra khá phổ biến ở nước ta, nhất là vào khoảng từ tháng 6 – tháng 9 hàng năm. Nguyên do là thời điểm này vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa, các loại côn trùng không còn chỗ trú nên bay vào nhà dân đồng thời gây bệnh cho người nào chẳng may tiếp xúc phải chúng. Vậy khi mắc viêm da tiếp xúc côn trùng sẽ gặp phải những triệu chứng gì? Và cách xử lý chứng bệnh này như thế nào cho hiệu quả? Các bạn hãy cùng tham khảo các thông tin dưới đây.

Viêm da tiếp xúc côn trùng - Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả 1

Viêm da tiếp xúc côn trùng là bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc côn trùng là tình trạng da bị tổn thương sau khi bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với các dị nguyên có trên côn trùng như phấn hoa, dịch tiết, nhựa mủ độc,…

Các tổn thương do viêm da tiếp xúc côn trùng thường xảy ra vào một số thời điểm cụ thể trong năm như giai đoạn chuyển mùa, sau khi thu hoạch lúa hay khi thời tiết ẩm mưa nhiều,…

Tình trạng này chỉ gây tổn thương khu trú tại vùng da có tiếp xúc với côn trùng nên mức độ tương đối nhẹ, dễ cải thiện và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng mà viêm da tiếp xúc côn trùng gây ra sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

➤ Tìm hiểu thêm: Viêm da tiếp xúc là bệnh gì? 

Những loại côn trùng nào có thể gây viêm da tiếp xúc?

Có một số loại côn trùng khi ta tiếp xúc với nọc độc của chúng thì da chỉ có các dấu hiệu sưng đỏ nhẹ và sẽ thuyên giảm sau vài giờ. Tuy nhiên với những loại côn trùng trong nọc độc chứa axit phosphor và pederin, khi tiếp xúc với chúng, da có thể sẽ bị kích thích gây phát ban và nổi mụn nước.

Ngoài ra, các triệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng cũng có thể bùng phát khi chúng ta tiếp xúc với các dị nguyên có trên người côn trùng như phân hoa, dịch tiết, nấm mốc,…

Những loại côn trùng nào có thể gây viêm da tiếp xúc? 1

Dưới đây là một số loại côn trùng có khả năng cao gây viêm da tiếp xúc:

  • Kiến ba khoang
  • Một số loại bướm như: bướm đêm, bướm đuôi vàng, bướm bụi, bướm đục thân lúa
  • Sâu ban miêu
  • Ruồi Tây Ban Nha

Ngoài việc gây bệnh bằng cách đốt hoặc tiếp xúc trực tiếp thì các loại côn trùng này có thể gây bệnh gián tiếp bằng cách tiết dịch ở quần áo, chăn màn, gối, giày dép và một số vật dụng cá nhân khác. Khi sử dụng các đồ vật này, dịch tiết từ đó bám vào da và gây bệnh.

Các triệu chứng lâm sàng khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc côn trùng có triệu chứng tương đối đặc trưng, hầu hết  các tổn thương chỉ xảy ra ở vị trí có tiếp xúc vật lý với côn trùng gây bệnh. Dưới đây là các triệu chứng lâm sàng khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng:

  • Đầu tiên, khi mới tiếp xúc xong, da sẽ có xu hướng đỏ và hồng hơn bình thường
  • Sau đó sẽ xuất hiện các đốm hoặc dải ban đỏ với kích thước từ nhỏ đến to khác nhau. Các vết ban da có bề mặt gồ ghề và nổi cộm hơn những vùng da xung quanh.
  • Khoảng 30 phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc, trên những vùng da ban đỏ sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc bọng nước lớn. Đi kèm với đó là triệu ngứa ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, bứt rứt.
  • Sau một thời gian các mụn nước có thể chuyển thành mụn mủ chứa dịch đục.
  • Với trường hợp nhẹ, các mụn nước thường sẽ vỡ sau khoảng 3-5 ngày, sau đó các tổn thương da sẽ khô lại và bong vảy. Nhưng với những trường hợp nặng, các tổn thương da có thể lan rộng gây bọng mủ, trợt loét, chảy dịch và nhiễm trùng.
  • Vị trí xảy ra các tổn thương da thường là những vùng da hở như da mặt, da tay, chân, cổ,… Trường hợp xảy ra gần mắt hoặc mí mắt sẽ khiến chúng bị sưng húp. Còn nếu bị ở bẹn thì các hạch bẹn sẽ có xu hướng sưng to, gây đau và khó khăn cho việc di chuyển.

Ngoài các triệu chứng ở da, viêm da tiếp xúc côn trùng có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, nổi hạch, khó chịu trong khoảng 1-2 ngày hoặc cảm thấy đau nhức khớp ở gần vùng da bị tổn thương

Các bước xử lý, điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Đầu tiên là làm sạch và dịu da

Việc đầu tiên sau khi tiếp xúc với nọc độc hay dịch tiết từ côn trùng đó là rửa sạch vùng da vừa tiếp xúc. Có thể rửa nhanh bằng nước mát để làm dịu da đồng thời loại bỏ các dị nguyên còn sót lại trên da.

Sau khi rửa bằng nước mát xong, người bệnh nên pha nước muối loãng hay dùng nước muối sinh lý để chườm đắp, ngâm rửa vùng da tiếp xúc. Việc làm này không chỉ giúp làm dịu da mà còn giúp loại bỏ bớt nọc độc côn trùng, từ đó giảm phạm vi và mức độ tổn thương da.

Thứ hai, điều trị tại chỗ các triệu chứng bằng các loại thuốc bôi

Sau khi vệ sinh da xong, người bệnh viêm da dị ứng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi điều trị tại chỗ có tác dụng làm dịu cũng như giảm bớt các triệu chứng mà bệnh gây ra. Cụ thể như:

Hồ nước

Thứ hai, điều trị tại chỗ các triệu chứng bằng các loại thuốc bôi 1

Hay còn gọi là thuốc hồ là một loại dung dịch hỗn hợp được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là viêm da tiếp xúc. Thành phần của hồ nước chủ yếu là Kẽm oxit và Glycerin vừa giúp sát khuẩn, làm dịu da vừa giảm viêm ngứa, kích ứng da hiệu quả. Loại thuốc này thường được dùng khi viêm da tiếp xúc côn trùng mới bùng phát và liều dùng là 1-2 lần/ngày.

Dung dịch Jarish

Thành phần chủ yếu của dung dịch này là nước cất cùng một lượng vừa đủ các hoạt chất Acidum boricum, Glycerum có tác dụng làm sạch da, khử khuẩn, giảm sưng viêm, ngăn ngừa bội nhiễm, phù hợp với các trường hợp khởi phát viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Người bệnh nên sử dụng dung dịch Jarish bôi lên vùng da bị tổn thương với tần suất 2-3 lần/ngày, sau khi bôi thuốc nên để bề mặt da được thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.

Thuốc mỡ kháng sinh

Sử dụng trong trường hợp viêm da tiếp xúc có nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm cao. Thuốc có tác dụng giảm viêm ngứa, hạn chế nhiễm trùng da. Một số loại thuốc mỡ kháng sinh thường sử dụng gồm: Eumovate, Fucicort, Gentrison,…

Tuy chỉ bôi ngoài da nhưng khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng, tránh tình trạng lạm dụng dẫn đến vi khuẩn nhờn thuốc, triệu chứng bệnh không được khắc phục mà còn trở nên nặng hơn.

Thuốc tím

Thành phần của thuốc tím chứa Kali pemanganat giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn trên bề mặt da, thường sử dụng với những trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm (nổi bọng mủ). Người bệnh có thể bôi thuốc tím trực tiếp lên vùng da bị tổn thương ngày 1-2 lần, với những trường hợp vùng da tổn thương lớn thì có thể pha thuốc tím vào nước để tắm hoặc ngâm rửa hàng ngày. Khi sử dụng thuốc tím cần để da thông thoáng, tránh băng kín vì như vậy sẽ làm tăng khả năng hấp thụ kali vào máu.

