Khắc phục tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy
Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều người khi đang gặp phải tình trạng này mà không rõ nguyên nhân. Để biết mức độ nghiêm trọng và tìm ra các biện pháp xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng, bạn hãy theo dõi đến cuối bài viết!
Mục lục
Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không?
80% nguyên nhân gây ra tình trạng này bắt nguồn từ các bệnh lý ngoài da. Bệnh có thể kéo dài trong một thời gian, không những gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nặng nề. Tuy nhiên, các bệnh lý ngoài da thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá chủ quan vì hiện tượng da bị đỏ, ngứa kèm theo bong tróc vẩy còn là dấu hiệu khởi phát của các bệnh lý như suy giáp, lupus ban đỏ,… Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có nhiều biến chứng phức tạp, tổn hại lớn đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có thể là dấu hiệu bệnh gì?
Da bị mẩn đỏ ngứa tróc vẩy thường xuất hiện khi da quá khô, có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.
Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn bắt nguồn từ cơ thể bệnh nhân. Nguyên nhân là do các tế bào da mới tăng sinh quá mức, trong khi sự tiêu hủy các tế bào già cỗi chưa đáp ứng kịp, dẫn đến hình thành các mảng da đỏ ửng, sần sùi, bong tróc vẩy trắng với kích thước khác nhau.
Bệnh nhân bị vẩy nến thường có da rất khô, đôi khi có biểu hiện nứt nẻ, chảy máu, ngứa rát, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm khi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, hóa chất, lông động vật, hải sản, thuốc,… Bệnh nhân có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người, đặc biệt là các vùng da hở như chân, tay, mặt, cổ, lưng,… Đôi khi còn nổi các mụn nước nhỏ, sau khi mụn nước vỡ ra, nó có xu hướng đóng vẩy và bong tróc gây ngứa rát.
Bệnh chàm (eczema)
Bệnh chàm đặc trưng bởi các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, da mẩn đỏ, xuất hiện các đốm vàng và khô ráp. Đây là một bệnh tự miễn, chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, bệnh chàm thường có liên quan đến một số loại vi khuẩn, nấm bám trên da.
Hội chứng Rosacea
Hội chứng Rosacea (chứng đỏ mặt) thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên ngoài 30 tuổi. Bệnh nhân có các triệu chứng nổi mẩn đỏ, nhất là vùng má, mũi hơi phồng, cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, muốn gãi, da có xu hướng dễ bong tróc, nổi mạch máu dưới da.
Hội chứng Rosacea hay còn gọi là Chứng đỏ mặt
Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng đỏ mặt. Các bác sĩ cho rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến rối loạn thần kinh và vận mạch.
Bệnh viêm da dầu
Viêm da dầu hình thành khi tuyến nhờn làm việc quá mức dẫn tới dư thừa lượng dầu trên da. Bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa, da nhờn, bong tróc vẩy gây ra không ít khó chịu cho bệnh nhân. Thông thường, các vết mẩn ngứa xuất hiện ở trên mặt là chủ yếu, một số xuất hiện ở phần ngực trên và lưng.
Bệnh dày sừng quang hóa
Là hiện tượng lichen hóa da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Da bệnh nhân thường dày lên, sần sùi như giấy nhám. Sau một thời gian, da có xu hướng đóng thành vảy tạo nên các mảng bám. Mặc dù khó phát hiện bằng mắt thường nhưng khi dùng tay xoa lên da, bạn sẽ cảm thấy đau. Nếu không điều trị kịp thời, 10% bệnh nhân có tiến triển lên ung thư biểu mô tế bào vẩy.
Dị ứng thời tiết
Bệnh nhân dễ bị dị ứng khi thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh. Vì thế, da dễ bị khô do mất nước, đôi khi nứt nẻ, bong tróc vẩy, da trở nên sần sùi trên diện rộng. Bệnh thường diễn ra trong một giai đoạn nhất định và có thể tái phát mỗi khi chuyển mùa hàng năm.
