Đánh bay nỗi lo dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay!

Da nổi mẩn ngứa, mề đay không còn là tình trạng xa lạ, bệnh gây nhiều khó chịu, phiền phức cho cuộc sống người bệnh. Tuy vậy, nhiều người còn hiểu biết hạn chế khiến việc phòng và điều trị bệnh rất khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quát nhất về dị ứng mẩn ngứa mề đay. Cùng tìm hiểu nhé!

Dị ứng nổi mẩn ngứa là gì?

Dị ứng nổi mẩn ngứa là gì? 1
Dị ứng gây nổi mẩn ngứa, mề đay

Dị ứng nổi mẩn ngứa là tình trạng xuất hiện các sẩn cục màu đỏ, hồng nổi cộm trên da, có thể đi kèm cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát, châm chích. Hiện tượng này thực chất là phản ứng viêm mao mạch trung bì do phản xạ bảo vệ của cơ thể với các tác nhân gây viêm nội sinh hoặc ngoại sinh.

Nổi mẩn ngứa mề đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê, tình trạng này làm ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số thế giới. Tùy vào mức độ dị ứng và cơ địa mỗi người mà thời gian kéo dài và mức độ nổi mẩn ngứa, mề đay có thể khác nhau.

Nguyên nhân nào gây mẩn ngứa nổi mề đay

Da dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa hầu hết là do các bệnh lý về da, cơ địa mỗi người, đôi khi cũng có thể do tình trạng bệnh lý. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị và phòng bệnh dễ dàng hơn. Một số nguyên nhân gây bệnh dị ứng, nổi mẩn ngứa ngoài da thường gặp là:

Cơ địa dị ứng

Dị ứng thuốc

Một số loại thuốc kể cả đường uống, tiêm, bôi có thể gây tình trạng dị ứng với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, trong đó có nổi mẩn ngứa, mề đay. Hiện tượng này xảy ra là do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với các thành phần có trong thuốc.

Tùy vào mức độ quá mẫn mà các triệu chứng dị ứng như mẩn đỏ, ngứa có thể nặng hay nhẹ, khu trú ở một khu vực hay ở toàn thân. Bệnh nhân thường bị mẩn đỏ, có hoặc không kèm theo ngứa ngáy trong thời gian ngắn, bệnh tự rút đi sau vài ngày. Một số trường hợp nặng, dị ứng nghiêm trọng, bệnh nhân còn có thể bị phù, đỏ da toàn thân, nghẹn cổ họng, nôn, khó thở… cần can thiệp y tế.

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi chuyển đổi thời tiết, từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, phấn hoa… trong không khí gây ảnh hưởng đến da và cơ quan hô hấp. Trong đó, biểu hiện mẩn ngứa, nổi mề đay là biểu hiện hay gặp nhất của bệnh lý này.

Các phản ứng dị ứng thời tiết chỉ gặp ở một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, ở các vùng da hở như mặt, cổ, tay và chân. Một số người dị ứng nặng có thể lan ra toàn thân, đi kèm các phản ứng khác như ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa dữ dội…

Hầu hết dị ứng da do thời tiết không nguy hiểm và sẽ tự hết sau một vài ngày. Tuy vậy, bệnh lại dễ tái phát theo chu kì, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

☛ Tham khảo chi tiết: Viêm da dị ứng thời tiết

Dị ứng thức ăn

Cơ địa dị ứng 1

Một số người bị dị ứng với các protein lạ có trong thực phẩm như hải sản, các loại đậu… Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích: hệ miễn dịch nhận diện các thức ăn lạ này là các dị nguyên xâm nhập, kích thích cơ thể tự bảo vệ bằng cách tăng kháng thể IgE trong huyết tương để đối kháng với các tác nhân này. Hậu quả là hoạt hóa các chất trung gian tế bào gây viêm, điển hình là Histamin, gây các phản ứng dị ứng trên da, hệ tiêu hóa và đường hô hấp.

Tùy mức độ nhạy cảm của mỗi người bệnh với thức ăn mà phản ứng dị ứng có thể khác nhau, từ phản ứng ngoài da như mẩn ngứa, mề đay… đến các triệu chứng nguy hiểm hơn như khó thở, shock phản vệ…

Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa… có thể gây ra tổn thương da.

