Trị sẹo lồi sau phẫu thuật: Bạn cần nhiều hơn một cách chữa!
Có lẽ sẹo lồi là một trong những thứ “ám ảnh” nhất sau khi phẫu thuật kết thúc, bởi: Cơn đau rồi sẽ qua, vết thương rồi sẽ lành nhưng sẹo lồi thì có thể “bám theo” bạn mãi mãi. Buồn hơn nữa là quá trình điều trị sẹo lồi sau phẫu thuật thường tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Vậy nên, nếu bạn đang nhen nhóm ý định trị sẹo lồi, hãy tìm hiểu kỹ những thông tin dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Mục lục
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là hậu quả sau khi da bị tổn thương từ lớp hạ bì trở đi, điển hình như tổn thương trong phẫu thuật. Để làm lành vết thương, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình tăng sinh và lắng đọng Collagen. Khi các mô sợi được sản sinh quá mức, chúng sẽ nhô lên khỏi bề mặt da và tạo nên những vết sẹo lồi.
Sẹo lồi thường xuất hiện sau khoảng 6 tháng kể từ khi vết thương xuất hiện. Khi mới xuất hiện, sẹo lồi là một khối đỏ hồng, bề mặt căng bóng và có thể nhìn thấy mạch máu dưới da, sẹo hơi cứng. Trong khoảng một năm sau tổn thương, khối sẹo này sẽ phát lan rộng ra khỏi phạm vi vết thương ban đầu và tăng thể tích lớn hơn. Hình dáng của sẹo bắt đầu biến đổi không đều, màu sắc của khối sẹo trở nên sậm hơn, sẹo cũng cứng hơn so với trước đó.
Thực tế cho thấy, sẹo lồi không gây nguy hiểm về sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây ngứa, căng cứng khó chịu cho người bệnh. Mặt khác, sẹo lồi ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp với người xung quanh.
Vì sao sẹo lồi thường xuất hiện sau phẫu thuật?
Sẹo lồi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương, côn trùng cắn, bỏng nặng, tiêm chủng, mụn trứng cá, viêm nang lông, thủy đậu hay nhiễm virus herpes zoster. Tuy nhiên, những trường hợp bị sẹo lồi nặng thì chủ yếu do phẫu thuật gây ra.
Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho biết sau phẫu thuật, bệnh nhân dễ bị sẹo lồi là do những yếu tố sau:
- Phẫu thuật gây tổn thương sâu trên da: Những tổn thương trên bề mặt da, chưa tới lớp hạ bì dạng lưới không bao giờ gây ra sẹo lồi. Thế nhưng, hầu hết các phẫu thuật thì đều vượt gây tổn thương vượt qua tầng da này.
- Quá trình viêm sau phẫu thuật: Trước khi vết thương lành hoàn toàn, vùng da tổn thương cần trải qua quá trình viêm. Giai đoạn viêm diễn ra liên tục khiến lớp lưới của sẹo lồi chứa các tế bào viêm, tăng số lượng nguyên bào sợi, mạch máu mới hình thành và lắng đọng collagen. Ở vết thương phẫu thuật, quá trình này mạnh mẽ hơn những vết thương thông thường.
- Yếu tố tiền viêm: Ở bệnh nhân phẫu thuật, các yếu tố tiền viêm như interleukin (IL) -1α, IL-1β, IL-6, và yếu tố hoại tử khối u-α được điều hòa trong các mô sẹo lồi. Yếu tố này xuất hiện cho thấy các gen tiền viêm trên da nhạy cảm với chấn thương và thúc đẩy đến viêm mạn tính làm tăng sự xâm lấn của sẹo lồi.
- Vị trí phẫu thuật: Nghiên cứu cho thấy, lực cơ học tại chỗ là yếu tố quan trọng thúc đẩy hình thành sẹo lồi. Và, những vị trí phẫu thuật thường nằm ở khu vực có lực cơ học tại chỗ cao. Ví dụ, lực cơ học tại chỗ của thành ngực trước là theo chiều ngang, Và, sẹo lồi trên thành ngực luôn phát triển theo chiều ngang.
