7 Cách chữa bệnh chàm bìu tại nhà cực kỳ đơn giản!

Chàm bìu ở nam giới gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Làm sao để giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng, hiệu quả chính là mối quan tâm hàng đầu đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu 7 cách chữa bệnh chàm bìu tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Bệnh chàm bìu là gì?

Bệnh chàm (eczema hay viêm da cơ địa) nói chung là một bệnh da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi. Chàm bìu ở nam giới là một dạng của bệnh chàm. Vùng da bìu, dương vật thường có cấu trúc lỏng lẻo hơn so với các vùng khác nên triệu chứng chàm ở đây trở nên nghiêm trọng và dai dẳng hơn. Thêm vào đó, khu vực này chứa nhiều mạch máu, dễ bị phù nề, sưng đỏ khi có phản ứng viêm, dị ứng.

Bệnh chàm bìu là gì? 1
Chàm bìu là một dạng bệnh viêm da hay gặp ở nam giới

Bệnh chàm bìu đặc trưng bởi vùng da dày sừng, ngứa rát và bong vảy, có thể nổi mụn nước, vết loét, sưng đỏ, bong tróc,… khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tại Việt Nam, bệnh chàm thường bùng phát khi thời tiết chuyển sang đông. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như xà phòng, bột giặt, bao cao su,.. hoặc do tiền sử gia đình có người mắc bệnh, vệ sinh không sạch sẽ,…

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm bìu

Nguyên nhân gây chàm bìu

Nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và chàm bìu nói riêng hiện tại có rất nhiều ý kiến tranh cãi và vẫn chưa xác định được chính xác. Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây chàm là do cơ thể phản ứng với các chất kích thích bên ngoài. Dưới đây là một số yếu tố được đánh giá là có khả năng tác động gây ra bệnh chàm nói chung và chàm bìu nói riêng:

  • Di truyền: Nếu trong gia đinh có cha mẹ, người thân mắc bệnh chàm thì khả năng con cái sau này bị di truyền lại là rất cao.
  • Tiền sử dị ứng: Nếu 1 người đã có tiền sử bị dị ứng thì nguy cơ bị chàm sẽ cao hơn bình thường.
  • Bị nhiễm trùng, nấm men, ghẻ da, chấy rận,…
  • Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, kem tẩy lông, nước hoa vùng kín, dầu mỡ,…
  • Thường xuyên căng thẳng, lo lắng.
  • Kích ứng với bao cao su, dụng cụ hỗ trợ tình dục, chất liệu quần lót,…
  • Phản ứng với một số loại thuốc, chẳng hạn như eomycin, gentamicin,…
  • Đề kháng kém, thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là kẽm và vitamin B2

Dấu hiệu nhận biết chàm bìu

Dấu hiệu nhận biết chàm bìu 1

Chàm bìu được chia thành 4 thể tương ứng với các giai đoạn và mức độ khác nhau, ở mỗi thể bệnh sẽ có những triệu chứng riêng biệt. Cụ thể như sau:

Chàm bìu type 1: Giai đoạn mới khởi phát ở mức độ nhẹ, da khô, viêm cấp

Lúc này, da khu vực bìu sẽ căng hơn và nhìn rõ bằng mắt thường. Cùng với đó là cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy, khó chịu. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 1 vài ngày đến 1 vài tuần, cuối cùng sẽ bong vẩy và tự khỏi.

Chàm bìu type 2: Mức độ bệnh nặng hơn, thể khô và mãn tính

Giai đoạn này sẽ thấy các dấu hiệu như da bìu chuyển màu đỏ sáng hơn hoặc giảm sắc tố thâm sạm, bong vảy, ngứa rát nhiều hơn. Các triệu chứng có thể lan rộng đến vùng đùi và dương vật.

Chàm bìu type 3: Mãn tính, thể ướt

Với thể này, vùng da bìu và vùng bẹn (mặt trong của đùi) luôn cảm thấy ẩm ướt, trên da xuất hiện những mảng màu trắng, nứt nẻ, chảy nước. Nhiều trường hợp có thể bị giãn tĩnh mạch gây đau nhức nghiêm trọng.

Chàm bìu type 4: Thể loét và phù

Đây được xem là thể nặng nhất của bệnh chàm bìu. Khu vực da bị tổn thương bị sưng nề, nứt nẻ, viêm loét và có dịch mủ chảy ra. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà nguy hiểm hơn đó là nguy cơ bội nhiễm, hoại tử cao.

