Bệnh chàm khô ở trẻ em và cách chăm sóc mẹ nên biết!

Chàm khô ở trẻ là căn bệnh ngoài da khiến trẻ vô cùng khó chịu, quấy khóc suốt ngày. Nhiều trường hợp chàm khô có thể tái diễn đến khi trưởng thành và trở thành bệnh mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh chàm khô ở trẻ và cách chăm sóc hiệu quả.

Chàm khô ở trẻ em là gì?

Chàm khô là tình trạng viêm da mãn tính với các biểu hiện như da khô, nứt nẻ, bong tróc, có thể chảy máu khiến trẻ đau rát và khó chịu. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng có thể khiến trẻ ăn kém, ngủ không yên giấc, quấy khóc từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Chàm khô ở trẻ em là gì? 1
Hình ảnh bé bị chàm khô

Chàm khô mặc dù gây ra những triệu chứng khá nghiêm trọng trên da, tuy nhiên lại không lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Do đó, các mẹ không cần quá lo lắng hay phải thực hiện các biện pháp cách ly với con.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm khô ở trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát bệnh:

  • Nếu trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh chàm hoặc hen suyễn thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Trẻ có vấn đề ở hàng rào bảo vệ da, khiến nước thoát ra ngoài và vi trùng xâm nhập qua đó và gây bệnh.
  • Hệ miễn dịch kém hoặc rối loạn chức năng.
  • Cơ địa trẻ bị dị ứng với chất hóa học như sữa tắm, dầu gội,… nhạy cảm với thời tiết thay đổi đột ngột, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,…

Triệu chứng bệnh chàm khô ở trẻ em

Triệu chứng bệnh chàm khô ở trẻ em 1
Trẻ bị chàm khô thường khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc,…

Khi bị chàm khô, hầu hết trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, khóc nhiều, ngủ ít hơn so với các bé cùng độ tuổi. Bệnh chàm khô sẽ có những biểu hiện khác nhau ở các bé có độ tuổi khác nhau.

Đối với trẻ sơ sinh:

Các vết chàm khô thường giống như các vảy da khô, tróc vảy và dày hơn bình thường, hoặc là những chấm màu đỏ li ti và to dần lên gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi trẻ cọ xát hoặc cào nhiều vào vùng tổn thương, các vết chàm này sẽ dày và sẫm màu hơn, có thể lưu lại sẹo. Chàm khô ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở cằm, má, da đầu, cổ,…

Đối với trẻ lớn hơn:

Chàm khô có thể xuất hiện ở những vùng có nếp gấp như khuỷu tay, cổ, đầu gối, mí mắt,… Tình trạng da khô sần, dày hơn, có thể bong tróc, nứt nẻ và chảy máu khiến trẻ ngứa và đau nhức. Trẻ lớn có thể gãi nhiều vào các vùng tổn thương khiến bệnh chàm khô nghiêm trọng hơn.

Nên làm gì khi trẻ bị chàm khô?

Khi trẻ bị chàm khô, các mẹ có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc dưới đây để kiểm soát triệu chứng bệnh, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tắm rửa và dưỡng ẩm

Tắm rửa và dưỡng ẩm 1
Tắm rửa cho bé hàng ngày giúp làm sạch da, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn

Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày là việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ bị chàm khô, Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp làm sạch da bé mà còn hạn chế vi khuẩn xâm nhập qua vùng da tổn thương gây nhiễm trùng.

Cha mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước có độ ấm vừa phải, tuyệt đối không dùng nước nóng và không để bé ngâm lâu trong nước xà phòng hay chà xát da bé quá nhiều vì sẽ làm da bé bị khô, khiến tình trạng chàm khô trở nên nghiêm trọng hơn.

Cha mẹ cũng nên sử dụng khăn mềm lau nhẹ nước còn đọng lại trên da và sử dụng kem bôi có thành phần dưỡng ẩm thoa một lớp mỏng lên vùng da chàm khô sau khi tắm. Trong phòng ngủ của trẻ, cha mẹ cũng nên bật máy phun sương tạo độ ẩm giúp da bé không bị khô.

Để da bé thông thoáng, mát mẻ

Một điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ bị chàm khô đó là luôn giữ da bé được thông thoáng. Trẻ cần được sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, tránh ra mồ hôi quá nhiều hoặc khi thời tiết quá khô lạnh.

Các mẹ nên chọn cho con loại quần áo thoáng mát rộng rãi, tránh bó sát cọ vào vùng da chàm gây bí bách, khó chịu. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo khi trời nóng.

