Điều trị eczema hiệu quả theo từng giai đoạn bệnh

Eczema là bệnh da liễu phổ biến, khó kiểm soát và dễ tái phát. Vậy nên, để điều trị eczema hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ tình trạng của mình, có chế độ sinh hoạt khoa học và phác đồ điều trị phù hợp. Đây cũng là điều kiện để giải quyết các triệu chứng khó chịu và hạn chế số lần bệnh tái phát.

Eczema là bệnh gì?

Eczema còn được gọi là bệnh chàm, viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính với các triệu chứng điển hình như: nổi mụn nước li ti, da mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, nứt nẻ và khô ráp. Eczema có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hoặc thuyên giảm khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu không điều trị tốt, eczema có thể tiến triển thành mãn tính và dễ bùng phát theo chu kỳ.

Eczema là bệnh gì? 1
Eczema tại vùng khuỷu tay
Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm eczema. Dù vậy, người bệnh vẫn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn các đợt bùng phát bằng thuốc và chế độ chăm sóc da khoa học.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh chàm eczema

Triệu chứng eczema theo từng giai đoạn

Eczema có thể tiến triển qua 3 giai đoạn gồm: cấp tính, bán cấp và mãn tính. Bạn có thể nhận biết các giai đoạn của bệnh dựa trên triệu chứng mà mình đang gặp phải.

Giai đoạn cấp

Là giai đoạn đầu tiên mà người bệnh trải qua với triệu chứng đặc trưng là ngứa ngáy. Cảm giác ngứa xuất hiện trước khi phát ban xuất hiện. Đây cũng là điểm khác biệt của eczema so với các bệnh viêm da khác.

Giai đoạn cấp 1
Eczema gây ngứa ngáy dữ dội ở giai đoạn cấp

Sau khi vùng da eczema bị ngứa dữ dội, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Da đỏ, nóng
  • Nổi mụn nước li ti
  • Da gồ ghề
  • Đau rát
  • Sưng tấy

Vùng da đỏ do eczema gây ra có đường viền rõ ràng, các triệu chứng khác cũng bùng phát dữ dội trong giai đoạn cấp này.

Giai đoạn bán cấp

Đây là giai đoạn chuyển giao giữa cấp tính và mãn tính. Giai đoạn này đặc trưng bởi tình trạng các tổn thương (trong giai đoạn cấp trước đó) đang lành lại thì đợt cấp tiếp theo lại bùng phát. Khi giai đoạn bán cấp kéo dài, eczema sẽ bước sang giai đoạn mãn tính.

Giai đoạn bán cấp 1
Vùng da eczema bị bong tróc trong giai đoạn bán cấp

Ở giai đoạn bán cấp, bệnh nhân eczema thường gặp phải các triệu chứng:

  • Bong tróc da
  • Da nứt nẻ
  • Da ngứa rát, châm chích
  • Sưng đỏ
Trong giai đoạn bán cấp, các vết phát ban do eczema gây ra thường là dạng khô, không có đường viền rõ ràng. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng rát da, châm chích da rõ ràng hơn cảm giác ngứa.

Giai đoạn mãn tính

Thông thường, eczema sẽ bước sang giai đoạn mãn tính sau khoảng 3 tháng kể từ khi xuất hiện. Người bệnh có thể nhận biết giai đoạn này thông qua các dấu hiệu như:

  • Liken hóa (da dày lên)
  • Da bị nứt nẻ rõ ràng
  • Vùng da đổi màu, tối và xỉn hơn
  • Đường viền tổn thương nổi bật
  • Ngứa ngáy
  • Vùng da bệnh mở rộng
Giai đoạn mãn tính 1
Eczema khiến da đổi màu, tối và xỉn hơn ở giai đoạn mãn tính

Ở mỗi giai đoạn, người bệnh cần dùng thuốc riêng và áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp. Điều này giúp ngăn chặn bệnh tiến triển thành mãn tính, hạn chế triệu chứng khó chịu và giảm thiểu phiền toái do bệnh gây ra.

Eczema có nguy hiểm không?

Eczema gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu nhưng lại không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Bệnh nhân chỉ gặp nguy hiểm khi vùng da eczema xuất hiện nhiễm trùng hoặc da bị tổn thương quá mức.

