Chàm thể tạng triệu chứng và cách điều trị!
Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm – eczema. Các tổn thương của bệnh là xuất hiện các vết ban dát đỏ, bề mặt có nhiều mụn nước gây ngứa ngáy dữ dội, mụn nước có xu hướng tự vỡ hoặc vỡ do gãi gây chảy dịch, trợt loét sau đó sẽ để lại các vết thâm sần trên da. Hiện nay, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích ức chế triệu chứng mà chưa thể chữa dứt điểm được bệnh. Mục lục1. Chàm thể tạng là gì?2. Triệu chứng chàm thể tạng ở từng độ tuổiTrẻ nhũ nhiTrẻ emNgười lớn3. Nguyên nhân gây ra chàm thể tạng4. Chẩn đoán chàm thể tạng như thế nào?5. Các biện pháp phòng ngừa chàm thể tạng6. Phương pháp điều trị chàm thể tạngChăm sóc da tại nhàĐiều trị bằng thuốc7. Sodermix cream – Giải pháp tối ưu cho chàm thể tạng 1. Chàm thể tạng là gì? Hình ảnh miêu tả chàm thể tạng trên da Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa hay viêm da thể tạng là một trong những thể thường gặp ở bệnh chàm. Bệnh có biểu hiện chung là ngứa dữ dội được đặc trưng bởi các vết ban dát đỏ trên da, bề mặt nổi nhiều mụn nước thành mảng. Những mụn nước này có xu hướng tự vỡ hoặc vỡ do gãi gây chảy dịch, trợt loét da, khô ráp và dày sừng. Bệnh có tính chất dai dẳng và dễ tái phát tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Chàm thể tạng thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi và có xu hướng thuyên giả khi trưởng thành. Ngoài các tổn thương trên bề mặt da, chàm thể tạng còn kèm theo một số bệnh lí khác như sốt, viêm tai giữa, hen,… Hiện nay, việc điều trị dứt điểm căn bệnh này là rất khó khăn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích giúp cải thiện triệu chứng, giảm thương tổn da và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. 2. Triệu chứng chàm thể tạng ở từng độ tuổi Chàm thể tạng khởi phát rất sớm và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành. Bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt là ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi. Các triệu chứng của bệnh như: hình thái tổn thương, mức độ tổn thương và vị trí ảnh hưởng có thể thay đổi theo từng độ tuổi. Trẻ nhũ nhi Chàm thể tạng ở thời kỹ nhũ nhi xuất hiện nhiều ở trẻ 2 tháng – 2 tuổi. Thương tổn dạng ban dát đỏ xuất hiện nhiều ở má Chàm thể tạng thời kỳ nhũ nhi khởi phát ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi và thường gặp nhất là trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm với tên gọi khác là chàm sữa. Các triệu chứng điển hình bao gồm: Thương tổn hình móng ngựa xuất hiện ở những vùng da hở, đặc biệt nhiều ở má, trán, ngoài ra còn có ở cổ, xung quanh miệng và trên cơ thể. Những tổn thương này ban đầu có dạng ban dát đỏ, sau đó trên bề mặt xuất hiện nhiều mụn nước và có xu hướng mọc thành đám san sát nhau. Mụn nước thường tự vỡ, hoặc vỡ do gãi gây chảy dịch, trợt loét điều này có thể gây nhiễm trùng da. Chàm thể tạng gây ngứa dữ dội khiến bé phải chà xát lên giường, nệm hay các đồ vật khác vì ngứa làm bé ngủ không ngon giấc. Ngoài triệu chứng gây ngứa ở da, bệnh còn đi kèm với viêm tai giữa và ỉa lỏng. Trẻ em Chàm thể tạng ở trẻ em từ 2-3 tuổi thường xuất hiện tại những nếp gấp của da Chàm thể tạng ở thời kỳ trẻ em thường gặp ở trẻ từ 2 tuổi đến dậy thì, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 2-3 tuổi. Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này gồm: Thương tổn thường bắt đầu xuất hiện ở các nếp gấp trên da như: nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối. Những vị trí khác cũng hay gặp là cổ, cổ tay, mắt cá hay nếp gấp giữa mông và đùi. Các cơn ngứa từng đợt, mức độ ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Theo thời gian, các vị trí tổn thương có thể sậm màu hoặc chuyển thành màu trắng do bong vảy nhiều. Lúc này, các vùng da thương tổn sẽ sần sùi, da dầy lên do gãi nhiều – đây là hiện tượng liken hóa. Vùng da dầy lên xuất hiện các nốt sần và ngứa liên tục. Ở giai đoạn này, bệnh thường đi kèm với viêm kết mạc và đục thủy tinh thể. Người lớn Chàm thể tạng ở người lớn thường xuất hiện ít, tổn thương da có thể lan rộng trên cơ thể Chàm thể tạng hiếm khi xuất hiện ở người trưởng thành ( chỉ chiếm khoảng 10% ), chủ yếu tiến triển ở những trường hợp mắc bệnh từ bé. Các triệu chứng của chàm thể tạng ở người lớn không điển hình, có biểu hiện khác với trẻ em bao gồm: Thương tổn xảy ra chủ yếu ở các vùng mặt, cổ, nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, gáy. Diện tích thương tổn có thể lan rộng trên cơ thể, thể hiện rõ nhất ở cổ và mặt. Tổn thương ở dạng mãn tính (lichen hóa/ hằn cổ trâu). Da rất khô, dày sừng, tróc vảy nhiều và gây ngứa liên tục. Nếu xảy ra ở nữ giới, viêm da thể tạng có thể gây viêm môi và viêm núm vú. Ở thời kỳ trưởng thành, viêm da thể tạng thường đi kèm với sốt mùa cỏ khô và bệnh hen suyễn. Với những người đã từng bị bệnh lúc nhỏ, khi trưởng thành không còn triệu chứng chàm thể tạng, da có thể xuất hiện những tình trạng sau: da rất khô, dễ bị kích ứng, ngoài ra có thể bị chàm ở bàn tay hoặc mắt bị tổn thương bởi chàm mi, đục thủy tinh thể. 3. Nguyên nhân gây ra chàm thể tạng Chàm thể tạng là một trong những thể bệnh có cơ chế hình thành khá phức tạp. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau: Yếu tố di truyền: Chàm thể tạng có yếu tố di truyền. Thống kê cho thấy, nếu trong gia đình có bố mẹ mắc chàm thể tạng thì 75% trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, khi người thân trong nhà mắc các bệnh như chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… thì trẻ cũng có nguy cơ bị chàm thể tạng cao hơn bình thường. Một số trẻ bị cả 3 bệnh nói trên. Hen suyễn và viêm mũi dị ứng thường xuất hiện trước 30 tuổi và kéo dài suốt đời. Rối loạn hormone: Rối loạn nội tiết có thể làm suy giảm khả năng của hệ miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi để chàm thể tạng khởi phát và phát triển mạnh. Dị ứng: Đây chính là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài như: thức ăn, hóa chất, mỹ phẩm, dung môi công nghiệp, phấn hoa,… Những yếu tố dị nguyên này có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng kháng nguyên, làm tăng phản ứng quá mẫn và gây ra tổn thương da dạng chàm thể tạng. Môi trường sống: Môi trường sống có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Các chuyên gia cho biết, trẻ sinh sống trong môi trường có khí hậu lạnh và ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc chàm thể tạng. Giới tính: Theo thống kê cho thấy, nữ giới thường có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn nhiều so với nam giới. 4. Chẩn đoán chàm thể tạng như thế nào? Chẩn đoán chàm thể tạng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Để chuẩn đoán, bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra da của bạn để tìm những thương tổn tiềm ẩn, đồng thời hỏi về tình trạng ngứa mà bệnh nhân gặp phải. Ngoài ra, tiền sử gia đình cũng được khai thác như người thân có mắc chàm thể tạng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay không để có thêm dữ liệu phục vụ cho quá trình chẩn đoán. Trong một số trường hợp cần thiết, cần phải xét nghiệm tìm chất gây dị ứng. Tuy nhiên kỹ thuật chuẩn đoán này chỉ được thực hiện đối với những trường hợp bệnh nặng và có xu hướng lan tỏa toàn thân. Lúc này da người bệnh sẽ được tiếp xúc với một lượng nhỏ các dị nguyên để bác sĩ kiểm tra xem có phản ứng hay không. Việc đánh giá được thực hiện sau khi tiếp xúc vài giờ, 