Sẹo lồi ở đầu gối: "che đi" hay tìm cách chữa?

Sẹo lồi ở đầu gối gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy mặc cảm và tự ti. Nếu không xử lý tốt, vết sẹo và cả tâm lý e ngại có thể sẽ “đeo bám” bạn vĩnh viễn. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đừng quá lo lắng, chỉ cần đọc kỹ nội dung dưới đây, bạn có thể tìm thấy giải pháp phù hợp với mình.

Nguyên nhân gây sẹo lồi ở đầu gối

Đầu gối là bộ phận dễ bị va chạm gây ra các vết thương ngoài da do vận động nhiều. Quá trình để vết thương được làm lành sẽ diễn ra 4 giai đoạn là: cầm máu – viêm (cơ thể chống lại tác nhân xấu xâm nhập vết thương) – tăng sinh (nguyên bào sợi cùng collagen tăng sinh để hình thành mô liên kết mới làm lành vết thương) – tái tạo (tái tạo lại biểu bỉ, collagen tiếp tục tăng sinh để vết thương lành hoàn toàn). Bản chất của sẹo lồi là do sự tăng sinh tại chỗ nguyên bào sợi và sản xuất collagen quá mức trong quá trình lành vết thương.

Nguyên nhân gây sẹo lồi ở đầu gối 1
Sẹo lồi ở đầu gối xảy ra do sự mất cân bằng giữa quá trình sinh tổng hợp mô và thoái hóa mô

Như vậy, sẹo lồi ở đầu gối xuất hiện sau các vết thương hở tại đầu gối. Thống kê cho thấy, nguyên nhân gây ra những vết thương này thường là do:

  • Phẫu thuật tại đầu gối: Phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật dây chằng,…
  • Bỏng nặng: Do nước sôi, hóa chất, bô xe máy,…
  • Tai nạn tại đầu gối: Trong khi tham gia giao thông, lúc làm việc, tập luyện,…
  • Không chăm sóc vết thương hở tại gối: Khiến vết thương thông thường bị viêm loét, thậm chí là nhiễm trùng và hình thành sẹo lồi
  • Do cơ địa: Nhiều người dễ bị sẹo lồi và khi xuất hiện, sẹo phát triển mạnh hơn bình thường.

Triệu chứng thường gặp khi bị sẹo lồi ở đầu gối?

Sẹo lồi ở đầu gối là một khối mô có màu từ hồng đỏ đến tím đen, nhô cao khỏi bề mặt da và vượt ra ngoài phạm vi vết thương ban đầu. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ và cản trở khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Triệu chứng thường gặp khi bị sẹo lồi ở đầu gối? 1
Sẹo lồi lớn có thể cản trở vận động

Ngoài vấn đề ngoại hình, người bị sẹo lồi còn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Ngứa: Triệu chứng này thường bắt đầu ngay từ khi vết thương kéo da non và tiếp diễn nhiều năm sau đó nếu không có biện pháp điều trị.
  • Căng cứng: Thể tích sẹo lồi ở đầu gối tăng bất thường có thể khiến da bị kéo giãn và căng cứng.
  • Đau: Trong quá trình tăng sinh, sẹo lồi có thể xâm lấn vào hệ thống thần kinh trên da gây ra triệu chứng đau
  • Khó vận động: Sẹo lồi ở đầu gối có số lượng nhiều hoặc kích thước lớn, mô sẹo cứng có thể gây cản trở hoạt động vận động của người bệnh.
Để biết thêm thông tin về sẹo lồi, bạn có thể kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 và nhận giải đáp nhanh nhất.

Có nên xăm hình để “che giấu” sẹo lồi ở đầu gối?

