Viêm da cơ địa da đầu - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa da đầu là bệnh lý về da liễu không hề hiếm gặp hiện nay. Bệnh có các triệu chứng khởi phát ở vùng da đầu, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Vậy viêm da cơ địa da đầu có triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau đây giúp bạn đọc hiểu chi tiết hơn về những điều này.

Viêm da cơ địa da đầu - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 1

Viêm da cơ địa da đầu là gì?

Viêm da cơ địa da đầu là bệnh lý thuộc thể mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng khởi phát ở vùng da đầu, dễ tái đi tái lại thành nhiều đợt. Người bệnh thường xuất hiện các tổn thưởng ở vùng da gáy cổ và vùng da đầu. Đi kèm theo đó là cảm giác ngứa da, đỏ và đôi khi có thể bị viêm, xuất hiện mủ dưới các chân tóc.

Giống với các bệnh lý da liễu thuộc yếu tố cơ địa khác, cho tới nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Độ tuổi phát bệnh thường gặp ở trẻ em hai tháng đầu tiên.

Có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu, chỉ 10% phát bệnh từ 6 – 20 tuổi. Rất hiếm người bệnh phát bệnh khi trưởng thành. Tỷ lệ mắc ở nam và nữ ngang nhau. Cho tới nay, các biện pháp điều trị bệnh chủ yếu nhằm ngăn chặn các triệu chứng chứ không xử lý dứt điểm bệnh.

Tham khảo thêm: Thông tin chi tiết về bệnh viêm da cơ địa

Mắc viêm da cơ địa da đầu là do đâu?

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa nói chung, viêm da cơ địa ở đầu nói riêng cho tới nay vẫn chưa xác minh cụ thể. Tuy nhiên, theo kết quả của nghiên cứu có một số yếu tố khiến bệnh bùng phát hoặc tiến triển nặng hơn. Các yếu tố đó bao gồm:

Di truyền

Nếu bố mẹ từng bị viêm da cơ địa thì khả năng con cái sinh ra sẽ dễ mắc bệnh này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có hơn 80% cha mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa ở đầu có con cái bị mắc bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống dưới 60% nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh.

Suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch được ví như hàng rào bảo vệ cơ thể của con người chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Khi hệ miễn dịch hoạt động kém hoặc không hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại tấn công gây bệnh, trong đó có viêm da cơ địa da đầu.

Bị dị ứng với hóa chất độc hại

Mắc viêm da cơ địa da đầu là do đâu? 1

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, kể cả sử dụng các loại dầu gội không phù hợp, thuốc uốn nhuộm tóc, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc…có thể kích thích phản ứng dị ứng, viêm ở một số người có cơ địa mẫn cảm.

Thời tiết

Nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh hay thói quen gội đầu bằng nước quá nóng có thể khiến hệ miễn dịch của làn da bị suy giảm. Điều này tại điều kiện cho bệnh phát triển, gây ra các triệu chứng khó chịu.

Môi trường ô nhiễm

Khói bụi, nguồn nước hay không khí bị ô nhiễm là những tác nhân khiến da đầu nhanh bẩn và xuất hiện gàu. Bạn có thói quen chà xát da đầu, gãi đầu thường xuyên khiến da bị tổn thương dẫn tới nhiễm trùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Cơ thể thay đổi nội tiết tố

Mang thai, sinh con, dùng thuốc…là những nguyên nhân khiến nội tiết tố thay đổi. Điều này có thể gây bùng nổ một số bệnh lý liên quan tới hệ miễn dịch, trong đó có viêm da cơ địa ở da đầu. Bởi nội tiết tố thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.

Mắc các bệnh lý về da

Các bệnh lý về da như vảy nến, hồng ban…khiến da đầu bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Những cơn ngứa này khiến người bệnh phải dùng tay gãi khiến da đầu bị trầy xước. Nếu hiện tượng này kéo dài hình thành viêm da cơ địa ở da đầu.

Do cơ địa

Có nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa ở da đầu do tính chất da vốn khô, thiếu độ ẩm, thiếu dưỡng chất gây ra các vảy gàu. Kết hợp với các yếu tố dị nguyên làm tăng khả năng phát bệnh.

Yếu tố khác

Thói quen sinh hoạt không tốt, vệ sinh kém hay dùng thuốc, chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa ở da đầu.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa da đầu

Bị viêm da cơ địa ở da đầu, các triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu. Sau đó, lan xuống vùng cổ, mặt và ngực. Người bệnh có thể nhận biết viêm da cơ địa da đầu thông qua các triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện các mảng da đỏ, bong tróc da ở vùng chân tóc, trên trán, đặc biệt là sau gáy.
  • Da khô, nhiều vảy gàu hơn gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Rụng tóc nhiều bất thường
  • Vùng da phồng rộp, có thể cảm nhận bằng tay và phân biệt bằng mắt thường, có thể bị nhiễm trùng.
  • Bệnh nặng xuất hiện các vết loét da đầu, sưng tấy da, chảy mủ và có mùi hôi nhẹ.
  • Trẻ bị viêm da cơ địa ở da đầu có kèm theo các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, sút cân.
  • Viêm nhiễm xảy ra trên đầu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh nên người bệnh có thể thường xuyên đau nhức.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa da đầu 1