Đa số các tổn thương này là nhỏ, không gây hại và tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm hơn, viêm da tiếp xúc có thể kéo dài, lan dần trên diện rộng hoặc thậm chí bùng phát toàn thân.

Tham khảo chi tiết: Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?

Do côn trùng đốt

Côn trùng đốt gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ là tình trạng ai ai cũng từng gặp phải. Phần lớn các vết thương do côn trùng không khó điều trị, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nên thường bị bỏ qua hoặc giảm ngứa bằng các mẹo tại nhà. Tuy vậy, với một số côn trùng có nọc độc, da có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước dễ lở loét, nhiễm trùng gây nhức nhối, khó chịu.

Nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể

Các bệnh lý bên trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân của dị ứng, nổi mẩn ngứa:

  • Bệnh về gan: Gan hoạt động kém khiến độc tố không được loại bỏ, tích tụ dưới da gây ngứa.
  • Bệnh về thận: Tương tự như gan, thận có chức năng lọc bỏ các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Khi thận bị suy yếu, các chất này vẫn tồn tại trong máu có thể gây ngứa, nổi mẩn đỏ, mề đay ở da.
  • Bệnh nội tiết: Nội tiết tố rối loạn khiến hoạt đông sinh lý của cơ thể thay đổi, biểu hiện là các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay dưới da. Một số bệnh lý thường gặp như: tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, stress nặng, đái tháo đường…

Mẩn ngứa nổi mề đay có nguy hiểm không?

Mẩn ngứa nổi mề đay có nguy hiểm không? 1
DỊ ứng gây mẩn ngứa gây khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt

Nhìn chung, triệu chứng mẩn ngứa nổi mề đay do các bệnh lý ngoài da chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi thuyên giảm rất nhanh sau khi chăm sóc hoặc sử dụng thuốc. Vì vậy, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại là khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mĩ và sinh hoạt bình thường.

Một số trường hợp, nổi mề đay, mẩn ngứa có thể là những dấu hiệu ban đầu cho tình trạng dị ứng rất nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, dị ứng có thể gây các triệu chứng khác phức tạp hơn như: khó thở, sưng cổ họng, sưng mí mắt, choáng váng, hạ huyết áp quá mức… rất nhanh chuyển biến xấu và gây ra shock phản vệ – một tình trạng tai biến đe dọa tính mạng.

Với trường hợp dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể, các triệu chứng nổi mẩn ngứa thường kéo dài dai dẳng và mạn tính. Khi người bệnh điều trị khỏi bệnh lý tiềm ẩn, mẩn ngứa sẽ tự tiêu biến.

Phải làm gì khi bị mẩn ngứa nổi mề đay?

Thay đổi thói quen sống

Phần lớn các bệnh lý ngoài da xảy ra do một số thói quen xấu gây hại cho da. Vì vậy, nếu đang bị mẩn ngứa, nổi mề đay, bạn cần những thói quen sống lành mạnh hơn:

Hạn chế tiếp xúc

Các tác nhân có thể gây ngứa như: khói bụi, nấm mốc, chất bẩn, hóa chất… có khả năng làm tái phát và nặng hơn tình trạng dị ứng da. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng bằng cách:

  • Đeo khẩu trang, găng tay, mặc áo nắng khi làm việc và khi ra đường.
  • Thay trang phục bảo hộ lao động khi phải làm việc trong môi trường đó.
  • Vệ sinh đảm bảo môi trường sống, giảm bụi bẩn, ô nhiễm, côn trùng gây hại.

Bên canh đó, một số loại mỹ phẩm, thuốc… cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Bạn nên lựa chọn cho mình những loại thuốc an toàn, dịu nhẹ, không chứa các chất kích ứng với da.

Chăm sóc da

Thay đổi thói quen sống 1

Với những bệnh nhân dị ứng nổi mề đay do thời tiết, người có làn da khô cần chú ý việc chăm sóc và bảo vệ da hằng ngày với kem dưỡng ẩm hoặc Vaseline. Da được cung cấp đủ ẩm giúp tăng cường sức để kháng, hàng rào bảo vệ da hoạt động tốt, ngăn ngừa các tác động từ bên ngoài.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Theo đó, một số thực phẩm gây ngứa ngáy như: tôm, cua, ốc, thịt chó, nhộng tằm, da gà, các chất kích thích… cần được loại bỏ trong thực đơn hằng ngày.

