Ngứa mu bàn tay: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Ngứa mu bàn tay hay bất kì vị trí nào đều khá phổ biến, thường sẽ tự hết sau một vài giờ. Tuy vậy, nếu tình trạng ngứa kéo dài bạn không nên chủ quan vì nó có thể là triệu chứng của bệnh lý. Vậy, đâu là nguyên nhân gây bệnh? Cách điều trị thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về tình trạng này.

Thế nào là ngứa mu bàn tay?

Ngứa mu bàn tay là tình trạng khó chịu ở khu vực da mu bàn tay, kích thích phản xạ gãi, cọ xát để làm giảm khó chịu.

Tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Nổi mẩn đỏ, mề đay, tróc da…
  • Các mụn nước nhỏ li ti, chứa dịch nhầy.
  • Ngứa kèm theo cảm giác đau nhói hoặc tê nhẹ.
Thế nào là ngứa mu bàn tay? 1
Hình ảnh minh họa về tình trạng ngứa mu bàn tay

Ngứa mu bàn tay này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khiến người mắc bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thông thường, cơn ngứa sẽ tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc sau khi bạn thực hiện các biện pháp giảm ngứa tại nhà mà không cần sự can thiệp y tế. Nhưng nếu tình trạng ngứa kéo dài trong vài ngày không khỏi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nào đó.

Ngứa mu bàn tay có thể là triệu chứng bệnh gì?

Ngứa mu bàn tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý là nguyên nhân gây ngứa mua bàn tay thường gặp:

Mẩn ngứa, nổi mề đay

Mẩn ngứa, mề đay là bệnh da liễu phổ biến ở rất nhiều bệnh nhân. Trong đó, bàn tay là vị trí dễ bị nổi mề đay.

Tình trạng này xảy ra khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, lông động vật, phấn hoa… Các tác nhân này làm tăng lượng Histamine trong máu gây viêm và gây ra các triệu chứng dị ứng như:

  • Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da tiếp xúc với kháng nguyên.
  •  Nổi sẩn đỏ, mề đay, mẩn ngứa…
  • Có thể kèm theo sốt, khó thở nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng.

Mẩn ngứa, mề đay không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mặc dù bệnh chỉ xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày nhưng lại dễ tái phát khi bệnh nhân tiếp xúc với các chất gây dị ứng vào những lần sau hoặc theo mùa.

Viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có cơ địa nhạy cảm, không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da cũng như cuộc sống của người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa là 15 – 30% ở đối tượng trẻ em và 2 – 10% ở người trưởng thành.

Viêm da cơ địa 1
Hình ảnh ngứa mu bàn tay do viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ

Bệnh có biểu hiện là những tổn thương ở da, có kèm theo tình trạng ngứa, sưng, nổi mẩn đò ở mu bàn tay hoặc nhiều vị trí khác. Một số triệu chứng khác do viêm da cơ địa gây ra là:

  • Da nổi đỏ và khô da
  • Da sần, nhạy cảm, sưng lên do gãi
  • Xuất hiện các vết sưng đỏ trên da, khi gãi có thể chảy mủ
  • Ngứa nghiêm trọng, đặc biệt vào ban đêm.

Bệnh có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại, có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền nên không lây nhiễm qua tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn, vùng da bệnh dễ lan rộng khi không được điều trị kịp thời.

Để được tư vấn kỹ hơn về bệnh, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình.

Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một thể của bệnh chàm – Eczema,  thường gặp ở những bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nước bẩn, bùn đất… mà không có các biện pháp bảo vệ da.

Bệnh có các triệu chứng điển hình như: ngứa ngáy, bứt rứt ở dưới da kèm theo các mụn nước li ti ở bàn tay, bàn chân, mu bàn tay, kẽ ngón tay… Các triệu chứng này làm bệnh nhân ngứa liên tục, thậm chí có cảm giác đau xót.

Tổ đỉa rất khó điều trị, tái phát theo chu kì và dễ lây lan sang các vùng da lành khác. Vì thế, khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị để hạn chế tối đa các tác hại của bệnh lý này với sức khỏe.

Ghẻ ngứa

Ghẻ ngứa 1
Ghẻ ngứa được coi là “cơn ác mộng” đối với nhiều người bệnh

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa mu bàn tay là do nhiễm kí sinh trùng – ghẻ ngứa (Sarcoptes scabiei hominis). Căn bệnh này cực kì khó chịu, dễ tái phát, đặc trưng bởi các đám mụn nước ở mu bàn tay, chân, kẽ ngón tay… kèm theo cảm giác ngứa liên hồi không dứt, ngứa nhiều hơn về đêm.