Để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh hãy đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau và sưng trên da đầu.
  • Ngứa ngáy dữ dội trên da đầu.
  • Có cảm giác nóng rát hoặc bỏng trên da đầu.
  • Da đầu phồng rộp.
  • Chảy mủ, chảy dịch hoặc máu.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng da đầu và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Viêm da cơ địa ở đầu có lây không? Nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở da đầu là bệnh khởi phát ngoài da nên nhiều người lo lắng bệnh lây lan. Tuy nhiên, đây là bệnh da liễu khởi phát do chính cơ địa của người bệnh nên không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nếu người bệnh không điều trị viêm da cơ địa ở da đầu dứt điểm, tình trạng bệnh có thể lan rộng sang các vùng da khác của cơ thể.

Viêm da cơ địa ở da đầu cũng không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Nhưng nếu để bệnh kéo dài kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:

  • Ngứa ngáy dữ dội: Khiến da đầu có nguy cơ bị tổn thương và nhiễm trùng. Từ đó dẫn tới bội nhiễm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh.
  • Nguy cơ có sẹo trên da đầu: Khi vùng da bị rỉ dịch, đóng vảy và phù nề có thể ảnh hưởng lan rộng đến vùng da mặt, cổ khiến người bệnh bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Đau đầu: Cơn ngứa ngáy khó chịu gây ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh, người bệnh thường xuyên bị đau đầu, kém tập trung, làm suy giảm hiệu quả học tập và làm việc.
  • Nhiễm trùng huyết, viêm màng não: Vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua các vị trí tổn thương, đi sâu vào trong não và mạch máu gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Phần lớn người bệnh đến thăm khám khi bệnh đã trở nặng, kèm theo các vết loét, mưng mủ bùng phát trên diện rộng rất khó điều trị. Do đó, ngay khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần thăm khám tại các phòng khám da liễu để được tư vấn và có cách điều trị đúng hướng.

Các cách điều trị viêm da cơ địa ở đầu phổ biến

Dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Bệnh viêm da cơ địa ở da đầu có tính chất phức tạp, diễn tiến thành mạn tính nên người bệnh cần thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là một số biện pháp thường được áp dụng để chữa viêm da cơ địa da đầu:

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y 1

Các trường hợp viêm da cơ địa ở da đầu có thể được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số thuốc điều trị viêm da cơ địa da đầu được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc chống viêm Corticoid: Mometasone, Betamethasone, Dexamethason, Clobetasol… có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng đỏ, bong tróc…Thuốc được dùng ở dạng bôi, uống tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Loratadin, Cetirizin, Desloratadine… có tác dụng ức chế hoạt tính của Histamin. Đây là chất trung gian hóa học gây ngứa.
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch: Tacrolimus, Pimecrolimus…có tác dụng ức chế, điều hòa miễn dịch. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng viêm, ngứa, phát ban, sưng tấy. Thuốc có tác dụng tương tự nhóm thuốc Corticoid nhưng không gây teo da, mỏng da, rậm lông.
  • Thuốc uống điều hòa miễn dịch dạng uống: Methotrexate, Cyclosporin,… được chỉ định trong trường hợp có một số bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng.
  • Kháng sinh và thuốc chống nấm: Sử dụng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm. Các thuốc chống nấm có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, có thể gây ảnh hưởng tới chức năng khác của cơ thể. Do đó, người bệnh không được tự ý dùng thuốc, tự ý thay đổi liều lượng. Chỉ dùng các loại thuốc trên khi có sự đồng ý của bác sĩ.

Liệu pháp ánh sáng

Hay còn gọi là liệu pháp quang học, được chỉ định cho người bệnh viêm da cơ địa mãn tính hoặc những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phương pháp này làm giảm tình trạng viêm, sưng, mẩn đỏ và ngứa trên vùng da bị bệnh.

Liệu pháp ánh sáng cho hiệu quả nhanh chóng nhưng không kéo dài. Ngoài ra, có thể gây tác dụng phụ như rụng tóc, làm tăng nguy cơ ung thư da. Phương pháp này không được áp dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Mẹo dân gian

Nhiều người áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa da đầu nhằm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khô rát, bong tróc trên da đầu. Một số mẹo đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt như:

Massage da đầu bằng mật ong

Mẹo dân gian 1

Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Thành phần khoáng chất bên trong mật ong rất dồi dào, giúp làn da cải thiện được các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra. Lượng vitamin trong mật ong thẩm thấu sâu vào bên trong da giúp làm lành các tổn thương. Bạn có thể sử dụng mật ong để massage da đầu theo các bước sau:

  • Đem mật ong pha loãng với nước theo tỷ lệ 9:1.
  • Đem hỗn hợp này masage lên tóc và da đầu trong 2 – 3 phút.
  • Lấy ngón tay massage nhẹ nhàng để tinh chất trong mật ong có thể thẩm thấu vào da đầu.
  • Xả sạch da đầu lại với nước ấm.