Eczema có nguy hiểm không? 1
Eczema herpeticum là biến chứng nghiêm trọng của bệnh eczema

Một số biến chứng nghiêm trọng khi bị eczema gồm có:

  • Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus: Dấu hiệu rõ ràng nhất là da bị mưng mủ, lở loét và đóng vảy cứng màu mật ong. Tình trạng này khiến eczema trở nên phức tạp, giảm đáp ứng điều trị và tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.
  • Nhiễm nấm Candida: Được nhận biết qua triệu chứng da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm theo đau rát và nứt nẻ. Đôi khi, người bệnh xuất hiện tổn thương cả ở trong miệng. Nhiễm nấm là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm. Điều này có thể do người bệnh điều trị với steroid trong thời gian dài.
  • Nhiễm virus herpes: Là nguyên nhân gây ra bệnh Eczema herpeticum (còn gọi là thủy đậu Kaposi). Bệnh khiến người bệnh bị sốt cao và nổi hạch sau vài ngày. Bên cạnh đó, vùng da eczema nổi mụn rộp, lở loét và đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Chàm hóa: Gây ra tổn thương trên lớp biểu bì của da. Chàm hóa thường xảy ra ở vị trí khuỷu tay, đầu gối, vùng da nhạy cảm hoặc nếp gấp da. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là ngứa ngáy, nổi mụn nước, da xù xì hoặc dày sừng.
  • Viêm da tróc vảy: Biểu hiện bởi tình trạng da mẩn đỏ và lột từng lớp. Nếu không được kiểm soát, viêm da tróc vảy có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như: suy tim, nhiễm trùng, mất nước, suy dinh dưỡng.
  • Bệnh về mắt: Thường gặp khi eczema phát triển quanh vùng mắt dẫn đến các vấn đề như ngứa mí mắt, tăng chảy nước mắt hoặc viêm mí mắt. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, viêm kết mạc hay bong võng mạc.
  • Tăng nguy cơ dị ứng: Gặp ở những người bị eczema mãn tính. Lúc này, hệ miễn dịch trở nên mẫn cảm và gây dị ứng ngay cả khi người bệnh nhân uống rượu, bia hoặc ăn hải sản. Nghiêm trọng hơn là tình trạng này có thể di truyền sang thế hệ sau.
Về bản chất, eczema không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đây cũng là lý do các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên thăm khám và tuân thủ điều trị ngay từ khi bệnh mới xuất hiện.

 Điều trị Eczema trong y học hiện đại

Các phác đồ điều trị eczema hiện nay đều hướng đến mục đích giải quyết triệu chứng, chữa lành vết thương và giảm tối đa tỷ lệ bùng phát. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

☛ Tham khảo trước: Bệnh eczema có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Điều trị tại chỗ eczema giai đoạn cấp tính

Đặc trưng của eczema giai đoạn cấp tính là các mụn nước li ti, ngứa ngáy, da nóng đỏ, sưng, tấy. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng các thuốc giúp giảm viêm ngứa và sát khuẩn ngăn bội nhiễm tại các vết hở do cào gãi.

Điều trị tại chỗ eczema giai đoạn cấp tính 1
Thuốc tím pha loãng dùng để sát vùng da eczema

Những thuốc được sử dụng trong giai đoạn này gồm:

  • Dung dịch thuốc tím pha loãng 1/20.000: Dùng để rửa trực tiếp trên vùng da bị eczema. Thuốc giúp sát khuẩn bề mặt da và ngăn rỉ dịch tại vết thương hở.
  • Hồ nước: Sau khi rửa da với dung dịch thuốc tím, bạn có thể thoa một lớp hồ nước. Hồ nước chứa kẽm oxyd giúp kháng khuẩn nhẹ và làm săn se bề mặt vết thương.
  • Nitrate bạc 1 – 5%: Là một dung dịch khử trùng, làm săn vết thương. Dung dịch nitrate bạc được sử dụng để phòng ngừa nhiễm khuẩn cho bệnh nhân eczema.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Có tác dụng giảm hoạt động miễn dịch từ đó giảm triệu chứng: ngứa ngáy, mẩn đỏ và sưng tấy. Thuốc có thể dùng lâu dài và áp dụng trên cả vùng da mỏng hoặc nếp gấp da.

