Tổ đỉa lòng bàn tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tổ đỉa lòng bàn tay gây phiền toái cho người bệnh, gây mất thẩm mỹ kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Cùng Sodermix.vn tìm hiểu về chứng bệnh này, nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến tổ đỉa lòng bàn tay

Tổ đỉa lòng bàn tay là một thể bệnh của chàm, biểu hiện đặc trưng là các mụn nước có khích thước nhỏ nằm sâu dưới da lòng bàn tay, không vượt quá lằn cổ tay, kèm theo đó bệnh nhân có cảm giác ngứa nhiều.

Tổ đỉa lòng bàn tay là bệnh khá phổ biến trong tổng số các bệnh ngoài da ở tay đến khám tại các phòng khám da liễu. Bệnh gặp cả ở hai giới, trong đó nữ gặp nhiều hơn nam và gặp ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, tuy nhiên có một số yếu tố được cho là nguy cơ cao dẫn đến mắc bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: bệnh tổ đỉa lòng bàn tay là một trong những bệnh có sự tham gia của yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh tổ đỉa hoặc các bệnh da liễu khác thì nguy cơ bị bệnh cao hơn, có thể lên tới 50%.
  • Cơ địa: những người có yếu tố cơ địa dị ứng, mãn cảm, sức đề kháng cơ thể giảm, mắc các bệnh lí mạn tính,… cũng ảnh hưởng đến bệnh.
  • Căng thẳng thần kinh, stress, các sang chấn về tinh thần góp phần khởi phát bệnh và khiến bệnh ngày càng nặng nề hơn.
  • Do vi khuẩn, nấm từ đất, nước bị ô nhiễm xâm nhập qua da, vào gây bệnh ở các nếp gấp, kẽ bàn tay khi không rửa sạch.
  • Các yếu tố môi trường: các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, các chất hóa học (như xà phòng, nước rửa bát, chất tẩy rửa,…), các yếu tố vật lý ( như tia laser, tia tử ngoại,…), thức ăn, sự thay đổi điều kiện thời tiết khí hậu, các chất phát sinh trong môi trường sống là những yếu tố làm suy giảm hàng rào bảo vệ của da lòng bàn tay, khiến hình thành tổ đỉa.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: cường thần kinh giao cảm gây tăng tiết mồ hôi nhiều đặc biệt ở lòng bàn tay tạo cơ hội mắc bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là các mỹ phẩm, bàn tay tiếp xúc nhiều với các thuốc ngoài da làm tổn thương hàng rào bảo vệ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
1. Nguyên nhân dẫn đến tổ đỉa lòng bàn tay 1
Lòng bàn tay khô, nứt nẻ, bong tróc vảy sau khi tiếp xúc với xà phòng là yếu tố dễ khởi phát bệnh tổ đỉa.

Tóm lại, tổ đỉa lòng bàn tay có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau phối hợp gây nên. Dù bất kể nguyên nhân nào thì biểu hiện trên lòng bàn tay là tương đối giống nhau.

☛ Tham khảo đầy đủ: Top nguyên nhân gây tổ đỉa hàng đầu!

2. Tổ đỉa lòng bàn tay có những biểu hiện nào?

Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) là một thể bệnh đặc biệt của chàm. Vị trí thường gặp là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mé các ngón tay, mé các ngón chân, không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.

Bệnh thường có các biểu hiện đặc trưng sau:

