Viêm da nhiễm trùng điều trị cách nào?

Viêm da nhiễm trùng có nhiều dạng với nguyên nhân và đặc điểm khác nhau. Cần xác định chính xác tình trạng bệnh để có hướng điều trị hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Viêm da nhiễm trùng là gì?

Viêm da nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng trên da mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Da là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn từ bên ngoài nhưng cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài vi sinh vật cộng sinh trên cơ thể. Bình thường chúng không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển và tấn công gây nhiễm trùng vùng da đó.

Viêm da nhiễm trùng là gì? 1
Hình ảnh viêm da nhiễm trùng

Nhiễm trùng da thường do vi khuẩn, nấm, virus,… xuất hiện tại những vùng kẽ, da nếp gấp, vùng da khó vệ sinh. Bệnh thường gặp ở đối tượng người già, trẻ em hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo đường, đang trong quá trình hóa, xạ trị,…

Các dạng viêm da nhiễm trùng thường gặp nhất

Da được cấu tạo gồm có 3 lớp là thượng bì, trung bì và hạ bì. Dựa vào vị trí nhiễm trùng, người ta chia nhiễm trùng da thành 2 dạng nông và sâu. Viêm da nhiễm trùng nông là những tổn thương từ lớp trung bì nông trở lên như chốc, viêm nang lông hay nhọt. Còn những tổn thương từ lớp trung bì nông trở xuống như nhọt cụm, viêm quầng, viêm mô tế bào,… là viêm da nhiễm trùng sâu. Nếu chủ quan không điều trị đúng cách, bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các dạng viêm da nhiễm trùng thường gặp.

Chốc lở

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da nông gây ra bởi vi khuẩn, vùng da thường mắc bệnh là cổ, tay hoặc mặt. Nguyên nhân được cho là do tổn thương hở (vết xước, cắt phát ban,…) nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Chốc lở 1
Chốc lở là một dạng của viêm da nhiễm trùng

Chốc lở có khả năng lây nhiễm rất cao, do vậy còn có tên gọi khác là chốc lây. Thông thường, bệnh chốc lở được phân thành 3 loại là chốc không có bọng nước, chốc có bọng nước và chốc loét. Triệu chứng đầu tiên khi bị chốc lở là trên da xuất hiện các vết loét đỏ hoặc mụn nước. Những vết loét này có thể nhanh chóng vỡ ra và để lại những mảng da sần sùi màu nâu vàng. Dần dần những vùng chốc lở ngày càng lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể gây ngứa ngáy, đôi khi thấy đau nhức.

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da lan sâu xuống lớp biểu bì và mô dưới da. Bệnh thường bắt đầu bằng những vệt đỏ trên da, đi kèm đau nhức, ớn lạnh, sốt nhẹ đến sốt cao.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể tấn công đến mô sâu gây áp xe, hoại tử, viêm cân cơ. Thậm chí gây nhiễm trùng huyết, sốc là những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Cần phát hiện sớm tình trạng viêm mô tế bào để điều trị kịp thời bằng kháng sinh đường tiêm hoặc dùng thuốc đặt trong da,…

Viêm nang lông

Viêm nang lông là dạng viêm da nhiễm trùng phổ biến nhất song không nhiều bệnh nhân biết xử lý đúng dẫn đến những tổn thương sâu và tạo sẹo vĩnh viễn. Vị trí tổn thương là các nang dưới chân lông. Các nang lông này mang theo vi khuẩn và mủ gây đau rát và ngứa.

Viêm nang lông 1
Viêm nang lông là một dạng viêm da nhiễm trùng phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh có thể do môi trường ẩm ướt, cạo, nhổ, wax lông, sử dụng corticoid tại chỗ, thời tiết nóng ẩm. Ban đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau hình thành mụn mủ nhỏ quanh chân lông. Vài ngày sau mụn mủ khô, để lại vảy tròn màu nâu sẫm, sau cùng vảy bong ra và không để lại sẹo. Trong một số trường hợp nhiễm khuẩn sâu, nhiều mụn mủ hình thành rải rác hoặc tụ lại thành đám đỏ, cứng cộm và nặn ra mủ.

Nhọt

Nhọt là một dạng viêm da nhiễm trùng gây đau nghiêm trọng, chúng thường khởi phát với vết sưng đỏ trên da, dần tích tụ mủ thành mụn lớn cho đến khi vỡ ra. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn tấn công vào u nang lông qua những vết thương hở, vết cắt hoặc vết côn trùng cắn. Bệnh thường xảy ra ở những vùng có lông, nhất là những vùng cọ xát nhiều, băng kín, đổ mồ hôi nhiều như cổ, mặt, nách và mông.

Nhọt 1
Nhọt gây sưng đỏ, đau đớn, tích tụ dịch mủ,…

Ban đầu trên da nổi u đỏ, đau quanh chân lông, nắn cứng cộm. Dần dần u mềm có biểu hiện tạo mủ, tạo ngòi. Sau 8 – 10 ngày nhọt mềm ra, mủ vỡ và nặn ra ngòi, sau đó lành sẹo. Nếu nhọt to có thể kèm theo sốt, đau đớn và nổi hạch ở vùng da xung quanh.

