Chàm ngứa còn được gọi là bệnh eczema, là căn bệnh mãn tính có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ nhỏ lại là đối tượng dễ bị bệnh nhất, bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu. Vậy nguyên nhân gây bệnh chàm da này là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả dứt điểm?
Mục lục
- Chàm ngứa là bệnh gì?
- Nguyên nhân bệnh chàm ngứa Eczema là gì?
- Triệu chứng bệnh chàm ngứa eczema
- Chàm ngứa có nguy hiểm không?
- Phương pháp chẩn đoán bệnh chàm ngứa
- Cách chữa bệnh chàm ngứa
- Kem bôi Sodermix – Giải pháp tối ưu cho bệnh chàm ngứa
- Cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát, tiến triển nặng
- Câu hỏi thắc mắc thường gặp về bệnh chàm ngứa
Chàm ngứa là bệnh gì?
Chàm ngứa eczema là căn bệnh viêm da cơ địa gây nhiễm nhiễm cấp hoặc mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vùng da này sẽ bị ngứa, sưng đỏ, nổi mụn nước và bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da.

Các chuyên gia Y tế đã phân loại bệnh chàm ngứa gồm:
- Chàm da dầu: Thường gặp ở vùng đầu, quanh mắt, nếp mũi má,…
- Chàm nhiễm khuẩn: Thường xuất hiện xung quanh vết thương bị nhiễm khuẩn.
- Chàm tiếp xúc: Thường xuất hiện ở phần da hở và tiếp xúc với dị nguyên,…
Lưu ý, bệnh chàm eczema đều là những bệnh ngoài ra, không có tính lây nhiễm. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý tới nguyên nhân và triệu chứng điển hình để xử lý kịp thời, hạn chế vùng bị chàm lây sang phần da xung quanh trên cơ thể.
Nguyên nhân bệnh chàm ngứa Eczema là gì?
Nguyên nhân nổi chàm ngứa khá phức tạp, tuy nhiên thường gặp nhất là những yếu tố:

- Di truyền: Trong gia đình nếu có người mắc bệnh thì nguy cơ tỷ lệ nhiễm bệnh ở các thế hệ sau cũng khá cao.
- Do bệnh lý: Người bị viêm thận, xơ gan, viêm tai, suyễn,… Đây đều là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn người bình thường.
- Do sức đề kháng yếu: Nhiều người bị bệnh chàm ngứa chỉ vì sức đề kháng suy giảm khiến cơ thể yếu dần và không chống lại được các tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài.
- Do yếu tố dị nguyên: Một số yếu tố từ sinh học, vật lý, hóa học gồm môi trường ô nhiễm, sự thay đổi thời tiết đột ngột, dị ứng với phấn sáp, quần áo, dị ứng thuốc, dép cao su, thực phẩm kích ứng, dị ứng thuốc,…
Triệu chứng bệnh chàm ngứa eczema
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), bệnh chàm ngứa sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn với những triệu chứng và biểu hiện điển hình sau:

- Giai đoạn cấp tính: Người bệnh chàm cảm thấy vùng da bị ửng đỏ, ngứa ngáy do rất khó chịu. Sau đó mụn nước bắt đầu xuất hiện với kích thước nhỏ rồi to dần lên, lan ra xung quanh. Mụn nước sẽ mọc theo đợt và từng mảng dày.
- Giai đoạn bán cấp: Khi mụn nước vỡ, chất dịch chảy ra từ mụn sẽ đọng lại tạo thành vảy khô và bong ra, để lại lớp da nhẵn. Lớp da mới được tái tạo sẽ dày hơn và có tắc tố đậm hơn lúc đầu.
- Giai đoạn mãn tính: Bệnh diễn ra nhiều hơn 6 tuần, không được điều trị dứt điểm và trở thành mãn tính, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thẩm mỹ người bệnh.
Chàm ngứa có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, chàm ngứa không phải là chứng bệnh nguy hiểm, nhưng triệu chứng ngứa ngáy mà chúng gây ra nếu kéo dài có thể khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh suy giảm. Bên cạnh đó, nếu điều trị sai cách hoặc không điều trị sẽ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề nguy hiểm hơn:
Nhiễm trùng da