Sẹo lồi ở đầu gối khiến nhiều người tự ti khi diện những bộ đồ ngắn. Để “che giấu” những vết sẹo này, có người chọn cách ăn mặc “kín đáo” lại có người tìm đến sự trợ giúp của phương pháp xăm hình nghệ thuật. Những thợ xăm sẽ dùng mực bơm vào các đầu kim rồi vẽ một hình nghệ thuật che đi vết sẹo. Người thợ lành nghề có thể tạo ra những hình xăm đẹp và độc đáo đến mức người khác không nhận ra sự hiện diện của sẹo lồi ở đầu gối.

Có nên xăm hình để
Xăm che sẹo không được nhiều chuyên gia ủng hộ

Tuy nhiên, những cách che giấu sẹo này đều có những hạn chế nhất định. Ví dụ như, bạn sẽ không thể diện đồ dài khi chơi thể thao hay đi bơi. Xăm hình nghệ thuật có vẻ hiệu quả hơn nhưng bạn lại phải đối diện với khá nhiều rủi ro như:

  • Sẹo lồi nặng hơn: Xăm là biện pháp xâm lấn gây ra những tổn thương mới trên sẹo lồi. Quá trình này có thể gây viêm, kích thích sẹo lồi phát triển.
  • Nhiễm trùng: Xảy ra khi kim xăm không được tiệt trùng hay vết xăm không được chăm sóc tốt.
  • Lây bệnh: Rất nhiều bệnh có thể lây nhiễm khi sử dụng chung kim xăm như: Viêm gan B, viêm gan C, HIV,… Tình trạng này thường gặp ở những cơ sở phun xăm thiếu chuyên nghiệp, dùng chung một kim xăm cho nhiều khách hàng.
  • Xăm hỏng: Những thợ xăm thiếu kinh nghiệm không thể tạo ra hình xăm đẹp. Lúc này, bạn không thể “giấu” đi vết sẹo lồi ở đầu gối mà ngại ngùng hơn vì những hình xăm “nham nhở”.
  • Hiệu quả tương đối: Sẹo lồi ở đầu gối có thể phát triển tăng kích thước. Vậy nên, ngay cả khi bạn đã xăm đè lên thì nó vẫn có thể “lớn lên” và vượt khỏi phạm vi xăm. Mặt khác, mực xăm cũng sẽ phai đi theo thời gian để lộ ra vùng sẹo.
Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng bạn không nên xăm hình nghệ thuật để che sẹo. Bởi, việc tạo nên tổn thương mới tại vết sẹo là “điều tối kỵ” trong điều trị sẹo lồi ở đầu gối. Mặt khác, văn hóa người Việt vẫn còn khá e ngại với việc xăm hình, đặc biệt là ở nữ giới. Vậy nên, nếu bạn đang “nung nấu” ý định này thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.

Trị sẹo lồi ở đầu gối có khó không?

Đáp án là: Có. Điều trị sẹo lồi ở đầu gối không chỉ khó mà còn tốn thời gian và tiền bạc. Các bác sĩ cho biết, hiện nay có nhiều phương pháp trị sẹo lồi nhưng để chúng biến mất hoàn toàn là điều không thể. Tuy nhiên, sẹo lồi ở đầu gối hoàn toàn có thể được thu nhỏ, làm mềm và phẳng để giúp vùng da bị sẹo trở về gần như bình thường.

Trị sẹo lồi ở đầu gối có khó không? 1
Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ giúp trị sẹo lồi hiệu quả hơn