Cách chẩn đoán chàm bìu

Cách chẩn đoán chàm bìu 1

Để chẩn đoán chàm bìu, bác sĩ sẽ quan sát các tổn thương ngoài da, tiếp đó hỏi người bệnh một số câu hỏi về tình trạng đang gặp phải như: Có ngứa rát không? Phần bìu có biểu hiện như thế nào? Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào?…

Ngoài ra, bác sĩ sẽ khai thác thêm về tiền sử gia đình người bệnh, xem có ai có ai bị chàm, dị ứng, hen suyễn,… hay không. Việc làm này sẽ phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh làm một số xét nghiệm da để chẩn đoán và xác định dị nguyên gây chàm bìu.

Bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biết chàm bìu với một số bệnh có triệu chứng tương tự như: Nấm lông; Bệnh Paget ngoài vú; Lichen đơn mãn tính ở vùng bìu; Hội chứng miệng-mắt-sinh dục do thiếu kẽm/riboflavin.

Chàm bìu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị đồng thời ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống tình dục của nam giới. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh, mọi người nên chủ động đi thăm khám sớm để được hướng dẫn phương pháp chữa trị thích hợp.

Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không?

Vốn dĩ đây là bệnh lý xảy ra ở bộ phận nhạy cảm nên chàm bìu không những gây khó chịu cho người bệnh mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với họ.

Theo các chuyên gia da liễu, mặc dù chàm bìu là một bệnh ngoài da nhưng không phải là bệnh truyền nhiễm nên bệnh không lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, đối với trường hợp chàm bìu bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm thì nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn, vi nấm vẫn có thể xảy ra. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy 60% nam giới mắc bệnh là do di truyền. Nghĩa là người có bố mẹ mắc bệnh chàm bìu thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

Thực tế, bệnh chàm được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Đây được xem là một bệnh mạn tính, kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, nếu người bệnh gãi vùng da ngứa có thể làm vết thương lở loét, nhiễm trùng.

Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không? 1
Nếu không điều trị đúng cách, chàm bìu có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm

Nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tinh hoàn: Do vùng da bìu rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương hơn khi bị chàm. Lúc này, vi khuẩn có thể xâm nhập gây viêm tinh hoàn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng, thậm chí là gây mất tinh trùng.
  • Thoát vị bẹn: Biến chứng này xảy ra khi người bệnh chàm bìu không điều trị kịp thời. Các triệu chứng ngứa, kích ứng, khó chịu vùng bẹn khiến người bệnh gặp khó khăn khi lao động, sinh hoạt.
  • Ung thư tinh hoàn: Biến chứng này xảy ra với tỷ lệ rất thấp nhưng vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn, chúng xâm nhập vào tinh hoàn gây nhiễm trùng, lâu dần tiến triển thành ung thư tinh hoàn.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bệnh chàm bìu cần gặp bác sĩ gấp khi gặp các vấn đề sau:

  • Các triệu chứng chàm bìu gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ cũng như những hoạt động khác của cơ thể.
  • Dấu hiệu bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng.
  • Thời gian giữa các đợt bùng phát bệnh ngày càng rút ngắn.
  • Chàm bìu có biểu hiện lan rộng ra các vùng da khác.
  • Người bệnh có dấu hiệu sốt cao và nhiễm trùng khu vực tổn thương.

Tốt nhất, ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường ở khu vực bìu, người bệnh không nên ngần ngại mà cần chủ động gặp bác sĩ da liễu để thăm khám sớm, hạn chế nguy cơ bệnh chuyển nặng, gây khó khăn cho việc điều trị sau này cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.

Điều trị chàm bìu nhanh chóng bằng Tây y

Dùng thuốc

Dùng thuốc Tây chữa chàm bìu mang lại hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng, đây là phương pháp được đa số các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần thận trọng và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua và sử dụng thuốc Tây có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.