Nấm da

Nấm ở bàn tay cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa mu bàn tay. Các tác nhân gây bệnh nấm da chân chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum hoặc nấm Candida.

Nấm da 1
Nấm da thường do vấn đề vệ sinh kém, đặc biệt khi thời tiết ẩm ướt, tay bị bí khi mang găng tay làm mồ hôi không thoát ra được

Khi bị nấm da, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Da mu bàn tay đóng vảy trắng, bong tróc thành từng mảng, có các phấn trắng rơi ra khi gãi.
  • Tổn thương da kèm theo cảm giác ngứa mu bàn tay dữ dội.

Bệnh nấm da khó chữa, dễ tái phát, đòi hỏi bệnh nhân cần điều trị lâu dài, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh lý tự miễn do sự tăng sinh quá mức của các tế bào mới khiến các tế bào cũ tích tụ thành vảy kèm theo ngứa ngáy, viêm…

Bệnh có biểu hiện điển hình là các các vết ban hồng đỏ ở mu bàn tay. Khi bệnh tiến triển, các vết ban này sẽ chuyển thành các vảy khô, có màu trắng kèm theo ngứa ngáy và nóng rát mức độ nhẹ.

Vảy nến là bệnh lý mãn tính, tái phát liên tục. Đến nay, y học vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để bệnh vảy nến.

Muốn biết cách chữa vảy nến hiệu quả nhất, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình

Bệnh á sừng

Bệnh á sừng 1
Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, bệnh á sừng còn khiến bệnh nhân gặp rắc rối trong sinh hoạt và cuộc sống, đặc biệt là trong các hoạt động cầm nắm…

Á sừng ở mu bàn tay là chứng bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phần lớn do yếu tố di truyền.

Bệnh có các triệu chứng điển hình như: da khô, nứt nẻ, các lớp sừng không hoàn thiện bị bong tróc, xù xì, có thể rướm máu. Bệnh nhân có thẻ cảm thấy ngứa ngáy, đau đớn… ở nơi bị bệnh. Tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi gặp thời tiết lạnh.

Các bệnh lý khác

Đái tháo đường

Ngứa ở mu bàn tay là biểu hiện ngoài da thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Đường huyết tăng cao khiến cho da bị khô, đồng thời cũng tạo điều kiện cho da nhiễm nấm, vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, tăng đường huyết cũng làm cơ thể sản sinh nhiều chất oxy hóa gây hại đến tuyến mồ hôi và mạch máu dưới da. Hậu quả là da khô, bong tróc và ngứa ngáy.

Bệnh lý về gan

Nếu bạn bị ngứa mu bàn tay kèm theo các triệu chứng vàng da, khô môi, khô mắt, cơ thể uể oải, nước tiểu vàng sậm… thì rất có thể đây là triệu chứng của bệnh xơ gan, ứ mật. Bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Thiếu hụt vitamin B12

Là một trong những chất quan trọng cho các quá trình chuyển hóa của cơ thể, Vitamin B12 rất cần thiết trong các phản ứng tạo hồng cầu, dây thần kinh, chuyển hóa thức ăn… Theo đó, khi lượng vitamin B12 bị thiếu hụt sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, khiến người bệnh bị tê hoặc ngứa ở mu bàn tay, bàn chân, lòng bàn tay, bàn chân, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt ngày thường.

Ngứa mua bàn tay có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp ngứa mu bàn tay đều do các bệnh lý về da nên không đe dọa đến tính mạng và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, ngứa ngáy làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, giảm hiệu suất công việc, đôi khi còn làm mất ngủ, suy nhược cơ thể…

Vì vậy, khi thấy bị ngứa kéo dài không khỏi, bạn cần nhanh chóng xử lý kịp thời, đúng cách để tránh làm bệnh tiến triển nặng, bội nhiễm, sẹo, bong tróc da gây mất thẩm mỹ.

Nếu ngứa do các bệnh lý về gan, tiểu đường… thì bệnh nhân cần chú ý theo dõi và thăm khám bác sĩ. Cơn ngứa sẽ tự triệt tiêu khi bệnh lý được kiểm soát.

Muốn biết chi tiết hơn về bệnh ngứa mu bàn tay, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình

Khi nào bệnh nhân ngứa mu bàn tay cần thăm khám gấp?

Ngứa mu bàn tay thường không nguy hiểm, tuy nhiên trong những tình huống sau, bạn cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp:

  • Ngứa kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Ngứa có kèm theo các triệu chứng rỉ máu, mụn mủ, nguy cơ nhiễm trùng…
  • Ngứa nhiều gây khó ngủ, suy nhược cơ thể.
  • Ngứa dữ dội, thậm chí đau rát.
  • Ngứa do các bệnh lý như tiểu đường, xơ gan…

Cải thiện ngứa mu bàn tay bằng cách nào?