Thời điểm “vàng” để trị sẹo lồi sau phẫu thuật?
Thời điểm bắt đầu điều trị sẹo lồi sau phẫu thuật quyết định trực tiếp đến hiệu quả thu được. Điều trị quá sớm khi vết thương chưa lành có thể khiến tổn thương nặng hơn. Ngược lại, điều trị quá muộn khi vết sẹo đã định hình thì hiệu quả thu được lại thấp.
Để xác định đâu là thời điểm trị sẹo lồi sau phẫu thuật tốt nhất, bạn cần dựa vào quá trình hình thành sẹo. Cụ thể, sẹo lồi sẽ được hình thành sau 3 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: Lúc này, vết phẫu thuật sưng viêm và tấy đỏ do hoạt động của bạch cầu. Cuối giai đoạn này, miệng vết thương sẽ kết vảy.
- Giai đoạn 2: Quá trình tăng sinh collagen được thúc đẩy để làm lành vết thương. Các vảy ở miệng vết thương bắt đầu khô và bong đi lộ ra vùng sẹo non.
- Giai đoạn 3: Sự tăng sinh và lắng đọng collagen tiếp tục diễn ra khiến vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, hình thành sẹo lồi.
☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Trị sẹo thời điểm nào hiệu quả nhất?
Có bao nhiêu phương pháp trị sẹo lồi sau phẫu thuật?
Tùy vào mức độ sẹo lồi sau phẫu thuật mà người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp phù hợp. Dưới đây là những cách trị sẹo lồi sau phẫu thuật phương pháp phổ biến nhất.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là cách trị sẹo bằng thuốc và không sử dụng thủ thuật xâm lấn để loại bỏ vết sẹo. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả ở những vết sẹo mới (đang ngứa, đỏ, đau), phạm vi bị sẹo không quá lớn. Những thuốc trị sẹo lồi sau phẫu thuật đang được dùng phổ biến gồm:
- Tiêm Corticosteroids: Thuốc làm giảm tổng hợp collagen và glycosaminoglycan. Qua đó ức chế tăng sinh nguyên bào sợi tại vết sẹo. Thuốc được tiêm trực tiếp vào lớp nhú bì dưới vết sẹo. Tỷ lệ đạt hiệu quả từ 50 – 100%, tỉ lệ tái phát sau điều trị là 9 – 50%. Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ gồm: đau khi tiêm, giãn mạch, teo mô dưới da, loạn sắc tố.
- Interferon alpha và gamma: Có tác dụng khử acid ribonucleic thông tin nội bào, qua đó ức chế tổng hợp collagen loại I và III. Thuốc được tiêm trực tiếp vào vùng da quanh sẹo với liều 1.000.000 đv/ cm. Sau khi tiêm thuốc, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tương tự cúm.
- 5-fluorouracil: Cơ chế của thuốc là phong tỏa mao mạch, giảm viêm ở sẹo, ức chế tăng sinh collagen. Thuốc được tiêm trực tiếp vào vết sẹo với liều 0,9 ml 5-FU (50 mg/ml). Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 5 – 10 mũi tiêm.
- Imiquimod 5%: Đây là dạng thuốc điều trị tại chỗ. Thuốc có tác dụng kích thích sản xuất Interferon tại nơi bôi thuốc. Imiquimod 5% ít khi được điều trị đơn độc mà cần phối hợp đồng thời với phẫu thuật loại bỏ sẹo. Thuốc được bôi sau khi phẫu thuật và cần bôi liên tục trong 8 tuần để có kết quả tốt nhất. Trên 50% bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ tăng sắc tố da khi điều trị.
- Các thuốc khác: Ngoài những thuốc trên, bác sĩ có thể căn cứ và thực trạng hiện tại của người bệnh để kê thuốc phù hợp như: Thuốc mỡ hoặc gel Clobetasol, Tacrolimus, Methotrexate, Pentoxifylline, Colchicine,…
☛ Tham khảo chi tiết: 7 loại thuốc trị sẹo lồi hiệu quả nhất!