Nhọt ở vùng quanh miệng còn gọi là “đinh râu” rất nguy hiểm, vi khuẩn có thể từ chỗ này xâm nhập qua tĩnh mạch nền sọ vào tuần hoàn chung gây nhiễm khuẩn huyết.

Viêm quầng

Đây là một tình trạng viêm mô tế bào nông ở da. Thường xảy ra kèm viêm mạch bạch huyết do liên cầu tan huyết nhóm A hoặc do nhiễm tụ cầu. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp hay qua đường máu khi có các chấn thương ở mô. Trên da xuất hiện một mảng cứng chắc, phù nề có giới hạn rõ với bờ dốc, kèm triệu chứng nóng đỏ, đau. Tổn thương có thể lan rộng, xuất hiện bọng nước hay mủ trên bề mặt, có xu hướng phù, viêm đường bạch mạch. Vết ban đỏ có giới hạn rõ và có thể thấy mụn nước ở xung quanh hoặc có giới hạn rõ, giữa tổn thương có khi có phỏng nước thậm chí loét hoại tử.

Viêm quầng 1
Viêm quầng rất nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách

Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, hạch lympho khu trú sưng đau,… ở những người có sức đề kháng yếu. Viêm quầng cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng viêm nội tâm mạc, khớp, màng não, bạch cầu tăng cao công thức chuyển trái, albumin niệu và có nguy cơ tử vong.

Điều trị viêm da nhiễm trùng như thế nào?

Tùy theo tác nhân gây bệnh và dạng bệnh viêm da nhiễm trùng mà việc lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Đa phần các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp sau:

Vệ sinh da hàng ngày

Trước khi dùng các dung dịch sát khuẩn hay bôi thuốc kháng sinh, người bệnh cần vệ sinh vùng da bị nhiễm trùng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Dùng bông hay khăn sạch lau khô nhẹ nhàng vùng da tổn thương. Để da khô rồi thực hiện những bước điều trị tiếp theo.

Vệ sinh da hàng ngày 1
Vệ sinh vùng da tổn thương hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Sau khi được thăm khám và các định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho những trường hợp viêm da nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, giảm tình trạng viêm mủ, ngăn ngừa viêm da bội nhiễm. Một số kháng sinh hay dùng như Clindamycin, Penicillin,…
  • Thuốc kháng nấm: Dùng trong những trường hợp nhiễm nấm. Nhóm thuốc này có thể ở dạng toàn thân hoặc bôi tại chỗ, ví dụ như: nystatin, griseofulvin, ketoconazol, axit benzoic, axit salicylic,…
  • Thuốc kháng virus: Trường hợp viêm da nhiễm trùng do virus sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Các thuốc nhóm này thường gặp như Acyclovir, famciclovir và valacyclovir,…
  • Thuốc khác: Bác sĩ có thể chỉ định kèm các thuốc khác nhằm chống viêm, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng khó chịu tại vùng da nhiễm trùng.
  • Dung dịch sát khuẩn: Dung dịch sát khuẩn như povidon iod 10%, hồ nước, dung dịch xanh methylen 1%, dung dịch chlorhexidine,… có tác dụng làm sạch vùng da viêm nhiễm.
Khi sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc điều trị viêm da

Kết hợp Sodermix – đẩy lùi viêm da nhiễm trùng hiệu quả!

Kem bôi Sodermix là giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc đẩy lùi viêm da nhiễm trùng. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường cho đến hiện tại ứng dụng Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ quả cà chua xanh giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, trung hòa các gốc tự do từ đó nhanh chóng đẩy lùi tình trạng sưng viêm, giảm đau, giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Kết hợp Sodermix - đẩy lùi viêm da nhiễm trùng hiệu quả! 1
Kem Sodermix đẩy lùi viêm da nhiễm trùng hiệu quả, an toàn!

Ngoài ra, trong kem Sodermix còn chứa thành phần dầu quả bơ cùng với các loại dầu khoáng tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục vùng da tổn thương nhanh chóng.

Sản phẩm hoàn toàn không chứa corticoid nên cực kỳ an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không cần băn khoăn về tác dụng phụ. Những người có làn da nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú đều có thể sử dụng. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được sử dụng rộng rãi tại 108 quốc gia trên toàn thế giới.

Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY

hoặc

Đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY

Những quan niệm sai lầm về viêm da nhiễm trùng!