Ngứa mu bàn tay vừa khó chịu, vừa làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cách để giải quyết tình trạng này:

Giảm ngứa mu bàn tay bằng các mẹo tại nhà

Giảm ngứa mu bàn tay bằng các mẹo tại nhà 1
Ngâm bàn tay bị ngứa vào nước lá trà xanh ấm là biện pháp lành tính, đơn giản tại nhà
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh tác động vào đầu tận cùng của dây thần kinh cảm giác, làm dịu cơn ngứa tức thì. Bạn chỉ cần bọc một viên đá và khăn hoặc dùng túi chườm lạnh di chuyển nhẹ nhàng trên vùng da bị ngứa.
  • Ngâm tay với các loại nước ấm: Các loại nước lá ấm như trà xanh, tía tô, trầu không, lá khế… là các mẹo trị ngứa trong dân gian rất được ưa chuộng.  20 phút ngâm nước ấm mỗi ngày vừa giúp bạn giảm ngứa an toàn, ít tác dụng phụ, vừa là biện pháp thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
  • Bôi mật ong: chứa các thành phần như vitamin E, B, axit amin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi hàng rào bảo vệ da, làm dịu và mềm da, tăng cường dưỡng ẩm, từ đó có thể cải thiện tình trạng ngứa da
Các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm ngứa tạm thời, không điều trị ngứa dứt điểm. Nhưng nhìn chung, các biện pháp này phù hợp để giảm ngứa do hầu hết các nguyên nhân.

Sử dụng thuốc trị ngứa mu bàn tay

Một số thuốc Tây y được các bác sĩ sử dụng điều trị cho bệnh nhân ngứa mu bàn tay do bệnh lý có thể kể đến là:

Thuốc bôi ngoài da

  • Thuốc sát khuẩn, làm sạch: Giúp tiêu diệt vi sinh vật trên bề mặt da, ngăn ngừa bội nhiễm, hạn chế lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành.
  • Kem bôi dưỡng ẩm da: Thường được kê đơn khi da khô, tróc vảy.
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, ngứa nghiêm trọng khi các biện pháp khác không khắc phục được tình trạng bệnh.
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi: Dùng trong tình huống viêm nhiễm, mưng mủ ở mu bàn tay.

Thuốc dùng đường uống

  • Thuốc kháng Histamine: Thuốc dùng đường uống giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, viêm da ở người bệnh.
  • Thuốc Corticoid đường uống: Thường được dùng khi triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy, viêm da nghiêm trọng xuất hiện toàn thânhoặc đe dọa tính mạng.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng khi có bội nhiễm.
Tất cả các loại thuốc trên đều cần sự chỉ định bác sĩ mới được sử dụng. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị để hạn chế các tác dụng phụ do thuốc đem lại. Để được tư vấn rõ hơn về việc sử dụng thuốc, bạn có thể kết nối số Zalo 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 các chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp.

Kem bôi Sodermix – điều trị triệt để các bệnh lý về da gây ngứa

Khắc phục những nhược điểm của thuốc Tây y, kem bôi Sodermix là liệu pháp KHÔNG CORTICOID giúp điều trị ngứa do các bệnh lý ngoài da hàng đầu hiện nay.

Kem bôi Sodermix - điều trị triệt để các bệnh lý về da gây ngứa 1
Kem bôi Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa mu bàn tay chỉ sau 3 – 4 ngày sử dụng

Hiệu quả giảm ngứa, ngăn ngừa các triệu chứng viêm da cơ địa, tổ đỉa của Sodermix đến từ SOD – một hoạt chất chống oxy hóa được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SOD giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây viêm, ngứa, mẩn đỏ. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung dầu quả bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp các vết thương nhanh lành, tái tạo da và dưỡng da mềm mịn.

Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần thiên nhiên nên rất an toàn với làn da. Sản phẩm sử dụng được cho cả phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và cả những người có cơ địa da nhất cảm nhất.

Hiệu quả giảm ngứa của Sodermix đã được chứng minh lâm sàng bởi Hiệp hội Da liễu Croatica. Kết quả của nghiên cứu cho thấy kem Sodermix có tác dụng làm trì hoãn thời gian khởi phát ngứa, giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa ở nhóm bệnh nhân dùng Sodermix hơn rất nhiều nhóm còn lại.

Để tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết XEM TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Lời kết

Ngứa mu bàn tay không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi thấy các triệu chứng ngứa kéo dài do đây có thể là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia da liễu để giảm thiểu tối đa các hậu quả do tình trạng này mang lại. Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách điều trị ngứa mu bàn tay, rất mong đem lại những thông tin hữu ích.

Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng kết nối ngay qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...