Với người bệnh bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm cũng cần hạn chế tối đa ăn các thực phẩm bị dị ứng.

Thay vào đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn đủ chất, nhiều vitamin A, B, C, E và khoáng chất như các loại rau củ quả tươi, nước…

Sinh hoạt lành mạnh

Để phòng ngừa mẩn ngứa, mề đay lan rộng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi bị dị ứng, nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton mềm nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế tối đa thói quen ma sát, cào gãi vùng da bị ngứa, nổi mẩn do có thể làm bệnh lan rộng hoặc gây tổn thương cho da.
  • Tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh.
  • Luôn duy trì tâm trạng lạc quan, vui vẻ tránh tâm lý stress, xúc động quá mức… có thể khiến bệnh nặng hơn.

Khi nào cần gặp khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp mẩn ngứa, mề đay đều thuyên giảm nhanh sau vài ngày.

Tuy vậy trong một số trường hợp, dị ứng, mẩn ngứa mề đay có thể gây nguy hiểm hoặc tiến triển nhanh nếu không được kiểm soát kịp thời. Nếu nhận thấy các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm nhất:

  • Mẩn ngứa, mề đay không kiểm soát được bằng các biện pháp đang sử dụng.
  • Ngứa ngáy do bệnh khiến bạn mất ăn mất ngủ, suy nhược cơ thể.
  • Bệnh gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Mẩn ngứa mề đay không rõ nguyên nhân.
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa do bệnh lý bên trong cơ thể.

Cách trị dứt điểm dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay

Mẹo dân gian đẩy lùi dị ứng mẩn ngứa, mề đay

Các mẹo dân gian sử dụng thảo dược và nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên rất an toàn và được nhiều người bệnh sử dụng. Với những bệnh nhân dị ứng, mẩn ngứa vừa và nhẹ do các nguyên nhân ngoài da, các mẹo dân gian rất hữu ích. Bạn có thể tham khảo:

Tắm lá chè xanh giảm mề đay ngay tại nhà

Mẹo dân gian đẩy lùi dị ứng mẩn ngứa, mề đay 1

Các phân tích về thành phần chiết xuất có trong lá chè xanh cho thấy: lá chè chứa các chất cho người bị mề đay mẩn ngứa như EGCG, catechin, quercetin,… giúp giảm viêm, ngứa ngáy và phục hồi da tổn thương.

Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần nấu nước lá chè xanh, pha với nước ấm để tắm hằng ngày.

Bằng cách này, các khoáng chất trong lá chè sẽ kích thích hoạt động của hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố có hại.

Giảm mẩn ngứa tại nhà bằng muối ăn

Muối ăn được biết đến với đặc tính sát trùng và làm dịu da. Vì vậy, dân gian lưu truyền phương pháp dùng muối để cải thiện ngứa ngáy và giảm các nốt mẩn, mề đay.

Bạn có thể dùng muối biển sao nóng đắp vào vùng da bị mẩn ngứa hoặc chườm, tắm với nước muối loãng đều đem lại công dụng trị mẩn ngứa rất hiệu quả.

Lá nha đam trị mề đay mẩn ngứa đơn giản

Lá nha đam được ứng dụng nhiều trong chiết xuất các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da. Nhưng ít người biết rằng, nha đam còn có khả năng đẩy lùi các triệu chứng dị ứng, nổi mẩn ngứa ngoài da.

Nếu bị ngứa do nguyên nhân tiếp xúc hóa chất, bụi bẩn, côn trùng cắn… bạn có thể dùng một ít phần gel trong của lá nha đam đắp lên da. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì công dụng của nó đấy!

Các biện pháp dân gian mặc dù rất an toàn và dễ thực hiện nhưng chỉ là biện pháp hỗ trợ, không loại bỏ được triệt để nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, hiệu quả trị dị ứng, nổi mề đay của các phương pháp này rất khó xác định, còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh.