Dị ứng thời tiết là một dấu hiệu rất điển hình và nhiều người gặp phải
Bệnh suy giáp
Khi gặp bất kỳ nguyên nhân nào làm cho tuyến giáp suy giảm chức năng hoạt động, nó đều tác động xấu đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Suy giáp gây biến chứng trên làn da với các biểu hiện đặc trưng như khô ráp, ngứa ngáy, sừng hóa, bong tróc vẩy,… Bên cạnh đó, bệnh còn gây biến chứng lên tim mạch, suy giảm trí nhớ, sút cân không rõ nguyên nhân, yếu sinh lý,…
Bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hình thành do sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là phát ban đỏ hình cánh bướm trên mặt. Ngoài ra, các mẩn đỏ còn xuất hiện ở tay, chân. Tổn thương do lupus ban đỏ gây ra còn có dạng mụn nước, khi vỡ ra gây bỏng rát, chảy máu. Bệnh có biến chứng nguy hiểm lên nhiều cơ quan như tim, phổi, thận, thần kinh,…
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
Nếu có biểu hiện da bị tróc vảy và ngứa nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc vẩy đi kèm với các triệu chứng đặc trưng của từng bệnh lý, bạn nên tìm tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị y khoa kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.
Giải pháp cho tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy
80% nguyên nhân gây ra tình trạng này bắt nguồn từ các bệnh lý ngoài da. Bệnh có thể kéo dài trong một thời gian, không những gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nặng nề. Tuy nhiên, các bệnh lý ngoài da thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá chủ quan vì hiện tượng da bị đỏ, ngứa kèm theo bong tróc vẩy còn là dấu hiệu khởi phát của các bệnh lý như suy giáp, lupus ban đỏ,… Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có nhiều biến chứng phức tạp, tổn hại lớn đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Đối với các bệnh ngoài da, mục tiêu điều trị thường tập trung vào làm giảm các triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt hơn, hạn chế bệnh tái phát. Biện pháp được áp dụng để cải thiện tình trạng da bị mẩn đỏ, ngứa tróc vảy do các bệnh da liễu bao gồm:
Chăm sóc da mỗi ngày
Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, bạn cần chăm sóc da toàn thân mỗi ngày, tẩy da chết đều đặn hàng tuần. Nên sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm skin care có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với làn da của mình để hạn chế gây kích ứng da.
Tắm rửa hàng ngày là việc làm rất cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây hại bám trên da như một số vi khuẩn, nấm,… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm da bội nhiễm khi bạn đang gặp bệnh lý về da liễu. Mỗi ngày chỉ nên tắm 15 phút, dùng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Thói quen này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng khô da, ngứa ngáy, bong tróc.
Bạn cũng đừng quên dùng những sản phẩm có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm cho làn da. Cung cấp độ ẩm cho da không những giúp tránh được tình trạng da bị khô gây ngứa ngáy, bong tróc mà còn giúp cho làn da luôn căng mịn, làm chậm quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, làn da đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên cần dùng kem chống nắng để bảo vệ da mỗi khi bạn phải đi ngoài trời nắng. Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF trên 30 và dùng các vật dụng có tác dụng che chắn như áo chống nắng, mũ, nón, ô,… để da được bảo vệ tối ưu nhất, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh chàm, ung thư da.
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cải thiện các bệnh về da liễu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tối ưu cho da, giúp da nhanh chóng cải thiện tình trạng khô rát, ngứa ngáy, bong tróc vẩy.
Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn cần tránh các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… vì chúng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể nói chung và làm tình trạng da nổi mẩn ngứa thêm nặng hơn.
Duy trì lối sống lành mạnh
Tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát tình trạng nổi mẩn ngứa.
Hạn chế tiếp xúc với những hóa chất độc hại, phấn hoa, mỹ phẩm nếu bạn có cơ địa mẫn cảm.
Dùng kem bôi Sodermix giúp chống viêm, giảm ngứa an toàn của Pháp
Các biện pháp nói trên chỉ là biện pháp kết hợp, giúp giảm các triệu chứng một cách tạm thời và hạn chế nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và đôi khi các triệu chứng không thuyên giảm, nhất là đối với viêm da cơ địa, viêm da dị ứng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số loại thuốc mỡ, kem bôi ngoài da để giảm ngứa một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn, đó là sử dụng Kem bôi da Sodermix.
Đây là sản phẩm được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong điều trị viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa,… Kem có tác dụng cắt đứt cơn ngứa một cách nhanh chóng chỉ sau 2-3 ngày sử dụng. Thêm vào đó, Sodermix còn giúp giảm bong tróc, nứt nẻ, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả.
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Hiện nay Sodermix được bán lẻ với giá 310.000đ/tuýp 15gr (dùng được khoảng 1 tháng). Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại hơn 5.000 nhà thuốc trên khắp toàn quốc. Để tìm kiếm nhà thuốc gần nhất bán Sodermix, hãy tra cứu TẠI ĐÂY
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về kem bôi Sodermix hoặc cần tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 1800.6225 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ luôn luôn lắng nghe và đem sự hài lòng đến cho bạn!
Xem thêm:
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.