Lưng nổi mụn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả?
Lưng nổi mụn đỏ ngứa là tình trạng mà bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, các vết mẩn đỏ và tình trạng ngứa ngáy còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Bạn đang tìm hiểu nổi mụn đỏ ở lưng là do đâu? Điều trị thế nào cho hiệu quả? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
Mục lục
Lưng nổi mụn đỏ ngứa là gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là tình trạng vùng lưng xuất hiện nhiều nốt mẩn, nốt sần to, nhỏ khác nhau, có màu đỏ, hồng nhạt kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy trên da. Tùy nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người mà triệu chứng ngứa sẽ có mức độ nặng nhẹ và thời gian kéo dài khác nhau.
Tình trạng ngứa lưng nổi mẩn đỏ kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thể tập trung vào công việc, sinh hoạt. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra ở trẻ em có thể khiến bé bỏ bữa, quấy khóc nhiều, tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, khi bị ngứa trên lưng, một phản xạ tự nhiên là đưa tay lên gãi. Cảm giác ngứa ngày càng nặng thì phản ứng gãi càng gia tăng. Việc này có thể khiến da bị trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng và để lại trên cơ thể những vết sẹo không mong muốn. Tình trạng lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể phát triển mạnh, phức tạp và lan rộng đến các vị trí khác trên cơ thể nếu không được kiểm soát kịp thời.
Lưng nổi mụn đỏ ngứa có nguyên nhân từ đâu?
Mụn mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng đều là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhất là việc lưng nổi sần ngứa không chỉ để lại làn da sần sùi nó còn gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Vậy đâu là nguyên nhân gây tình trạng này?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như phản ứng của da trước các tác nhân xấu hay do các bệnh lý về da. Dưới đây là những nguyên nhân gây mẩn đỏ ngứa trên lưng thường gặp.
Nổi mẩn đỏ ở lưng có rất nhiều nguyên nhân
Dị ứng mỹ phẩm
Dùng kem chống nắng, dưỡng ẩm body không hợp với làn da hoặc những sản phẩm chăm sóc làn da khác có thành phần gây dị ứng với da cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng. Đặc biệt khi dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc, sản phẩm kém chất lượng rất dễ gây mụn và gây tổn thương vùng da ở lưng.
Không những vậy, khi chọn sai sản phẩm còn khiến cho tuyến bã nhờn bị mất đi sự cân bằng. Và khi lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều sẽ làm lỗ chân lông bị bít tắc từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển tạo nên mụn.
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm lưng nổi mụn đỏ. Đây là một bệnh mãn tính do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch cơ thể trước các yếu tố lạ và có tính di truyền. Khi mắc bệnh, vùng da lưng, bụng, tay chân… sẽ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ và gây ngứa trên diện rộng.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng do viêm da dị ứng thường phát triển nặng và khó kiểm soát do vùng lưng thường xuyên phải tiếp xúc, ma sát với quần áo. Do đó, để bệnh không lan rộng, bạn nên tránh mặc quần áo có chất liệu thô cứng như jean, len để giảm chà xát lên vùng da bệnh gây tổn thương và trầy xước.
Viêm nang lông
Tình trạng lưng nổi mụn đỏ ngứa có thể xuất hiện khi bạn bị viêm nang lông. Trên cơ thể, lưng là vùng có nhiều tuyến mồ hôi và khó làm sạch hơn so với các khu vực khác. Việc không chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên vùng lưng sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại trên da như bụi bẩn, vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông, tấn công vào các nang lông trên lưng gây viêm. Lưng xuất hiện nhiều nốt sần đỏ và có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Viêm da cơ địa
Rất có thể bạn bị viêm da cơ địa khi lưng nổi nhiều nốt mẩn đỏ và ngứa dữ dội
Khi bị viêm da cơ địa, lưng bạn có thể bị nổi rất nhiều nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy dữ dội thường xuyên. Cơn ngứa gia tăng về đêm khiến bạn mất ngủ, lâu dần gây suy nhược cơ thể. Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính, có tính di truyền, khó chữa dứt điểm và khả năng tái phát cao. Bệnh thường xuất hiện rất sớm, có thể theo bạn ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành.
Rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn dẫn đến mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn bít kín làn da khiến da bị viêm, nổi nhiều nốt đỏ nhỏ mọc thành đám và rất ngứa. Do có nhiều tuyến mồ hôi nên lưng là khu vực rất dễ bị rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ngứa.
