Sẹo lồi có mủ - ít gặp nhưng nguy hiểm!
Sẹo lồi chủ yếu được quan tâm về khía cạnh thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, vết sẹo lồi có thể xuất hiện mủ không rõ nguyên nhân. Bạn đang thắc mắc liệu tình trạng này có gây nguy hiểm? Hiểu được nỗi băn khoăn và lo lắng đó, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin thiết yếu về sẹo lồi có mủ để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Mục lục
Sẹo lồi có mủ là gì?
Sẹo lồi là các vết sẹo nhô hẳn lên trên bề mặt da, có màu đỏ hồng hoặc nâu sẫm, bề mặt nhẵn bóng, không có lông so với các vùng da lành bên cạnh, có kích thước phụ thuộc vào tổn thương da ban đầu. Sẹo có thể phát triển quá mức, lan rộng ra khỏi phạm vi vết thương trong khoảng thời gian vài tháng hoặc vài năm, không thể tự biến mất nhưng hoàn toàn lành tính.
Sẹo lồi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt là vai, lưng, ngực, cổ, tai, mặt… Tại vùng da bị sẹo, sẹo lồi có thể gây ra các triệu chứng tại chỗ như đau nhức, ngứa, đặc biệt là khi chạm hay ma sát với quần áo. Trong một số trường hợp, trên sẹo lồi có thể xuất hiện các nốt mủ trắng hay vàng, đôi khi bị vỡ ra và chảy dịch. Đây chính là biểu hiện của tình trạng sẹo lồi có mủ.
Sẹo lồi có mủ là tình trạng rất ít người gặp phải. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc tìm hiểu rõ về nguyên nhân và các tác hại do tình trạng này gây ra để phòng ngừa và điều trị phù hợp là rất quan trọng.
Sẹo lồi có mủ do nguyên nhân nào gây ra?
Mủ là chất dịch chứa nhiều protein màu trắng vàng hoặc nâu vàng, có chứa các tế bào bạch cầu chết trong quá trình hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với tình trạng viêm và nhiễm trùng. Do đó, trong đa số trường hợp, sẹo lồi có mủ là dấu hiệu vùng da bị sẹo của bạn đã bị nhiễm trùng.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến vết sẹo lồi bị nhiễm trùng có mủ:
➤ Vệ sinh vùng da bị sẹo không sạch sẽ và đúng cách, dẫn đến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, cản trở quá trình hồi phục.
➤ Sử dụng các dụng cụ y tế như kim tiêm, băng gạc, dao kéo… chưa được tiệt trùng trong quá trình xử lý vết thương.
➤ Do tác động mạnh, cào, gãi, chà xát lên vết sẹo khiến vùng da sẹo lồi bị tổn thương, trầy xước dẫn đến nhiễm trùng.
➤ Sẹo lồi có mủ do suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính tại cơ quan nội tạng như gan, phổi, tim, thận, tiểu đường, hay nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường. Bên cạnh đó, việc tiêm steroid trong điều trị sẹo lồi cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch tại chỗ. Nếu không được chăm sóc, sát trùng đúng cách sau khi tiêm hoặc ống tiệt trùng/lọ đựng steroid bị nhiễm bẩn thì vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng và có mủ ở vùng da sẹo lồi .
➤ Người bệnh có cơ địa quá mẫn cảm: Cơ thể người bệnh có thể phản ứng mạnh với các loại chỉ khâu hay băng phẫu thuật trong quá trình chữa vết thương, gây ra hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ.
Bạn có thể nhận biết tình trạng sẹo lồi có mủ do nhiễm trùng qua một số đặc điểm dưới đây:
- Vùng da sẹo lồi bị nhiễm trùng thường mềm, đau và ấm hơn vùng da lành xung quanh.
- Cảm giác đau không giảm dần mà ngày càng gia tăng.
- Có thể xuất hiện cơn sốt, thậm chí là sốt cao kéo dài.
Sẹo lồi có mủ gây nguy hiểm gì?
Mức độ nguy hiểm của sẹo lồi có mủ tùy theo tình trạng nhiễm trùng ở vết sẹo là nặng hay nhẹ mà khác nhau.
Nhiễm trùng khiến vùng da bị sẹo sưng lên làm bạn đau đớn, cảm giác ớn lạnh, có thể dẫn đến những cơn sốt triền miên. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí gây suy nhược cơ thể. Nếu hệ miễn dịch của bạn đang bị suy giảm, tình trạng này có thể khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng yếu hơn, gây ra nhiều bệnh lý cơ hội khác.
