Tổ đỉa ở môi gây khó chịu? Tìm hiểu ngay!

Tổ đỉa ở bất kì vị trí nào đều gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Trong đó, tổ đỉa ở môi hiếm gặp hơn nhưng cũng được coi là một “cơn ác mộng” do làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân rất tự ti. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về tình trạng tổ đỉa ở môi thì hãy tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

Tổ đỉa ở môi – tình trạng ít gặp!

Tổ đỉa là một bệnh lý viêm da cơ địa, thuộc thể Chàm – Eczema. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước li ti dưới da kèm theo tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt gây khó chịu cho người bệnh.

Tổ đỉa ở môi - tình trạng ít gặp! 1
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở môi

Tổ đỉa là bệnh lý ngoài da phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện ở ngón tay, chân, gan bàn tay, bàn chân… nhưng lại hiếm gặp ở môi. Tuy vậy, dù ở vị trí nào thì đây vẫn là một căn bệnh khó chịu, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt với vùng da môi có đặc điểm: mỏng, thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, môi trường… khiến bệnh kéo dài, dễ tái phát và cần điều trị lâu dài.

Đâu là nguyên nhân gây tổ đỉa ở môi?

Tổ đỉa ở môi hay bất kì vị trí nào đều gây ra do những nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Tổ đỉa không phải căn bệnh Theo thống kê, có đến 50% số người mắc bệnh tổ đỉa có nguyên nhân là do di truyền. Nếu gia đình có bố mẹ mắc bệnh tổ đỉa, tỉ lệ mắc bệnh ở con có thể lên đến 47%.
  • Dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết là nguyên nhân khởi phát nhiều biểu hiện bệnh lý như mẩn ngứa, mề đay, tổ đỉa… Bất kì thay đổi đột ngột nào của thời tiết, quá nóng ẩm hoặc quá khô lạnh đều có thể dẫn tới bùng phát bệnh.
  • Nguyên nhân cơ địa: Với bệnh nhân có sức khỏe yếu, lối sống không lành mạnh hoặc đang mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh gan thận, HIV cũng dễ bị mắc bệnh tổ đỉa ở môi.
  • Sử dụng thuốc, mỹ phẩm: Việc sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách có thể gây hại đến hàng rào bảo vệ da, từ đó tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa hình thành và tiến triển ở môi.
  • Vi khuẩn gây tổ đỉa: Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý ngoài da như tổ đỉa. Chúng có thể tồn tại trong bùn đất, nước bẩn và cả môi trường thiếu vệ sinh, bầu không khí ô nhiễm.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress lâu ngày khiến bệnh nhân mất ngủ, suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm. Đó là những yếu tố thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh tổ đỉa có cơ hội xâm nhập, làm bùng phát bệnh.

Triệu chứng tổ đỉa ở môi có gì khác?

Triệu chứng tổ đỉa ở môi có gì khác? 1
Hình ảnh triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Mặc dù xuất hiện ở môi những các triệu chứng của bệnh cũng tương tự như bệnh tổ địa ở các vị trí khác trong cơ thể. Bệnh có những biểu hiện sau:

  • Nổi mụn nước: Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là những mụn nước trắng, li ti có kích thước từ 2 – 3 mm xuất hiện thành từng đám dưới da môi. Khi sờ vào, bệnh nhân có cảm giác hơi cứng. Mụn nước có thể vỡ và chảy dịch gây cảm giác đau rát.
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: Bệnh nhân liên tục cảm thấy cực kì ngứa ngáy, bứt rứt ở vùng môi bị tổ đỉa. Khi gãi nhiều, bạn còn có thể cảm thấy đau nhưng cơn ngứa vẫn không giảm.
  • Da bị đỏ: Vùng da ở môi mỏng và có nhiều mạch máu, khi nổi mụn nước do tổ đỉa có thể xuất hiểm mảng đỏ ửng, sưng tấy.
  • Nóng, sốt: Trong một vài trường hợp bệnh nặng, có thể kèm bội nhiễm, bệnh nhân có thể bị sốt.

Tổ đỉa ở môi có nguy hiểm không?

Tổ đỉa được đánh giá là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đem đến nhiều phiền phức trong cuộc sống. Đặc biệt với tổ đỉa xuất hiện ở môi – vùng da vừa đóng vai trò thẩm mĩ, vừa là nơi tiếp xúc thức ăn và nói chuyện hằng ngày.

Bị tổ đỉa ở môi ban đầu chỉ gây ngứa, khó chịu cho người bệnh. Sau đó, khi những nốt mụn xấu xí khô và xẹp xuống sẽ hình thành vảy da màu trắng, bóng tróc sần sùi trên da, khiến nhiều người tự ti, e ngại trong giao tiếp hằng ngày.

