Cách chữa ngứa sẩn cục hiệu quả, không phải ai cũng biết!

Ngứa sẩn cục là tình trạng thường gặp khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy, ngứa sẩn cục là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào?… Hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Ngứa sẩn cục là bệnh gì?

Sẩn ngứa là một vấn đề da liễu thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng da nổi mẩn, nốt ngứa mọc đơn lẻ hay tập trung thành từng mảng, nổi cục như muỗi đốt gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Đôi khi, ngứa sẩn cục không đơn giản chỉ là triệu chứng của các bệnh ngoài da mà còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác.

Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này:

Bệnh lý ngoài da

Bệnh lý ngoài da 1
Viêm da cơ địa gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu

Ngứa sẩn cục là triệu chứng điển hình của một số bệnh da liễu mạn tính như:

  • Bệnh nổi mề đay: Xảy ra ở những người có chức năng miễn dịch rối loạn, dẫn đến tăng sản sinh chất trung gian gây viêm ngứa, tăng tích tụ nước dưới da từ đó tạo nên các nốt ngứa nổi cục. Các nốt ngứa thường mọc rải rác sau đó liên kết nhau thành từng mảng. Người bệnh mề đay thường có cảm giác ngứa nhiều hơn vào ban đêm, càng gãi càng ngứa.
  • Viêm da cơ địa: Đặc trưng bởi các nốt mẩn ngứa, da khô, bong tróc, đỏ rát ra. Một số trường hợp có xuất hiện mụn nước kèm theo. Bệnh xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, thời tiết thay đổi, hóa chất, lông động vật…
  • Nhiễm trùng da: Xảy ra do sự tấn công của virus, vi khuẩn, nấm,… gây viêm nhiễm. Vùng da tổn thương xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, mụn mủ, sưng đỏ,…

Côn trùng cắn

Sự tấn công của các loại côn trùng trong tự nhiên cũng là nguyên nhân khiến da bị sẩn ngứa. Các loại côn trùng thường gặp là kiến, muỗi, đỉa,… Nốt sẩn ngứa xuất hiện ngay sau khi bị côn trùng cắn, đốt. Tuy chỉ là biểu hiện ngoài da nhưng tình trạng ngứa ngáy có xu hướng kéo dài dai dẳng. Đặc biệt, một số loại côn trùng mang theo độc tố hay mầm bệnh nguy hiểm gây hại sức khỏe.

Ký sinh trùng

Một số loại ký sinh trùng như ve, rận chó mèo, bọ chét, chí, ve, ghẻ,… có thể tấn công vào cơ thể qua bề mặt da gây đỏ, ngứa, phát ban, nổi mẩn,… Ngoài ra, các độc tố do ký sinh trùng tiết ra có thể tích tụ dưới bề mặt da dẫn đến sưng tấy, tổn thương, viêm nhiễm.

Ký sinh trùng 1
Ký sinh trùng trên da gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ

Tác dụng phụ của thuốc

Tình trạng ngứa sẩn cục có thể xảy ra sau khi người bệnh dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây ngủ, thuốc giãn cơ, vitamin đường tiêm, thuốc nội tiết tố,… Nguyên nhân là do trong thành phần của thuốc chứa chất gây dị ứng. Phản ứng dị ứng xảy ra với các triệu chứng như mẩn đỏ, sẩn ngứa, nổi mề đay. Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc như chứa corticoid, Aspirin,… thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến bào mòn da, tăng cường sản sinh chất gây viêm nhiễm gây ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh lý trong cơ thể

Ngứa sẩn cục đôi khi không đơn giản là triệu chứng của bệnh da liễu thông thường. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể.

