Bật mí 8 cách giảm ngứa khi bị chàm tại nhà cực đơn giản
Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng đặc trưng khi mắc chàm da. Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ ngứa là khác nhau, có người ngứa âm ỉ nhưng lại có người ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người mắc mà lâu dài có thể gây suy nhược cơ thể. Vậy làm gì giúp giảm ngứa khi bị chàm? Các bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây.
➤ Tìm hiểu trước: Bệnh chàm là gì? Những thông tin quan trọng nhất!
Mục lục
Đôi nét về bệnh chàm
Chàm da (Eczema) là một bệnh lý viêm da cấp hoặc mãn tính đặc trưng bởi tình trạng da nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Đặc tính của bệnh là tiến triển dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát nhiều lần, có thể gây ảnh hưởng sâu tới lớp biểu bì dưới da.
Dựa vào hình thái tổn thương da cũng như màu sắc và căn nguyên tác động mà bệnh chàm được chia thành nhiều thể khác nhau như sau:
- Chàm dị ứng
- Chàm tiếp xúc
- Chàm tổ đỉa
- Chàm sữa
- Chàm đồng tiền
- Chàm thể địa
- Chàm da đầu
Chàm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở khu vực tay, chân, cổ, mặt. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh được kể đến gồm:
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém.
- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, chất tẩy rửa, hóa chất,…
- Đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài.
- Người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc chàm da.
Hiện vẫn chưa biết được đâu là nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm da. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố được xem là căn nguyên gây bùng phát bệnh, cụ thể như: Yếu tố di truyền, sức đề kháng kém, căng thẳng, stress, dị nguyên từ môi trường, nhiễm vi sinh hoặc mắc các bệnh mãn tính,… Chàm bùng phát, trên da sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như tấy đỏ, mụn nước, khô tróc, nứt nẻ,… kèm theo đó là ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.
Dù không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này qua người khác nhưng chàm da lại có thể lây lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể. Các tổn thương da mà bệnh chàm gây ra gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người mắc, tạo tâm lý mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm – Nguyên nhân, phân loại và cách chữa
Bệnh chàm có nguy hiểm?
Nói về tính chất nguy hiểm của bệnh chàm chắc nhiều người vẫn chưa rõ về điều này. Cụ thể: Hầu hết các thể của bệnh chàm đều không quá nguy hiểm (nguy hiểm đến tính mạng) nhưng các triệu chứng khó chịu mà nó gây ra lại ảnh hưởng lớn đến đời sống của người mắc. Những cơn ngứa “điên cuồng” vào ban đêm sẽ khiến người bệnh mất ngủ, kéo dài hơn có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, phản xạ cào gãi mỗi khi ngứa đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm cho vùng da tổn thương, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Tóm lại, bệnh chàm nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu cứ để kéo dài mà không có biện pháp khắc phục, bệnh có thể sẽ gây nên một số biến chứng khó lường khác như:
- Các tổn thương da trở nên xấu xí, khó coi, người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp.
- Hình thành các ổ nhiễm trùng trên da do việc thường xuyên cào gãi khu vực bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây hại.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men và chủng thường gặp là Candida.
- Biến chứng viêm da tróc vảy khiến da lột ra từng lớp. Nếu không được kiểm soát sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác như suy tim, nhiễm trùng, mất nước,…
- Gặp các vấn đề về mắt như: Đục thủy tinh thể, viêm mí mắt, bong võng mạc, giảm thị lực,…
- Gây rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược, tinh thần sa sút,…
- Biến chứng hen suyễn và dị ứng thường gặp nhiều ở trẻ em.
➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm có chữa được không?
