4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm tại nhà hiệu quả nhất

Chữa tổ đỉa bằng rau răm là bài thuốc được sử dụng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường chỉ được truyền miệng, chứ chưa thực sự nắm rõ về công dụng, cũng như cách sử dụng đúng đắn những bài thuốc này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả như mong muốn trong việc chữa tổ đỉa bằng lá rau răm tại nhà.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là gì? 1

Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay

Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, chỉ tình trạng da bị viêm nhiễm, nổi mụn nước li ti hoặc mọc thành từng cụm, nằm sâu dưới da lòng bàn tay, bàn chân, gây ra tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Bệnh tổ đỉa tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh thuộc dạng khó chữa dứt điểm, dễ gây bội nhiễm, và thường tái đi tái lại nhiều lần thành mãn tính.

Bệnh tổ đỉa có thể được dễ dàng nhận biết từ những dấu hiệu rất đặc trưng như:

  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ nằm sâu dưới da ở khu vực ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay hay lòng bàn chân.
  • Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Khi mụn nước vỡ vùng da tổn thương sẽ trở nên khô cứng, bóng tróc, nứt nẻ.
  • Nếu xử lý tổ đỉa không tốt, vùng da bị bệnh có thể bị nhiễm trùng, móng tay, móng chân có thể bị biến dạng.

Hiện tại, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia nghiên cứu thì cho rằng chúng có mối liên hệ mật thiết với tính cơ địa và di truyền. Ngoài ra các yếu tố như dị ứng hóa chất, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, mắc các bệnh về gan, thận, rối loạn thần kinh giao cảm, tác dụng phụ của thuốc,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ bùng phát tổ đỉa hoặc khiến các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng hơn.

Có rất nhiều phương pháp chữa tổ đỉa khác nhau, chẳng hạn như dùng mẹo dân gian, thuốc tây y, thuốc đông y,… Trong đó sử dụng các mẹo dân gian chữa tổ đỉa được coi là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí nhất. Các bạn có thể tận dụng những loại cây có trong vườn nhà như lá lốt, trầu không, rau răm,… để giúp loại bỏ các triệu chứng tổ đỉa hiệu quả.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh: Bệnh tổ đỉa và những thông tin quan trọng nhất!

Công dụng của rau răm trong điều trị bệnh tổ đỉa

Công dụng của rau răm trong điều trị bệnh tổ đỉa 1

Lá rau răm

Cây rau răm còn được gọi là cây thủy liễu, là một loại rau ăn kèm quen thuộc, nhằm làm tăng hương vị cho một số món ăn như hột vịt lộn, nộm gỏi, các món chiên xào… bởi tính cay, ấm kích thích khẩu vị.

Theo Đông y, rau răm có vị cay ấm, có những tác dụng dược lý như:

  • Tiêu độc;
  • Trừ phong hàn;
  • Hoạt huyết;
  • Kháng viêm hạ khí;
  • Kích thích tiêu hóa.

Y học hiện đại đã phát hiện nhiều hoạt chất trong rau răm, gồm có: Dodecanal, Decanal, α-humulene, β-caryophyllene, Decanol. Đây đều là những hoạt chất quý, có tác dụng hỗ trợ khắc phục các tổn thương do vi khuẩn, nấm và dị nguyên gây kích ứng.

Đồng thời tác dụng của các hoạt chất này đương tương các loại thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp cho cơ thể:

  • Sát khuẩn, tiêu viêm và làm sạch vùng da bị tổn thương.
  • Làm dịu da, ức chế tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm.
  • Cắt nhanh các cơn ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da.
  • Ức chế lây lan những đốm mụn nước, ngăn cản việc chúng ngày càng gia tăng số lượng và kích thước.

Tinh dầu có trong rau răm nhanh chóng làm dịu da, hạn chế sự lan rộng của ổ viêm và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu đặc trưng ở bệnh tổ đỉa. Do đó, các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Phương pháp dùng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa có ưu điểm là an toàn và mang lại hiệu quả tích cực; áp dụng rộng rãi được với mọi đối tượng, dễ thực hiện tại nhà, dễ dàng tìm được nguyên liệu nên tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, bệnh nhân còn giảm được đáng kể sự phụ thuộc vào thuốc tây trong quá trình điều trị bệnh.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tổ đỉa bằng rau răm cũng có những khuyết điểm như: chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, mới phát hiện, và chưa có dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng; tác dụng chậm, hoặc thậm chí không rõ rệt trong một số trường hợp.

Người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng rau răm chữa tổ đỉa kết hợp cùng các phương thuốc bôi ngoài da khác để tránh các phản ứng không mong muốn.

Trị bệnh tổ đỉa bằng rau răm có an toàn không?

