Xóa tan nỗi lo da dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người triệt để!

Dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là tình trạng phổ biến, do phản ứng của hệ miễn dịch. Hiện tượng này không đáng lo ngại nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên, nếu tiếp diễn cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và lâu dài sẽ xảy ra nhiều biến chứng. Vậy, dị ứng nổi mẩn đỏ bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào để điều trị triệt để? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn.

Da dị ứng nổi mẩn đỏ là gì?

Da dị ứng nổi mẩn đỏ là gì? 1
Dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người là gì?

Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch. Khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ, hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt chất gây dị ứng, dù thực chất có thể chúng không có hại cho sức khỏe.

Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng từ lần thứ 2 trở đi, cơ thể tiết ra các hóa chất trung gian gây nổi mẩn đỏ và sưng, có thể xuất hiện cảm giác đau nhức.

Triệu chứng xuất hiện kèm theo nổi mẩn đỏ toàn thân

Tùy mỗi người mà tác nhân kích thích khác nhau, có thể là: thuốc, hoá chất tẩy rửa, ánh sáng mặt trời, phấn hoa, bụi, lông thú,….

Đáp ứng của cơ thể là sự hình thành nốt mẩn đỏ, sưng, ngứa, ở một vài bộ phận hoặc lan ra khắp người. Đôi khi, dị ứng còn dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, rối loạn tiêu hoá, hôn mê,… nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Tác nhân gây dị ứng thường không được mọi người để tâm. Bất cứ thứ gì từ thức ăn, cây cỏ, hoá chất,…. đều có thể gây dị ứng.

Phải mất ít nhất 10 ngày, cơ thể mới trở nên nhạy cảm với tác nhân sau lần tiếp xúc đầu tiên. Nhưng một khi đã sinh đáp ứng, phản ứng dị ứng xảy ra ngay sau vài phút tiếp xúc.

Dị ứng với thuốc

Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể xác định nhầm hoạt chất đó có hại, sinh ra kháng thể chống lại. Quá trình này làm tăng sinh các chất trung gian như: histamin, bradykinin, serotonin, PG2, leucotrien,… Đó chính là các tác nhân làm nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân.

Dị ứng với thuốc 1
Các hóa chất trung gian làm nổi mẩn đỏ khắp người

Hay gặp nhất là dị ứng với thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm không steroid, thuốc điều trị ung thư,… Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng khó lường nếu không được xử lý kịp thời do tác động trực tiếp vào máu.

Dị ứng với thực phẩm

Ngay sau khi ăn, dù chỉ với lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng, hệ miễn dịch lập tức sản sinh kháng thể IgE để vô hiệu hoá.

Ở lần tiếp theo ăn cùng loại thức ăn, IgE báo hiệu cho cơ thể giải phóng histamin vào máu. Histamin gây ra các triệu chứng ở đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nổi mẩn, ngứa, viêm sưng đường hô hấp.

Dị ứng thực phẩm thường xuất hiện từ khi còn nhỏ và theo bạn đến suốt đời.

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng hay còn được biết đến là bệnh chàm, là căn bệnh cực kỳ phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện của chàm là các vùng da khô, đỏ, nhạy cảm, dễ bong tróc, nổi mẩn ngứa, đôi khi có mụn chứa dịch lỏng trong suốt hoặc hơi vàng. Tỷ lệ mắc bệnh chàm đặc biệt cao ở gia đình có tiền sử bị dị ứng.

Nổi mề đay

Mề đay thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện là các nốt nhỏ hồng nhạt hoặc đỏ, ngứa, hơi châm chích, và thường phát triển lan rộng.

Nổi mề đay 1
Minh họa: Nổi mề đay lan rộng

Nổi mề đay có thể kéo dài vài ngày hay vài tuần do dị ứng với thuốc, thức ăn, cảm lạnh, hay nhiễm trùng,… Nếu tình trạng trên kéo dài hơn 6 tuần thì được coi là mề đay mãn tính, dưới 6 tuần là dạng cấp tính. Nguyên nhân dẫn đến mề đay mãn tính phần lớn chưa được nghiên cứu chính xác.

Dị ứng với thời tiết

Sự thay đổi thời tiết đột ngột vào lúc giao mùa làm trung tâm điều hoà nhiệt ở não bộ không kịp xử lý. Do vậy mà cơ thể không thích nghi ngay, nảy sinh phản ứng chống lại sự thay đổi đó.