  • Tổn thương là những mụn nước: các mụn nước có kích thước to nhỏ khác nhau, thường không quá 3mm. Nằm sâu dưới da lòng bàn tay, chỉ hơi gồ lên bề mặt da, không vỡ. Chúng có thể kết hợp với nhau và tạo thành những bọng nước có kích thước lớn hơn.
  • Ngứa: tại vùng da nổi mụn nước có thể kèm theo cảm giác ngứa rát, một số trường hợp có xuất hiện đau hoặc không có cảm giác gì khác thường. Tình trạng ngứa càng tăng khi tiếp xúc với các hóa chất, chất kích thích.
  • Khô da, nứt da: khi mụn nước bị vỡ sẽ giải phóng các chất dịch chứa trong đó, dần khô lại, đóng vảy rồi bong đi. Vùng da lòng bàn tay sau đó dần trở nên khô, nứt nẻ gây đau, mất thẩm mĩ, nhạy cảm hơn với các chất gây kích ứng da tay.
  • Móng tay có thể bị biến dạng: khi bệnh chuyển biến nặng gây viêm hạch bạch huyết, hạch to lên gây nên tình trạng biến dạng móng, móng tay trở nên dày, cứng, khô.
2. Tổ đỉa lòng bàn tay có những biểu hiện nào? 1
Các mụn nước nhỏ nằm sâu dưới da vùng ngón tay trong bệnh tổ đỉa bàn tay.

☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu cảnh báo tổ đỉa

3. Những thể tổ đỉa lòng bàn tay có thể gặp

Tổ đỉa được chia thành nhiều thể khác nhau tùy theo biểu hiện bệnh mà phân ra như sau:

  • Tổ đỉa lòng bàn tay thể giản đơn: là thể bệnh thường gặp, xuất hiện ở lòng bàn tay trước tiên. Biểu hiện của thể này nhẹ nhàng, có các mụn nước nhỏ kèm theo ngứa vừa.
  • Thể nhiễm khuẩn: các mụn nước bị vi khuẩn xâm nhập dần hóa mủ, mụn mủ có màu đục, vàng,… tùy vào loại vi khuẩn. Có thể có sốt nhẹ, người mệt mỏi.
  • Thể bọng nước: thường gặp ở những người có tiếp xúc với các hóa chất như nước rửa bát, lau nhà, xà phòng… Khác với 2 thể trước, mụn nước to hơn, kích thước bằng hạt đậu, hạt ngô, có khi to hơn, dễ vỡ hơn.
  • Thể khô: thể này không có các mụn nước đặc trưng, thay vào đó là các mụn khô, da ngứa nhiều, đỏ rát, tróc vảy.
3. Những thể tổ đỉa lòng bàn tay có thể gặp 1
Bàn tay có nhiều bọng nước kích thước khác nhau, một số chứa dịch mủ đục.

4. Bệnh tổ đỉa lòng bàn tay có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa là bệnh da liễu, không nguy hiểm, không thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, chăm sóc vùng da bị bệnh sạch sẽ thì bệnh thường khỏi sau 3-4 tuần điều trị.

Tuy nhiên, bệnh khó có thể loại bỏ hoàn toàn, tái đi tái lại nhiều lần gây ra nhiều phiền toái. Do đó bạn cần phải tuân thủ đúng phương pháp điều trị kết hợp với các biện pháp phòng bệnh.

Trong trường hợp điều trị bệnh không đúng cách hoặc không biết cách chăm sóc, vệ sinh da bàn tay sẽ dễ dẫn đến tình trạng bệnh nặng nề hơn thường gặp là:

  • Mụn nước phát triển ngày càng lớn thành bọng nước như mụn phỏng phồng rộp trên da. Cảm giác ngứa rát, đau tăng lên làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động mà cần hoạt nhiều của bàn tay.
  • Nhiễm trùng da: biểu hiện trên da là các mụn nước gây ngứa. Người bệnh có xu hướng gãi nhiều làm mụn vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da hoặc từ ngoài môi trường xâm nhập vào gây nhiễm trùng, da lâu lành hơn.
  • Gây mất thẩm mĩ: khi mụn nước vỡ, da lòng bàn tay dần khô ráp, nứt nẻ, sần sùi làm giảm tính thẩm mĩ. Khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp đồng thời cũng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
4. Bệnh tổ đỉa lòng bàn tay có nguy hiểm không? 1
Mụn nước lòng bàn tay bị nhiễm khuẩn hóa mủ đục.

5. Điều trị bệnh tổ đỉa lòng bàn tay

Để điều trị bệnh tổ đỉa lòng bàn tay đạt hiệu quả cao nhất, việc phát hiện sớm bệnh cũng như giai đoạn tiến triển bệnh có vai trò quan trọng lớn. Việc lựa chọn đúng phương pháp trị bệnh phụ thuộc vào từng người.