Điều trị tại chỗ eczema giai đoạn bán cấp

Mục tiêu điều trị trong giai đoạn bán cấp là thúc đẩy các tổn thương trên da lành hẳn, làm giảm triệu chứng, phòng bội nhiễm và ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

Điều trị tại chỗ eczema giai đoạn bán cấp 1
Thuốc trong giai đoạn bán cấp giúp thúc đẩy tổn thương lành hẳn

Thuốc được sử dụng trong giai đoạn thường gồm:

  • Dung dịch Milian: Có thành phần chính là gentian tím và methylene xanh giúp ức chế sự phát triển của virus trên vùng da bị eczema. Nhờ đó, thuốc giúp ngăn chặn biến chứng Eczema herpeticum cho bệnh nhân eczema.
  • Dung dịch Eosin 2%: Được sử dụng trên vùng da eczema có tổn thương bọng nước, trợt da và rỉ dịch Thuốc giúp sát khuẩn nhẹ và hạn chế rỉ dịch trên da.
  • Corticoid và kháng sinh: Thuốc giúp phòng bội nhiễm, giảm triệu chứng ngứa ngáy và giữ ẩm cho da.
  • Thuốc bôi chữa kẽm: Giúp giữ ấm cho da, dịu da, sát khuẩn nhẹ và giảm ngứa ngáy.
  • Thuốc ức chế PDE4 tại chỗ: Làm cản trở quá trình sản xuất cytokine dẫn đến giảm các triệu chứng như: ngứa, mẩn đỏ, liken hóa và rỉ dịch.

Điều trị tại chỗ eczema giai đoạn mãn tính

Đặc điểm của eczema giai đoạn mãn tính là tình trạng dày sừng và bong tróc da. Vì vậy, bác sĩ thường kê cho người bệnh thuốc có tác dụng bạt sừng, giữ ẩm, giảm ngứa.

Điều trị tại chỗ eczema giai đoạn mãn tính 1
Acid Salicylic giúp lớp sừng dày bong ra dễ hơn

Dưới đây là những thuốc được sử dụng phổ biến:

  • Corticosteroid: Giúp giảm nhanh tình trạng viêm và ngứa trên da, tạo điều kiện để tổn thương lành lại nhanh hơn.
  • Acid Salicylic: Thuốc thúc đẩy quá trình bong tróc lớp sừng trên da và kháng khuẩn nhẹ. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm cảm giác đau rát khi lấy phần da bong ra.

Điều trị toàn thân Eczema bằng thuốc uống

Bên cạnh các thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống nếu người bệnh bị eczema lan tỏa, các triệu chứng bùng phát mạnh mẽ hoặc có nguy cơ bội nhiễm cao.

Điều trị toàn thân Eczema bằng thuốc uống 1
Người bệnh cần uống thuốc nếu có nhiều triệu chứng nặng

Những thuốc điều trị toàn thân thường được kê đơn gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Phổ biến là Cephalosporin hoặc Amoxicillin. Thuốc được dùng khi eczema nhiễm khuẩn, thường là Staphylococcus aureus. Liệu trình thuốc thường kéo dài 7 – 10 ngày liên tục. Người bệnh cần tuân thủ thời gian uống thuốc để tránh kháng thuốc và hạn chế tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng histamine: Chủ yếu là nhóm kháng histamin thế hệ I và II. Thuốc giúp ức chế quá trình giải phóng histamin từ đó giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, chóng mặt, mất tập trung,… Vì vậy, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc khi lái xe, làm việc, học tập,…
  • Thuốc corticosteroid: Thường là prednisolone liều 0,5mg/ kg/ ngày x 3 ngày. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, giảm nhanh triệu chứng: ngứa ngáy, sưng tấy, nóng đỏ. Tuy nhiên, thuốc gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ sử dụng dưới giám sát của bác sĩ.
  • Thuốc kháng nấm: Phổ biến là các thuốc: griseofulvin, ketoconazole, itraconazole. Thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm ở bệnh nhân eczema hiệu quả. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây tác dụng phụ lên gan, thận và chức năng sinh lý nam,…
  • Thuốc kháng virus: Điển hình như thuốc Acyclovir. Thuốc thường được chỉ định trong vòng 72 giờ kể từ khi phát sinh tổn thương do virus. Thuốc giúp ức chế sự phát triển của virus, từ đó ngăn cản tổn thương mở rộng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như: buồn nôn, chóng mặt, ảo giác,…
Mặc dù mang đến hiệu quả điều trị eczema rõ ràng nhưng thuốc Tây lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, đối với bệnh eczema hay tái phát, phải dùng thuốc thường xuyên thì nguy cơ gặp phải tác dụng phụ lại càng cao. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định được bác sĩ đưa ra để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.

☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc trị Eczema sử dụng như thế nào?

Chữa Eczema trong y học cổ truyền

Một lựa chọn khác để chữa Eczema là áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền. Ưu điểm của phương pháp này là độ an toàn cao, lành tính và ít tác dụng phụ. Đây cũng là lý do những bệnh nhân Eczema mãn tính thường lựa chọn cách chữa này.

Chữa Eczema trong y học cổ truyền 1
Bài thuốc Y học cổ truyền phù hợp với eczema nhẹ

Tuy nhiên, các bài thuốc cổ truyền chữa eczema thường phải chế biến kỳ công và tác dụng chậm. Vì vậy, phương pháp này thường phù hợp với những người có nhiều thời gian và triệu chứng không quá nặng. Một số bài thuốc chữa eczema được đánh giá cao như:

  • Bài thuốc 1: Gồm các thành phần: bạc hà, thương truật, xa tiền, khổ sâm, phục linh, hoàng bá, sinh địa, mộc thông, bạch tiễn tỳ, ngưu bàng tử. Người bệnh lấy thuốc sắc và uống 3 lần/ ngày.
  • Bài thuốc 2: Cần dùng: bạc hà, mộc thông, khổ sâm, bạch tiễn bì, phục linh, ngưu bàng tử, hoàng liên, xa tiền, sinh địa, hoàng bá, thương truật. Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc và chia làm 3 lần uống.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị: cam thảo đất, kinh giới, ké đầu ngựa, hoa bồ công anh, củ kim cang, cỏ mần trầu. Bạn lấy đủ thành phần và đem sắc uống mỗi ngày.
Tùy vào thể trạng của người bệnh mà thầy thuốc có thể gia giảm số lượng và hàm lượng dược liệu trong các bài thuốc trên đây. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý bốc thuốc mà nên thăm khám tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được bác sĩ kê đơn, bốc thuốc phù hợp.

☛ Tham khảo chi tiết hơn: Chữa eczema bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị eczema kết hợp chăm sóc để đạt hiệu quả

Chăm sóc da đúng cách không chỉ giúp tăng hiệu quả điều trị eczema mà còn góp phần hạn chế số lần bệnh tái phát.

Điều trị eczema kết hợp chăm sóc để đạt hiệu quả 1
Tắm nước ấm giúp da giữ được độ ẩm

Dưới đây là một số lời khuyên mà bác sĩ da liễu dành cho bạn:

  • Tắm nước ấm: Thói quen này giúp da giữ được độ ẩm tốt hơn, tránh bị khô và bong tróc. Cùng với đó, bạn nên dùng khăn bông mềm thấm khô da thay vì để da khô tự nhiên.
  • Thoa dưỡng ẩm: Nên thực hiện trong vòng 3 phút sau khi tắm để khóa ẩm cho da tốt hơn. Bạn cũng nên dưỡng ẩm bằng các sản phẩm được bào chế dưới dạng kem tan nhanh để dưỡng ẩm tốt mà không gây bí da. Ngoài ra, việc dưỡng ẩm cũng nên được lặp lại 2 – 3 lần/ ngày để đảm bảo da không bị khô, ráp.
  • Lựa chọn chất vải phù hợp: Tốt nhất là chất liệu cotton mềm mại, thấm hút tốt và thoáng khí. Chất liệu này sẽ hạn chế gây kích ứng cho da và tránh khiến da bị ẩm hay bí bách.
  • Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phòng: Bạn nên tránh để phòng quá lạnh, quá nóng, quá khô hoặc quá ẩm. Những điều này có thể khiến da bị kích ứng và làm triệu chứng eczema trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể trang bị điều hòa, máy tạo độ ẩm để giữ cho căn phòng của mình luôn mát mẻ, khô thoáng.
  • Không dùng chất tẩy mạnh: Bạn cần tránh sử dụng sữa tắm có độ pH cao hoặc các loại xà phòng chứa chất làm mềm vải, chất tạo mùi hương. Những sản phẩm này có thể gây dị ứng cho da, làm nặng thêm tình trạng eczema hoặc khiến bệnh tái phát.
  • Tránh cào gãi da: Hành động gãi ngứa có thể vô tình làm tăng tổn thương trên da và kéo theo các loại vi trùng tấn công vào các vết tổn thương. Vì vậy, bạn hãy loại bỏ thói quen xấu này.
  • Điều chỉnh chế độ ăn: Bạn cần loại bỏ những thực phẩm dễ gây dị ứng ra khỏi thực đơn của mình. Bên cạnh đó, hãy tăng bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng để giúp các tổn thương trên da lành lại nhanh hơn.
  • Giữ vệ sinh không gian sống: Hãy vệ sinh ngôi nhà của bạn thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các loại vi khuẩn, virus. Điều này không chỉ giúp bạn giảm được nguy cơ nhiễm trùng mà còn giúp bạn thoải mái hơn, hỗ trợ bệnh lành lại nhanh chóng.
Đa số người bệnh đều tập trung quá nhiều vào các loại thuốc điều trị eczema mà không nghĩ rằng chăm sóc da đúng cách cũng là phương pháp trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn cũng từng bỏ qua những lưu ý trên đây, hãy điều chỉnh lại để nhận được những tác động tích cực với bệnh tình của mình.