Công dụng của rau răm trong điều trị bệnh tổ đỉa 2

Rau răm được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa

Rau răm là thảo dược được đánh giá lành tính, an toàn, thích hợp sử dụng với nhiều đối tượng. Đặc biệt, rau răm giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa rất tốt, giúp người bệnh giảm phụ thuộc vào thuộc Tây y, hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, điều trị bệnh bằng rau rau nói riêng hay các bài thuốc dân gian luôn được khuyến khích sử dụng.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm bao lâu thì khỏi?

Nếu việc điều trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc Tây y thường có kết quả nhanh chóng thì điều trị tổ đỉa bằng rau răm thường tốn khá nhiều thời gian. Vì là dược liệu thiên nhiên, các tinh chất trong rau răm cần một khoảng thời gian đủ lâu để thấm sâu vào trong cơ thể và phát huy tác dụng.

Ngoài ra, để bệnh tình được thuyên giảm hoàn toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, mức độ bệnh lý, sự kiên trì đều đặn và liên tục…

Mặt khác, trị bệnh tổ đỉa bằng rau răm chỉ phù hợp các trường hợp ở mức độ nhẹ, hoặc ở giai đoạn khởi phát. Trường hợp bệnh tổ đỉa tình trạng nhiễm trùng bội nhiễm, hoặc mụn nước bị vỡ, thì thậm chí không nên ngâm, đắp bằng rau răm vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ tình trạng và mức độ bệnh lý đang mắc phải, để có những phương án điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tổ đỉa và cách chữa theo từng mức độ

Các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm

Đắp lá rau răm tươi

Đắp lá rau răm tươi 1

Đắp trực tiếp lá rau răm lên vùng da bị tổ đỉa

Phương thức sử dụng lá rau răm bằng cách đắp trực tiếp ngoài da là cách đơn giản nhất, và phù hợp với những trường hợp bệnh tổ đỉa mới vừa bùng phát, chưa có dấu hiệu lan rộng.

Nguyên liệu: 1 nắm rau răm tươi.

Cách làm:

  • Rửa sạch rau răm, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó để ráo nước, rồi đem đi giã nát.
  • Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa, lau khô bằng khăm mềm.
  • Dùng hỗ hợp rau răm đã giã nát đem đắp lên vùng da bị tổ đỉa, để nguyên trên da trong 30 phút rồi rửa sạch và lau khô da.
  • Nếu được, có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để cân bằng bề mặt da sau khi đắp.
  • Thực hiện đắp 1 đến 2 lần một ngày, sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Bạn có thể tự điều chỉnh số lượng rau răm, tuỳ theo mức độ bệnh.

Kết hợp rau răm và cây sài đất

Kết hợp rau răm và cây sài đất 1

Rau răm và cây sài đất

Sài đất và rau răm đều là những vị thuốc kháng khuẩn rất tốt, có tác dụng giảm viêm sưng, mụn ngứa. Bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa bằng lá rau răm kết hợp sài đất giúp mang đến chuyển biến tích cực cho các bệnh nhân bị tổ đỉa nhẹ, giảm ngứa hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 nắm rau răm tươi, 1 nắm sài đất.

Cách làm: 

  • Đem rau răm và sài đất rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút cho sát khuẩn. Sau đó để ráo nước.
  • Đem rau răm đi giã nát, sài đất cho vào nồi đun sôi với nước sấp mặt.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm.
  • Dùng rau răm giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh tổ đỉa trong 30 phút.
  • Ngâm rửa lại da bằng nước sài đất sau khi đắp bằng rau răm, lau khô bằng khăn mềm.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 đến 2 lần, kiên trì thực hiện sẽ thấy tình trạng bệnh chuyển biến tích cực hơn.

Rau răm với lá trầu không

Rau răm với lá trầu không 1

Lá rau răm và lá trầu không

Lá trầu không có mùi thơm hắc, có vị cay nồng, tính ấm. Cũng giống như rau răm, trầu không có những tác dụng như: sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn, trừ phong,… Đồng thời lá trầu không cũng rất giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho quá trình hồi phục của bệnh tổ đỉa. Những hoạt chất có trong lá trầu không như: carvacrol, chavicol, alkaloid…  là kháng sinh tự nhiên, giúp kiểm soát sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn gây tổ đỉa.

Phương thuốc điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm có thể chữa được bệnh tổ đỉa ở chân, tay giai đoạn nhẹ, mới phát bệnh, giúp sát khuẩn, hỗ trợ giảm ngứa, cung cấp độ ẩm cho da hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 nắm rau răm tươi, 10 đến 15 lá trầu không.

Cách làm: 

  • Rau răm và lá trầu không đem rửa sạch và ngâm muối 15 phút.
  • Đun 2 lít nước cùng với 1 thìa muối biển. Vò nhẹ rau răm và lá trầu không, đợi đến khi nước ấm rồi cho hỗn hợp lá rau răm và trầu không vào, đun cho đến khi sôi.
  • Đợi cho nước ấm thì dùng nước này để ngâm và rửa vùng da bị tổ đỉa, lau khô bằng khăn mềm.
  • Thực hiện ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày 2 lần.

Rau răm kết hợp với muối biển

Rau răm kết hợp với muối biển 1

Lá rau răm và muối biển

Muối biển có công dụng kháng khuẩn và sát trùng. Kết hợp rau răm và muối biển giúp sát trùng, giảm ngứa ngáy, sưng phồng do tổ đỉa, dưỡng ẩm, loại bỏ các tế bào chết và giúp làn da được sáng hơn.

Nguyên liệu: 1 nắm rau răm tươi, 3 thìa muối biển.

Cách làm: 

  • Rau răm rửa sạch với nước, ngâm thêm với nước muối 15 phút để sát khuẩn, vớt ra để ráo.
  • Giã nhuyễn rau răm, cho 3 thìa muối biển vào khuấy đều.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm.
  • Thoa hỗn hợp muối và rau răm nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa và xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Để yên hỗn hợp trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch da lại với nước ấm, lau khô bằng khăn mềm.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.

Những lưu ý khi sử dụng rau răm chữa bệnh tổ đỉa

Những lưu ý khi sử dụng rau răm chữa bệnh tổ đỉa 1

Rau răm là dược liệu có độ an toàn và lành tính cao, có thể dùng với đa số các đối tượng. Tuy nhiên bạn vẫn cần ghi nhớ các lưu ý sau để quá trình chữa bệnh mang lại hiệu quả cao nhất:

  • Kiên trì thực hiện đều đặn và lâu dài. Đối với các bài thuốc dân gian nói chung và rau răm nói riêng đều có đặc điểm chung là tác dụng chậm. Để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn và liên tục trong thời gian đủ dài để bài thuốc phát huy tác dụng.
  • Để phát huy tối đa dược tính trong rau răm, bạn nên chọn những lá tươi, không sâu hại, không thuốc trừ sâu, phân bón hoá chất...
  • Để sát khuẩn rau răm trước khi đắp trực tiếp lên da, bạn nên ngâm với nước muối pha loãng trong 15 – 20 phút.
  • Bạn cũng cần vệ sinh da bằng nước ấm thật sạch và lau khô để tránh tình trạng nhiễm trùng trước và sau khi đắp bã rau răm.
  • Rau răm có thể gây kích ứng da nếu dùng với liều lượng lớn. Vì thế bạn chỉ nên sử dụng ở mức độ khuyến cáo và tần suất vừa phải để đảm bảo an toàn. Đặc biệt đối với trẻ em, người lớn có làn da nhạy cảm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc bằng rau răm.
  • Nếu sau thời gian sử dụng rau răm để điều trị bệnh mà vẫn không có chuyển biến tích cực, hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên dừng điều trị ngay, và cần đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị phù hợp hơn.
  • Điều cuối cùng bạn cần nhớ là các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng rau răm chỉ là phương án hỗ trợ khắc phục triệu chứng, không thể nào kiểm soát được hoàn toàn diễn tiến của bệnh. Chính vì thế bạn vẫn cần thăm khám và kết hợp điều trị theo hướng dẫn từ các bác sĩ da liễu.

Kem bôi Sodermix – giải pháp an toàn đẩy lùi triệu chứng bệnh tổ đỉa

Kem bôi Sodermix với thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa CORTICOID mà vẫn giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa nhanh chóng, hiệu quả.

Sử dụng kem bôi Sodermix - giải pháp an toàn đẩy lùi các triệu chứng viêm da tiếp xúc nhanh chóng 1

Thành phần chính của Sodermix là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD – chất chống oxy hóa mạnh và đặc hiệu nhất trong cơ thể) chiết xuất từ cà chua xanh Châu Âu, giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó giúp chống viêm, giảm ngứa do tổ đỉa gây ra nhanh chóng. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục da tổn thương cực kỳ tốt.

Với các thành phần chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nói trên, Sodermix đặc biệt hiệu quả và an toàn kể cả với làm da nhạy cảm và dễ tổn thương nhất như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Lời kết

Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm có ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp, nhưng có thể giúp giảm được các triệu chứng cơ bản của bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng thêm kem thoa thích hợp để chống viêm, giảm ngứa, đồng thời dưỡng ẩm, làm mềm da, giúp da được phục hồi tốt hơn. Hy vọng với những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích người bệnh trong việc đẩy lùi các triệu chứng tổ đỉa.

Nguồn tham khảo: Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...