Dùng thuốc 1
Thuốc điều trị tại chỗ giúp giảm ngứa và dưỡng da

Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê trong điều trị chàm bìu:

– Kem dưỡng ẩm, làm mềm da: Chàm bìu thường gây khô rát, tróc vảy, ngứa ngáy nên dùng kem dưỡng ẩm lúc này sẽ cung cấp độ ẩm, làm mềm dịu da, giảm cảm giác khó chịu, bảo vệ da khỏi tổn thương. Người bệnh nên lựa chọn những loại dưỡng ẩm có thành phần lành tính, được Bộ Y tế phê duyệt an toàn với người bị chàm. Không nên sử dụng những loại chứa hương liệu, chất tạo màu,… sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Thuốc bôi đặc trị Steroid: Thuốc có tác dụng làm giảm phản ứng viêm đồng thời làm dịu các cơn ngứa ngáy. Steroid bôi tại chỗ có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với liệu pháp khác (quang trị liệu) để trị các triệu chứng chàm bìu từ trung bình đến nặng. Thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, việc lạm dụng sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm như gây teo da, giãn tĩnh mạch, da sần sùi, tăng sắc tố,…

– Thuốc kháng Hisatmin: Giúp ngăn phản ứng dị ứng từ đó giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu mà chàm bìu gây ra. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung, buồn nôn,…

– Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ: Tacrolimus và Pimecrolimus là 2 loại được dùng nhiều trong điều trị chàm. Thuốc sẽ can thiệp vào các hợp chất gây viêm giúp giảm tình trạng viêm và ngứa trên da. Loại này rất phù hợp dùng cho những vùng da bị chàm có nếp gấp, điển hình như chàm bìu. Người bệnh cũng cần cẩn trọng khi dùng thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ vì nếu sử dụng quá liều sẽ gây kích ứng mắt, tạo cảm giác châm chích, khô rát ở da.

– Thuốc corticoid đường uống: Chỉ dùng trong trường hợp chàm chuyển nặng, tác dụng giảm viêm, cải thiện triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và không nên sử dụng lâu dài bởi nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm như tăng đường huyết, tăng huyết áp, xuất huyết dưới da.

– Thuốc tiêm: Dupilumab (dupixent) là thuốc dạng tiêm được FDA phê duyệt dùng để điều trị bệnh chàm bìu. Thuốc dùng điều trị chàm từ trung bình đến nặng, khi các phương pháp tại chỗ không có hiệu quả với tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm do bệnh gây ra. Tác dụng phụ mà Dupilumab có thể gây ra gồm viêm loét mí mắt, viêm kết mạc,.. Do đó, thuốc chỉ được tiêm 2 lần/tuần dưới sự giám sát của bác sĩ.

Quang trị liệu

Quang trị liệu 1

Với những trường hợp chàm bìu mức độ trung bình đến nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị ở trên, bác sĩ sẽ xem xét yêu cầu bệnh nhân thực hiện quang trị liệu để chấm dứt nhanh các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra.

Quang trị liệu là phương pháp sử dụng ánh sáng đặc biệt (UVA/UVB) chiếu lên vùng da bị chàm, từ đó giảm đau rát, ngứa ngáy, viêm nhiễm, thúc đẩy làm lành những tổn thương trên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nếu áp dụng trong thời gian dài sẽ khiến da dễ bị lão hóa, tăng nguy cơ ung thư,…

Bật mí 7 cách chữa bệnh chàm bìu tại nhà!

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh chàm bìu ở nam giới, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động áp dụng một số mẹo chữa bệnh chàm bìu hiệu quả tại nhà dưới đây.

Chữa chàm bìu bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có chứa các polyphenol và catechin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm rất tốt. Nhờ vậy, sử dụng lá trà xanh giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm do bệnh chàm bìu gây ra, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm. Đây là mẹo dân gian chữa bệnh chàm bìu được rất nhiều người áp dụng do không gây kích ứng da.

Chữa chàm bìu bằng lá trà xanh 1
Lá trà xanh giúp làm giảm ngứa, tiêu viêm, kháng khuẩn,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá trà tươi, rửa sạch bụi bẩn, đất cát.
  • Cho lá trà vào nồi, nấu với 1,5 lít nước.
  • Có thể cho thêm một ít muối để tăng tác dụng kháng khuẩn.
  • Dùng nước lá trà xanh ngâm rửa vùng da chàm mỗi ngày 1 lần đến khi thấy triệu chứng bệnh được cải thiện.