Để quá trình điều trị sẹo lồi ở đầu gối hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Điều trị sớm: Thời gian điều trị sẹo lồi lý tưởng là ngay khi vết thương bắt đầu kéo da non (khoảng 2 tuần sau khi bị thương). Sẹo càng lâu nằm thì đáp ứng điều trị càng kém và thời gian chữa trị càng kéo dài.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Ngay cả khi những vết sẹo lồi đã xẹp hẳn, bạn vẫn cần dùng thuốc theo hướng dẫn để ngăn chặn sự phát triển của nó.
  • Không tạo áp lực lên vùng sẹo: Bạn không nên chà xát, gãi hay kéo căng vùng da sẹo sau điều trị. Tăng áp lực tại chỗ là một trong những yếu tố thúc đẩy sẹo lồi xuất hiện.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa. Những thực phẩm này góp phần hạn chế quá trình viêm, hạn chế lắng đọng collagen và ngăn sẹo lồi hình thành. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng một số món ăn như: Đồ nếp, đồ cay nóng, thịt gà, thịt bò, trứng gà, rau muống hay hải sản.
  • Chăm sóc da đúng cách: Bạn không nên lạm dụng các loại mỹ phẩm để che sẹo lồi, không nên tẩy da chất quá mức và không nên tin tưởng vào những quảng cáo về “kem xóa sẹo” không rõ nguồn gốc. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu về tình trạng sẹo lồi, tính chất da của mình và xin ý kiến từ bác sĩ để xây dựng được chế độ chăm sóc da phù hợp.
Để biết thêm thông tin về sẹo lồi, bạn có thể kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 và nhận giải đáp nhanh nhất.

Loại bỏ sẹo lồi ở đầu gối bằng cách nào?

Mục tiêu của điều trị sẹo lồi ở đầu gối là khiến sẹo mềm – phẳng và có kích thước nhỏ hơn. Tùy vào mức độ sẹo lồi mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp.

Mẹo tự nhiên giúp trị sẹo lồi

Đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng bởi dễ thực hiện, an toàn và ít tốn kém. Người bệnh lợi dụng những hoạt chất làm mờ sẹo có trong nguyên liệu tự nhiên để giảm bớt sự hiện diện sẹo lồi.

Mẹo tự nhiên giúp trị sẹo lồi 1
Hành tây được ưa chuộng trong trị sẹo lồi

Một số phương pháp làm mờ sẹo tự nhiên gồm:

  • Mật ong: Nhiều phân tích cho thấy, mật ong chứa hàm lượng đường cao, hydrogen peroxide và enzyme tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, mật ong cũng giúp làm mềm da, giảm áp lực tại chỗ giúp ngăn chặn sẹo lồi xuất hiện. Bạn chỉ cần rửa sạch vùng sẹo lồi ở đầu gối. Sau đó, thoa một lớp mỏng mật ong rồi massage trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, bạn rửa sạch với nước ấm và dùng khăn bông mềm thấm khô.
  • Hành tây: Trong củ hành tây chứa: Vitamin, quercetin và phytoncide có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn và nuôi dưỡng da. Những tác động này giúp ức chế sự hình thành của sẹo lồi ở đầu gối. Để sử dụng hành tây trị sẹo, bạn lấy 1 củ hành tây, cắt thành lát mỏng rồi đắp lên vùng da sẹo đã được làm sạch trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn dùng nước ấm để rửa sạch và thấm khô da.
  • Củ gừng: Các chuyên gia tìm thấy nhiều hoạt chất tốt cho vết sẹo trong củ gừng như: Vitamin nhóm B, C, E, Carotene và chất khoáng K, Ca, Mg,… Đặc biệt chất chống oxy hóa trong củ gừng giúp ức chế phản ứng viêm, ngăn sẹo hình thành. Bạn chỉ cần làm sạch da rồi thoa hỗn hợp nước cốt gừng – mật ong lên vết sẹo và massage khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, bạn cần rửa sạch da với nước ấm và thấm khô

Bên cạnh ưu điểm là độ an toàn cao thì trị sẹo ở đầu gối bằng mẹo tự nhiên có khá nhiều nhược điểm như: Thời gian tác dụng lâu, chế biến lích kích, và chỉ hiệu quả với những sẹo lồi nhỏ. Bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều khiến da bị tổn thương. Tần suất trung bình 2 ngày/ lần là được cho là vừa đủ để tạo tác dụng và an toàn cho da
.