8 cách giảm ngứa khi bị chàm cực đơn giản
Dưới đây là một số cách giảm ngứa khi bị chàm tại nhà, được nhiều người áp dụng và đánh giá khả quan:
1. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa
Dầu dừa được xem như một phương thuốc tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho người bệnh chàm bởi chúng chứa lượng Axit lauric và Caprylic dồi dào được đánh giá cao với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế virus, giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm da. Đồng thời dầu dừa còn cung cấp vitamin E và các hoạt chất quý như Antibacterial, Antimicrobial,… giúp cân bằng độ ẩm, chống oxy hóa, bảo vệ mô da, kích thích tái tạo tế bào da mới ở khu vực bị tổn thương do chàm gây ra.
Có thể dùng dầu dừa để giảm ngứa khi bị chàm bằng một trong các cách sau:
Cách 1: Sử dụng dầu dừa nguyên chất
Thoa trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị chàm đã được rửa sạch và lau khô. Tiếp đó, massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút để các hoạt chất thẩm thấu vào da và phát huy hiệu quả tốt nhất. Để nguyên như vậy thêm 20 phút nữa rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần vào sáng và tối để hiệu quả giảm ngứa được tối ưu.
Cách 2: Dùng dầu dừa và mật ong
Pha dầu dừa và mật ong với tỷ lệ 2:1 rồi thoa hỗn hợp lên bề mặt da bị bệnh, giữ trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ngày làm 1-2 lần, đều đặn trong khoảng 7 ngày sẽ thấy tình trạng ngứa giảm hẳn.
Cách 3: Kết hợp dầu dừa và lá trầu không
Chuẩn bị khoảng 3 lá trầu không bánh tẻ xong mang rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt. Pha nước cốt lá trầu không này với 1 thìa dầu dừa rồi bôi lên vùng da bị bệnh 2-3 lần/ngày. Mỗi lần bôi nên giữ trong vòng 20 phút rồi hẵng rửa sạch da lại bằng nước ấm.
2. Giảm ngứa bằng mướp đắng
Theo Y học cổ truyền, mướp đắng là dược liệu có tính hàn, vị đắng, không chứa độc tố, có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, giảm kích ứng da,… Vì vậy, chúng được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh ngoài da nói chung và chàm da nói riêng.
Cách dùng mướp đắng giảm ngứa khi bị chàm cực đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà theo hướng dẫn sau:
Cách 1: Bôi nước mướp đắng
Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt xong đem xay nhuyễn với một chút muối. Lọc lấy phần nước cốt ở mướp đắng vừa xay rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm, chờ đến khi khô thì rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện ngày 2 lần trong một khoảng thời gian sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ giảm đáng kể.
Cách 2: Đắp mướp đắng
Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt xong đem giã nát. Tiếp đó, đắp luôn phần mướp đắng vừa giã nát lên khu vực bị chàm rồi dùng băng gạc cố định lại thuốc đắp. Giữ trong vòng 30 phút rồi tháo ra, vệ sinh da lại với khăn ẩm.
Cách 3: Tắm nước mướp đắng
Cách này phù hợp với tình trạng chàm toàn thân hoặc bệnh xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể. Lúc này, chỉ cần lấy 4-5 quả mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng xong cho nồi nấu cùng 2 lít nước và 1 thìa muối ăn. Nước sôi 10 phút thì tắt bếp, gạn ra chậu rồi pha thêm với nước lạnh cho ấm vừa xong tắm. Ngày thực hiện 1 lần, kiên trì trong khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy giảm rất nhiều.
3. Mẹo dùng lá trầu chữa ngứa khi bị chàm
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tinh dầu của lá trầu không chứa rất nhiều hợp chất phenolic cùng vô số các hợp chất quý khác có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng, giảm ngứa,… cực kỳ tốt. Đây được xem là loại kháng sinh tự nhiên, an toàn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngoài da do bệnh chàm gây ra.