Lá ổi chữa bệnh chàm bìu

Lá ổi là dược liệu đã được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc cải thiện các vấn đề về da, trong đó có bệnh chàm bìu. Đây là dược liệu tương đối lành tính với cơ thể, dễ tìm kiếm nên được nhiều người bệnh áp dụng chữa chàm bìu tại nhà. Trong lá ổi có chứa nhiều flavonoid có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Người bệnh chàm bìu dùng lá ổi nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy và hỗ trợ phục hồi tổn thương da, đồng thời ngăn chặn tình trạng bội nhiễm khá hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá ổi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút.
  • Vớt lá ổi, để ráo nước, sau đó dùng tay vò cho hơi nát.
  • Cho lá ổi vào nồi đun với 1 lít nước, khi nước sôi thì tiếp tục đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Chờ cho nước nguội bớt rồi đem ngâm rửa vùng da bìu bằng nước lá ổi.
  • Kiên trì thực hiện cách này 3 lần mỗi tuần, liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Dùng tỏi chữa chàm bìu

Một trong các cách chữa chàm bìu tại nhà được nhiều người áp dụng là dùng tỏi. Đây không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình mà nó còn là một dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có bệnh về da liễu. Hoạt chất allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, có tính kháng sinh nhẹ. Do vậy, người bệnh chàm bìu có thể dùng tỏi nhằm khắc phục triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.

Dùng tỏi chữa chàm bìu 1
Chữa chàm bìu bằng tỏi là cách được nhiều người bệnh áp dụng

Cách thực hiện:

  • Bóc sạch vỏ 4 – 5 tép tỏi, đem giã nát.
  • Thêm khoảng ¼ bát nước để ép lấy nước cốt.
  • Làm sạch vùng da tổn thương, sau đó thoa nước cốt tỏi lên vùng da đó.
  • Giữ nguyên khoảng 20 phút rồi làm sạch với nước.
  • Thực hiện cách này 2 – 3 lần mỗi tuần đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Chữa chàm bìu bằng lá trầu không

Trầu không có chứa hàm lượng cao polyphenol, nhất là catalase và superoxide effutase tốt cho da. Các hoạt chất này có thể kích thích sản sinh collagen từ đó thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương da. Bên cạnh đó, lá trầu không còn chứa tinh dầu eugenol có tác dụng sát trùng, chống viêm tốt giúp làm giảm ngứa rát, sưng viêm. Vì vậy, dùng lá trầu không chữa chàm bìu là cách được áp dụng phổ biến.

Cách thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá trầu không, đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong khoảng 5 phút.
  • Vớt lá trầu ra để ráo nước, sau đó vò nhàu.
  • Đun sôi lá trầu không với 1,5 lít nước.
  • Đổ nước ra chậu, chờ đến khi nước còn ấm thì dùng ngâm rửa vùng da tổn thương.
  • Có thể áp dụng cách này cho bất kỳ vùng da nào bị chàm, kiên trì thực hiện 1 lần mỗi ngày đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.

Dầu dừa trị bệnh chàm bìu

Sử dụng dầu dừa chữa bệnh chàm bìu là một cách đơn giản, an toàn được nhiều người áp dụng. Dầu dừa chứa chất béo và vitamin E có tác dụng chống oxy hóa tốt, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương da. Bên cạnh đó, dùng dầu dừa còn giúp khắc phục nhanh chóng triệu chứng khó chịu, ngứa rát mà bệnh chàm bìu gây ra.

Dầu dừa trị bệnh chàm bìu 1
Dầu dừa cải thiện tình trạng ngứa ngáy do bệnh chàm bìu gây ra

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch vùng da bìu bằng nước ấm, rồi dùng khăn mềm thấm khô.
  • Lấy một lượng dầu vừa đủ thoa lên vùng da đang bị chàm, sao cho dầu dừa tạo thành một lớp mỏng, bao phủ hoàn toàn vùng da tổn thương.
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng để giúp dầu dừa thẩm thấu tốt hơn.
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Duy trì thực hiện cách này 3 – 4 lần mỗi tuần đến khi thấy được hiệu quả.

Chữa chàm bìu bằng mật ong

Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên được nhiều người bệnh chàm bìu ưa chuộng. Nhờ các enzyme tự nhiên, dùng mật ong chữa chàm bìu có tác dụng làm tăng tốc độ chữa lành tổn thương da, đồng thời làm dịu da và giảm ngứa ngáy, sưng viêm.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng da tổn thương bằng nước ấm, thấm khô bằng khăn mềm.
  • Lấy một lượng mật ong vừa đủ thoa đều lên vùng da bìu, kết hợp massage nhẹ nhàng cho các hoạt chất thẩm thấu tốt hơn.
  • Để nguyên sau 30 phút rồi rửa lại với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện theo cách này mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Dùng lô hội chữa chàm bìu

Lô hội được sử dụng phổ biến trong cải thiện các vấn đề về da, trong đó có tình trạng chàm bìu. Phần gel trong lô hội khá lành tính với cơ thể, nó cung cấp độ ẩm, xoa dịu da, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do chàm bìu gây ra. Đồng thời, nó còn thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương da và ngăn chặn tình trạng viêm da khi bệnh tiến triển nặng.