24 giờ và 72 giờ. 5. Các biện pháp phòng ngừa chàm thể tạng Vì chàm thể tạng rất khó điều trị và có xu hướng tái phát cao, do đó cần phải có các biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể ngăn ngừa chàm thể tạng bằng một số cách chăm sóc da dưới đây: Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tránh tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như: phấn hoa, các món ăn, các hóa chất có trong xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, các sản phẩm mỹ phẩm trên da Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên sau khi tắm giúp da tăng cường độ ẩm, không bị khô Bạn nên tắm rửa thường xuyên giúp vệ sinh da sạch sẽ. Tuy nhiên, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 ph (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô). Không nên tắm nước nóng vì điều này có thể làm mất làm màng lipid trên da, khiến da suy yếu và dễ bùng phát triệu chứng của bệnh chàm. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Mặc quần áo mềm, rộng rãi để tránh cọ xát lên da. Khi da có triệu chứng ngứa, tuyệt đối không được gãi hay chà sát mạnh lên da. Thói quen này có thể khiến da trợt loét nặng và có nguy cơ bội nhiễm cao. Ở trẻ nhỏ, nên cắt móng tay và sử dụng găng tay để tránh tình trạng trẻ cào vào vùng da ảnh hưởng. 6. Phương pháp điều trị chàm thể tạng Chàm thể tạng gây ngứa ngáy dữ dội, rất khó chịu với người bệnh. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm chàm thể tạng, điều trị chỉ có thể kiểm soát được bệnh, làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tát phát. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị khác nhau như sử dụng thuốc, chăm sóc da dưới đây Chăm sóc da tại nhà Dưỡng ẩm thường xuyên giúp da khỏe mạnh, giảm tình trạng mất nước qua da, ngăn ngừa sự khô da Biện pháp điều trị tại nhà áp dụng cho người bị chàm chàm nhẹ nhằm giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy bao gồm: Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên: Bôi ít nhất 2 lần/ngày để giảm tình trạng mất nước qua da, ngăn ngừa sự khô da. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên bôi kem dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi tắm, lúc đó dã sẽ có một lớp bảo vệ giúp bớt khô, bớt ngứa và đủ độ ẩm cần thiết. Ở giai đoạn đầu, khi da xuất hiện các ban dát đỏ, nên tắm nước mát hoặc chườm lạnh giúp giảm ngứa, nóng rát rõ rệt trên vùng da bị tổn thương. Ở giai đoạn mãn tính, khi da khô và dày sừng, nên tắm nước ấm để làm mềm da, giảm nhiễm cộm và giúp vảy bong nhanh hơn. Không được gãi, gãi sẽ làm tổn thương vùng da bị chàm, có thể gây viêm nhiễm. Thay vào đó khi ngứa bạn hãy xoa nhẹ hoặc thử ấn đè lên da. Nên chọn những quần áo có chất liệu mềm như cotton, tránh mặc quần áo len, dạ sẽ gây cọ xát lên vùng da bị tổn thương. Giảm stress và lo lắng: Căng thẳng thần kinh có thể khiến triệu chứng của chàm thể tạng tiến triển phức tạp và lan tỏa rộng. Vì vậy trong thời gian phát bệnh, nên giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập yoga, đọc sách, dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng công việc và ngủ đủ giấc. Điều trị bằng thuốc Sử dụng thuốc điều trị chàm thể tạng giúp ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn, giảm các triệu chứng trên da và phòng ngừa nhiễm trùng nếu có. Thuốc điều trị viêm da thể tạng có 2 loại bao gồm thuốc uống và thuốc bôi được chia thành các thể sau đây: Thuốc sinh học: Thuốc này được đưa vào cơ thể ở dạng tiêm dưới da, có tác dụng kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch để chúng không trở nên quá nhạy quả gây bùng phát bệnh. Thuốc kháng sinh: Tổn thương ở các vùng da hở có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh. Thuốc này dưới dạng uống, nó không có tác dụng chữa trị bệnh chàm mà chỉ có tác dụng điều trị các chứng nhiễm trùng kèm theo. Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng bằng cách ức chế chất trung gian histamine. Thuốc kháng histamine có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy va giảm mức độ thương tổn da. Thuốc uống chứa corticoid: Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng dị ứng và chống viêm mạnh. Nhóm thuốc corticosteroid được sử dụng cho người bị bệnh chàm mức độ nặng. Nhóm thuốc này tuy có hiệu quả nhanh nhưng thường gây các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng corticosteroid. Thuốc bôi trên da: Thuốc bôi trên da nhằm kháng viêm, giảm ngứa ngáy và tác động trực tiếp vào vùng da tổn thương. Vì là thuốc bôi trực tiếp lên các vùng da tổn thương, bạn nên lựa chọn những loại thuốc bôi có thành phần tự nhiên, lành tính với da. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp cách điều trị bệnh chàm triệt để 7. Sodermix cream – Giải pháp tối ưu cho chàm thể tạng Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa chàm thể tạng, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm nhất định mà không phải đối tượng nào cũng phù hợp để áp dụng. Chẳng hạn như các mẹo dân gian chữa chàm thể tạng tuy an toàn nhưng hiệu quả mang lại không cao, các loại thuốc tây hiệu quả tức thì nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, nguy cơ tái phát bệnh cao. Vậy giải pháp nào tối ưu cho chàm thể tạng? Đó chính là Sodermix – kem bôi vừa giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng của chàm thể tạng, vừa an toàn, không gây tác dụng phụ, lại còn ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao loại kem bôi này lại thần kỳ như vậy nhé: Theo các chuyên gia da liễu, căn nguyên gây nên các bệnh chàm, viêm da cơ địa,… là do sự sản sinh quá mức của các gốc tự do vượt quá khả năng tự cân bằng của cơ thể, biểu hiện ra ngoài là tình trạng da bị viêm nhiễm, nổi mẩn, ngứa ngáy, bong tróc,… Còn Sodermix là giải pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp phân giải các gốc tự do, từ đó giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, viêm nhiễm mà chàm thể tạng gây ra. Để biết thêm về tác dụng SOD, các bạn đọc thêm bài: Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) là gì? Có công dụng như nào? Ngoài SOD từ cà chua xanh, Sodermix còn chứa dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác, có tác dụng làm mềm ẩm da, cải thiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ, phục hồi nhanh các tổn thương, ngăn ngừa chàm thể tạng tái phát trở lại. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa corticoid, Sodermix cực kỳ an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Ngay cả những đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cũng hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng Sodermix. Sodermix được sản xuất tại Pháp, nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2018, hiện có mặt tại hơn 10.000 nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Sản phẩm được các bác sĩ tại các bệnh viện hàng đầu như Bạch Mai, Viện Da liễu TW,… đánh giá cao, tin tưởng giới thiệu cho bệnh nhân. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Như vậy, chàm thể tạng có thể xảy ra với mọi đối tượng kể cả người lớn lẫn trẻ em, bệnh thường có các triệu chứng ngứa dai dẳng và có thể tái phát gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Mặc dù hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm chàm thể tạng, song bạn vẫn có thể giảm nhẹ các triệu chứng, kiểm soát bệnh, tránh nhiễm trùng bằng một số phương pháp phòng ngừa kết hợp sử dụng thuốc bôi phù hợp. Nguồn : Tổng hợp Chia sẻ14