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được là những phẫu thuật để loại bỏ phần mô sẹo cứng để kích thích tái tạo vùng da mới. Sau khi loại bỏ mô sẹo, các bác sĩ sẽ thực hiện khâu kỹ thuật riêng để giảm sẹo lồi tái phát gồm:
- Dùng chỉ khâu giảm độ căng dưới da (cơ): Chỉ khâu này giúp nâng cao mép vết thương và tạo lực căng tối thiểu lên lớp hạ bì. Cần lưu ý là chỉ khâu da tự thân không thể làm giảm sức căng của lớp hạ bì.
- Z-plasty: Kỹ thuật khâu z-plasty rất tốt để giải phóng sức căng trên vết sẹo. Lợi ích chính của z-plasty là làm giãn các mô sẹo, cắt đứt liên kết bên trong sẹo để collagen tăng sinh và lấp đầy sẹo nhanh hơn. Đặc biệt, nếu sẹo đi qua một khớp, đường rạch và khâu z-plasty giúp giảm đáng kể gây ảnh hưởng của sẹo đến khả năng vận động.
- Chuyển vạt da cục bộ: Kỹ thuật này thường sử dụng để điều trị sẹo lồi trung bình. Sau khi cắt bỏ mô sẹo, các bác sĩ sẽ khâu miệng vết thương đồng thời, vạt da cạnh vết thương sẽ được chuyển sang để hạn chế co kéo vùng da mới phẫu thuật.
- Ghép da: Sau khi loại bỏ mô sẹo, bác sĩ sử dụng: vùng da khác trên cơ thể hoặc tế bào da được nuôi cây từ mô sợi nguyên bào của người bệnh để cấy lên vết thương. Phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn sẹo lồi.
- Phẫu thuật lạnh: Vùng sẹo lồi sẽ được phủ Nitrogen lỏng để hủy hoại tế bào và các mao mạch. Mô sẹo bị hoại tử, tróc ra và xẹp xuống. Một liệu trình điều trị phẫu thuật lạnh cần 8 – 10 lần thực hiện, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tuần. Hiệu suất thành công của phương pháp này đạt từ quả 50-70 %. Nếu kết hợp đồng thời với liệu pháp corticosteroids thì có thể tăng lên 84%.
☛ Có thể bạn quan tâm: Có nên cắt sẹo lồi?
Trị liệu ánh sáng Laser
Chiếu laser là liệu pháp thường được chỉ định cho những vết sẹo lồi đang tiến triển. Tác động từ laser giúp giảm số lượng mạch máu, nhờ đó, ức chế tín hiệu viêm, ức chế quá trình sinh tổng hợp collagen và kiểm soát được kích thước sẹo lồi.
Có nhiều loại laser được sử dụng trong trị sẹo lồi sau phẫu thuật, dưới đây là một số tia điển hình:
- Laser Argon: Là loại laser đầu tiên được ứng dụng để trị sẹo lồi. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho rằng, chiếu tia Laser Argon chỉ cho tác dụng giảm ngứa và căng cứng trong vài tháng mà không tạo ra ảnh hưởng đáng kể lên kích thước sẹo.
- Laser CO2: Laser CO2 được sử dụng để làm dẹp sẹo lồi lớn. Tuy nhiên, chúng ít khi được sử dụng đơn lẻ vì tỉ lệ tái phát cao, từ 40-90%.
- Laser Pulsed Dye: Sử dụng ánh sáng có bước sóng 585 – 595nm để giảm thiểu mạch máu nuôi sẹo, làm sẹo mềm, ngưng phát triển. Từ đó, kiểm soát được kích thước và độ dày sẹo.
- Các laser khác như: Laser Neodymium, laser YAG 1064nm, laser Affirm giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp Collagen tại vết sẹo
☛ Tham khảo thêm: Laser trị sẹo lồi có an toàn và hiệu quả không?
