Bật mí cách chữa tổ đỉa bằng dân gian hiệu quả

Tổ đỉa là căn bệnh tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần và thời gian điều trị rất lâu. Rất nhiều bệnh nhân lo ngại việc sử dụng thuốc Tây y trị tổ đỉa có thể gây tác dụng phụ. Do đó, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các phương pháp dân gian để điều trị bệnh. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các cách chữa tổ đỉa bằng dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một thể của bệnh chàm – Eczema. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước có kích thước từ 1 – 2mm, nằm sâu và khu trú ở bàn tay, bàn chân đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước… rất khó chịu. Bệnh phát triển theo từng giai đoạn, phát bệnh theo chu kì và rất dễ tái phát. Đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định khiến việc trị dứt điểm bệnh tổ đỉa rất khó khăn.

Bệnh tổ đỉa là gì? 1
Theo thống kê, tỉ lệ số người mắc bệnh tổ đỉa đứng thứ 3 trong các bệnh lý về da thường gặp hiện nay

Hiện nay, các thuốc Tây Y chữa tổ đỉa hầu như đều có chứa Corticoid do tác dụng mạnh, giảm nhanh các triệu chứng ngứa, rát, khó chịu cho bệnh nhân. Tuy vậy, sử dụng thuốc bôi trong thời gian dài lại gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho da, thậm chí khiến tình trạng bệnh tổ đỉa nặng hơn.

Vì lí do trên, mặc dù có rất nhiều phương pháp chữa bệnh tổ đỉa, nhưng nhiều người bệnh lại tin tưởng lựa chọn các phương pháp dân gian vừa an toàn, vừa hiệu quả để điều trị bệnh.

☛  Chi tiết về bệnh tại bài viết: Tổ đỉa – nguyên nhân và cách điều trị

8 cách chữa tổ đỉa bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc điều trị các triệu chứng bệnh tổ đỉa từ nguyên liệu tự nhiên. Những cách này đã được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn trên rất nhiều bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp dân gian được rất nhiều người bệnh tổ đỉa chia sẻ cho nhau:

Chữa bệnh tổ đỉa bằng gừng tươi

Gừng là một vị dược liệu quen thuộc và rất hữu ích trong các bài thuốc trị bệnh da liễu, trong đó có tổ đỉa. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy: gừng tươi chứa các chất như Zingerone và Gingerol có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, các hoạt chất trong củ gừng còn làm ức chế quá trình tạo thành Prostaglandin – thành phần trung gian trong các phản ứng viêm.

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần:

Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi đã rửa sạch vỏ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt gừng thành những lát mỏng, đun sôi với khoảng 2 lít nước sạch.
  • Bước 2: Để nước nguội bớt rồi dùng ngâm, rửa tay hoặc chân bị tổ đỉa.

Với cách này, bạn có thể thực hiện 20 – 30 phút mỗi ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh tổ đỉa.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng gừng tươi 1
Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng gừng tươi giúp kháng viêm, giảm sự lây lan, tái phát của tổ đỉa

Dùng muối biển chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Muối biển là gia vị quen thuộc trong căn bếp mọi nhà. Từ xưa đến nay, muối biển vẫn được biết đến với công dụng kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm nhẹ. Vì vậy, dùng muối biển chữa tổ đỉa tại nhà giúp giảm ngứa, chống sưng, phù nề và hạn chế nguy cơ bội nhiễm cho da.

Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

Chuẩn bị: Muối hạt 100gram, nên chọn loại muối có hạt to, sạch.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đem 100gram muối hạt rang nóng với lửa nhỏ
  • Bước 2: Để nguội bớt rồi cho vào túi vải sạch.
  • Bước 3: Chườm trực tiếp túi vải chứa muối hạt còn nóng ấm lên lòng bàn tay, bàn chân trong 20 – 30 phút.

Với phương pháp này, bạn nên thực hiện 3 lần mỗi ngày giúp giảm ngứa rát rất hiệu quả.