Sodermix – Bí quyết trị eczema hiệu quả từ tự nhiên

Tác dụng phụ của thuốc Tây vẫn là luôn là mối lo thường trực của người bệnh Eczema. Thế nhưng, vấn đề này hiện đã được giải quyết hoàn toàn nhờ kem trị bôi Sodermix. Đây là sản phẩm trị eczema nhập khẩu từ Pháp, có thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa Corticoid.

Sodermix - Bí quyết trị eczema hiệu quả từ tự nhiên 1
Sodermix giúp kiểm soát nhanh chóng triệu chứng do eczema gây ra

Tác dụng trị eczema của Sodermix được tạo ra thông qua hoạt động của enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh có trong chiết xuất cà chua xanh. Khi vào cơ thể, enzyme SOD giúp trung hòa gốc tự do, ức chế phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Nhờ đó, các các triệu chứng: ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy trong giai đoạn cấp tính của eczema được kiểm soát nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Sodermix còn được bổ sung tinh chất quả bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp dưỡng ẩm cho da, kích thích các tổn thương trên da lành lại nhanh hơn. Sản phẩm được bào chế dưới dạng kem tan nhanh giúp thẩm thấu vào da nhanh chóng, dưỡng ẩm mà không gây bí bách.

Sodermix - Bí quyết trị eczema hiệu quả từ tự nhiên 2
Tác dụng trị eczema của Sodermix đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng

Đặc biệt, Sodermix đã chứng minh hiệu quả điều trị eczema (viêm da cơ địa) thông qua thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Khoa Da liễu và Thẩm mỹ Đại học Y khoa Quốc gia Donetsk – Ukraine. Kết quả thử nghiệm cho thấy, sản phẩm giúp 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 3 tuần điều trị. Nhờ kết quả này, Sodermix có thể được dùng như một liệu pháp thay thế corticoid mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Sodermix còn được giới chuyên môn đánh giá cao bởi thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa corticoid có thể dùng được cho mọi đối tượng như: trẻ em, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Bởi vậy, sản phẩm được hơn 5000 nhà thuốc và các bệnh viện lớn trên toàn quốc lựa chọn để tư vấn cho bệnh nhân eczema.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

Điều trị eczema là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nghiêm túc của người bệnh. Bạn không nên quá nôn nóng, muốn điều trị bệnh nhanh chóng mà bỏ qua lời khuyên của bác sĩ để sử dụng những loại thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu bệnh và tuân thủ đúng chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra. Chỉ có như vậy, việc điều trị eczema mới có thể đạt được hiệu quả cao và bền vững.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/14417#causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/diagnosis-treatment/drc-20353279

https://bvag.com.vn/wp-content/uploads/2013/01/k2_attachments_PHAC-DO-KHOA-DA-LIEU-2012.pdf

https://syt.baclieu.gov.vn/-/benh-eczema

https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-da-li%E1%BB%85u/vi%C3%AAm-da/vi%C3%AAm-da-c%C6%A1-%C4%91%E1%BB%8Ba-eczema

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...