Hiện tượng lưng nổi mụn đỏ do rôm sảy thường xảy ra nhiều vào mùa hè và đặc biệt hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Bệnh chàm (Eczema)
Lưng bị mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh chàm da (eczema). Bệnh lý này gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh thường có tỷ lệ mắc cao hơn cả. Bệnh chàm có thể khiến vùng da ở lưng bị nổi mẩn gây ngứa ngáy kèm theo các nốt mụn đỏ mọc thành đám trên da. Nếu không được chăm sóc, điều trị sớm và đúng cách, các tổn thương trên lưng có thể bị bội nhiễm gây sưng phù và có mủ.
Các bệnh lý về gan, thận
Gan và thận là các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố, các chất có hại, giúp thanh lọc cơ thể. Bất kỳ bệnh lý nào tại các cơ quan này như nóng gan, xơ gan, nhiễm độc gan, viêm gan, suy thận… đều có thể khiến chức năng gan, thận của bạn bị suy yếu, dẫn đến độc tố bị ứ đọng và chuyển sang đào thải nhiều qua da. Tình trạng này không chỉ khiến lưng bị nổi mụn đỏ ngứa mà ngứa có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là đối với trường hợp suy thận nặng còn có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân.
Bệnh mề đay
Nổi mề đay xảy ra khi hệ miễn dịch bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên trong và ngoài môi trường như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, thành phần thức ăn. Bệnh mề đay khi ảnh hưởng đến lưng có thể gây ra các nốt mẩn đỏ tập trung thành từng mảng trên lưng kèm theo tình trạng ngứa ngáy, có thể lan ra toàn thân và cơn ngứa sẽ càng tăng nặng hơn khi bạn gãi.
Chế độ sinh hoạt không phù hợp
Bên cạnh các bệnh lý da liễu, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cũng có thể do ảnh hưởng của một số thói quen xấu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn như vệ sinh da không sạch sẽ (đặc biệt là vùng lưng), tâm lý căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng thuốc không đúng cách hoặc dùng thức ăn gây kích thích da như bia, rượu, đồ ăn cay nóng…
Căng thẳng, áp lực kéo dài
Căng thẳng áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn ở lưng mà ít ai biết. Khi cơ thể bị stress sẽ làm tăng tiết hormone Cortisol khiến sức đề kháng suy giảm. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào da gây viêm nhiễm, ngoài ra tình trạng rối loạn hormone còn làm cho lượng dầu nhờn tiết ra nhiều hơn bình thường gây mụn viêm.
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng là nguyên nhân khiến lưng nổi mụn đỏ nhất là khi bước vào độ tuổi dậy thì. Khi này hoạt động tuyến bã nhờn ở lưng, mặt nhiều hơn gây bít tắc lỗ chân lông từ đó khiến vùng da các vị trí này dễ bị nổi mụn.
Bên cạnh đó, mụn lưng còn xuất hiện nhiều ở phụ nữ mang thai, người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng tình trạng này sẽ bình thường và giảm đi sau khi lượng hormone giảm.
Triệu chứng của tình trạng lưng nổi mụn đỏ
Ngoài việc nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Đau nhức toàn thân
- Tê hoặc ngứa ran vùng lưng
- Phát ban nguyên lưng hoặc toàn thân
- Xuất hiện các mụn nước hoặc vết sưng ở lưng
- Cấu trúc da vùng lưng bị thay đổi có vẩy hoặc sần sùi
Tất cả các triệu chứng này có thể xuất hiện cùng nhau trên 1 vùng khu trú hoặc khắp lưng. Tuy nhiên việc tự nhận biết được sự thay đổi trên da đặc biệt là vùng lưng khá khó khăn bởi người bệnh khó quan sát trừ khi có người theo dõi tình trạng giúp.
Vậy lưng nổi mụn đỏ ngứa có nguy hiểm không?
Nhìn chung việc lưng nổi mẩn đỏ ngứa không quá nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm hay không phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Nếu mẩn đỏ ngứa ở lưng do bệnh lý về gan thận hoặc mề đay gây ra có khả năng bệnh nhân sẽ gặp biến chứng.
Tuy nhiên, hầu hết tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng đều đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị, càng điều trị sớm bệnh càng nhanh khỏi.
Khi có triệu chứng nào cần gặp bác sĩ gấp?
Nếu các triệu chứng mẩn ngứa ở lưng không được cải thiện khi bạn áp dụng:
- Chờm mát lưng
- Giữ ẩm cho da
- Thay đổi quần áo đang mặc sang loại thoải mái…..
