Bị tổ đỉa sau sinh - lời khuyên của chuyên gia!
Bạn vừa sinh em bé nhưng lại bị chứng bệnh tổ đỉa tìm đến? Bạn lo lắng tổ đỉa sau sinh làm ảnh hưởng đến sữa mẹ, gây hại cho bé? Bạn đang phân vân không biết nên làm gì lúc này? Đừng lo lắng, bài viết sau đây sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh tổ đỉa sau sinh. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Tổ đỉa sau sinh là bệnh gì?
Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một dạng của viêm da cơ địa. Bệnh có đặc trưng là các mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mu bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân… mọc thành từng đám. Khi bị bệnh, bệnh nhân thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt dưới da, từ đó kích thích cơ thể sinh ra các phản ứng cào gãi, ma sát để làm giảm khó chịu. Lâu dài, mụn nước vỡ ra gây chảy dịch, làm xẹp vùng da viêm nhiễm và để lại lớp vảy cứng rất dễ bong tróc trên da.
Bệnh tổ đỉa thường dai dẳng và dễ tái phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như: môi trường, thời tiết, chất bẩn, nước bẩn… Với phụ nữ mới sinh, sức đề kháng suy giảm và tình trạng rối loạn nội tiết tố chính là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tổ đỉa xâm nhập hoặc tái phát. Tùy theo tình trạng cơ địa và thể trạng từng người mà mức độ tiến triển của bệnh tổ đỉa khác nhau.
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại đem đến rất nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là với đối tượng chị em phụ nữ sau khi sinh. Không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, thẩm mỹ mà còn có thể gây các tác hại đối với trẻ khi bú sữa mẹ.
Nguyên nhân dẫn đến mẹ bị bệnh tổ đỉa sau sinh
Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh, một số yếu tố được cho là có khả năng kích thích khởi phát bệnh tổ đỉa hoặc làm các triệu chứng trầm trọng hơn như:
- Yếu tố miễn dịch: Suy giảm hệ miễn dịch là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều bà mẹ sau khi sinh con. Lúc chuyển dạ cơ thể mẹ tiêu hao rất nhiều máu, mồ hôi, sức lực để sinh con. Sau sinh, quan niệm kiêng cữ khắt khe như không được tắm, tránh gió, tránh ánh sáng, thực đơn chỉ có 1 – 2 món… khiến cơ thể mẹ bị thiếu dinh dưỡng, phục hồi chậm. Đây chính là cơ hội thích hợp cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh tổ đỉa trên da.
- Di truyền: Một nghiên cứu đã chỉ ra, có đến 50% số người mắc bệnh tổ đỉa do di truyền. Vậy nên bạn không thể bỏ qua nguyên nhân này nếu như trong gia đình có người mắc bệnh tổ đỉa.
- Cơ địa dị ứng: Người bệnh sau khi sinh con khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như: hóa chất, phấn hoa, vi khuẩn, thời tiết… cũng có thể gây nên bệnh tổ đỉa.
- Môi trường sống: Với các mẹ sau sinh thực hiện chế độ kiêng cữ khắt khe như không tắm, tránh ánh sáng, ở trong phòng kín… rất dễ mắc bệnh tổ đỉa do nguyên nhân môi trường sống. Nhất là vào mùa xuân, hè, thời tiết nóng ẩm rất thuận lợi bùng phát bệnh tổ đỉa.
- Căng thẳng, stress sau sinh: Căng thẳng sau sinh ở nhiều bà mẹ khiến tâm lý không ổn định, suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da sinh sôi nảy nở hình thành bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa sau sinh có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa nói riêng và các bệnh viêm da cơ địa nói chung thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, bệnh lại gây khó chịu và đem đến nhiều phiền hà trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nhất là với phụ nữ sau sinh và đang nuôi con nhỏ, đặc biệt với tổ đỉa là bệnh lý mãn tính, tái phát nhiều lần và rất khó trị dứt điểm.
Không dừng lại ở đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Mất thẩm mỹ
Các nốt mụn nước nổi trên da vỡ ra hình thành các mảng da dày cứng, sần sùi và dễ bong tróc gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này dễ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, lo lắng, stress… vô tình làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Nhiễm trùng da
Các cơn ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra khiến người bệnh cào gãi, chà xát mạnh dễ làm vỡ các mụn nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Bội nhiễm xảy ra kèm theo các triệu chứng như mụn mủ, sưng hạch bạch huyết, sốt, nóng rát… Thậm chí trong một vài trường hợp nặng, bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu, sốc phản vệ… đe dọa đến tính mạng.
Tổ đỉa sau sinh có nên cho con bú không?