Người bệnh cào gãi nhiều, mụn nước vỡ ra mà không được xử lý đúng cách sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng chàm bội nhiễm. Nếu để bệnh tiến triển nặng có thể làm suy giảm cấu trúc da, để lại sẹo và thậm chí là hoại tử, nhiễm trùng máu.
Hen suyễn dị ứng
Nếu trẻ nhỏ bị chàm ngứa, không được điều trị tốt sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện các vấn đề tiêu cực khác như dị ứng, hen suyễn,…
Viêm da tróc vảy

Chàm ngứa trở nặng không được điều trị tốt là căn nguyên khởi phát tình trạng viêm da tróc vảy. Bệnh lý này dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như mất nước, nhiễm trùng, suy tim,…
Vấn đề về mắt
Chàm ngứa xuất hiện ở những khu vực da gần mắt có thể gây nên những biến chứng như viêm kết mạc, nếp gấp mí mắt, đục thủy tinh thể,…
Phương pháp chẩn đoán bệnh chàm ngứa
Tương tự như những bệnh lý chàm khác, việc chẩn đoán ngứa giúp tìm ra nguyên nhân gây bùng phát bệnh. Từ đó, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán chàm ngứa thường được tiến hành dựa theo những phương thức sau:

Kiểm tra lâm sàng
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào những tổn thương thực thể mà người bệnh đang gặp phải. Cùng với đó là xác nhận những thông tin liên quan về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, cảm nhận triệu chứng, thời gian mắc bệnh,….
Xét nghiệm
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, xác định tính chính xác các yếu tố kích ứng gây bùng phát bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách chữa bệnh chàm ngứa
Bị chàm ngứa phải làm sao? – Trong điều trị bệnh chàm, mục đích là làm dịu và ngăn biểu hiện ngứa, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Theo đó, một số điều bạn có thể làm nhằm giảm bớt các triệu chứng, bao gồm:
Cách trị chàm ngứa tại nhà bằng phương pháp dân gian
Cách chữa chàm ngứa bằng việc tận dụng sẵn những cây thuốc nam trong vườn nhà không chỉ giảm được triệu chứng bệnh mà còn tiết kiệm tối đa chi phí:

- Lá trầu không: Có chứa nhiều tinh dầu giúp sát trùng, chống viêm, diệt khuẩn, cải thiện ngứa ngáy của chàm, mề đay, viêm da cơ địa, mẩn ngứa,… Đồng thời nó còn kích thích tế bào mới phát triển, tăng cường sức mạnh hàng rào bảo vệ da.
- Nha đam: Trong nha đam có chứa nhiều khoáng chất giúp giảm ngứa, làm dịu da, giảm kích ứng và sưng viêm hiệu quả.
- Lá khế: Theo nghiên cứu y học hiện đại, lá khế chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, sát trùng, hỗ trợ phục hồi tổn thương cho người mắc các bệnh lý ngoài da như mề đay, chàm và mẩn ngứa,…
Dùng thuốc trị chàm ngứa