Thuốc bôi chứa corticoid

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế miến dịch, từ đó làm giảm các tổn thương da, chống viêm và giảm tình trạng ngứa ngáy hiệu quả. Một số loại hay được kê gồm  Dipolac G, Fucidin H, Gentrisone, Eumovate, Diprosone,… Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi da đã ngừng chảy dịch đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng thuốc trong thời gian quá dài và việc lạm dụng thuốc chứa corticoid có thể gây teo da, viêm nang lông, giãn mao mạch,…

Thứ ba, điều trị toàn thân bằng các loại thuốc uống khi cần thiết

Thường thì rất ít trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng phải sử dụng đến thuốc điều trị toàn thân. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi các tổn thương do viêm da tiếp xúc gây ra có xu hướng lây lan rộng và nguy cơ nhiễm trùng. Một số loại thuốc uống được chỉ định bao gồm:

Thuốc uống kháng Histamine tổng hợp

Thứ ba, điều trị toàn thân bằng các loại thuốc uống khi cần thiết 1

Thuốc được sử dụng giúp làm giảm tình trạng quá mẫn do nọc độc của côn trùng, từ đó giảm các tổn thương trên da trên diện rộng, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, phù nề.

Một số loại thuốc kháng Histamine được kể đến gồm: Diphenhydramin, Promethazin, Alimemazin, Clorpheniramin, Loratadin,…

Thuốc kháng sinh dạng uống

Dùng trong trường hợp những tổn thương da có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm. Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm mức độ tổn thương da, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Các loại được sử dụng như Penicillin và Cephalosporin.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Bao gồm các loại như: Acetaminophen, Diclofenac và Naproxen,… Được dùng khi viêm da tiếp xúc gây sốt nhẹ, sưng hạch, mệt mỏi và đau nhức.

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng, người bệnh cũng cẩn phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự mua thuốc về sử dụng khi chưa nhận được sự cho phép từ chuyên gia. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn và gây ra những rủi ro không đáng có.

Cách chăm sóc da bị viêm da tiếp xúc côn trùng

Song song với việc điều trị thì việc chăm sóc da khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc tốt sẽ giúp các tổn thương nhanh chóng được cải thiện, làn da cũng nhanh phục hồi hơn. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da chủ yếu:

Thứ nhất, giữ vệ sinh da sạch sẽ, nên tắm rửa hàng ngày đồng thời vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước muối từ 2-3 lần/ngày. Như vậy sẽ giúp thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thứ hai, nếu các tổn thương da chưa có bội nhiễm và mụn nước chưa vỡ thì người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để cải thiện tình trạng sưng viêm, nóng rát và ngứa ngáy tại vùng da đang bị tổn thương.

Thứ ba, thay đổi một số thói quen khác như:

  • Mặc trang phục thông thoáng, rộng rãi, sạch sẽ để giảm sự ma sát lên da.
  • Hạn chế việc cào gãi, chà xát lên vùng da tổn thương.
  • Không phơi quần áo ở ngoài trời, nhất là vào buổi tối vì côn trùng có thể bám vào quần áo và gây bệnh.
  • Đeo găng tay khi làm vườn
  • Thường xuyên giặt mùng, màn, chăn, gối,… đặc biệt là vào mùa côn trùng sinh sản mạnh

Tìm hiểu thêm: Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Kem bôi Sodermix đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng

Nếu bạn đang lo sợ vì vô vàn những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng các loại thuốc tây trị viêm da tiếp xúc côn trùng kể trên thì Sodermix chính là giải pháp tối ưu. Sản phẩm vừa giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng mà viêm da tiếp xúc côn trùng gây ra vừa an toàn, hiệu quả. không gây tác dụng phụ. Các đối tượng cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú cũng có thể yên tâm sử dụng, không cần lo lắng.

Kem bôi Sodermix đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng 1

Kem bôi Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, với thành phần chứa Enzym SOD (Superoxid Dismutase) chiết xuất từ cà chua xanh Châu Âu có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ ở người bệnh viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên có trong sản phẩm còn giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, đồng thời khôi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương hiệu quả.

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Viêm da tiếp xúc côn trùng là bệnh da liễu xảy ra khá phổ biến, việc điều trị và chăm sóc bệnh đúng cách, kịp thời sẽ hạn chế được nguy cơ hình thành thâm sẹo gây mất thẩm mỹ. Do đó, khi thấy các dấu hiệu của bệnh, các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh trường hợp để đến khi quá nặng việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ biến chứng từ đó cũng tăng cao.

 
Cập nhật lúc: 08/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...