Có thể dùng lá trầu không theo 2 cách dưới đây để giảm ngứa khi bị chàm:
Cách 1: Bôi nước cốt trầu không
Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không bánh tẻ, mang rửa sạch xong để ráo nước. Tiếp đó, giã nát hết phần lá trầu không đã chuẩn bị, vắt lấy nước cốt xong thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm đã được làm sạch. Cứ để như vậy qua đêm, sáng hôm sau thì rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
Cách 2: Tắm/ngâm rửa với nước lá trầu không
Rửa sạch 1 nắm to lá trầu không xong cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước và một thìa muối. Nước sôi, đun thêm khoảng 10 phút cho ra hết tinh dầu. Tiếp đó, đổ nước ra chậu rồi pha thêm nước lạnh hoặc chờ cho nguội bớt xong dùng để tắm/ ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Có thể dùng bã lá trầu chà xát nhẹ lên vùng da bị bệnh để tinh chất thẩm thấu được sâu vào bên trong, mang lại hiệu quả giảm ngứa tốt hơn.
4. Nghệ vàng giảm ngứa, chữa chàm da
Nghệ được coi là loại dược liệu quý với nhiều công dụng trị bệnh khác nhau trong đó có bệnh lý da liễu như chàm da, viêm da cơ địa,… Với hàm lượng hoạt chất curcumin dồi dào, nghệ không chỉ giúp chống viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn mà còn có tác dụng tái tạo da, ngăn hình thành sẹo từ các tổn thương mà chàm gây ra.
Để giảm ngứa khi bị chàm bằng nghệ, người bệnh thực hiện như sau: Lấy 100g – 200g tinh bột nghệ hoặc bột nghệ vàng nguyên chất pha cùng với 100ml nước ấm (nước đun sôi để nguội đến 35-40 độ C). Khuấy đều đến khi bột nghệ tan hoàn toàn vào trong nước thì dùng hỗn hợp thu được uống trực tiếp hoặc làm nước thoa rửa vùng da bị chàm.
5. Yến mạch trị ngứa
Bột yến mạch không chỉ an toàn, là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người mà nó còn có công dụng cực tốt giúp giảm nhanh các cơn ngứa, tăng cường lưu thông máu, làm dịu da hiệu quả.
Cách giảm ngứa khi bị chàm bằng yến mạch cực đơn giản: Lấy 50g bột yến mạch hòa với nước ấm xong ngâm vùng da bị mẩn ngứa vào đó khoảng 15-20 phút xong rửa lại bằng nước sạch. Ngày làm 1-2 lần, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
6. Dùng muối
Muối là nguyên liệu đã quá quen thuộc trong đời sống cũng như các bữa ăn hàng ngày. Ngoài làm gia vị, muối còn có thể dùng để chữa bệnh bởi đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Với bệnh chàm, muối được sử dụng như một chất sát trùng trên bề mặt da, giúp giảm viêm đỏ đồng thời làm dịu nhanh những cơn ngứa ngáy khó chịu mà chàm gây ra.
Có thể dùng muối giảm ngứa theo cách sau:
Cách 1: Vệ sinh da bằng nước muối loãng
Lấy 9g muối pha với 1 lít nước tinh khiết để được nồng độ chuẩn. Sau đó dùng dung dịch này vệ sinh vùng da bị ngứa 1-2 lần/ngày.
Cách 2: Chườm muối nóng giảm ngứa
Lấy lượng muối vừa đủ đem rang nóng rồi bọc vào 1 miếng vải sạch xong chườm lên vùng da bị ngứa. Cách này giúp giảm nhanh các cơn ngứa đồng thời kích thích lưu thông máu dưới da hiệu quả.
Có thể kết hợp cả 2 cách với nhau để mang lại hiệu quả mạnh hơn.
7. Lá khế chua
Nếu đang tìm cách giảm ngứa khi bị chàm thì chắc hẳn không thể bỏ qua mẹo từ lá khế chua. Vì trong lá khế chứa nhiều các vitamin và hoạt chất có tính sát trùng mạnh, không chỉ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm ngứa mà còn tăng cường phục hồi da, tái tạo tế bào mới, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách giảm ngứa từ lá khế như sau:
Cách 1: Tắm nước lá khế
Việc tắm bằng nước lá khế hàng ngày không chỉ giúp giảm ngứa, thúc đẩy nhanh hiệu quả điều trị mà còn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh chàm.