Phấn hoa trong không khí vào mùa thu xuân, nấm mốc phát triển trong mùa ẩm ướt,… là những tác nhân phổ biến. Biểu hiện thường gặp khi dị ứng thời tiết là các đốm sần đỏ lan rộng, da khô ráp, ngứa ngáy khó chịu, vào mùa nóng thường có mụn nước.

Dị ứng với thời tiết 1
Thời tiết thất thường là một nguyên nhân gây dị ứng

Viêm da tiếp xúc

Tình trạng viêm da do tiếp xúc đặc biệt phổ biến ở những người thường phải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa như: xà phòng, bột giặt, dầu gội, nước rửa bát,… có hàm lượng chất bảo quản cực cao gây kích ứng da.

Viêm da tiếp xúc 1
Tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa có thể gây viêm da tiếp xúc

Việc sử dụng găng tay cao su, sơn móng tay, thuốc nhuộm, hay đeo đồ trang sức bằng kim loại cũng gây viêm da ở một số người.

Mặc quần áo làm từ sợi vải được xử lý qua hóa chất, thuốc nhuộm cũng dễ làm vùng da đó bị dị ứng nổi mẩn.

Trong vài trường hợp, dị ứng chỉ xảy ra khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Y học gọi đó là viêm da tiếp xúc dị ứng quang, thường do kích ứng sau khi dùng kem chống nắng.

Dị ứng mẩn đỏ ngứa có nguy hiểm?

Về cơ bản thì dị ứng nổi mẩn hầu như không gây nguy hiểm hay để lại di chứng nhiều cho cơ thể. Tuy vậy, nó lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, đôi khi là sưng, đau rát. Cảm giác khó chịu để lại rất dễ làm bạn căng thẳng, bực bội, mệt mỏi. Hiệu suất công việc, trạng thái tinh thần cũng vì thế mà giảm sút.

Để điều trị triệt để tình trạng dị ứng nổi mẩn thì rất khó khăn. Các tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch, và phần lớn chúng đã trở thành căn bệnh mãn tính.

Do vậy, trong khi chưa có thuốc điều trị dứt điểm dị ứng nổi mẩn, hạn chế tiếp xúc với tác nhân là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bạn và gia đình.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ kéo dài trên 2 tuần, bạn đã áp dụng nhiều biện pháp mà không thuyên giảm, kèm theo đó là sốt cao, nôn, khó thở, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị tận gốc.

Hãy cùng tìm hiểu một vài phương pháp giúp làm giảm tình trạng dị ứng mẩn ngứa ngay sau đây!

Giải pháp khắc phục dị ứng da mẩn ngứa

Giải pháp khắc phục dị ứng da mẩn ngứa 1
Khắc phục nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như thế nào?

Điều trị dị ứng nổi mẩn đỏ bằng mẹo dân gian

Chườm lạnh:

Sử dụng đá lạnh chườm lên vùng da bị dị ứng hoặc tắm dưới vòi hoa sen là cách đơn giản, khá hiệu quả trong việc làm dịu cơn ngứa tức thì.

Tắm bằng nước lá chè xanh:

Lá chè xanh với hàm lượng vitamin C, flavonoid, polyphenol dồi dào làm sạch da hiệu quả, giảm triệu chứng mẩn ngứa, đau rát tại vùng da dị ứng. Thay thế các dòng sữa tắm chứa nhiều chất tẩy rửa bằng nước lá chè xanh có thể đem đến cho bạn tác dụng bất ngờ.

Điều trị dị ứng nổi mẩn đỏ bằng mẹo dân gian 1
Tắm nước lá chè xanh giúp xoa dịu dị ứng nổi mẩn đỏ

Dùng gel lô hội, dầu dừa dưỡng ẩm da

Sau khi làm sạch da, bạn bôi lớp mỏng gel lô hội hay dầu dừa lên vùng da bị dị ứng. Thành phần trong đó sẽ giúp dưỡng ẩm, làm vùng da dị ứng mềm mại hơn, xoa dịu cảm giác khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, từ đó hỗ trợ tái tạo và phục hồi vùng da sau tổn thương.

Áp dụng các bài thuốc Đông y

Các dược liệu có trong bài thuốc Đông y có độ an toàn cao, giảm nguy cơ gây độc cho cơ thể khi điều trị kéo dài. Do vậy mà Đông y rất được ưa chuộng và tin dùng, đặc biệt phù hợp cho người thể trạng yếu.

