Môi sưng ngứa, đau rát, nổi mụn nước, nứt nẻ,… có thể là là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị mắc viêm môi dị ứng. Vậy viêm môi dị ứng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và phải làm gì khi bị viêm môi dị ứng? Để trả lời cho các câu hỏi này, các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm môi dị ứng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Viêm môi dị ứng là chứng bệnh tương đối phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Tuy nhiên thì tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này thường cao hơn nam giới vì phụ nữ thường có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn.
Khi môi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ lập tức phản ứng, lúc này một lượng lớn histamin được phóng thích vào máu dẫn đến tình trạng môi bị sưng ngứa, tê rát, viêm nhiễm, bong tróc và chảy máu. Tình trạng này được gọi là viêm môi dị ứng, bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện,…
Vì da môi tương đối nhạy cảm nên các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập và tấn công. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm môi dị ứng, dưới đây chúng tôi xin liệt kê những nguyên nhân phổ biến nhất:
Thứ nhất, do sự thay đổi của thời tiết
Yếu tố thời tiết được coi là nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng viêm môi dị ứng. Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh, khô hanh đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, môi dễ bị khô nứt, ngứa ngáy, nổi mẩn, nặng hơn có thể là sưng tấy. Ngoài ra khi môi khô, nhiều người còn có thói quen liếm môi liên tục khiến tình trạng viêm môi dị ứng lại càng nặng hơn.
Thứ hai, viêm môi dị ứng do mỹ phẩm
Các loại son có màu và son dưỡng thường được các bạn nữ sử dụng rất nhiều. Nhưng trong thành phần của chúng lại chứa các hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản,… và đây có thể là tác nhân hàng đầu khiến môi bị dị ứng. Nhiều loại son môi còn chứa cả chì gây tình trạng khô môi, thâm môi vừa mất thẩm mỹ vừa khiến việc điều trị gặp khó khăn.
Thứ ba, do sử dụng các loại thuốc tây
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây để điều trị các bệnh như lupus ban đỏ, viêm da dày sừng, lichen,… thì rất có thể đây cũng là nguyên nhân gây viêm môi dị ứng. Ngoài ra, một số loại thuốc có chứa thành phần gây khô và viêm môi nếu người sử dụng không thận trọng.
Thứ tư là thói quen sinh hoạt không tốt cũng là nguyên nhân gây viêm môi dị ứng
Nếu thường xuyên thức khuya, uống ít nước, hay liếm môi, sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá, ăn đồ cay nóng,.. thì rất dễ khiến viêm môi dị ứng bùng phát.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm môi dị ứng
Khi bị viêm môi dị ứng, người bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản sau:
- Viền môi ngứa rát, môi dưới sẽ bị tổn thương trước sau đó mới xuất hiện ở môi trên
- Môi sưng tấy, sau 1-2 hôm sẽ thấy nổi mụn nước li ti, trong các bọng nước không có nhân
- Nếu không bị sưng hay ngứa thì môi sẽ bị khô, nứt nẻ, tróc thành từng mảng
- Thường xuyên liếm môi sẽ khiến tình trạng môi nứt nẻ, chảy máu càng nghiêm trọng hơn
- Sau khoảng 7-10 ngày các triệu chứng sưng, ngứa, bong tróc, nứt nẻ,… sẽ giảm dần nếu người bệnh được cách lý với yếu tố gây dị ứng, tuy nhiên môi sẽ bị thâm đen, mất thẩm mỹ
Làm gì để viêm môi dị ứng nhanh khỏi
Viêm môi dị ứng không phải là căn bệnh quá khó điều trị. Việc đầu tiên khi thấy các dấu hiệu của bệnh là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên tuân thủ những khuyến cáo sau:
- Mỗi khi ra ngoài nên đeo khẩu trang sạch bằng vải cotton
- Sử dụng các loại dưỡng môi có thành phần tự nhiên, không hương liệu và chất bảo quản để tránh gây kích ứng
- Trong thời gian điều trị cần hạn chế việc tô son vì các thành phần có trong son có thể khiến tình trạng viêm môi dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
- Không được cào gãi môi, bóc lớp sừng ngoài môi, bặm môi hoặc liếm môi khi môi đang bị tổn thương
- Khi ăn không nên để thức ăn chạm vào môi mà nên cho hẳn vào trong miệng
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn sử dụng các loại thuốc bôi kháng viêm và giảm sưng như các chế phẩm chứa corticosteroid (mouth paste, orrepaste…)
- Để chống dị ứng và giảm ngứa, bạn có thể uống thêm thuốc kháng histamin cùng với một số loại vitamin dưỡng môi như B2, PP,…
- Trường hợp bị viêm môi dị ứng nặng, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Phòng chống viêm môi dị ứng
Để phòng chống mắc viêm môi dị ứng, hạn chế bệnh tái phát, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng mỹ phẩm, son môi, dưỡng môi có thành phần gây kích ứng hoặc nguồn gốc không rõ ràng
- Có một chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước hàng ngày, hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích,…
- Nên ăn nhiều các loại quả chứa AHA tốt cho da môi như cam, bưởi, dưa lưới,…
- Vì da môi rất nhạy cảm nên chúng ta nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ như Cetaphil, Α-derma, Avene,…
- Có thể dùng Vaseline để dưỡng môi, vừa an toàn, hiệu quả cao lại tiết kiệm chi phí
Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứng
Sodermix (Sô-đê-míc) được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Kem bôi Sodermix được nhập khẩu vào Việt Nam từ 2018
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Viêm môi dị ứng là căn bệnh rất dễ gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không tìm đươc nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp thì bệnh rất dễ tái đi tái lại, gây nên nhiều phiền toái cho người mắc.
Chính vì vậy nếu không biết chắc chắn về nguyên nhân thì bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám sớm, tránh tình trạng để bệnh nặng rồi mới chữa. Nếu còn gì thắc mắc về chứng bệnh này, bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 hoặc kết nối với Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 để được các chuyên gia giải đáp.
Xem thêm:
- 7 loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả – bạn đã thử chưa?
- Lưng nổi mẩn đỏ ngứa vì sao và chữa thế nào hiệu quả?
- Bị ngứa gãi nổi cục khắp người là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào?
- Top 6 thuốc bôi viêm da cơ địa trẻ em an toàn và tốt cha mẹ cần biết
- Top #11 thuốc trị tổ đỉa hiệu quả được bác sĩ da liễu khuyên dùng