Dùng muối biển chữa bệnh tổ đỉa tại nhà 1
Nhiệt độ nóng của muối biển tác động lên dây thần kinh cảm giác ngứa, làm giảm cảm giác ngứa rát tại da

☛ Tham khảo chi tiết hơn: Chữa tổ đỉa bằng muối có hiệu quả?

Cách điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng lá khế

Từ xưa đến nay, cây khế vẫn được biết đến như một loại cây ăn quả mà ít người biết rằng, lá khế cũng là một loại thuốc được dùng trong các bệnh lý về da liễu. Rất nhiều phương pháp trị tổ đỉa từ lá khế mà dân gian lưu truyền được rất nhiều người áp dụng thành công như:

Phương pháp 1: Rửa chân, tay với nước nấu lá khế

Chuẩn bị:

  • Lá khế tươi.
  • Muối ăn.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch và vò nát lá khế, đem đun sôi với nước và một chút muối.
  • Bước 2: Để nước nguội bớt rồi ngâm chân, tay vào trong nước, rửa nhẹ nhàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bã lá khế chà nhẹ lên vùng da bị tổ đỉa.

Phương pháp 2: Đắp lá khế lên vùng da bị tổ đỉa.

Chuẩn bị:

  • Lá khế tươi.
  • Nước cốt chanh: 2 thìa.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Lá khế tươi đã được rửa sạch và nước cốt chanh đem đi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Hỗn hợp thu được bạn dùng đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Với phương pháp này, bạn nên áp dụng mỗi ngày một lần để bệnh mau chóng khỏi.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng lá khế 1
Theo Đông Y, lá khế có tính mát và thanh, thường dùng để giải độc tố, diệt khuẩn, kháng viêm

Mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa từ củ ráy

Hoạt chất Flavonoid có trong củ ráy được tận dụng như một chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm cho các tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra. Ngoài ra, nó còn giúp quá trình hồi phục vết thương nhanh hơn, giảm bớt những cơn ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 củ ráy.

Tiến hành:

  • Bước 1: Củ ráy rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái thành các lát mỏng.
  • Bước 2: Giã nát củ ráy rồi đem đung sôi với nước trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Khi nhiệt độ của nước củ ráy đã giảm bớt thì cho tay, chân vào ngâm rửa nhẹ nhàng.

Củ tỏi – khắc tinh của bệnh tổ đỉa

Đây cũng là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Tỏi chứa Allicin – một hoạt chất được biết đến với công dụng ức chế vi nấm gây bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Cách làm đơn giản như sau:

Chuẩn bị:

  • Tỏi tươi: 1 củ đã bóc vỏ
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm tỏi và rượu trong bình thủy tinh từ 7 – 10 ngày.
  • Bước 2: Lấy một ít dịch rượu ngâm tỏi thoa đều lên vùng da bị tổn thương, mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút rồi rủa lại với nước.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những bệnh nhân tổ đỉa có mụn nước chữa vỡ và chưa xảy ra bội nhiễm. Khi sử dụng, rượu ngâm tỏi có thể gây đau rát và xót ở vùng da bị bệnh.
Củ tỏi - khắc tinh của bệnh tổ đỉa 1
Sự kết hợp giữa tỏi và rượu trắng giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa

Cách chữa bệnh tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá lốt

Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá lốt vị cay, tính mát, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rõ rệt. Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh, lá lốt tác dụng kháng khuẩn như một loại kháng sinh tự nhiên, đặc biệt với các vi khuẩn gây bệnh như: tụ cầu vàng, khuẩn E.Coli, liên cầu khuẩn… Vì vậy, lá lốt cũng là một nguyên liệu rất hữu ích trong việc chữa bệnh tổ đỉa.

Cách làm đơn giản như sau:

Chuẩn bị: Lá lốt tươi

Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá lốt với nước muối loãng.
  • Bước 2: Vò nát lá lốt và đun sôi với nước sạch trong khoảng 5 phút.