Có nên cho con bú không là câu hỏi được rất sản phụ bị bệnh tổ đỉa quan tâm. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nhưng việc cho con bú trong khi bị bệnh khiến đa số người mẹ lo ngại vì sợ lây cho con.
Tổ đỉa không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây trực tiếp khi tiếp xúc từ người này sang người khác, nhưng lại có xu hướng lan rộng trên cơ thể người bệnh. Tổ đỉa không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ, không làm giảm dinh dưỡng. Tuy nhiên việc có cho trẻ bú trực tiếp hay không cần xem xét vị trí tổ đỉa:
- Nếu mẹ bị tổ đỉa nhẹ ở các vùng như bàn tay, bàn chân… thì bạn có thể yên tâm cho bé bú sữa mẹ vì trẻ sơ sinh rất cần các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
- Với những sản phụ bị tổ đỉa lây lan sang vùng ngực có thể khiến bé tiếp xúc với vùng da bị tổ đỉa. Việc này vừa khiến mẹ khó chịu, vừa có thể dẫn tới nguy cơ vỡ mụn nước gây bội nhiễm. Trong trường hợp này, mẹ nên hạn chế cho bé bú sữa trực tiếp hoặc thay thế bằng dùng dụng cụ vắt sữa riêng cho bé bú.
- Ngoài ra, với các sản phụ mới sinh đang sử dụng thuốc trị tổ đỉa, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề có nên cho con bú. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể giảm liều, thay đổi thuốc hoặc sử dụng các biện pháp khác trị tổ đỉa tại nhà an toàn cho cả mẹ và bé.
Khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau, sản phụ nên đi khám bác sĩ để tránh bệnh tiến triển gây hậu quả nghiêm trọng:
- Tổ đỉa làm bệnh nhân ngứa nhiều mất ngủ, stress nặng…
- Tổ đỉa có kèm dấu hiệu bội nhiễm: dịch rỉ vàng, lở loét…
- Bị tổ đỉa lan sang vú gây ảnh hưởng trẻ bú sữa
Chăm sóc tổ đỉa sau sinh tại nhà
Chăm sóc sức khỏe tại nhà là tiền đề giúp hạn chế lây lan, tái phát bệnh tổ đỉa ở phụ nữ sau sinh. Các biện pháp chăm sóc tại nhà mà sản phụ cần lưu ý như sau:
Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể giúp hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn có hại trên da, làm sạch các tác nhân gây dị ứng trên da. Theo đó, người bệnh nên thường xuyên tắm gội, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn không chứa các chất kích ứng, chất tẩy rửa mạnh có hại cho da.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống, đảm bảo không khí trong lành, thoáng mát.
Hạn chế tiếp xúc
Hạn chế tiếp xúc là biện pháp chủ động ngăn ngừa tổ đỉa tái phát, lan rộng cho sản phụ bị tổ đỉa do nguyên nhân dị ứng. Cụ thể, bệnh nhân nên tránh:
- Tiếp xúc với các loại hóa chất gây dị ứng như xà phòng, dầu rửa bát, chất tẩy rửa… Nếu bắt buộc tiếp xúc, bạn có thể dùng thêm găng tay cao su.
- Tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn, bụi bẩn…
- Các yếu tố dị nguyên như lông thú, bụi bẩn, phấn hoa…
Chăm sóc da
Chăm sóc da mỗi ngày là việc nên làm để bảo vệ da khỏi các tác động có hại từ môi trường, đặc biệt với sản phụ bị tổ đỉa sau sinh.
Sản phụ nên dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày, vừa giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da, vừa làm giảm hiện tượng tróc mảng da do mụn nước vỡ. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp làm tăng cường sức đề kháng cho da, ngăn ngừa tái phát bệnh và hạn chế lan rộng vùng da bệnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Song song với việc ăn kiêng khi đang ở cữ, sản phụ mới sinh bị tổ đỉa cũng cần có một chế độ ăn uống riêng để ngăn ngừa bệnh tiến triển:
Thực phẩm nên ăn
- Rau xanh và các loại hoa quả: Giúp mẹ cung cấp lượng chất khoáng và Vitamin thiết yếu, tăng cường sức đề kháng và khỏe mạnh cho da.
- Nhóm thực phẩm nhiều kẽm: ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu…
- Uống nhiều nước.
Thực phẩm không nên ăn
- Thực phẩm có mùi tanh: trứng, tôm, cua, ốc, hải sản… do có chứa lượng lớn chất đạm và Trimelylamin có khả năng gây ra dị ứng, kích ứng gây hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.
- Thực phẩm nhiều chất đạm: thịt chó, nhộng tằm, da gà… có chứa hàm lượng đạm vượt trội, dễ kích thích phản ứng viêm gây nổi mụn ngứa. Ngoài ra, các thực phẩm này còn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.
- Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, Cafe…
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Dưới đây là một số lưu ý trong sinh hoạt cho bệnh nhân tổ đỉa sau sinh:
- Cân bằng giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi để tránh căng thẳng, stress kéo dài, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Rèn luyện thói quen tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh tật.
- Nên mặc trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi để hạn chế cọ sát làm tổn thương vùng da bị tổ đỉa.
- Thường xuyên giặt giũ chăn màn, dọn dẹp vệ sinh không gian sống.
Phương pháp cải thiện tổ đỉa sau sinh
Thuốc Tây Y trị tổ đỉa sau sinh
Thuốc Tây Y là biện pháp nhiều sản phụ tìm đến để cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh tổ đỉa. Tùy vào mức độ của bệnh và việc mẹ có cho con bú sữa không mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp như:
- Thuốc sát khuẩn: Giúp làm sạch vi khuẩn trên da, ngăn ngừa bội nhiễm.
- Thuốc Corticoid bôi ngoài da: Thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi các mụn nước. Tuy vậy, khi sử dụng, bạn nên tránh để bé tiếp xúc với thuốc do có thể gây hại cho làn da non nớt của trẻ.
- Thuốc chống dị ứng da: Một vài thuốc thường được kê đơn như Chlorpheniramine, Loratadine… giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm, dị ứng, hạn chế các triệu chứng của tổ đỉa.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này sử dụng khi bệnh nhân bị tổ đỉa nặng có kèm bội nhiễm.
Chữa bệnh tổ đỉa sau sinh theo cách dân gian
Vừa an toàn, dễ thực hiện, vừa đem lại hiệu quả tốt, phương pháp dân gian trị tổ đỉa được rất nhiều sản phụ tìm kiếm và thực hiện. Dưới đây là những mẹo trị tổ đỉa bằng dân gian được lưu truyền rộng rãi nhất:
Lá trầu không
Lá trầu không có chứa hàm lượng lớn tinh dầu có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, làm dịu nhanh các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không cũng rất đơn giản, người bệnh có thể đắp trực tiếp, hoặc tắm với nước lá trầu không đều được. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp lá trầu không với phèn chua hoặc gừng rồi dùng nước tắm để tăng hiệu quả trị ngứa ngáy, nổi mụn nước do tổ đỉa gây ra.
Muối tinh
Muối biển vẫn luôn được biết đến với công dụng sát trùng, khử khuẩn và được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh ngoài da, trong đó có tổ đỉa.
Có rất nhiều cách chữa bệnh tổ đỉa khác nhau với muối tinh nhưng phương pháp chườm muối rang nóng được đánh giá là hiệu quả hơn cả. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần rang nóng muối tinh, cho vào khăn và đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
Thực hiện thường xuyên biện pháp này giúp loại bỏ cơn ngứa, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Gừng tươi
Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong căn bếp, đồng thời cũng là một loại thảo dược đa công dụng. Trong đó, nổi bật nhất là tác dụng chống viêm, sát khuẩn.
Sản phụ chỉ cần đun sôi 1 củ gừng đã thái lát mỏng với khoảng 2l nước sôi trong 10 phút cho tinh chất trong củ gừng ra hết. Nước gừng dùng để tắm, rửa tay chân, vừa giúp trị bệnh tổ đỉa, vừa giúp lưu thông khí huyết, phòng ngừa các bệnh cảm mạo, bệnh ngoài da cho mẹ.
Chanh tươi
Một lát chanh tươi đắp lên vùng da bị tổ đỉa cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu do tổ đỉa gây ra. Ngoài ra acid chanh cũng góp phần ngăn cản sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn cơ hội trên da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Lúc này, bệnh nhân bị tổ đỉa sau sinh nên tham khảo giải pháp trị tổ đỉa vừa an toàn với sức khỏe, vừa đem lại hiệu quả điều trị tốt được nhiều bác sĩ và chuyên gia da liễu đề cử – kem bôi Sodermix.
Giải pháp trị tổ đỉa an toàn, hiệu quả
Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa hoàn toàn không chứa Corticoid.
Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da của sản phụ.
Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ngoài da như tổ đỉa, chàm, viêm da cơ địa. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da.
Nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Ukraina đã chứng minh: Sodermix có hiệu quả trị dứt điểm bệnh lý viêm da cơ địa, tổ đỉa trên 93,1% bệnh nhân chỉ sau 3 tuần sử dụng.
Vì vậy, Sodermix được đánh giá là lựa chọn hoàn hảo cho sản phụ trong việc điều trị triệt để bệnh tổ đỉa mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho cả mẹ và con.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tổ đỉa ở phụ nữ sau sinh. Rất mong bài viết cung cấp các kiến thức hữu ích cho mẹ để phát hiện, điều trị bệnh cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Xem thêm:
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.