Trong thực tế có rất nhiều quan niệm sai lầm về căn bệnh này, chẳng hạn như:

Bệnh chỉ gặp ở trẻ em

Nhiễm trùng da là tình trạng viêm nhiễm gây ra do nhiều tác nhân. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em do làn da còn non nớt, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương bởi các kích thích từ bên ngoài. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc các bệnh viêm da nhiễm trùng, đặc biệt là viêm nang lông, nhọt, chốc,…

Bệnh chỉ gặp ở trẻ em 1
Viêm da nhiễm trùng có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da nhiễm trùng ở người lớn là:

  • Trên cơ thể có những vết xước, vết cắt do ngã, chấn thương khiến các vi sinh vật gây hại dễ xâm nhập và gây bệnh.
  • Môi trường sống chật chội, ẩm ướt, bí bách, thời tiết nóng ẩm.
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không rửa tay kỹ hoặc tắm rửa không sạch khiến các vi khuẩn gây hại vẫn còn tồn tại và phát triển trên da, lâu dần gây nên các bệnh về da.
  • Sử dụng sữa tắm, dầu gội nhưng không rửa sạch lại khiến các hóa chất trong sữa tắm vẫn còn tồn đọng trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến làn da.

Không nguy hiểm

Trên thực tế, phần lớn các dạng viêm da nhiễm trùng thường xuất hiện ở mức độ nhẹ, chỉ cần dùng thuốc bôi ngoài da vài ngày là khỏi, thậm chí có thể tự hết mà không cần điều trị. Chính vì vậy, không ít người nhầm tưởng rằng bệnh này không hề nguy hiểm.

Không nguy hiểm 1
Tuyệt đối không chủ quan khi bị viêm da nhiễm trùng!

Tuy phần lớn trường hợp không nguy hiểm nhưng vẫn có một số trường hợp tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, hai biến chứng đặc trưng nhất là hội chứng bong vảy da do tụ cầu và viêm cầu thận cấp do liên cầu.

Khi bị nhiễm khuẩn, tụ cầu không chỉ ảnh hưởng đến vùng da ở vị trí đó mà còn giải phóng độc tố vào trong máu. Độc này lan khắp toàn thân và đến những vùng da khác gây bong tróc, bọng nước. Biến chứng này rất nguy hiểm, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng viêm cầu thận cấp cũng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Nếu diễn tiến nặng, nó có thể dẫn đến suy thận cấp làm trẻ tử vong. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào trong máu gây nhiễm khuẩn huyết, nặng hơn có thể bị sốc nhiễm khuẩn và nguy hiểm đến tính mạng.

Bị phải kiêng gió, kiêng nước

Mọi người thường lầm tưởng rằng các bệnh về da cần kiêng gió và nước để tránh bệnh trở nặng hơn. Nhưng trên thực tế, điều này không hề chính xác. Khi bị viêm da nhiễm trùng, vùng da bị tổn thương nên rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, gió bên ngoài.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải kiêng gió và nước. Đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da. Do vậy, việc không tắm rửa sạch sẽ làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều kết hợp với vi khuẩn trên da khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Bị phải kiêng gió, kiêng nước 1
Vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên giúp ngăn ngừa biến chứng viêm da nhiễm trùng

Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp hàng ngày. Kết hợp với vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm khuẩn lan ra các vùng da khác.

Chỉ cần dùng kháng sinh là đủ!

Một trong số thuốc điều trị chính của viêm da nhiễm trùng là kháng sinh, nhưng không đồng nghĩa với việc chỉ cần kháng sinh là đủ. Chính vì quan niệm sai lầm này mà tình trạng người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh bôi không hề ít. Điều này có thể làm bệnh còn có thể nặng hơn cũng như làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh nếu điều trị không đúng cách.

Bên cạnh đó, những biện pháp điều trị hỗ trợ như vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn hoặc giữ ẩm da cũng không kém phần quan trọng. Hơn nữa, một số loại nhiễm trùng da do virus, nấm không thể cải thiện bằng kháng sinh.

Phòng ngừa viêm da nhiễm trùng tái phát

Các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng da, bao gồm:

  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng bụi bẩn và dầu thừa ứ đọng trên da.
  • Nên dùng các loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da.
  • Sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng, tránh dùng chung với những thành viên trong gia đình.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, quần áo, chăn gối và đồ chơi cho trẻ em.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn.
  • Chăm sóc và vệ sinh các vết thương hở trên da đúng cách nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Viêm da nhiễm trùng là một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều bệnh riêng lẻ khác nhau, vì thế việc điều trị cũng tùy vào mỗi trường hợp cụ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị, tránh việc điều trị sai cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau.

Tài liệu tham khảo:

  • https://hellobacsi.com/da-lieu/nhiem-trung-da/viem-da-nhiem-trung/
  • https://isofhcare.com/viem-da-nhiem-trung-ban-hieu-gi-ve-benh-ly-nay–0
  • https://youmed.vn/tin-tuc/nhiem-trung-da-do-vi-khuan-nhung-dieu-ban-can-biet/
  • http://www.benhvien103.vn/viem-da-mu/
  • https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-viem-da-mu-su-dung-the-nao-cho-dung-169210921122656599.htm
  • https://medlatec.vn/tin-tuc/7-dang-viem-da-nhiem-trung-pho-bien-thuong-gap-nhat-s107-n22718

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...