Phương pháp trị liệu khác
Ngoài những cách trị sẹo lồi sau phẫu thuật trên, tùy vào đặc thù sẹo lồi ở từng người bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp ít phổ biến hơn như:
- Băng ép sẹo lồi
- Cột ghép sẹo lồi
- Dán gel silicone
- Liệu pháp gen…
Sodermix – Bí kíp trị sẹo lồi hình thành sau phẫu thuật
Như đã đề cập trong bài viết, quá trình hình thành sẹo lồi sau phẫu thuật sẽ trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2 là “thời điểm vàng” để bạn tiến hành trị sẹo mổ. Một trong những liệu pháp trị sẹo lồi sau phẫu thuật được nhiều bác sĩ ủng hộ là Kem trị sẹo lồi Sodermix.
Sodermix chứa thành phần chiết xuất cà chua xanh giúp bổ sung enzyme SOD cho cơ thể. Enzyme này hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa gốc tự do. Dựa vào cơ chế này, Sodemix ức chế phản ứng viêm, ngăn cản quá trình tăng sinh và lắng đọng collagen tại vết mổ. Nhờ đó, hạn chế tối đa tỷ lệ sẹo lồi xuất hiện sau phẫu thuật.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Ngăn ngừa sẹo lồi sau phẫu thuật bằng cách nào?
Hiệu quả trị sẹo lồi sau vết mổ ảnh hưởng trực tiếp vào phạm vi và kích thước sẹo. Những vết sẹo nhỏ sẽ được khắc phục nhanh và hiệu quả hơn những vết sẹo lớn. Và, bạn có thể phần nào kiểm soát được mức độ sẹo lồi sau phẫu thuật dựa vào những lưu ý dưới đây:
- Vệ sinh vết mổ đúng kỹ thuật: Việc làm này giúp ngăn chặn nhiễm trùng và tạo điều kiện để vết mổ lành lại nhanh hơn. Khi vệ sinh vết mổ, bạn cần rửa sạch tay, sử dụng đúng thuốc được bác sĩ kê và thao tác nhẹ nhàng.
- Bảo vệ vết mổ: Tùy từng loại phẫu thuật mà sau đó bạn có thể phải dùng gạc hay không. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng vết mổ của bạn không bị ẩm ướt hay bụi bẩn bám vào. Điều này sẽ giúp vết mổ tránh được nguy cơ nhiễm trùng.
- Đừng để vết mổ bị chiếu nắng: Ánh nắng có thể khiến vết mổ của bạn trở nên sậm màu và xấu xí hơn. Do đó, hãy che chắn vết thương cẩn thận khi ra ngoài. Thời điểm miệng vết thương chưa kéo da non, bạn không nên dùng các sản phẩm kem chống nắng trực tiếp lên da.
- Không cạy vảy: Khi miệng vết mổ xuất hiện vảy khô, bạn nên để lớp vảy này tự bong. Như vậy, da non sẽ tránh bị tổn thương và hạn chế nguy cơ bị sẹo.
- Tránh tạo áp lực lên vết mổ: Sau phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Làm việc quá sức có thể khiến vết mổ bị tác động lực dẫn đến kéo dài thời gian viêm và tăng nguy cơ bị sẹo.
- Nhận biết nhiễm trùng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên, ngay khi thấy vết thương bị sưng tấy, đỏ, đau nhiều hay chảy mủ, chảy dịch, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Điều trị sẹo lồi sau phẫu thuật đa số đều để giải quyết vấn đề thẩm mỹ. Mặc dù y học ngày nay rất phát triển và nhiều phương pháp trị sẹo được phát minh. Tuy nhiên, tỷ lệ sẹo lồi tái phát sau điều trị vẫn rất cao. Các bác sĩ cho biết, điều trị sẹo đòi hỏi rất nhiều phương pháp và không có phác đồ nào đảm bảo hiệu quả 100%. Vậy nên, người bệnh cần chăm sóc vết mổ của mình thật tốt và nắm bắt “thời điểm vàng” để tăng hiệu quả trị sẹo lồi sau phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo:
https://www.thieme-connect.de/products/ejournals/abstract/10.1055/s-0036-1584824
https://www.uspharmacist.com/article/postsurgical-scar-management
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4961501/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5372622/
Bài viết liên quan
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.