Dùng lô hội chữa chàm bìu 1
Lô hội làm dịu da, cải thiện triệu chứng bệnh chàm bìu

Cách thực hiện:

  • Cắt 1 lá lô hội tươi, dày thịt.
  • Đem rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và nạo lấy phần gel trong suốt ở bên trong.
  • Vệ sinh sạch vùng da tổn thương bằng nước ấm, thấm khô bằng khăn mềm.
  • Thoa 1 lớp gel lô hội lên vùng da bị chàm.
  • Chờ 5 phút cho gel khô lại thì thoa tiếp thêm 1 lớp gel nữa.
  • Giữ nguyên 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước.
  • Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần hàng tuần để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý: Phần nhựa vàng trong lô hội có thể gây kích ứng da, đặc biệt là với vùng da nhạy cảm như da bìu. Vì vậy, bạn nên rửa sạch để loại bỏ phần nhựa vàng trước khi thoa gel lô hội lên vùng da tổn thương.

Lưu ý khi chữa bệnh chàm bìu tại nhà

Lưu ý khi chữa bệnh chàm bìu tại nhà 1
Người bệnh chàm bìu nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn điều trị tốt nhất

Chữa chàm bìu tại nhà mặc dù mang đến nhiều tác động tích cực, tuy nhiên những cách này cũng tồn tại nhiều hạn chế. Để phát huy tốt nhất hiệu quả của phương pháp và hạn chế gặp rủi ro không đáng có, cần lưu ý một số điều sau:

  • Các biện pháp chữa chàm bìu tại nhà chỉ áp dụng cho trường hợp chàm bìu nhẹ, khi bệnh chưa bội nhiễm, chưa xuất hiện các vết loét,…
  • Các nguyên liệu tự nhiên cần được làm sạch kỹ, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn, tránh tình trạng bội nhiễm.
  • Nếu xuất hiện các vấn đề bất thường như kích ứng da, ngứa ngáy nhiều hơn sau khi áp dụng thì nên ngưng sử dụng và tham khảo cách khác phù hợp hơn.
  • Do sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên nên hiệu quả khá chậm và phụ thuộc rất lớn vào cơ địa từng người, vì vậy  cần thực sự kiên trì khi áp dụng.
  • Không nên lạm dụng các phương pháp này, nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
  • Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống thường xuyên, tránh để bệnh tái phát.
  • Mặc quần áo thoáng mát, hạn chế tối đa cọ xát với vùng da tổn thương khi bệnh chưa hồi phục.
  • Nên kết hợp điều trị y tế với chăm sóc khoa học để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Sodermix – giải pháp hiệu quả cho bệnh chàm bìu!

Mẹo dân gian chữa chàm bìu chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và hiệu quả mang lại khá chậm. Vì vậy, nếu người bệnh đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả, cải thiện bệnh triệu để, toàn diện thì đừng bỏ qua kem bôi Sodermix – giúp giảm nhanh ngứa ngáy, thúc đẩy hồi phục tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát!

Sodermix - giải pháp hiệu quả cho bệnh chàm bìu! 1
Kem Sodermix “đánh bay” ngứa ngáy, khó chịu, hiệu quả sau vài ngày!

Điểm nổi bật của Sodermix là có chứa Superoxide dismutase (SOD) – enzyme chiết xuất từ cà chua xanh có tác dụng trung hòa gốc tự do, giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, sưng viêm do chàm bìu gây ra.

Kem Sodermix có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, đặc biệt KHÔNG CHỨA CORTICOID nên cực kỳ an toàn với làn da, không gây kích ứng da, rất thích hợp với người bị chàm bìu, kể cả trẻ em. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng, người bệnh đã có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt!

Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY

hoặc

Đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY

Trên đây là các cách chữa bệnh chàm bìu tại nhà và một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng rằng qua đây, người bệnh có thể tìm được phương pháp phù hợp với bản thân và nhanh chóng giải quyết vấn đề, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1800 6225 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...