Cách chữa dân gian

Một số mẹo dân gian được truyền tai nhau áp dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa lòng bàn tay. Tuy nhiên, chữa tổ đỉa bằng dân gian chỉ phù hợp với thể bệnh nhẹ, hiệu quả tuy chậm nhưng khá an toàn.

Một số cách có thể dùng là:

Sử dụng lá trầu không: lá trầu không là loại lá chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng hiệu quả. Nếu sử dụng đúng cách sẽ đem lại cho bạn làn da đẹp, mịn màng. Cách làm như sau: rửa sạch lá trầu không rồi vò nát lá rồi đem đun sôi với nước trong 15 phút. Chờ nước nguội thì ngâm tay trong 10-15 phút, không cần rửa lại.

Nước cốt chanh: chứa nhiều acid tự nhiên, Vitamin C có tác dụng sát khuẩn, làm thông thoáng da. Tuy nhiên nước chanh sẽ gây sót cho da nếu mụn bị vỡ, da có vết nứt nẻ. Lấy  nước cốt chanh pha chút nước ấm bôi lên vùng da bệnh và để trong vòng 10 phút sau đó rửa lại với nước. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Muối tinh: pha muối với nước sẽ tạo ra dung dịch có tính sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Sử dụng dung dịch này để ngâm tay ngày 2 lần hoặc đem muối tinh rang nóng lên rồi bọc trong túi vải, chườm lên lòng bàn tay. Thực hiện ngày 1-2 lần sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.

☛ Tham khảo đầy đủ: Bật mí cách chữa tổ đỉa bằng dân gian hiệu quả

Cách chữa dân gian 1
Ứng dụng các nguyên liệu trong tự nhiên có tác dụng giảm biểu hiện bệnh rõ rệt.

Biện pháp dân gian sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, dễ tìm, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng các mẹo trên mà không đảm bảo đạt vệ sinh sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn, dễ dẫn đến mụn nước nhiễm trùng hóa mủ.

Thuốc bôi tại chỗ

Thuốc bôi tại chỗ dùng để điều trị triệu chứng, không loại bỏ được nguyên nhân. Dựa theo tình trạng biểu hiện bệnh ở vùng lòng bàn tay mà lựa chọn các thuốc phù hợp.

  • Nếu trên da có mụn nước: sử dụng các dung dịch giúp làm se khô, sát trùng nhẹ như dung dịch Rivanol 1%, xanh methylen,… chấm lên bề mặt các mụn nước
  • Nếu các mụn nước vỡ, đóng vảy tiết: sử dụng các loại kem có tác dụng chống viêm, kháng sinh như kem corticoid, kem kẽm,…
  • Kết hợp với các thuốc điều trị trên, bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để da lòng bàn tay không bị khô rát, nứt nẻ.

☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt?

Các loại thuốc bôi tại chỗ giúp làm giảm mụn nước, chống viêm, giảm cảm giác ngứa rõ rệt, giá thành tương đối rẻ, được bán tại nhiều nhà thuốc. Nhưng nếu dùng thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh ở lòng bàn tay thì sẽ không đạt hiệu quả cao, về lâu dài sẽ điều trị càng khó khăn hơn.

Điều trị toàn thân

Điều trị toàn thân được chỉ định trong các trường hợp bàn tay đau, ngứa nhiều, sốt hoặc tình trạng bệnh nặng hơn, có nhiễm trùng.

  • Dùng các thuốc kháng histamin các thế hệ 1, thế hệ 2 như clorpheniramin, loratadin, dimedrol,…
  • Khi có nhiễm khuẩn sử dụng thêm kháng sinh đường uống hoặc tiêm như erythromycin, gentamycin,…
  • Thuốc chống viêm corticoid trong các trường hợp nặng, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Liều giảm dần cho đến khi khỏi bệnh.