Thì bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do một tình trạng cơ bản về chuyển hóa, huyết học hoặc thần kinh đang gây ra ngứa , bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị tình trạng đó trước tiên. Nếu các triệu chứng mẩn ngứa này là do một nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ tiến hành tìm nguyên nhân và đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Đặc biệt trong trường hợp lưng bạn xuất hiện các ổ áp xe phát triển về kích thước hoặc trở nên đau dữ dội, bạn bị sốt cao, buồn nôn hoặc nôn bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán kịp thời tránh việc nhiễm trùng áp xe.
Cách điều trị tình trạng mẩn đỏ ngứa ở lưng là gì?
Lưng nổi mụn đỏ thường không quá nguy hiểm nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề nào đó về sức khỏe. Do đó, việc điều trị sớm và đúng cách là rất quan trọng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng và tình trạng cơ thể, bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp, an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều trị bằng thuốc Tây
➤ Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin phù hợp với người bị mẩn đỏ ngứa ở lưng do phản ứng dị ứng. Thuốc có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa, tuy nhiên có thể khiến bạn buồn ngủ và mất tập trung. Do đó, bạn nên sử dụng thuốc vào buổi tối và tránh sử dụng nếu phải lái xe hay làm những việc đòi hỏi tập trung cao.
➤ Thuốc Corticoid: Corticoid có tác dụng giảm viêm rất mạnh, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng viêm da, xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu ở lưng. Mặc dù đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng loại thuốc này lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, tăng huyết áp, mỏng da, ứ nước, loãng xương… Vì vậy, bạn không nên sử dụng thuốc Corticoid liên tục trong thời gian dài.
➤ Thuốc gây tê tại chỗ: Loại thuốc này giúp gây tê bề mặt da, giúp tình trạng ngứa ngáy dữ dội trên da thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc gây tê tại chỗ thường được sử dụng nếu bạn bị mẩn đỏ ngứa ở lưng do viêm da tiếp xúc.
➤ Các thuốc khác: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh (trong trường hợp có nhiễm khuẩn), acid salicylic,…
Áp dụng các phương pháp tự nhiên
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà để hỗ trợ làm giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên lưng:
☛ Nha đam: Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm da, làm mát, làm dịu vùng da bị bị mẩn ngứa. Dùng phần gel trong suốt của nha đam thoa trực tiếp lên da rồi rửa sạch lại bằng nước ấm sẽ giúp vùng da lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa nhanh chóng phục hồi và cải thiện.
☛ Lá bạc hà: Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn. Để giảm bớt các triệu chứng mẩn ngứa do viêm da, bạn có thể đun sôi lá bạc hà khoảng 10 phút sau đó thêm vài hạt muối, dùng nước đó để tắm hoặc lau người 2 lần mỗi ngày.
☛ Rau má: Rau má giúp làm dịu vùng da mẩn ngứa, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm. Bạn có thể giảm nhanh các cơn ngứa bằng cách dùng rau má tươi cùng 20g lá gấc đem giã nhuyễn, thêm vài hạt muối rồi đắp lên vùng da lưng đang mẩn đỏ hai lần mỗi ngày.
☛ Lá trà xanh: Trà xanh có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn và làm sạch da. Uống nước trà xanh hoặc dùng lá trà đun nước tắm không chỉ làm dịu vùng lưng mẩn ngứa mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Lá trà xanh có tác dụng làm dịu và sát khuẩn cho da
Sử dụng kem bôi Sodermix trị mẩn ngứa, viêm da
Kem bôi Sodermix là giải pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng và các nguyên nhân gây nên tình trạng trên như viêm da dị ứng, bệnh chàm, vẩy nến… Sản phẩm được sản xuất tại Pháp và được Bộ y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn và sử dụng.
Kem bôi Sodermix trị viêm da cơ địa, chàm ngứa của Pháp
Sodermix là sản phẩm đầu tiên trên thị trường sử dụng thành phần chính là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) thiên nhiên được chiết xuất từ cà chua xanh. Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh, SOD có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ rất tốt. Ngoài ra, các thành phần tự nhiên khác trong Sodermix như dầu khoáng, dầu quả bơ,.. cũng có tác dụng làm mềm da, dưỡng ẩm, làm dịu và khôi phục vùng da bị tổn thương.
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid, do đó sản phẩm rất an toàn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào như thuốc Corticoid. Sản phẩm có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Thành phần thiên nhiên, an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao giúp Sodermix trở thành lựa chọn hoàn hảo dành cho người bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng lưng nổi mụn đỏ cả về nguyên nhân cũng như cách điều trị. Nếu quá trình điều trị tại nhà không đem tới hiệu quả thì hãy chủ động đến chuyên khoa da liễu để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.