  • Bệnh gan và thận: Chức năng gan, thận suy giảm dẫn đến không đào thải và chuyển hóa các độc tố ra khỏi cơ thể. Độc tố tích tụ lại trong các mô và da gây viêm, nổi mẩn ngứa.
  • Bệnh hạch bạch huyết: Liên quan đến sự đột biến gen kéo theo sự tăng sinh bất thường tế bào lympho. Bệnh thường diễn biến phức tạp với triệu chứng hạch bạch huyết sưng to, mẩn ngứa khắp người.
  • Bệnh xã hội: HIV/AIDS, giang mai, sùi mào gà,… khi mới phát bệnh có thể gây cảm giác ngứa ngáy, nổi mề đay,…

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân khác 1
Phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ thường gặp tình trạng nổi sẩn ngứa
  • Mang thai: Phụ nữ có thai tháng thứ 3 và 4 có thể gặp tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người do sự thay đổi mạnh mẽ nồng độ hormone trong cơ thể. Nốt sẩn ngứa xuất hiện ở các chi và thân mình, thuyên giảm sau khi sinh.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ từng mắc các bệnh lý da liễu mạn tính thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thời tiết thay đổi: Độ ẩm, nhiệt độ, sức nắng, sức gió thay đổi thời điểm giao mùa là nguyên nhân khiến làn da dễ bị kích ứng, nổi mẩn ngứa.
  • Tiếp xúc với yếu tố dị ứng: Việc tiếp xúc trực tiếp da với các yếu tố dễ gây kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, thức ăn,… khiến da trở nên khô, bong tróc, ngứa ngáy, nổi mề đay, mẩn đỏ.

Ngứa sẩn cục có nguy hiểm không?

Thông thường, mẩn ngứa không gây nguy hại sức khỏe. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng phức tạp. Sẩn ngứa chia làm 3 thể là cấp tính, bán cấp và mạn tính với mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với thể cấp tính: Nguyên nhân thường do viêm da cơ địa, côn trùng đốt,… Các tổn thương chủ yếu là nổi sẩn cục, mề đay, đi kèm theo mụn nước. Các mụn nước dễ bị vỡ do gãi, chà xát, nếu không xử lý đúng cách có thể gây viêm, nhiễm trùng da.
  • Đối với thể bán cấp: Bệnh thường tiến triển từ từ và khó phát hiện. Nốt sẩn nổi cao, ngứa nhiều.có mụn nước, vết trợt, vảy tiết do chà xát.
  • Đối với thể mạn tính: Bệnh thường kéo dài dai dẳng nhiều năm, hay tái phát. Người bệnh ngứa nhiều, phải gãi khiến tổn thương da nghiêm trọng, bề mặt da tạo thành các vết xước, lichen hóa, tổn thương tạo thành các mảng thâm nhiễm.
Không chỉ gây tổn thương ngoài da, tình trạng ngứa ngáy dữ dội kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa các nốt sẩn ngứa rất mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin. Nghiêm trọng hơn, nếu sẩn ngứa xuất phát từ các bệnh lý bên trong cơ thể, người bệnh cần đi khám sớm và điều trị đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Cách chữa ngứa sẩn cục hiệu quả hiện nay!

Khi xuất hiện các nốt sẩn ngứa không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị đúng đắn. Dưới đây là một số cách chữa ngứa sẩn cục người bệnh có thể tham khảo.

Chữa ngứa sẩn cục bằng thuốc

Chữa ngứa sẩn cục bằng thuốc 1
Dùng thuốc bôi cải thiện ngứa ngáy khó chịu

Dùng thuốc điều trị là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân. Các loại thuốc thường dùng là:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Có tác dụng chống viêm mạnh, cải thiện ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da, nhẹ nhàng lấy đi lớp tế bào da chết. Tuy nhiên hoạt chất này có thể gây hại cho da nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng histamin: Làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân. Thuốc thường dùng cho trường hợp mề đay cấp và mãn tính.
  • Thuốc kháng nấm: Sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng da do nấm gây ra.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho trường hợp viêm da nổi mẩn ngứa do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc Corticoid dạng uống: Sử dụng cho trường hợp viêm nhiễm nặng hoặc không đáp ứng với các loại thuốc bôi. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng để tránh gặp tác dụng phụ.
Các nhóm thuốc trên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa tức thời, chứ không giải quyết được nguyên nhân gây ngứa. Vì vậy, các triệu chứng ngứa vẫn có thể tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. Để tránh gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt 1
Hạn chế gãi hay chà xát nốt sẩn ngứa để tránh nguy cơ viêm nhiễm