Ngâm chân tay 1 – 2 lần mỗi ngày giúp điều trị tổ đỉa hiệu quả.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể uống trực tiếp nước lá lốt hoặc đem chà xát trực tiếp trên da cũng đem lại tác dụng trị bệnh tổ đỉa.

Cách chữa bệnh tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá lốt 1
Các bài thuốc dân gian thường dùng lá lốt ngâm rửa để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và ngăn nhiễm trùng

Trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng chanh

Chanh giúp trị tổ đỉa tận gốc do có chứa lượng Acid citric và các Vitamin C giúp làm thông thoáng vùng da tổn thương, diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho vùng da bị tổn thương.

Phương pháp trị tổ đỉa từ quả chanh thường áp dụng với nguyên nhân gây bệnh do tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân.

Cách làm rất đơn giản như sau:

Chuẩn bị: 1 quả chanh tươi.

Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch và lau khô vùng da bị tổn thương.
  • Bước 2: Xát trực tiếp chanh lên vùng da tổn thương trong 10 phút.
  • Bước 3: Rửa lại với nước sạch, lau khô và dưỡng ẩm cho da.
Quá chanh có chứa nhiều Acid citric có thể gây xót khi da bị tổn thương, mụn vỡ, lở loét. Vì thế, phương pháp nay chỉ nên được áp dụng với các trường hợp bệnh nhân bị tổ đỉa nhẹ, có các mụn nước đơn thuần, không bị vỡ, xước, hoặc tổn thương bề mặt da.
Trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng chanh 1
Sử dụng quả chanh chữa tổ đỉa giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh, tái tạo da và ngừa bệnh tái phát.

Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không là một vị thuốc Nam có vị cay, tính ấm. Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, lá trầu không có chứa lượng lớn tinh dầu giúp ức chế mạnh với tụ cầu, vi khuẩn E.Coli, song cầu khuẩn và vi khuẩn Subtilis.

Ngoài công dụng kháng khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, lá trầu không còn giúp giảm ngứa, giảm đau, thúc đẩy quá trình lành các vết tổn thương do bệnh gây ra.

Cách thực hiện như sau:

Phương pháp 1:Ngâm rửa tay chân bị bệnh với nước lá trầu không giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không đã rửa sạch với nước: 5 – 6 lá.
  • Gừng tươi hoặc nước phèn chua (nếu có).

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Nấu lá trầu không với nước, để nguội. Có thể kết hợp cùng gừng tươi hoặc nước phèn chua để làm tăng hiệu quả điều trị.
  • Bước 2: Dùng nước lá trầu không rửa chân, tay hằng ngày.

Phương pháp 2: Đắp trực tiếp hỗn hợp lá trầu muối lên vùng da bị bệnh giúp giảm ngứa, ngăn ngừa tái phát.

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không đã rửa sạch với nước: 5 – 6 lá.
  • Muối biển: 1 – 2 thìa cafe.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Lá trầu không cùng muối đem giã nhuyễn.
  • Bước 2: Đắp hỗn hợp lên vùng da bị tổ đỉa 10 phút mỗi ngày.

Phương pháp 3: Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và tỏi tươi giúp làm giảm triệu chứng tổ đỉa do vi nấm gây ra.

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không đã rửa sạch với nước: 5 – 6 lá.
  • Tỏi bóc vỏ: 1 củ.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Giã nhuyễn tỏi và lá trầu không, thêm vào 20ml nước rồi lọc lấy phần nước.
  • Bước 2: Thoa nước đã lọc lên vùng da bị tổ đỉa.
Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá trầu không 1
Trong các bài thuốc Nam, lá trầu không thường được dùng như một vị thuốc diệt khuẩn, kháng viêm

Ưu – nhược điểm của phương pháp chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu rẻ, dễ tìm và lành tính.
  • Cách làm đơn giản, dễ ghi nhớ và thực hiện.
  • Giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và hạn chế việc sử dụng thuốc bôi.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả điều trị chậm, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Tác dụng tùy thuộc vào cơ địa, một số trường hợp không thấy cải thiện bệnh.
  • Có khả năng gây dị ứng, mẫn cảm khi điều trị không đúng cách.

Lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng phương pháp dân gian

Song song với việc áp dụng các phương pháp trên để trị bệnh, bệnh nhân cũng cần lưu ý:

  • Bạn nên vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý trước khi thực hiện các phương pháp trên để tránh bội nhiễm.
  • Khi tiến hành các phương pháp dân gian, các thao tác cần nhẹ nhàng, tránh tổn thương vùng da đang bị bệnh.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế dầu mỡ, kiêng rượu, bia, và các thực phẩm dễ gây kích ứng như: hải sản, thịt vịt, cá, rau muống…
  • Trong thời gian bị bệnh, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, xà phòng và hóa chất gây hại cho da.
  • Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của kích ứng, bạn nên ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp dân gian chữa tổ đỉa chỉ là cách hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của bệnh, không thể thay thế cho các thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, trước khi áp dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị của mình và phối hợp với việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

☛ Tham khảo thêm: Cách điều trị tổ đỉa theo từng mức độ bệnh!

Kem bôi Sodermix – giảm nhanh triệu chứng tổ đỉa và ngừa tái phát

Việc sử dụng thuốc chứa Corticoid trị tổ đỉa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ, các phương pháp dân gian lại không thể làm bệnh triệt tiêu hoàn toàn. Chính vì vậy, các bác sĩ thường hướng bệnh nhân đến các sản phẩm an toàn, lành tính nhưng đem lại hiệu quả điều trị khả quan, điển hình như kem bôi Sodermix.

Kem bôi Sodermix - giảm nhanh triệu chứng tổ đỉa và ngừa tái phát 1

Được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, kem bôi Sodermix là liệu pháp điều trị các bệnh viêm da cơ địa, chàm sữa, tổ đỉa duy nhất hiện nay có chứa enzym SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Đây là hoạt chất tự nhiên có tính chống oxy hóa đặc hiệu nhất trong cơ thể người. Enzym SOD giúp trung hòa toàn bộ các gốc tự do – nguyên nhân gây nên tình trạng viêm, ngứa, nổi mẩn, mụn nước ở bệnh nhân bị tổ đỉa.

Ngoài ra, Sodermix còn chứa dầu quả bơ và các dầu khoáng tự nhiên, giúp giảm bong tróc, dưỡng ẩm, làm mềm da và tái tạo vùng da bị tổn thương rất hiệu quả.

Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên có thể sử dụng mọi loại da, kể cả những làn da nhạy cảm nhất như: phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh… Bạn có thể yên tâm sử dụng.

Tại Khoa Da liễu và Thẩm mỹ Đại học Y khoa Quốc gia Donetsk – Ukraina đã tiến hành một nghiên cứu không hề sử dụng corticoid. Kết quả cho thấy có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 3 tuần điều trị.

Kem bôi Sodermix - giảm nhanh triệu chứng tổ đỉa và ngừa tái phát 2

Hiện nay, Sodermix đã có mặt trên 90 quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sản phẩm luôn nhận được những đánh giá tích cực, sự tin tưởng và ưu tiên sử dụng từ người dùng.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Điều trị bệnh tổ đỉa cần sự kiên trì, kết hợp giữa việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ với việc sử dụng các phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị bệnh. Khi nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào của bệnh, bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lí kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://medlineplus.gov/eczema.html
  2. https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-benh-to-dia-16972749.htm
  3. https://www.healthline.com/health/natural-remedies-to-reduce-eczema-symptoms
  4. https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-to-ia-la-gi-co-lay-khong-trieu-chung-va-cach-chua-tri

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...