Bác sĩ có thể kê đơn các loại kem và thuốc mỡ có corticosteroid để giảm viêm. Trường hợp khu vực bị nhiễm trùng, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh. Những lựa chọn khác bao gồm điều trị hóa chất làm giảm ngứa, quang trị liệu (dùng tia cực tím).
Khi bệnh trở nên dai dẳng và kháng trị thì có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc sinh học như Methotrexate, Azathioprine (Azasan), Mycophenolate mofetil (CellCept),… Tuy nhiên, tất cả những loại thuốc này cần được sự đồng ý và kê đơn bởi bác sĩ.
Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là liệu pháp quang học. Với liệu pháp này, bác sĩ sử dụng thiết bị để chiếu vào da tạo ra các loại tia sáng đặc biệt. Tia sáng phổ biến nhất được sử dụng cho bệnh chàm là tia cực tím B (UVB). Bên cạnh đó, nó còn có 1 số loại tia khác được sử dụng trong những trường hợp khác nhau.
Phương pháp điều trị này thường cần từ 2 – 3 lần điều trị mỗi tuần trong vòng 1 – 2 tháng cho tới khi thấy hiệu quả điều trị. Liệu pháp ánh sáng có tác dụng cải thiện bệnh chàm, nhưng nó cũng làm lão hóa da, tăng nguy cơ ung thư da.
Kem bôi Sodermix – Giải pháp tối ưu cho bệnh chàm ngứa
Kem bôi Sodermix được xem là giải pháp hữu hiệu dành cho bệnh chàm ngứa hiện nay. Nó vừa đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng, vừa an toàn mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người dùng.

Kem bôi Sodermix Cream được cá nhà nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng về thành phần nhằm hướng tới mục đích hỗ trợ điều trị bệnh với những công dụng nổi bật:
- Nhanh chóng giảm ngứa ở vùng da non đang lên sẹo, ức chế sự tăng sinh collagen quá mức;
- Hỗ trợ làm mờ sẹo, co sẹo;
- Ngăn chặn các phản ứng gây viêm ngứa nhờ ức chế và trung hòa gốc tự do;
- Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như chàm, tổ đỉa, vảy nến, ngứa ngáy, viêm da cơ địa,….
- Dưỡng ẩm, làm mềm và tái tạo vùng da bị tổn thương do sẹo hoặc do mắc bệnh ngoài da.
Cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát, tiến triển nặng
Một số mẹo dưới đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh chàm tái phát, tiến triển nặng hơn:

- Dưỡng ẩm thường xuyên cho da;
- Tránh thay đổi độ ẩm hoặc nhiệt độ đột ngột;
- Duy trì không khí mát mẻ giúp cơ thể không đổ mồ hôi hoặc quá nóng để giảm ngứa;
- Kiểm soát căng thẳng, dành thời gian tập thể dục, thư giãn thường xuyên và tăng tuần hoàn;
- Tránh mặc trang phục bằng chất liệu dễ xước như vải bố, len,…
- Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh;
- Chú ý và tránh dùng thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng;
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
Trường hợp nếu con trẻ có nhiều khả năng bị chàm do tiền sử gia đình, bạn có thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 3 tháng đầu đời hoặc lâu hơn. Tốt nhất là 6 tháng đến 1 năm, khi trẻ đã làm quen với thức ăn đặc. Ngoài ra, em bé cũng cần được bảo vệ khỏi các chất gây dị ứng tiềm ẩn như lông vật nuôi, nấm mốc, ve,…
Câu hỏi thắc mắc thường gặp về bệnh chàm ngứa

Chàm ngứa có lây không?
Chàm ngứa không phải là do vi khuẩn hay virus, nên nó không lây từ người này qua người khác qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, nó lại lây lan rất nhanh từ vùng da bệnh sang các vùng da lành khác. Do vậy, người bệnh cần áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn chàm lan rộng sang những vùng da khác khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Chàm ngứa có tự khỏi không?
Dù là bệnh lý ngoài ra, nhưng chàm ngứa lại không thể tự khỏi. Do vậy người bệnh không được chủ quan bệnh sẽ tự khỏi mà không điều trị. Hành động này có thể khiến tình trạng tổn thương da lan rộng và gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ mãn tính khó điều trị.
Bệnh chàm có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Chàm ngứa không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể kiểm soát được bệnh. Việc điều trị nhằm mục đích giảm các cơn ngứa, mảng vảy, hay tình trạng khô nứt da,… Nặng hơn là tình trạng bội nhiễm và giảm thiểu cơn tái phát cấp tính của bệnh.
Chàm ngứa là bệnh da liễu thường gặp, nhưng biến chứng của căn bệnh này khá nguy hiểm và nó có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh chàm, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị sớm nhất, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm: