5 cách trị ngứa bằng lá trầu không hiệu quả ngay tại nhà!

Nhờ đặc tính chống viêm và làm dịu da, lá trầu không thường được sử dụng như một bài thuốc lành tính giúp giảm mẩn ngứa, ngừa dị ứng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 5 cách trị ngứa bằng lá trầu không cực kỳ đơn giản, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao có thể trị ngứa bằng lá trầu không?

Tại sao có thể trị ngứa bằng lá trầu không? 1
Lá trầu không là một dược liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian

Trong Đông Y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hắc. Đây là dược liệu rất quen thuộc trong đời sống, có khả năng hành khí, tán hàn, khu phong và chỉ thống. Chính vì vậy, từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng lá trầu không để chữa trị các bệnh lý ngoài da như chàm, viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng,…

Lá trầu không còn được đưa vào nghiên cứu trong y học hiện đại bởi công dụng kháng sinh đáng kinh ngạc nhờ thành phần Chavicol (một dạng phenol). Đây là một dược liệu chống viêm mạnh, nhạy cảm với nhiều loại virus trong đó có tụ cầu vàng – nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý về da.

Khi trị ngứa bằng lá trầu không, những triệu chứng kèm theo như phát ban, nổi mẩn cũng được cải thiện rõ rệt. Không chỉ dễ kiếm, dễ mua với chi phí rẻ, lá trầu không còn tương đối lành tính và an toàn, kích thích quá trình tái tạo và phục hồi da nhanh chóng.

Lá trầu không có khả năng cải thiện, chấm dứt tình trạng ngứa cấp tính. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng và không tác động đến căn nguyên gây bệnh. Để giải quyết triệt để nguyên nhân gây ngứa, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác nhất.

5 phương pháp trị ngứa bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không để trị ngứa là một phương pháp dân gian được lưu truyền rộng rãi từ nhiều thế kỷ trước. Dưới đây là 5 cách dùng lá trầu không cực kỳ hiệu quả và đơn giản mà bạn nên tham khảo:

Đắp trực tiếp lá trầu không lên da

Đắp trực tiếp lá trầu không lên da 1
Khi đắp trực tiếp lên da, các dưỡng chất có trong lá trầu không sẽ được thẩm thấu nhanh hơn

Trong lá trầu không có chứa 2 loại Phenol khác nhau là Betel Phenol và Chavicol. Đây là những hợp chất tự nhiên có tính kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa một cách nhanh chóng. Khi đắp trực tiếp lên da, những dấu hiệu kèm theo như nóng rát, sưng đỏ cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5 – 10 lá trầu tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối 10 – 15 phút để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Khi lá trầu ráo bớt nước, giã nhuyễn cùng 2g muối hạt đồng thời làm sạch và lau khô vùng da bị ngứa.
  • Đắp hỗn hợp lên vết ngứa và đợi khoảng 30 phút, rửa lại bằng nước ấm.

Để giảm thiểu tình trạng ngứa, bạn nên thực hiện phương pháp này từ 1 – 2 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày liên tục!

Tắm bằng nước lá trầu không

Tắm bằng nước lá trầu không 1
Tăm bằng nước lá trầu không giúp kháng viêm, cải thiện viêm ngứa hiệu quả

Thay vì đắp trực tiếp lên da, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước lá trầu không để tắm trong trường hợp ngứa ở nhiều vị trí, diện tích lớn như vùng lưng. Những hoạt tính sinh học cao trong lá trầu không sẽ góp phần ức chế vi sinh vật, ngăn ngừa viêm nhiễm một cách hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện phương pháp này chỉ với 3 bước:

  • Rửa sạch và ngâm 10 lá trầu không còn tươi với nước muối trong vòng 10 – 15 phút.
  • Vò nát lá trầu không và đun cùng 2 lít nước, nấu sôi trong 5 – 10 phút.
  • Đổ dung dịch ra thau, hòa cùng một ít muối tinh và nước lạnh thông thường để tắm hằng ngày.

Với bài thuốc đơn giản này, bạn chỉ cần áp dụng 1 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày là đã tình trạng ngứa ngáy đã được cải thiện đáng kể rồi đấy!

Bôi nước lá trầu không lên vùng bị ngứa

Lá trầu không được đánh giá là một loại kháng sinh tự nhiên vô cùng lành tính và an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng đặc biệt. Để trị ngứa bằng lá trầu không nhanh chóng, bạn có thể chắt nước cốt của dược liệu này rồi bôi trực tiếp lên vùng tổn thương.

Các bước làm cụ thể như sau:

  • Sử dụng khoảng 3 lá trầu tươi rồi ngâm vào nước muối từ 10 – 15 phút để sát khuẩn.
  • Giã nát lá trầu không rồi chắt lấy nước cốt, làm sạch và lau khô vùng da bị ngứa.
  • Bôi từng lớp nước lá trầu không lên da (khoảng 4 – 5 lớp) và đợi trong vòng 10 phút. Rửa sạch bằng nước ấm.

Hãy kiên trì bôi nước lá trầu không từ 3 – 4 lần mỗi ngày, duy trì 2 – 3 ngày thì tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn sẽ thuyên giảm rõ rệt!

