[Giải đáp] Bệnh á sừng có di truyền không? Có lây không?

Chào bác sĩ, Em trước đây có bị á sừng và thỉnh thoảng khi thời tiết hanh khô bệnh lại hay tái phát. Hiện tại em đang mang thai, rất lo lắng không biết bệnh á sừng có di truyền không? Và nếu sau này á sừng tái phát khi em chăm sóc con thì bé có bị lây không? Mong bác sĩ giải đáp.

Thanh Tâm - Sơn La

Trả lời

Chào bạn Thanh Tâm, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc, lo lắng đang gặp phải về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, các chuyên gia da liễu của Sodermix.vn xin được giải đáp cụ thể như sau:

Một vài thông tin cơ bản về bệnh á sừng

Á sừng là một bệnh da liễu thường gặp thuộc nhóm viêm da cơ địa. Bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào từng mùa. Chẳng hạn trong mùa hè, á sừng có biểu hiện ngứa ngáy, nổi mụn nước, da đầu ngón tay bị bệnh có thể bong tróc thành từng mảng, móng tay trở nên xù xì, lồi lõm. Còn vào mùa đông, thời tiết hanh khô, người bệnh á sừng sẽ thấy vùng da tổn thương trở nên khô ráp, nứt nẻ, thậm chí là rướm máu. Á sừng được xem là bệnh lý dễ tái phát với các triệu chứng dai dẳng, tiến triển mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh á sừng vẫn chưa xác định được rõ ràng, nhưng các nghiên cứu cho thấy một số yếu tố dưới đây có thể làm bùng phát bệnh hoặc khiến các triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn:
  • Thời tiết nóng ẩm/khô hanh
  • Di truyền từ bố mẹ, người thân trong gia đình
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Tiếp xúc hóa chất độc hại
  • Thiếu hụt dinh dưỡng khiến chức năng da suy giảm.
Á sừng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, gót chân, đầu ngón tay,... Trẻ nhỏ, người già, người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất là những đối tượng dễ bị bệnh á sừng. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đời sống và thẩm mỹ của người mắc. Nếu không xử lý kịp thời, đúng cách bệnh có thể gây những biến chứng khó lường như bội nhiễm da, nhiễm trùng máu, suy giảm chức năng bảo vệ của da,... ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh á sừng: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị!

Bệnh á sừng có lây không?

Vì những biểu hiện nhìn khá "đáng sợ" trên bề mặt da nên câu hỏi "Bệnh á sừng có lây không?" được khá nhiều người quan tâm. Câu trả lời của câu hỏi này như sau: Bệnh á sừng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc thông thường. Ngay cả khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thì khả năng lây nhiễm cũng là không. Lý do vì:
  • Thứ nhất, căn nguyên gây bệnh á sừng xuất phát từ yếu tố di truyền, cơ địa và các tác nhân từ bên ngoài khác như nhiệt độ, thời tiết, hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus nên bệnh không có năng lây nhiễm.
  • Thứ hai, cơ chế bùng phát á sừng liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn và chức năng dưỡng ẩm tự nhiên của da. Khi độ ẩm xuống thấp, cản trở quá trình chuyển hóa sừng gây nên các triệu chứng bệnh.
Như vậy, sự hình thành, khởi phát bệnh á sừng không có liên quan gì tới yếu tố có khả năng lây nhiễm nên người bệnh hoàn toàn có thể sống bình thường mà không phải lo lắng lây cho người khác. Ngược lại, mọi người xung quanh cũng không nên kiêng dè, kỳ thị khi tiếp xúc với người bị á sừng. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh á sừng có lây không, làm sao để phòng tránh?

Bệnh á sừng có di truyền không?

"Bệnh á sừng có di truyền không?" không chỉ là nỗi lo lắng của bạn Thanh Tâm mà đây còn là câu hỏi rất nhiều người muốn giải đáp. Về vấn đề này, chuyên gia da liễu trả lời như sau: Á sừng là một bệnh có tính di truyền. Các số liệu nghiên cứu cho thấy có khoảng 72% số bệnh nhân mắc á sừng có người thân trong thế hệ cận huyết cũng bị mắc căn bệnh này hoặc các bệnh lý viêm da cơ địa khác. Ngoài các số liệu thống kê, các nhà nghiên cứu về gen di truyền cũng cho thấy bệnh á sừng có tính di truyền rất cao. Cụ thể: Nếu bố hoặc mẹ bị mắc bệnh á sừng hoặc có tiền sử mắc á sừng thì nguy cơ con cái cũng bị mắc chứng bệnh này là rất cao, lên tới 45%. Đặc biệt, nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ này có thể tăng đến 50%. Đây chính là lời lý giải cho vấn đề tại sao á sừng không lây nhiễm nhưng nhiều người trong cùng một gia đình lại đều mắc bệnh. Tuy á sừng có thể di truyền từ bố mẹ sang cho con cái nhưng bạn Thanh Tâm đừng quá lo lắng, nếu chúng ta chăm sóc bảo vệ da tốt, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích thì á sừng sẽ có ít cơ hội xuất hiện hơn. Dưới đây là một số cách phòng ngừa, hạn chế mắc á sừng hiệu quả, bạn có thể tham khảo nhé. ☛ Có thể bạn quan tâm: Á sừng có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi?

Phòng ngừa, hạn chế mắc bệnh á sừng

thoa-kem-duong-am-da Để hạn chế mắc á sừng hoặc phòng ngừa bệnh tái phát, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da của bản thân. Dưới đây là một số lưu ý:
  • Dưỡng ẩm da cho da thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô hoặc sau khi tắm xong. Nên lựa chọn các loại kem có thành phần lành tính, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu trong quá trình sử dụng mà gặp dấu hiệu bất thường thì ngưng lại ngay, sau đó đi khám bác sĩ và tìm loại khác phù hợp hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da mà còn cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng da.
  • Cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất,... Trong trường hợp cần thiết thì phải đeo gang tay, tránh để tay bị ướt hoặc tiếp xúc với nhiều nước.
  • Lưu ý khi lựa chọn các loại sữa tắm, dầu gội. Nên chọn những sản phẩm chiết xuất thảo dược, không chứa các thành phần dễ gây kích ứng da.
  • Trời nóng cần chú ý mặc trang phục thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, giữ da luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ các loại rau xanh, trái cây tươi, đồng thời cung cấp những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng.
  • Cần kiêng những đồ ăn cay nóng, đồ uống có gas, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thịt bò,...
  • Có thể sử dụng các sản phẩm bổ trợ chức năng, cung cấp vitamin giúp tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc á sừng.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh để căng thẳng, stress kéo dài.
  • Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường trên da cần đi thăm khám và có phương pháp xử lý sớm, không để bệnh tiến triển nặng khiến việc điều trị gặp khó khăn, đồng thời dễ gây các biến chứng nguy hiểm.

Kết luận

Trên đây là câu trả lời đầy đủ cho vấn đề Bệnh á sừng có di truyền không? có lây không? Hi vọng với những thông tin này, bạn Thanh Tâm không còn phải vướng bận và lo lắng về chứng bệnh á sừng đang gặp phải nữa. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chứng bệnh này, bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé.

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...