Sử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc bôi ngoài da

Sử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ 1

Thuốc bôi ngoài da thường được kê đơn trong các trường hợp bệnh dị ứng nhẹ và vừa, khu trú trong một khu vực. Các nhóm thuốc thường dùng là:

  • Dung dịch sát khuẩn, sát trùng, làm sạch bề mặt: Với làn da đang dị ứng, các thuốc này giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh còn bám trên da. Đồng thời, thuốc còn giúp bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, vi nấm – những yếu tố cơ hội tồn tại trên bề mặt da, có thể xâm nhập gây bệnh khi da bị tổn thương.
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Với bệnh nhân dị ứng, mẩn ngứa mề đay nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ, giúp chống viêm và điều hòa phản ứng miễn dịch. Nhờ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, tăng cường hoạt động bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
  • Corticoid bôi ngoài da: Corticoid giúp ức chế nhanh các phản ứng dị ứng, mẩn ngứa da nặng, kéo dài, không khỏi sau khi đã thực hiện nhiều biện pháp khác.
  • Kháng sinh: Một số kháng sinh được kê đơn đi kèm giúp tăng cường tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn của các thuốc trị dị ứng, nổi mề đay khác.

Thuốc uống trị dị ứng

Thuốc uống thường được kê đơn cho bệnh nhân dị ứng da, nổi mẩn ngứa mề đay toàn thân. Có thể kể đến:

  • Thuốc kháng Histamin: Nhờ việc ức chế hoạt động của Histamine – chất trung gian tế bào gây viêm, thuốc kháng Histamin được dùng cho cả trường hợp dị ứng nổi mẩn ngứa cấp và mạn tính, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tái phát. Một số thuốc hiện nay trên thi trường như: Loratidin, Cetirizin…
  • Coritcoid đường uống: Thuốc được dùng trong trường hợp viêm nặng, có thể gây biến chứng phù nề, khó thở, tắc nghẽn đường thở… gây nguy hiểm tính mạng.
  • Kháng sinh đường uống, tiêm: Nếu bạn bị dị ứng da, nổi mề đay có kèm theo bội nhiễm, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc kháng sinh trong 7 – 10 ngày theo phác đồ điều trị để cải thiện tình trạng nhiễm trùng, tránh lan rộng.

☛ Chi tiết tại bài viết: Thuốc trị mẩn ngứa mề đay nên dùng loại nào?

Mặc dù đem lại tác dụng điều trị triệu chứng rất nhanh nhưng các thuốc Tây Y lại không thể điều trị tận gốc các triệu chứng dị ứng da, gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho da. Đặc biệt với người bệnh dị ứng do cơ địa cần điều trị lâu dài với thuốc, nhóm thuốc Tây Y có thể gây nhiều phản ứng có hại cho da, thậm chí làm tăng tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa.

Lúc này, bệnh nhân có thể tham khảo kem bôi Sodermix – an toàn, lành tính nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.

Kem bôi Sodermix – khắc tinh của bệnh dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay

Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây là liệu pháp chữa dị ứng da, mẩn ngứa, mề đay hoàn toàn không chứa Corticoid, rất an toàn và lành tính với da.

Kem bôi Sodermix - khắc tinh của bệnh dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay 1

Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm…

Sản phẩm có chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh dị ứng, viêm da, ngứa ngoài da, nổi mề đay. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm da, tránh tình trạng da khô, bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da.

Kem bôi Sodermix là một trong số ít sản phẩm trên thị trường hiện nay đã được chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa bằng các nghiên cứu lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm.

“BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”

Lời kết

Trên đây là những thông tin về bệnh dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay. Rất mong su bài viết, người bệnh sẽ hiểu rõ về bệnh cũng như tìm được phương pháp trị dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay hiệu quả và phù hợp nhất với bản thân.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://medlineplus.gov/itching.html
  2. https://www.healthline.com/health/itching
  3. https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/noi-man-o-ngua-khap-nguoi-nhu-muoi-ot-la-bi-gi
  4. https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/7-cach-tri-noi-me-ay-man-ngua-tai-nha-theo-dan-gian

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...