Phối hợp lá trầu không và gừng tươi trị ngứa

Phối hợp lá trầu không và gừng tươi trị ngứa 1
Lá trầu không khi kết hợp với gừng sẽ tăng khả năng làm dịu da, giảm mẩn ngứa

Lá trầu không và gừng tươi đều chứa Cineol là một chất có tác dụng giảm ngứa, làm mát và chống viêm rất tốt. Không chỉ vậy, hoạt chất Gingerol có trong gừng tươi còn tăng khả năng giảm đau, làm dịu da cực kỳ hiệu quả.

Để kết hợp hai loại dược liệu trên, bạn cần làm theo các bước dưới đây:

  • Sơ chế khoảng 5 lá trầu tươi bằng cách rửa sạch, ngâm với nước muối trong 10 – 15 phút. Gừng tươi chuẩn bị 1 củ làm sạch, thái thành từng lát mỏng.
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá trầu không cùng gừng tươi vào đun cùng trong 5 – 10 phút.
  • Đổ nước ra thau và thêm nước sạch để tắm như bình thường.

Với mẹo dân gian này, bạn chỉ cần áp dụng 1 lần/ ngày là tình trạng ngứa đã được cải thiện, vùng da bị tổn thương cũng được phục hồi nhanh chóng!

Lá trầu không cùng trà xanh trị ngứa hiệu quả

Lá trầu không cùng trà xanh trị ngứa hiệu quả 1
Lá trầu không và trà xanh không chỉ trị ngứa mà còn giảm thâm một cách hiệu quả

Cũng như lá trầu không, trà xanh có khả năng tiêu viêm, kìm khuẩn và làm dịu các phản ứng ngoài da, trong đó có ngứa. Không chỉ vậy, trà xanh còn chứa nhiều chất oxy hóa vitamin hỗ trợ giảm thâm – hậu quả của việc gãi nhiều làm da bong tróc.

Việc kết hợp hai loại thảo dược lành tính sẽ làm tăng hiệu quá trị ngứa, thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị lá trầu không cùng trà xanh theo tỷ lệ bằng nhau, rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 10 – 15 phút để sát khuẩn và loại bỏ bụi bẩn.
  • Sau khi thảo dược ráo nước, cho vào đun sôi cùng 2 lít nước từ 5 – 10 phút.
  • Chắt lấy nước và dùng để tắm hằng ngày. Phần bã có thể đắp trực tiếp lên vùng bị ngứa để làm dịu da.

Bạn nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày một lần để giảm thiểu tình trạng ngứa, cải thiện làn da nhạy cảm của mình.

Lá trầu không là một loại dược liệu thiên nhiên an toàn và lành tính, tuy nhiên có thể gây ra nhiều phản ứng không mong muốn đối với người có cơ địa dị ứng. Vậy nên, bạn hãy thử bôi nước lá trầu không lên vùng da non và đảm bảo không có hiện tượng bất thường xảy ra sau 30 phút.

Những lưu ý khi trị ngứa bằng lá trầu không

Những lưu ý khi trị ngứa bằng lá trầu không 1
Người bệnh nên dùng lá trầu không một cách thông minh để tránh làm da tổn thương nặng hơn

Lá trầu không có rất nhiều công dụng trong việc trị ngứa, thế nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây bỏng, viêm nhiễm hay nặng hơn là tình trạng kích ứng, dị ứng. Một số lưu ý mà bạn không nên bỏ qua khi thực hiện phương pháp này bao gồm:

  • Trị ngứa bằng lá trầu không chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ. Đối với vùng ngứa có biểu hiện nghiêm trọng như vết thương hở, viêm loét, chảy máu, sưng nề cần được thăm khám và xử lý tại các cơ sở y tế.
  • Nguyên liệu trị cần lựa chọn hợp vệ sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất. Nên rửa sạch và ngâm lá trầu không trong nước muỗi loãng để tránh gây nhiễm khuẩn tại vùng da tổn thương.
  • Những hoạt chất có trong lá trầu không có thể gây bỏng nhẹ trong lần dùng đầu tiên và thường biến mất ngay sau đó. Nếu hiện tượng này kéo dài, hãy ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Nên dùng lá trầu không với diện tích nhỏ ở vùng da non như cổ tay trong lần đầu tiên. Nếu không xuất hiện kích ứng hay dị ứng thì mới sử dụng cho vùng diện tích rộng hơn.
  • Nước lá trầu không chỉ nên dùng trong ngày. Nếu để qua ngày hôm sau, các hoạt chất có lợi sẽ mất đi và không hiệu quả trong trị ngứa.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh gãi mạnh làm da bong tróc, viêm nhiễm.
  • Nếu sau thời gian dài (khoảng hơn 5 ngày) mà tình trạng ngứa không được cải thiện thì bệnh nhân cần đến thăm khám tại chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt.

Sodermix – giải pháp trị ngứa đơn giản, an toàn

Sodermix – giải pháp trị ngứa đơn giản, an toàn 1
Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa Enzyme Superoxide Dismutase

Lá trầu không tương đối lành tính trong giảm thiểu tình trạng viêm ngứa, tuy nhiên không thể điều trị tận gốc và ngăn ngừa những dấu hiệu bất thường khác. Vậy nên, người bệnh cần tìm kiếm một giải pháp toàn diện hơn, hiệu quả hơn, đó chính là kem bôi Sodermix.

Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Lời kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn 5 phương pháp trị ngứa bằng lá trầu không cực kỳ đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Chắc chắn rằng, với những thông tin này, người bệnh sẽ chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân, từ đó cải thiện triệu chứng khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống!

Cập nhật lúc: 08/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...