Sử dụng thuốc trị sẹo lồi

Đây là những phương pháp đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả. Thuốc trị sẹo lồi có thể áp dụng trên tất cả bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả thu được sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức độ sẹo và khả năng đáp ứng thuốc. Dưới đây là những thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị sẹo lồi ở đầu gối:

Sử dụng thuốc trị sẹo lồi 1
Sử dụng thuốc trị sẹo lồi ở đầu gối phải có chỉ định của bác sĩ
  • Corticosteroid: Thuốc có tác dụng  ức chế alpha 2-macroglobulin dẫn đến tăng lượng collagenase trong cơ thể. Quá trình này ức chế tăng sinh nguyên bào sợi, tăng thoái hóa collagen khiến kích thước sẹo lồi ở đầu gối được thu nhỏ. Thuốc được sử dụng phổ biến là Triamcinolone acetonide tiêm trực tiếp vào lớp nhú của sẹo lồi. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định áp lạnh vết sẹo trước tiêm kết hợp thêm lidocaine để giảm đau và tăng hiệu quả điều trị.
  • Verapamil 2,5 mg/ml: Đây là thuốc được kỳ vọng có thể thay thế cho Corticosteroid trong tương lai. Verapamil có khả năng ức chế quá trình tăng sinh collagen, kiểm soát sự tăng trưởng của sẹo lồi ở đầu gối. Để tăng hiệu quả và giảm tái phát, bệnh nhân có thể được hướng dẫn sử dụng thêm miếng dán silicone.
  • Fluorouracil: Được tiêm trực tiếp vào vết sẹo lồi ở đầu gối với liều 50 mg/ml/ lần x 2 – 3 lần/tuần. Thuốc Fluorouracil ức chế sự tăng sinh nguyên bào sợi quá mức, từ đó ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo. Để tăng cường đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể tiêm kết hợp Fluorouracil với corticosteroid và chiếu laser tại vết sẹo.
  • Bleomycin 1.5IU/ml: Thuốc có tác dụng ức chế TGF – β và lysyl oxidase dẫn đến giảm tổng hợp collagen. Nhờ đó, kích thước sẹo lồi ở đầu gối được kiểm soát hiệu quả. Liều dùng tiêu chuẩn của bleomycin là 0,1ml/ lần tiêm, liều dùng tối đa là 6ml/ lần tiêm. Mỗi lần tiêm cách nhau khoảng 1 tháng và tiêm nhiều nhất là 4 lần. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn tiêm triamcinolone kết hợp áp lạnh khi điều trị sẹo lớn hơn 10cm2.
  • Imiquimod 5%: Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi tại chỗ. Imiquimod  kích thích sản xuất Interferon –  Một chất có khả năng ức chế tổng hợp collagen. Người bệnh được khuyến cáo nên bắt đầu bôi Imiquimod ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi và bôi liên tục trong 8 tuần.
Ưu điểm của phương pháp trị sẹo lồi bằng thuốc là đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả rõ ràng, người bị sẹo có thể yên tâm khi áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như: Nhiều tác dụng phụ, yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao khi sử dụng, hiệu quả trị sẹo không đồng nhất. Để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định và sự hỗ trợ kỹ thuật từ chuyên viên y tế.

Sử dụng Laser trị sẹo lồi

Trị sẹo bằng phương pháp chiếu tia laser được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, hiệu quả của nó không thực sự rõ ràng và tỷ lệ tái phát khá cao. Những loại laser được sử dụng phổ biến trong điều trị sẹo lồi ở đầu gối như:

Sử dụng Laser trị sẹo lồi 1
Điều trị sẹo lồi bằng laser dễ bị tái phát
  • Laser Argon: Là phương pháp quang trị liệu sẹo lồi đời đầu giúp ngăn chặn quá trình sinh mạch trong sẹo. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, tia Argon chỉ giúp giảm ngứa trong vài tháng mà không chứng minh được khả năng cải thiện vết sẹo.
  • Laser CO2: Có thể sử dụng đơn độc trong điều trị sẹo lồi lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của nó lên đến 40-90%
  • Laser xung nhuộm – PDL (Pulsed Dye Laser): Sử dụng bước sóng 585-595nm để hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo khiến sẹo mềm, ngưng phát triển và giảm kích thước. Hiệu quả điều trị của loại tia này còn gây ra khá nhiều tranh cãi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chi trả khoản phí khá cao.