Song song với điều đó, môi còn là vị trí thường xuyên cử động khiến bệnh tổ đỉa ở môi thường xuyên tái phát.

Vùng da môi cũng là nơi rất dễ nhiễm khuẩn. Với bệnh nhân bị tổ đỉa có kèm theo tổn thương có thể xuất hiện bội nhiễm với biểu hiện là lở loét, chảy mủ, nhầy… gây nguy hiểm với sức khỏe người bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh tổ đỉa ở môi thường khó điều trị, dễ tái phát. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào của bệnh lý này, bệnh nhân cần đi thăm khám ngay để có phương án điều trị sớm nhất.

Khi nào cần gặp bác sĩ? 1
Thăm khám và điều trị sớm giúp kiểm soát nhanh chóng bệnh, hạn chế tổ đỉa lây lan, tiến triển

Tổ đỉa được đánh giá là bệnh lý ít gây nguy hiểm, tuy vậy, với vùng da mỏng, nhạy cảm và chứa nhiều mạch máu như ở môi, bệnh lý này lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng da môi bị tổ đỉa, bạn nên đi khám ngay:

  • Tổ đỉa không kiểm soát được bằng các biện pháp đang dùng.
  • Tổ đỉa gây ngứa, đau rát… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt.
  • Tổ đỉa có kèm theo chảy mủ, sưng đỏ, sốt… nghi ngờ bội nhiễm.
  • Các tổn thương do bệnh có thể để lại sẹo trên môi.

Cách điều trị tổ đỉa ở môi

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tổ đỉa ở môi thường tái phát nhiều lần và khó điều trị được dứt điểm. Vậy nên, muốn bệnh mau khỏi, bệnh nhân cần hết sức lưu ý những vấn đề sau đây:

Hạn chế tiếp xúc

Khi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, tình trạng tổ đỉa ở môi có thể nặng hơn, tăng nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy, bệnh nhân bị tổ đỉa ở môi cần tránh tiếp xúc với:

  • Hóa chất dễ gây kích ứng: sữa rửa mặt, đồ trang điểm, thuốc… Người bệnh nên thay thế bằng các loại mỹ phẩm dịu nhẹ, lành tính cho da hoặc có thể hạn chế sử dụng mỹ phẩm tối đa
  • Các dị nguyên: khói, bụi, ô nhiễm, phấn hoa, lông động vật… có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng, làm trầm trọng hơn bệnh tổ đỉa. Khi bắt buộc phải tiếp xúc với chúng, bạn có thể đeo khẩu trang, hoặc mặc trang phục bảo hộ lao động để bảo vệ vùng da bị bệnh.
  • Thực phẩm cay, nóng: ớt, tiêu, sa tế… khi tiếp xúc với môi có thể gây đau, xót, kích thích các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở môi. Người bị bệnh tổ đỉa nên hạn chế tiếp xúc, ăn các loại thực phẩm này.

Vệ sinh sạch sẽ

Thay đổi thói quen sinh hoạt 1

Vệ sinh sạch sẽ vùng môi bị bệnh mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn… bám trên da.

Người bệnh nên tắm rửa, rửa mặt hằng ngày với loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, an toàn, có pH phù hợp với làn da để hạn chế tình trạng kích ứng. Hoặc bạn có thể rửa mặt hằng ngày với nước muối loãng hoặc nước lá trà xanh đều rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, đảm bảo môi trường sống trong lành, thoáng mát cũng làm tăng chất lượng không khí, ngăn ngừa vi khuẩn, bào tử nấm hình thành và phát triển. Từ đó, giúp người bệnh chủ động phòng ngừa tổ đỉa lan rộng, bội nhiễm.

Chườm lạnh để giảm ngứa

Chườm lạnh là phương pháp giảm ngứa đơn giản và an toàn tại nhà cho bệnh nhân tổ đỉa ở môi. Lạnh làm ức chế dây thần kinh cảm giác ở môi, hạn chế dẫn truyền cảm giác ngứa, nhờ đó giúp làm giảm khó chịu cho bệnh nhân.

Chăm sóc da môi hằng ngày

Người bệnh tổ đỉa ở môi cần duy trì thói quen chăm sóc da môi hằng ngày, vừa giúp cải thiện tình trạng khô, tróc mảng da môi, vừa làm giảm tình trạng ngứa ngáy.

Theo đó, bạn có thể sử dụng các loại mỡ bôi trơn như Vaseline, dầu khoáng… giúp giữ ẩm cho môi. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập và gây hại từ môi trường bên ngoài đến vùng da bị tổ đỉa.

Thay đổi chế độ ăn uống

Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị bệnh phù hợp, người bệnh nên chủ động xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý.