Bên cạnh đó, sẹo lồi có mủ còn là nỗi ám ảnh về mặt thẩm mỹ. Mủ từ sẹo lồi thường chứa dịch nhầy và có mùi khó chịu, chảy ra âm ỉ do phản ứng tiêu diệt vi khuẩn của cơ thể, khiến bạn mất tự tin trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bạn không thể mặc quần áo kín để che đi giống như vết sẹo thông thường vì có thể chà xát lên vết sẹo khiến tổn thương càng nghiêm trọng hơn.
Một điều đáng chú ý là vết sẹo lồi hình thành mủ thường sẽ dễ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, nhất là các vết sẹo lồi lớn. Do đó, sau khi điều trị khỏi sẹo lồi có mủ, bạn vẫn cần chú ý chăm sóc cẩn thận để không bị mắc lại tình trạng này.
Cách điều trị sẹo lồi có mủ như thế nào?
Trước khi điều trị sẹo lồi cần xử lý tình trạng có mủ của sẹo:
Đối với sẹo lồi có mủ do dị ứng hay hệ miễn dịch kém
Trường hợp này không chỉ dừng lại ở vết thương ngoài da mà còn liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ sớm để có phương pháp điều trị nhiễm trùng cũng như các bệnh lý khác phù hợp với tình trạng cơ thể.
Đối với sẹo lồi có mủ do nhiễm trùng vi khuẩn thông thường, nhẹ và ít mủ
Bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách sau:
- Rửa tay sạch sẽ và lau khô tay trước khi chạm vào vùng da bị sẹo lồi có mủ.
- Dùng nước muối sinh lý để rửa vùng da bị tổn thương 3 lần mỗi ngày.
- Sau khi rửa sạch vùng da bị sẹo, dùng thuốc mỡ có thành phần kháng sinh để bôi lên vết sẹo hoặc uống thuốc kháng sinh. Lưu ý: Việc sử dụng kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
- Dùng băng y tế băng lại vùng sẹo lồi có mủ để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn làm tổn thương càng nghiêm trọng hơn.
Đối với vết sẹo bị nhiễm trùng nặng, mủ nhiều, đau dữ dội kèm theo sốt cao
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng tại vết sẹo của bạn đang rất nghiêm trọng và có khả năng gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp, có thể bạn sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vùng sẹo lồi có mủ để loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, tránh cho nhiễm trùng lan rộng.
Ngoài ra, khi sẹo lồi có mủ đã hết nhiễm trùng và trở lại bình thường, bạn có thể sử dụng các sản phẩm kem trị sẹo như kem bôi Sodermix để hỗ trợ điều trị sẹo, làm giảm và hạn chế sự phát triển sẹo lồi để sớm không còn phải lo lắng vết sẹo của mình sẽ bị nhiễm trùng và có mủ.
Sodermix – Hết viêm da, là phẳng sẹo
Kem bôi Sodermix là giải pháp trị sẹo lồi hiệu quả được sản xuất tại Pháp, do Công ty TNHH Dược Mỹ Phẩm Amazon nhập khẩu và đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm có tác dụng tốt trên cả các vết sẹo mới hình thành hay sẹo lâu năm.
Kem bôi Sodermix có thành phần chính là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa rất mạnh được chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Nhờ khả năng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể của SOD, Sodermix giúp ức chế sự tăng sinh quá mức collagen – nguyên nhân hàng đầu gây sẹo lồi, đồng thời giúp giảm kích thước sẹo, chống viêm, giảm ngứa, từ làm giảm nguy cơ gây sẹo lồi có mủ do viêm hay do gãi mạnh gây nhiễm trùng.
Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về sẹo lồi và sản phẩm kem bôi Sodermix, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng 1800.6225 hoặc Zalo theo số 0862.241.650 để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm:
- Cách làm mờ sẹo trị sẹo lâu năm tại các vị trí dễ nhìn thấy (mặt, tay, chân)
- Sẹo lồi ngứa, đau nhức – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Sẹo lồi có tự khỏi không? Điều trị sẹo lồi bao lâu thì khỏi?
- Tẩy nốt ruồi bị sẹo lồi phải làm sao? Mẹo chữa bạn không thể bỏ qua!
- Trị sẹo lồi ở môi hiệu quả, không cần phẫu thuật
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.