Sử dụng laser trị sẹo có được nhiều người ưa chuộng bởi hiệu quả nhanh, thời gian mỗi đợt điều trị ngắn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như: Tỷ lệ sẹo lồi tái phát cao và chi phí lớn.

Phẫu thuật trị sẹo lồi

Phẫu thuật sẹo lồi ở đầu gối thường được chỉ định khi sẹo có  kích thước lớn, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc gây ảnh hưởng đến vận động của người bệnh. Có 2 phương pháp phẫu thuật sẹo lồi phổ biến gồm:

Phẫu thuật trị sẹo lồi 1
Phẫu thuật giúp loại bỏ mô sẹo lồi ở đầu gối
  • Phẫu thuật lạnh (Cryotherapy): Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng hoặc carbon dioxide và argon phủ lên bề mặt sẹo lồi ở đầu gối. Quá trình này sẽ khiến vết sẹo bị đóng băng, hủy hoại các tế bào và mạch máu. Cuối cùng, mô sẹo bị hoại tử và bong ra khiến sẹo lồi xẹp xuống. Sau 8 – 10 lần thực hiện, vết sẹo của bạn có thể được “là phẳng”.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mô sẹo: Bác sĩ sẽ trực tiếp cắt bỏ phần mô sẹo trên đầu gối của bạn. Sau đó, sử dụng các thuốc điều trị để ngăn chặn sự phát triển của sẹo. Trường hợp sẹo lồi lớn khiến vết thương không tự khép miệng sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm vào đây một chất tăng trưởng mô giúp vết thương lành lại, giảm căng da, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo lồi mới.

Ưu điểm của phẫu thuật trị sẹo lồi là có thể áp dụng trên những vết sẹo lớn, vết sẹo cải thiện rõ ràng trước và sau khi điều trị. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp xâm lấn nên sẽ gây đau đớn và tốn nhiều chi phí.

Sodermix – Kem trị sẹo lồi ở đầu gối được tin dùng nhất hiện nay

Kem trị sẹo lồi Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp. Đây là dòng sản phẩm trị sẹo “đứng top” tại 104 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, sản phẩm được nhiều bác sĩ da liễu lựa chọn để tư vấn cho người bị sẹo lồi ở đầu gối.

Sodermix - Kem trị sẹo lồi ở đầu gối được tin dùng nhất hiện nay 1
Sodermix là kem trị sẹo lồi ở đầu gối hiệu quả và an toàn

Cơ chế trị sẹo lồi ở đầu gối của Sodemix dựa trên hoạt động của enzyme SOD – Một thành phần trong chiết xuất cà chua xanh. Trong cơ thể, enzyme SOD hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp trung hòa gốc tự do, ức chế phản ứng viêm, ngăn chặn quá trình tăng sinh nguyên bào sợi – lắng đọng collagen. Nhờ đó, Sodermix giúp kiểm soát hiệu quả triệu chứng ngứa và kích thước sẹo lồi.

Hiện nay, Sodermix là liệu pháp trị sẹo lồi ở đầu gối được các nhà thuốc trên toàn quốc và nhiều bệnh viện lựa chọn tư vấn, như: Bệnh viện da liễu TW, bệnh viện 108, bệnh viện 103, bệnh viện nhi đồng TW,….

“BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”

Không ai muốn chỉ vì một vết sẹo lồi ở đầu gối mà khiến mình bị bó hẹp và tự ti. Bạn có thể chọn “che giấu” hoặc điều trị vết sẹo tùy thuộc vào tình hình kinh tế và mong muốn của mình. Tuy nhiên, dù bạn lựa chọn gì, hãy cân nhắc thật kỹ lợi – hại hoặc, tốt nhất hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn cặn kẽ hơn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...