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng 1
Cha mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá

Khi bé bị chàm khô, cha mẹ nên hạn chế để bé tiếp xúc với các tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, lông động vật,… vì chúng có thể khiến da bé bị kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Nếu bé bị di ứng với sữa bò, sữa đậu nành, tôm, cua,… các mẹ hãy loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn của bé. Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, người mẹ cũng cần tránh ăn những thực phẩm trên. Mẹ nên bổ sung cho bé sữa chua, men vi sinh giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch cơ thể.

Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng là một phương pháp giúp giảm ngứa hiệu quả cho bé bị chàm khô. Mẹ có thể dùng một bình nước lạnh áp vào vùng da bị ngứa của trẻ nhiều lần trong ngày giúp bé bớt cảm giác khó chịu do ngứa. Lưu ý, các mẹ không nên chườm đá trực tiếp vào vùng da bé, không nên chườm lạnh quá lâu vì da bé rất nhạy cảm có thể gây bỏng lạnh khiến tổn thương da nghiêm trọng hơn.

Hạn chế gãi

Hạn chế gãi 1
Nhắc nhở trẻ tuyệt đối không gãi vào vùng da bị chàm khô

Gãi có thể làm cho các vết chàm nặng hơn, khiến vết chàm nứt rách tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng da.

Vì vậy, cha mẹ cần cố gắng giữ cho trẻ không gãi vào vùng da này. Đồng thời, các mẹ nên cắt móng tay thường xuyên để trẻ không gãi tránh làm da tổn thương. Khi ngủ, bé có thể vô thức gãi vào vết chàm, lúc này, mẹ hãy cho bé sử dụng găng tay bằng vải mềm để giảm tối thiểu việc cọ xát vào vùng da bị ngứa này.

Chọn xà phòng dịu nhẹ, quần áo mềm mại

Cha mẹ nên chọn các loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm, không chứa chất tạo màu hay các sản phẩm có thể dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và chăn nệm của bé. Mẹ nên chọn cho bé quần áo làm bằng cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh các loại quần áo làm bằng len hay các chất liệu gây kích ứng da bé.

Khi nào bé bị chàm khô cần đến gặp bác sĩ?

Khi nào bé bị chàm khô cần đến gặp bác sĩ? 1
Đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu sốt cao, vết chàm mưng mủ, sưng đỏ,…

Cha mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín nếu thực hiện các phương pháp trên sau 1 tuần mà tình trạng chàm khô của bé không thuyên giảm hoặc trẻ có một số dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây:

  • Bé bị sốt cao.
  • Vùng da chàm bị chảy máu.
  • Xuất hiện mụn mủ màu vàng.

Đây là các dấu hiệu cho thấy rất có thể vùng da chàm của trẻ đã bị nhiễm trùng và cần được điều trị bằng thuốc. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể tình trạng của bé và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Kem Sodermix – “đánh bay” ngứa, bé hết khó chịu!

Với trẻ bị chàm khô, điều quan trọng hàng đầu là cần cắt đứt cơn ngứa giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, làn da bé vô cùng nhạy cảm, lựa chọn được một sản phẩm giúp làm giảm nhanh ngứa ngáy và an toàn với da bé là việc không hề dễ dàng.

Kem Sodermix - “đánh bay” ngứa, bé hết khó chịu! 1
Kem Sodermix – giải pháo ưu việt dành cho trẻ bị chàm khô!

Kem bôi Sodermix là sản phẩm đấu tiên và duy nhất hiện nay bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn phản ứng viêm, từ đó làm giảm mẩn đỏ và cắt cơn ngứa nhanh chóng.

Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid nên các mẹ có thể yên tâm dùng cho bé mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Thêm nữa, Sodermix đã được nghiên cứu chứng minh lâm sàng về hiệu quả tác dụng trên 67 trẻ em bị viêm da cơ địa. Kết quả là:

  • 77,1% trẻ giảm ngứa sau từ 4 – 5 ngày.
  • 85,7% trẻ giảm mức độ tổn thương da sau 5 – 6 ngày.
  • 82,9% trẻ giảm số lượng và kích thước các nốt sẩn sau 2 tuần.

Các mẹ nên kiên trì cho bé sử dụng hết liệu trình để tạo một lớp màng bảo vệ da, từ đó ngăn ngừa cơn ngứa tái phát.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà)

Trên đây là những thông tin hữu ích có liên quan đến bệnh chàm khô ở trẻ và cách xử lý các mẹ nên áp dụng. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu điều trị sai cách, do vậy, khi trẻ có những triệu chứng của bệnh chàm khô, phụ huynh không nên chủ quan mà tốt nhất nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt để có hướng chữa trị phù hợp.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...