Áp dụng các bài thuốc Đông y 1
Các bài thuốc Đông y loại bỏ độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể

So với mẹo dân gian, các bài thuốc Đông y tác động tới căn nguyên của bệnh, đồng thời cải thiện sức khỏe, nâng cao tinh thần. Kết hợp Đông y và Tây y trong điều trị mẩn ngứa sẽ cho bạn kết quả điều trị nhanh hơn.

Sử dụng thuốc Tây y

Khi điều trị tình trạng dị ứng nổi mẩn, các bác sĩ thường kê đơn thuốc hoặc kem bôi để giảm bớt sự đau rát và ngứa ngáy trên làn da.

Thuốc kháng Histamin

Thuốc được bác sĩ kê đơn, chỉ định dùng dưới dạng uống hoặc bôi tùy thể trạng và đáp ứng của cơ thể. Thường dùng tại Việt Nam là Loratadin, Desloratadine,… làm ức chế thụ thể H1. Thuốc có tác dụng giảm sự giải phóng histamin vào niêm mạc, phản ứng viêm chậm lại, kích thích hồi phục da nhanh hơn.

Sử dụng thuốc Tây y 1
Minh họa: Dùng thuốc kháng Histamin dạng bôi

Thuốc Corticoid

Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc kháng Histamin, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc có chứa Corticoid. Phổ biến trên thị trường là Hydrocortison, Betamethason.

Corticoid làm giảm nhanh cơn ngứa, lặn nốt mẩn đi nhanh chóng, chống viêm và chống dị ứng rất mạnh. Tuy cho kết quả tốt nhưng loại thuốc này đi kèm với rất nhiều tác dụng phụ có hại tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh.

Thuốc kháng thể đơn dòng Omalizumab

Nếu tình trạng viêm da dị ứng kéo dài, các loại thuốc khác không thể đáp ứng được, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng Omalizumab kháng IgE. Tuy nhiên, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên cần thận trọng khi sử dụng.

Những lưu ý về cách chăm sóc bản thân khi dị ứng nổi mẩn đỏ

  • Khi xuất hiện mẩn đỏ dị ứng, hãy cố gắng làm giảm và xoa dịu triệu chứng.
  • Hạn chế tối đa việc gãi mặc dù có thể thoả mãn tức thì cảm giác ngứa ngáy của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ làm da bạn bị kích ứng mạnh hơn, rát và chảy dịch. Từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, đồ mát. Tránh ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống và làm việc, xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh hơn.
  • Hạn chế mặc đồ bó sát. Khi bị dị ứng, nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái, chất liệu vải mềm mịn, thoáng khí để tránh chà sát với da, làm kích ứng nặng hơn.

Sodermix giảm ngứa hết viêm da dị ứng an toàn

Kem bôi Sodermix với thành phần Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất 100% từ cà chua xanh, đảm bảo không chứa Corticoid. SOD đã được chứng nhận có tác dụng trung hòa các gốc tự do – tác nhân làm sản sinh và giải phóng các chất gây viêm, ngứa, mẩn đỏ.

Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam, đảm bảo an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ, mẹ đang mang thai và cho con bú trong điều trị dị ứng kéo dài.

Sodermix giảm ngứa hết viêm da dị ứng an toàn 1
Sodermix – Đánh bay nỗi lo dị ứng nổi mẩn đỏ

Bên cạnh đó, Sodermix còn cực kỳ dịu nhẹ với làn da nhạy cảm do được bổ sung thêm dầu khoáng, dầu quả bơ,… giúp da luôn mềm mịn, giảm mẩn đỏ, khôi phục vùng da tổn thương và chống viêm hiệu quả.

Sử dụng kem Sodermix lên vùng da bị dị ứng 2 lần mỗi ngày sau khi đã làm sạch da. Kiên trì sử dụng Sodermix sẽ đem đến cho bạn kết quả tốt chỉ sau 1 – 3 tháng. Để hạn chế tình trạng nổi mẩn quay trở lại, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng Sodermix ngay cả khi triệu chứng ban đầu đã biến mất.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu về tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân. Hy vọng rằng, những thông tin trên giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị tình trạng này.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về sản phẩm Sodermix hay tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân, vui lòng kết nối với chúng tôi thông qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chúng tôi luôn luôn ở đây và đồng hành cùng bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/allergies/skin-allergies

https://www.mayoclinic.org/diseass-conditions/food-allergy/symptoms-causes/syc-20355095

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...