Lấy 1 nắm to lá khế chua mang rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước và 1 thìa muối. Xong thì gạn phần nước ra chậu, đợi nguội bớt rồi dùng để tắm rửa vùng da bị bệnh.
Cách 2: Chườm lá khế
Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, mang rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn. Bắc chảo lên bếp đun nóng xong cho lá khế vào sao héo. Sao xong, tắt bếp, đợi đến khi lá nguội còn khoảng 40 độ C thì lấy để chườm và chà xát nhẹ lên khu vực da bị chàm. Như vậy sẽ giúp giảm nhanh các cơn ngứa đồng thời cải thiện phần nào triệu chứng khó chịu mà bệnh chàm gây ra.
8. Nha đam làm dịu da, giảm ngứa
Hoạt chất polysacarit có nhiều trong nha đam được biết đến với công dụng sát trùng, tiêu viêm, làm lành tổn thương da cực tốt. Mặt khác, vitamin và khoáng chất trong gel nha đam còn giúp giảm kích ứng da, làm dịu nhanh các cơn ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường đề kháng cho da. Chính vì vậy, nha đam được coi là thần dược cho làn da nói chung và làn da đang bị tổn thương do chàm nói riêng.
Để giảm ngứa khi bị chàm bằng nha đam, người bệnh có thể sử dụng nha đam theo nhiều cách khác nhau:
Cách 1: Chế biến thành món ăn
Có thể dùng ruột lá nha đam nấu chung với đậu xanh hoặc đường phèn ăn hàng ngày giúp làm mát da, giảm ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Cách 2: Thoa gel nha đam
Có thể xay nhuyễn phần ruột lá nha đam thành gel xong đắp lên vùng da bị bệnh 2-3 lần/ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn.
Ngoài bôi gel nha đam nguyên chất thì có thể trộn gel này với dầu dừa để tăng hiệu quả cải thiện bệnh.
Áp dụng cách giảm ngứa khi bị chàm cần lưu ý gì?
Để các mẹo giảm ngứa khi bị chàm mang lại hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không cào gãi mạnh mỗi khi cảm thấy ngứa vì như vậy dễ gây xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Chú ý vệ sinh da sạch sẽ, lau khô cơ thể sau khi tắm rửa. Nên tắm bằng nước ấm.
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy mạnh. Nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ, thành phần chiết xuất tự nhiên.
- Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho da, giảm cảm khó chịu. Có thể uống thêm nước trái cây để bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.
- Có thể tăng cường thêm độ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm lành tính, phù hợp với làn da của bản thân.
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn mỗi ngày, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng.
- Kiểm soát tốt căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc, thiền định, yoga,…
Sodermix – Giải pháp tối ưu “đánh bay” ngứa khi bị chàm
Nếu người bệnh đang tìm kiếm giải pháp tối ưu cho bệnh chàm thì đừng bỏ qua kem bôi Sodermix – giải pháp giúp giảm nhanh ngứa ngáy, thúc đẩy hồi phục tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Điểm nổi bật của Sodermix là có chứa Superoxide dismutase (SOD) – enzyme chiết xuất từ cà chua xanh có tác dụng trung hòa gốc tự do, giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây ra
Đặc biệt, sản phẩm còn bổ sung dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên giúp làm mềm, dưỡng ẩm da, cải thiện bong tróc, nứt nẻ, tăng cường hàng rào bảo vệ da, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát.
Kem Sodermix đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trong việc trị bệnh viêm da cơ địa – Eczema. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua Sodermix giao hàng tận nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Lời kết
Trên đây là các cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản, có thể thực hiện tại nhà với hiệu quả mang lại tương đối khả quan. Cùng với những lưu ý mà chúng tôi đưa ra, hy vọng người bệnh có thể tìm được phương pháp phù hợp với bản thân, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, dần cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6225 để được các chuyên gia tư vấn tận tình nhất!
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.