Thay đổi thói quen sinh hoạt là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng ngứa sẩn cục. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh khi gặp phải tình trạng này:

  • Hạn chế gãi hay chà xát lên vùng da tổn thương để tránh gây trầy xước da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Người bị viêm da cơ địa cần tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như mỹ phẩm, xà phòng, thức ăn, lông động vật,…
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, sử dụng các sản phẩm không chứa hương liệu để tránh gây kích ứng vùng da ngứa.
  • Vệ sinh môi trường sống, nhà cửa phòng ở thoáng mát sạch sẽ, dùng màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
  • Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, hạn chế sử dụng đồ len, dạ, vải nhân tạo,…
  • Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm hoặc dùng máy tạo độ ẩm nếu sống trong môi trường độ ẩm thấp hay thời tiết khô hanh.
  • Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo kín.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm có tác dụng giải độc như dừa, cà chua, bí đao,… hạn chế rượu bia, thuốc lá,…
  • Cung cấp cho cơ thể đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Mẹo dân gian chữa ngứa sẩn cục

Mẹo dân gian chữa ngứa sẩn cục 1
Xông lá kinh giới áp dụng cho người nổi sẩn ngứa trên da mặt

Mẹo dân gian cũng đem đến hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng ngứa sẩn cục mà an toàn, lành tính với làn da, dễ thực hiện tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Tắm lá chè xanh: Hái 2 – 3 nắm lá chè tươi, để ráo nước, sau đó đun sôi với 3 lít nước. Đổ nước lá chè ra thau, hòa thêm với nước mát cho đủ ấm. Thêm 2 thìa cà phê muối trắng, hòa tan. Kiên trì áp dụng sau 1 tuần, tình trạng ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.
  • Tắm lá khế: Người bệnh lấy một nắm lá khế tươi, rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với khoảng 2 lít nước. Sau đó đổ ra thau, thêm nước mát để tắm. Áp dụng hàng ngày đến khi tình trạng ngứa sẩn cục thuyên giảm.
  • Đắp lá nha đam: Chọn lấy một nhánh nha đam tươi, cắt bỏ phần vỏ xanh, lấy phần thịt nha đam trong suốt đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm ngứa. Sau 15 phút lấy ra và rửa sạch bằng nước ấm.
  • Xông lá kinh giới: Lấy 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, vò nhàu. Sau đó đun sôi với khoảng 1 lít nước. Dùng khăn sạch trùm kín và tiến hành xông hơi trong 5 – 10 phút. Để tránh bị bỏng, người bệnh nên để nước xông cách mặt khoảng 30 – 40cm.
  • Tắm lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu đem rửa sạch, vò nhàu rồi đun sôi với 2 lít nước. Sau đó đổ nước trầu ra thau, pha thêm nước mát đủ ấm để tắm. Người bệnh nên nấu nước trầu không tắm hàng ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, tiêu sẩn.
Lưu ý: Mẹo dân gian chữa ngứa sẩn cục chỉ nên áp dụng cho trường hợp ngứa ngáy thông thường, không áp dụng cho vùng da có vết thương hở, mụn nước, mụn mủ. Hơn nữa, hiệu quả của phương pháp còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Người bệnh cần kiên trì áp dụng thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

Sodermix giảm viêm ngứa sẩn cục an toàn hiệu quả!

Nếu bạn đang băn khoăn về tác dụng phụ của thuốc điều trị ngứa, hay thấy việc thực hiện các mẹo dân gian quá phức tạp và tốn thời gian, thì bạn hãy chọn ngay Sodermix – kem bôi giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa sẩn cục mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe.

Sodermix giảm viêm ngứa sẩn cục an toàn hiệu quả! 1
Kem Sodermix – giải pháp tối ưu cho người bệnh ngứa sẩn cục

Sodermix có thành phần chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa Corticoid, lành tính với da, an toàn với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng, cơn ngứa ngáy đã thuyên giảm rõ rệt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng ngứa sẩn cục và cách chữa bệnh hiệu quả. Khi gặp tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn. Kết hợp với thay đổi thói quen, lối sống, vệ sinh cá nhân thường xuyên ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cập nhật lúc: 08/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...