Các thuốc dùng toàn thân thường ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, thận. Vì vậy chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, thận trọng ở những người mắc bệnh gan, thận như viêm gan, suy thận,…

Điều trị toàn thân 1
Sử dụng các loại thuốc hạ sốt, kháng histamin, kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh
Lưu ý: Các thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân cần được sử dụng theo đúng chỉ định, liều dùng của bác sĩ, tránh lạm dụng, tự ý dùng thuốc không đúng.

6. Sodermix – bí kíp tạm biệt chàm tổ đỉa

Sản phẩm Sodermix được xem là vị cứu tinh cho những người đang gặp các vấn đề về tổ đỉa lòng bàn tay, loay hoay không biết cách lựa chọn sản phẩm kem bôi nào phù hợp hiệu quả mà an toàn. Rất nhiều bạn sau khi sử dụng sản phẩm đã phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị cũng như phòng tái phát tổ đỉa.

Sodermix có nguồn gốc từ Pháp, được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Qua quá trình kiểm nghiệm khắt khe, các thử nghiệm lâm sàng, Sodermix được bộ y tế cấp phép bán trên thị trường toàn quốc đến tay người tiêu dùng.

6. Sodermix - bí kíp tạm biệt chàm tổ đỉa 1
Sodermix cream hiệu quả trong phòng và điều trị tổ đỉa lòng bàn tay.

Điểm nổi bật của sản phẩm này là có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – được chiết xuất từ trái cà chua xanh có tác dụng:

  • Chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ.
  • Ức chế tăng sinh Collagen.
  • Dưỡng ẩm, giảm bong tróc, tái tạo lại vùng da tổn thương.

Đặc biệt, Sodermix không chứa corticoid, hạn chế tối đa tác dụng phụ mà vẫn giữ được hiệu quả điều trị. Sử dụng sản phẩm đều đặn sau 2-3 ngày sẽ thấy lòng bàn tay giảm ngứa, giảm mọc mụn nước. Sau 2-3 tháng có tác dụng phòng bệnh tổ đỉa tái phát.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

6. Biện pháp dự phòng tổ đỉa lòng bàn tay hiệu quả

Bệnh tổ đỉa lòng bàn tay là bệnh mạn tính, tái phát đi tái phát lại nhiều lần nhưng bạn cũng có thể phòng tránh bằng cách biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, các chất tẩy rửa bằng cách sử dụng găng tay, các đồ bảo hộ để các chất này không tiếp xúc trực tiếp với tay.
  • Sử dụng các loại nước rửa bát, xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, an toàn phù hợp cho da, tránh gây kích ứng khi sử dụng.
  • Giữ gìn vệ sinh da tay sạch sẽ nhất là sau khi tiếp xúc với đất, nước bẩn.
  • Trong trường hợp lòng bàn tay tiết nhiều mồ hôi cần phải được điều trị, tránh gây bít tắc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện.
  • Tránh căng thẳng, stress, lựa chọn phương thức giải trí phù hợp.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng.
  • Thực hiện nghiêm túc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được cắt ngang giữa chừng.
6. Biện pháp dự phòng tổ đỉa lòng bàn tay hiệu quả 1
Hạn chế để tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại.

Tóm lại, bệnh tổ đỉa lòng bàn tay là bệnh khá phổ biến, hay tái phát dai dẳng gây khó khăn cho điều trị, phiền toái cho người bệnh. Bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này để có cái nhìn đúng đắn hơn cũng như có phương pháp ngăn chặn bệnh hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm,  bạn hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp.

Tài liệu tham khảo

  • https://soyte.ninhbinh.gov.vn/soyte-ninhbinh/1217/27199/46398/170253/Y-hoc-co-truyen/Benh-to-dia–Nguyen-nhan–Bieu-hien–Cach-phong-ngua.aspx
  • https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cham-to-dia-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-1371
  • https://benhvienthucuc.vn/thuoc-tri-benh-cham-to-dia/
  • https://benhvienthucuc.vn/cach-chua-benh-cham-to-dia/

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...