Người bệnh nên thực hiện trong khoảng 4 tuần nhằm mang lại hiệu quả tốt.

Gội đầu bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có tính sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên có thể loại bỏ vi khuẩn bám ngoài da. Mùi thơm của tinh dầu rất dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn tinh thần sau mỗi lần gội. Cách gội đầu bằng tinh dầu tràm trà nhằm đẩy lùi các triệu chứng viêm da cơ địa da đầu như sau:

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước ấm, dùng nước này để gội đầu.
  • Trong quá trình gội đầu kết hợp massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu vào da.
  • Không nên chà xát quá mạnh gây tổn thương da đầu khiến vi khuẩn xâm nhập vào khiến bệnh chuyển nặng.
  • Kiên trì áp dụng 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Không nên sử dụng tinh dầu tràm trà nguyên chất có thể gây bỏng, dị ứng. Khi sử dụng không nên để tiếp xúc với mắt, miệng hoặc mũi. Nên tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng đảm bảo uy tín, chất lượng.

Gội đầu với lá ổi

Trong búp ổi có chứa khoảng 10% tanin, 3% nhựa cùng các chất chống viêm và chất oxy hóa khác. Để cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa da đầu bạn thực hiện như sau:

  • Lấy 3 – 4 nắm lá ổi, búp ổi non rửa sạch, đun với 3 – 4 lít nước.
  • Khi thấy lá ngả màu vàng thì tắt bếp rồi đổ ra chậu chờ nguội.
  • Chờ nước nguội bạn hãy dùng nước này gội đầu, ủ thêm 5 – 10 phút rồi xả lại bằng nước mát.

Thực hiện mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng trên da đầu.

Gội đầu bằng nước lá lốt

Lá lốt không chỉ là rau gia vị dùng trong chế biến món ăn hàng ngày mà còn được biết đến là vị thuốc với nhiều công dụng. Nhờ thành phần kháng viêm nên lá lốt giúp làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh lý ngoài da nhẹ. Người bị viêm da cơ địa ở đầu muốn giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu hãy thử gội đầu bằng nước lá lốt. Cách thực hiện cũng khá đơn giản như sau:

  • Lá lốt tươi rửa sạch.
  • Vò nát lá lốt rồi cho vào nồi đun cùng 3 lít nước trong khoảng 20 phút.
  • Lọc lấy nước, pha đủ ấm để gội đầu và ủ trong khoảng 5 phút rồi gội lại bằng nước sạch.

Bạn hãy kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày giúp đẩy lùi tình trạng viêm ngứa.

Các mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa da đầu chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Bởi các mẹo trên chỉ giúp làm giảm nhẹ phần nào triệu chứng khó chịu cho người bệnh chứ không giúp điều trị hiệu quả. Nếu người bệnh chỉ áp dụng duy nhất cách này có thể khiến viêm da cơ địa da đầu nặng hơn do bỏ qua giai đoạn tốt nhất để điều trị. Để dứt điểm bệnh, bạn cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Kem bôi Sodermix giúp đẩy lùi viêm da cơ địa da đầu nhanh chóng

Kem bôi Sodermix được biết đến là giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc đẩy lùi viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở đầu nói riêng. Đây là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp bổ sung Enzym Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ cà chua xanh Châu Âu giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, trung hòa các gốc tự do (căn nguyên gây nên tình trạng viêm da cơ địa), từ đó nhanh chóng đẩy lùi tình trạng viêm ngứa.

Kem bôi Sodermix giúp đẩy lùi viêm da cơ địa da đầu nhanh chóng 1

Ngoài ra, trong kem Sodermix còn chứa thêm thành phần dầu trái bơ và các loại dầu khoáng tự nhiên khác giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ, khôi phục vùng da tổn thương nhanh chóng.

Một ưu điểm nữa của Sodermix đó là hoàn toàn không chứa corticoid nên cực kỳ an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Kem bôi Sodermix sản xuất tại pháp Pháp, được nhập khẩu và phân phối ở Việt Nam từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Các biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa da đầu

Viêm da cơ địa ở da đầu có tính chất mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, người bệnh cần có các biện pháp phòng tránh hiệu quả để tránh gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

  • Cần xây dựng lối sống khoa học, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá nặng nhọc.
  • Tránh để đầu óc căng thẳng, thư giãn bằng cách đọc sách, yoga, thiền, đi bộ…
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn gối, drap, nệm…nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn gây hại.
  • Hạn chế để da đầu tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm…Không nên gội đầu bằng nước nóng, nên sử dụng các loại dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên nhằm hạn chế kích ứng.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên tăng cường ăn rau quả tươi xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tránh xa các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu trong quá trình điều trị bệnh như thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, đồ uống có cồn…

Trên đây là những thông tin chia sẻ cho bạn đọc về viêm da cơ địa da đầu, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Hy vọng rằng giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo thêm các bệnh viêm da cơ địa ở vị trí khác tại:

Viêm da cơ địa ở mặt và cách điều trị an toàn

Viêm da cơ địa ở tay – Nguyên nhân và cách xử lý

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...