Ngoài việc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung thêm:

  • Thực phẩm giàu Vitamin A: giúp tăng cường hoạt động của tế bào Lympho. tăng sức đề kháng, hạn chế các phản ứng viêm. Một số thực phẩm giàu vitamin A như: đu đủ, rau diếp, ớt chuông, dầu cá…
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: giúp kháng Histamin, tăng cường sức đề kháng, là tiền chất cấu tạo nên Collagen giúp phục hồi vùng da bị tổn thương. Có thể kể tên một vài loại thực phẩm giàu Vitamin C: chanh, cam, quýt, ổi…
  • Thực phẩm giàu Kẽm: có chứa trong gan lợn, thịt bò, các loại hạt, ngũ cốc… Kẽm là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong hình thành hệ thống miễn dịch, tăng sinh mô tế bào, giúp làm lành nhanh tổn thương môi do tổ đỉa.
  • Uống nhiều nước: Bệnh nhân nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh tổ đỉa ở môi nên tránh là:

  • Các loại hải sản: Các Protein lạ và chất Trimethylamin có trong các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, bạch tuộc… là những tác nhân gây ra cảm giác ngứa ngáy, kích ứng trên các vùng da bị tổ đỉa.
  • Gia vị cay nóng: Như đã nhắc đến ở trên, các thực phẩm cay nóng dễ làm kích ứng môi khi tiếp xúc. Khi vào cơ thể, các loại gia vị này làm tích tụ chất độc trong gan, thận, khiến cơ thể bốc hỏa, nổi mụn, tăng cảm giác ngứa ngáy.
  • Thực phẩm giàu chất đạm: da gà, thịt chó, nhộng tằm có thể làm tăng phản ứng viêm, nặng hơn tình trạng tổ đỉa.
  • Thực phẩm nhiều đường, thức ăn sẵn nhiều dầu mỡ.
  • Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe…

Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thay đổi thói quen sinh hoạt 2

Bệnh nhân tổ đỉa ở môi cũng cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày như:

  • Không được gãi hoặc nặn các mụn nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng và lan rộng.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, tránh tự ý mua và sử dụng có thể gây tác hại với sức khỏe.
  • Thăm khám định kì nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, nhanh chóng điều trị triệt để bệnh tổ đỉa ở môi.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tái phát bệnh.

Sử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng gặp phải mà các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Có thể kể đến một số loại thuốc trị tỏ đỉa ở môi được dùng hiện nay như:

Thuốc sát khuẩn, khử trùng

Thuốc sát trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên da, nhờ đó ngăn ngừa tổ đỉa tiến triển hoặc gây ra bội nhiễm. Các dung dịch sát khuẩn thường dùng là: cồn 90 độ, dung dịch Methyl đỏ, nước muối sinh lý…

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin giúp ức chế hình thành Histamin nội sinh, vốn là tác nhân gây ra các phản ứng viêm, nổi mụn nước, ngứa ngáy ở bệnh nhân tổ đỉa. Nhờ đó, thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Thuốc bôi ngoài da Corticoid

Corticoid thường được kê đơn trong trường hợp tổ đỉa nặng, khi các biện pháp khác không kiểm soát được triệu chứng bệnh. Thuốc giúp làm lặn nhanh các mụn nước, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy. Hiện nay một số Coricoid thường được kê đơn như: Bethamethson, Prednisolon…

Corticoid là nhóm thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nên cần được dùng dưới sự theo dõi và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ. Với bệnh nhân tổ đỉa ở môi, Corticoid có thể làm mỏng da, teo da, khô da, gây cảm giác ngứa rát, thậm chí làm nặng hơn tình trạng bệnh.

Thuốc kháng sinh

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh khi kết quả chẩn đoán, xét nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị tổ đỉa có kèm theo bội nhiễm.

Việc sử dụng thuốc Tây Y có tồn tại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Với một số người có làn da nhạy cảm, thuốc Tây Y có thể gây kích ứng da, làm bệnh nặng hơn. Lúc này, bệnh nhân nên tham khảo kem bôi Sodermix – trị tổ đỉa vừa an toàn và lành tính, vừa đảm bảo hiệu quả trị bệnh.

Kem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi tổ đỉa ở môi hiệu quả

Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa ở môi hoàn toàn không chứa Corticoid, an toàn và lành tính với môi. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với cả phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm.

Kem bôi Sodermix - liệu pháp đẩy lùi tổ đỉa ở môi hiệu quả 1

Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh. Enzym này được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa do tổ đỉa ở môi. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da môi.

“BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”

Lời kết

Tổ đỉa ở môi không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì điều trị kết hợp với chế độ chăm sóc thích hợp. Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng tổ đỉa ở môi, rất mong đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào ở môi, hãy tham khám bác sĩ sớm nhất để có phương án điều trị phù hợp, nhanh chóng xóa bỏ nỗi lo tổ đỉa.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...